- Biển số
- OF-588145
- Ngày cấp bằng
- 3/9/18
- Số km
- 362
- Động cơ
- 138,615 Mã lực
Cảm ơn cụ. Cụ cho em hỏi về triển vọng việc làm ngành data science với ah. Tks cụ nhiều.
Tôi sẽ trả lời câu hỏi về Computer Science (công việc Software Engineer) với Data Science (công việc Data Scientist/Engineer) cũng như so sánh những công việc đó với công việc hot nhất trong lĩnh vực IT hiện nay - Product Manager - trong một bài viết chi tiết ở chủ đề Chia Sẻ Kinh Nghiệm Du Học Mỹ (Otofun.net/threads/1640096 )Em băn khoăn khi nhóc chọn giữa IT và Data Sience. IT có vẻ an toàn hơn, nhưng nghĩ cảnh coding cũng mệt và đơn điệu, nhất khi cao tuổi. Data Sience thì mới và nghề nghiệp không rõ ràng lắm. Cuối cùng nhóc nhà em chọn data.
Ah, về học bổng thì em nghĩ cứ Sat trên 1500 và Ielts trên 8 thì cơ hội học bổng 100% là khá nhiều.
*** Nhận định thứ 2 của cụ chưa chính xác lắm bởi vì Harvard cũng như các trường đại học hàng đầu của Mỹ tuyển sinh viên chủ yếu dựa trên thành tích tương đối (so với các học sinh cùng khóa cùng hoàn cảnh) chứ không phải tuyệt đối (điểm số/điểm tối đa; kết quả thi Olympiad quốc tế). Minh chứng rõ ràng nhất cho kiểu xét tuyển này là văn phòng tuyển sinh của trường sẽ phân trách nhiệm tuyển sinh ra theo khu vực, vd: Associate/Assistant Director of Admission phụ trách khu vực Đông Bắc Hoa Kỳ, Nam Hoa Kỳ, Trung Tây, Tây, Châu Á Thái Bình Dương, Nam Mỹ, Phi, Úc, v.v. để chuyên biệt hóa hiểu biết của các chuyên viên tuyển sinh khi đọc hồ sơ. Khi làm như vậy, chuyên viên khu vực đó sẽ biết được các kiểu chương trình học (độ khó, chất lượng), các trường có tiếng, các ưu thế và hạn chế về kinh tế xã hội cũng như tài nguyên giáo dục ở đó.2. Chuyện tìm học bổng: [...]Rồi tiêu chí cho học bổng ở các trường cũng rất đa dạng, nhiều khi bản chất rất quái (ví dụ: Harvard cho học bổng toàn phần vài chú châu Phi sang học để với mục đích cho tụi SV elite theo học có thực tế trải nghiệm thế nào là thế giới thứ 3. Nói thì phũ nhưng thực tế nhiều khi nó là như vậy!)
3. Vậy thế thì du học để làm gì? Cá nhân em suy nghĩ thời nay mục tiêu du học để lấy kiến thức có vẻ như đã lỗi thời bởi tính toàn cầu của hệ thống giáo dục, mà nhất là ở tại những ngành học liên quan IT, Data Science.[...]
Cụ thể khi xem xét châu Phi, chuyên viên phụ trách khu vực đó (có thể kiêm nhiệm cả vùng Trung Đông nếu là trường nhỏ) sẽ không cho rằng học sinh chỉ đạt điểm SAT 1300/1600 (số liệu ví dụ, không chính xác) ở đây là yếu kém vì họ đã xem qua cả 100 hồ sơ chỉ quanh quẩn ở mức 1100 và số liệu của College Board cũng chỉ ra điểm trung bình cũng chỉ ở mức 1150 (số liệu ví dụ). Nếu cùng học sinh với điểm số đó mà ở Mỹ thì sẽ bị đánh giá là kém hơn nhiều (du di hơn nếu là học sinh gốc Hispanic/African American + gia đình nghèo khó + di dân đời thứ 2, v.v.). Ngoài ra cũng vì phương thức tuyển sinh này mà các học sinh thủ khoa của từng trường, bất kể là ở quốc gia hay thành phố nào cũng được thêm điểm cộng lớn.
Ưu điểm của phương thức này khá rõ vì nó giúp cho trường top chọn được học sinh xuất chúng nhất (nổi bật nhất trong đám đông cục bộ), nhất trong các nhóm dân cư với hoàn cảnh khác biệt khá nhiều, chứ không phải là học sinh tuyệt vời/hoàn hảo nhất. Nếu chỉ tuyển dựa theo thành tích tuyệt đối thì Harvard hoàn toàn có thể chọn đủ học sinh cho chỉ tiêu 2000+ học sinh năm 1 với yêu cầu điểm SAT hoàn hảo 1600/1600. Nhưng với kiểu tuyển sinh tuyệt đối đó, Harvard chỉ có thể kiếm được một số ít % các học thiên tài và một số lượng cực lớn % học sinh có cha mẹ sẵn sàng bỏ ra $10,000-100,000 để luyện thi và thi 5-6 lần mỗi năm.
Nói tóm lại, học sinh ở cấp 3 chủ yếu thể hiện được tiềm năng là chính chứ còn năng lực thực sự vẫn chưa đủ thời gian để chứng minh cho các nhà tuyển sinh. Do đó, các trường đo lường tiềm năng dựa trên các bài kiểm tra chuẩn hóa về tiềm năng (aptitude như SAT) chứ không phải là thành tích (achievement) và rồi đưa ra kết luận nhận/từ chối sau khi so sánh các số liệu về tiềm năng (SAT, bài luận ~ >50% tỉ trọng) cũng như thành tích (<50% tỉ trọng) dựa trên phông nền là điều kiện kinh tế xã hội của khu vực, quốc gia, và trường nơi ứng viên theo học.
*** Về nhận định thứ 3, các cơ hội làm việc nhóm, thực tập, và tiếp xúc với công nghệ mới nhất ở môi trường đại học Việt Nam có thể nói là rất kém. Khi xem xét thêm vấn đề ngôn ngữ (tiếng Anh), kỹ năng giao tiếp (communication), và brand của trường trong hệ sinh thái nghề nghiệp IT quốc tế nữa thì các trường Việt Nam hiện tại chưa phải là nơi có thể giúp con cụ phát triển được với tỷ lệ thành công cao (hiếm hoi vài % học sinh trong trường VN tự lực cánh sinh học ngày làm đêm thì có thể có kết quả tốt hơn). Cái này có thể viết thành 1 series nhưng tôi đã viết về nhận định 2 hơi dài nên để khi khác trong chủ đề khác sẽ bàn chi tiết hơn.
Chỉnh sửa cuối: