[Funland] Xin kinh nghiệm chuẩn bi và xin học bổng cho con du học

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
362
Động cơ
138,615 Mã lực
Cảm ơn cụ. Cụ cho em hỏi về triển vọng việc làm ngành data science với ah. Tks cụ nhiều.
Em băn khoăn khi nhóc chọn giữa IT và Data Sience. IT có vẻ an toàn hơn, nhưng nghĩ cảnh coding cũng mệt và đơn điệu, nhất khi cao tuổi. Data Sience thì mới và nghề nghiệp không rõ ràng lắm. Cuối cùng nhóc nhà em chọn data.
Ah, về học bổng thì em nghĩ cứ Sat trên 1500 và Ielts trên 8 thì cơ hội học bổng 100% là khá nhiều.
Tôi sẽ trả lời câu hỏi về Computer Science (công việc Software Engineer) với Data Science (công việc Data Scientist/Engineer) cũng như so sánh những công việc đó với công việc hot nhất trong lĩnh vực IT hiện nay - Product Manager - trong một bài viết chi tiết ở chủ đề Chia Sẻ Kinh Nghiệm Du Học Mỹ (Otofun.net/threads/1640096 )

2. Chuyện tìm học bổng: [...]Rồi tiêu chí cho học bổng ở các trường cũng rất đa dạng, nhiều khi bản chất rất quái (ví dụ: Harvard cho học bổng toàn phần vài chú châu Phi sang học để với mục đích cho tụi SV elite theo học có thực tế trải nghiệm thế nào là thế giới thứ 3. Nói thì phũ nhưng thực tế nhiều khi nó là như vậy!)

3. Vậy thế thì du học để làm gì? Cá nhân em suy nghĩ thời nay mục tiêu du học để lấy kiến thức có vẻ như đã lỗi thời bởi tính toàn cầu của hệ thống giáo dục, mà nhất là ở tại những ngành học liên quan IT, Data Science.[...]
*** Nhận định thứ 2 của cụ chưa chính xác lắm bởi vì Harvard cũng như các trường đại học hàng đầu của Mỹ tuyển sinh viên chủ yếu dựa trên thành tích tương đối (so với các học sinh cùng khóa cùng hoàn cảnh) chứ không phải tuyệt đối (điểm số/điểm tối đa; kết quả thi Olympiad quốc tế). Minh chứng rõ ràng nhất cho kiểu xét tuyển này là văn phòng tuyển sinh của trường sẽ phân trách nhiệm tuyển sinh ra theo khu vực, vd: Associate/Assistant Director of Admission phụ trách khu vực Đông Bắc Hoa Kỳ, Nam Hoa Kỳ, Trung Tây, Tây, Châu Á Thái Bình Dương, Nam Mỹ, Phi, Úc, v.v. để chuyên biệt hóa hiểu biết của các chuyên viên tuyển sinh khi đọc hồ sơ. Khi làm như vậy, chuyên viên khu vực đó sẽ biết được các kiểu chương trình học (độ khó, chất lượng), các trường có tiếng, các ưu thế và hạn chế về kinh tế xã hội cũng như tài nguyên giáo dục ở đó.

Cụ thể khi xem xét châu Phi, chuyên viên phụ trách khu vực đó (có thể kiêm nhiệm cả vùng Trung Đông nếu là trường nhỏ) sẽ không cho rằng học sinh chỉ đạt điểm SAT 1300/1600 (số liệu ví dụ, không chính xác) ở đây là yếu kém vì họ đã xem qua cả 100 hồ sơ chỉ quanh quẩn ở mức 1100 và số liệu của College Board cũng chỉ ra điểm trung bình cũng chỉ ở mức 1150 (số liệu ví dụ). Nếu cùng học sinh với điểm số đó mà ở Mỹ thì sẽ bị đánh giá là kém hơn nhiều (du di hơn nếu là học sinh gốc Hispanic/African American + gia đình nghèo khó + di dân đời thứ 2, v.v.). Ngoài ra cũng vì phương thức tuyển sinh này mà các học sinh thủ khoa của từng trường, bất kể là ở quốc gia hay thành phố nào cũng được thêm điểm cộng lớn.

Ưu điểm của phương thức này khá rõ vì nó giúp cho trường top chọn được học sinh xuất chúng nhất (nổi bật nhất trong đám đông cục bộ), nhất trong các nhóm dân cư với hoàn cảnh khác biệt khá nhiều, chứ không phải là học sinh tuyệt vời/hoàn hảo nhất. Nếu chỉ tuyển dựa theo thành tích tuyệt đối thì Harvard hoàn toàn có thể chọn đủ học sinh cho chỉ tiêu 2000+ học sinh năm 1 với yêu cầu điểm SAT hoàn hảo 1600/1600. Nhưng với kiểu tuyển sinh tuyệt đối đó, Harvard chỉ có thể kiếm được một số ít % các học thiên tài và một số lượng cực lớn % học sinh có cha mẹ sẵn sàng bỏ ra $10,000-100,000 để luyện thi và thi 5-6 lần mỗi năm.

Nói tóm lại, học sinh ở cấp 3 chủ yếu thể hiện được tiềm năng là chính chứ còn năng lực thực sự vẫn chưa đủ thời gian để chứng minh cho các nhà tuyển sinh. Do đó, các trường đo lường tiềm năng dựa trên các bài kiểm tra chuẩn hóa về tiềm năng (aptitude như SAT) chứ không phải là thành tích (achievement) và rồi đưa ra kết luận nhận/từ chối sau khi so sánh các số liệu về tiềm năng (SAT, bài luận ~ >50% tỉ trọng) cũng như thành tích (<50% tỉ trọng) dựa trên phông nền là điều kiện kinh tế xã hội của khu vực, quốc gia, và trường nơi ứng viên theo học.

*** Về nhận định thứ 3, các cơ hội làm việc nhóm, thực tập, và tiếp xúc với công nghệ mới nhất ở môi trường đại học Việt Nam có thể nói là rất kém. Khi xem xét thêm vấn đề ngôn ngữ (tiếng Anh), kỹ năng giao tiếp (communication), và brand của trường trong hệ sinh thái nghề nghiệp IT quốc tế nữa thì các trường Việt Nam hiện tại chưa phải là nơi có thể giúp con cụ phát triển được với tỷ lệ thành công cao (hiếm hoi vài % học sinh trong trường VN tự lực cánh sinh học ngày làm đêm thì có thể có kết quả tốt hơn). Cái này có thể viết thành 1 series nhưng tôi đã viết về nhận định 2 hơi dài nên để khi khác trong chủ đề khác sẽ bàn chi tiết hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
362
Động cơ
138,615 Mã lực
Em có F1 đã học và hiện đang làm trong ngành DS nên em xin chia sẻ với các cụ chút thông tin như sau:

Cho đến cách đây khoảng 5 năm thì DS là ngành cực hot. Năm 2012 Harvard Business Review đăng bài báo "Data Scientist: The Sexiest Job of the 21st Century". Thời gian đó cung không đủ cầu nên việc chuyển sang DS (từ CS/CE hoặc các ngành STEM khác) rất dễ, chỉ cần qua một khóa bootcamp 3-6 tháng, chủ yếu để làm quen với các công cụ xử lý dữ liệu là có thể kiếm được việc DS với mức lương rất cao.

Sau đó các trường bắt đầu mở nhiều khóa master DS để đáp ứng nhu cầu của những người muốn gia nhập ngành này. Các khóa ngắn hạn (12 tháng), ngoài việc làm quen với công cụ thì chỉ dạy thêm một ít về thống kê, machine learning ở mức rất cơ bản. Những khóa master 24 tháng thì mới dạy kỹ hơn về CS, toán và thống kê.

Đến giờ do nguồn cung đã nhiều nên tìm việc DS khó hơn trước rất nhiều. Mỗi vị trí thường có hàng trăm người apply. Các công ty thường đòi hỏi ứng viên phải đã có kinh nghiệm làm việc.
Tất nhiên người giỏi thì vẫn tìm được việc tốt, nhưng mức lương cũng tương đương các ngành IT khác chứ không cao hẳn lên như trước nữa.

Despite Much Demand, Why Is It So Difficult To Land A Job In Data Science

Data Science Job Market Shrinking as Data Engineering Grows Exponentially

Why You Should Consider Being a Data Engineer Instead of a Data Scientist



Làm remote hết ạ. Data trên cloud (AWS, GCP...) nên ngồi nhà hay ở công ty cũng như nhau thôi.
Cụ có tính nhảy sang làm product management không? Ngành này hot quá trời 2-3 năm trở lại đây, lại có cửa lên làm executive nhiều hơn.
 

hanpham158

Xe buýt
Biển số
OF-363024
Ngày cấp bằng
15/4/15
Số km
824
Động cơ
264,169 Mã lực
Em của em vừa ED vào được một NU Top 15 của Mỹ với profile không có giải hay hoạt động ngoại khoá gì cả. Học từ lớp 10 ở Mỹ theo chương trình IB. Weighted GPA khoảng 4.7/5.0 còn unweighted khoảng 3.7/5.0 thì phải. Học High School có Headmaster Scholarships cho cả ba năm nhưng không tham gia hoạt động ngoại khoá gì nhiều. Ở VN thì học trường tư song ngữ và lực học cũng bình thường nếu so với trường công. TOEFL iBT 108/120 còn SAT không cao nên không nộp. Với profile không nổi bật so với các bạn khác thì em nghĩ cái quan trọng giúp hồ sơ nó là cái Personal statement bật lên được cái cá tính.

Nhà em đánh cược theo một trung tâm bé tí lấy chưa tới $5k cho cả luyện thêm SAT (trước đó là tự luyện) và chuẩn bị hồ sơ do nghĩ đến việc theo trung tâm rất trễ (tháng 7 năm ngoái). Trung tâm nhỏ và thời gian ngắn quá nên họ không giúp gì nhiều về mảng ngoại khoá và làm hồ sơ xin học bổng. Nộp hồ sơ thì con em em nó phải tự chỉnh suốt nên nghĩ lại thì quyết định đánh cược khá phí.

Rút kinh nghiệm từ nhà em, em khuyên nên đến với trung tâm tốt sớm nếu thật sự quan tâm chuyện vào trường tốt và có học bổng. Em thấy các bạn khác có trung tâm tốt và được hỗ trợ từ đầu thì dễ định hướng hơn, mình người ngoài dù có tìm hiểu mấy thì chắc cũng không rành bằng mấy trung tâm tốt được. Em thấy nhiều gia đình thường bắt đầu từ học kì 2 của lớp 10 :D

Cảm ơn cụ rất nhiều, em sẽ đọc kỹ thớt kia và sẽ hỏi cụ thể hơn khi em biết thêm thông tin ạ. Em đang trong giai đoạn tìm hiểu thông tin vòng ngoài chứ chưa biết đủ để hỏi chi tiết.
Hiện tại câu hỏi của em là nếu học sinh không có giải quốc gia, quốc tế thì có cơ hội vào trường Top 30 không? Tất nhiên với ví dụ là GPA trên 9, IELTS trên 8 và SAT trên 1500.
Cái gì có thể thay thế các giải nói trên để đc nhận vào trường tốt?
Một lần nữa cảm ơn cụ.
 

TamMao2612

Xe buýt
Biển số
OF-386712
Ngày cấp bằng
12/10/15
Số km
657
Động cơ
493,901 Mã lực
Em bỏ phiếu cho học conputer sicence nhé, học CS xong thích chuyển sang hướng nào IT cũng dễ. Em dân học CS và giờ cũng đã chuyển làm Dảta Science. Ngành hot và lương cao nhất phải là kiến trúc hệ thống.
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,668
Động cơ
114,553 Mã lực
Em cũng bổ sung ít thông tin về công viêc ở US là không đến nỗi áp lực như 1 số cụ mợ ở đây đề cập đâu ạ. Chồng em làm management - TB 40-45h/ tuần. Một năm có 24 ngày nghỉ phép. Có đợt bận nhưng chung quy cả năm bt. Bận hay không là do mình muốn gì. Dev cũng không bận hơn.

Nên khi mợ chủ nói đi làm bận thường xuyên 1-2h sáng thì em nể sk của mợ. Làm nhiều liên tục thế dễ đàn ông như chồng em cũng không chịu nổi.

Hic, theo em hiểu hiện tại AI/ ML là lương cao nhất trong khối kỹ thuật. Dù sao ở đâu sales nhảy vào chỗ ngon bao giờ tn cũng cao nhất. Tech sales bonus ở Mỹ các bạn tech chạy theo dài dài. Mấy chỗ ko phải research/ product HQ thì Country manager toàn các bạn sales. Chả lẽ giờ bảo con đừng học toán nữa, đi học sales (mà quên rằng không phải ai làm sales cũng nhảy được vào chỗ ngon hay làm country manager). Mà thôi, kệ người ta :D

Cụ có tính nhảy sang làm product management không? Ngành này hot quá trời 2-3 năm trở lại đây, lại có cửa lên làm executive nhiều hơn.
Theo em hiểu PM mặt bằng lương thấp hơn tech nhưng exec thường xuất phát từ PM, nếu biết cách và làm tốt. Tất nhiên không phải PM nào cũng lên được exec. Nếu sai nhờ cụ chỉ giùm. Khi nào có tg cụ chia sẻ kinh nghiệm, tricks, con đường sự nghiệp PM của cụ cho mọi người được không ạ?

Em bỏ phiếu cho học conputer sicence nhé, học CS xong thích chuyển sang hướng nào IT cũng dễ. Em dân học CS và giờ cũng đã chuyển làm Dảta Science. Ngành hot và lương cao nhất phải là kiến trúc hệ thống.
Bé nhà mợ đúng bằng lớp bé lớn nhà em. Mợ học giỏi thế bé nhà mợ cũng thông mình là bt ạ :) Mấy năm trước em vật toán với bạn lớn mệt quá nên em bảo thôi, không thích thì không học nữa. Bạn ý có năng khiếu tiếng Anh, writing và giao tiếp, ra ngoài ai cũng quý nên em bảo sau này kiếm cách làm sales vậy. Năm nay em kiếm được một chỗ dạy toán khá tốt nên em đổi ý, bảo bạn ý tập trung học toán tiếp. Biết đâu sau này có cơ hội làm technical sales.
 

hcmt

Xe điện
Biển số
OF-88730
Ngày cấp bằng
16/3/11
Số km
3,316
Động cơ
437,148 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Vào đọc mà hoa mắt chóng mặt vì các cụ/mợ hy sinh cho f1.
Cảm phục thật sự mợ chủ. Mợ sẵn sàng làm osin cho F1 trên toàn cầu.

E thì suy nghĩ khác. E chỉ định hướng theo tài năng có sẵn (mà em tự quan sát từ bé đến giờ) cho phù hợp với cháu. E ko sẵn sàng đến mức đánh đổi cuộc đời mình để lo cho con. Vì em còn bố mẹ, vợ và F1 khác nữa =)). Và cong cả sở thích cad nhân em, hê hê
Theo e như vậy là cuồng con, tạo áp lực thái quá cho con, và sẽ rất rất thất vọng khi con ko như kỳ vọng của cha mẹ. Và khi đó cả 2 phía đều rất thất vọng.

Trở lại chuyện du học, thì dân Amser rồi, mợ chủ yên tâm nó còn lựa chọn giỏi hơn mợ ấy, nhất là dân Anh chuyên. Theo e vc của mợ là chuẩn bị tài chính và hỗ trợ tinh thần cho F1.

Chúc mừng F1 nhà mợ giỏi quá, đỗ cả Ams, CNN, CSP. Nhà e f1 chỉ đạt 1/2 f1 nhà mợ
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,753
Động cơ
179,955 Mã lực
Em bỏ phiếu cho học conputer sicence nhé, học CS xong thích chuyển sang hướng nào IT cũng dễ. Em dân học CS và giờ cũng đã chuyển làm Dảta Science. Ngành hot và lương cao nhất phải là kiến trúc hệ thống.
Em cũng thấy thế nên hướng con học CS, em đại học và cao học đều học CS hết thấy sau nhạc nào cũng nhảy đc.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,753
Động cơ
179,955 Mã lực
Em của em vừa ED vào được một NU Top 15 của Mỹ với profile không có giải hay hoạt động ngoại khoá gì cả. Học từ lớp 10 ở Mỹ theo chương trình IB. Weighted GPA khoảng 4.7/5.0 còn unweighted khoảng 3.7/5.0 thì phải. Học High School có Headmaster Scholarships cho cả ba năm nhưng không tham gia hoạt động ngoại khoá gì nhiều. Ở VN thì học trường tư song ngữ và lực học cũng bình thường nếu so với trường công. TOEFL iBT 108/120 còn SAT không cao nên không nộp. Với profile không nổi bật so với các bạn khác thì em nghĩ cái quan trọng giúp hồ sơ nó là cái Personal statement bật lên được cái cá tính.

Nhà em đánh cược theo một trung tâm bé tí lấy chưa tới $5k cho cả luyện thêm SAT (trước đó là tự luyện) và chuẩn bị hồ sơ do nghĩ đến việc theo trung tâm rất trễ (tháng 7 năm ngoái). Trung tâm nhỏ và thời gian ngắn quá nên họ không giúp gì nhiều về mảng ngoại khoá và làm hồ sơ xin học bổng. Nộp hồ sơ thì con em em nó phải tự chỉnh suốt nên nghĩ lại thì quyết định đánh cược khá phí.

Rút kinh nghiệm từ nhà em, em khuyên nên đến với trung tâm tốt sớm nếu thật sự quan tâm chuyện vào trường tốt và có học bổng. Em thấy các bạn khác có trung tâm tốt và được hỗ trợ từ đầu thì dễ định hướng hơn, mình người ngoài dù có tìm hiểu mấy thì chắc cũng không rành bằng mấy trung tâm tốt được. Em thấy nhiều gia đình thường bắt đầu từ học kì 2 của lớp 10 :D
Cảm ơn cụ, nhà em cũng dự định bắt đầu kỳ 2 lớp 10. Nên giờ mới phải tham khảo đây ạ.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,753
Động cơ
179,955 Mã lực
Em cũng bổ sung ít thông tin về công viêc ở US là không đến nỗi áp lực như 1 số cụ mợ ở đây đề cập đâu ạ. Chồng em làm management - TB 40-45h/ tuần. Một năm có 24 ngày nghỉ phép. Có đợt bận nhưng chung quy cả năm bt. Bận hay không là do mình muốn gì. Dev cũng không bận hơn.

Nên khi mợ chủ nói đi làm bận thường xuyên 1-2h sáng thì em nể sk của mợ. Làm nhiều liên tục thế dễ đàn ông như chồng em cũng không chịu nổi.

Hic, theo em hiểu hiện tại AI/ ML là lương cao nhất trong khối kỹ thuật. Dù sao ở đâu sales nhảy vào chỗ ngon bao giờ tn cũng cao nhất. Tech sales bonus ở Mỹ các bạn tech chạy theo dài dài. Mấy chỗ ko phải research/ product HQ thì Country manager toàn các bạn sales. Chả lẽ giờ bảo con đừng học toán nữa, đi học sales (mà quên rằng không phải ai làm sales cũng nhảy được vào chỗ ngon hay làm country manager). Mà thôi, kệ người ta :D



Theo em hiểu PM mặt bằng lương thấp hơn tech nhưng exec thường xuất phát từ PM, nếu biết cách và làm tốt. Tất nhiên không phải PM nào cũng lên được exec. Nếu sai nhờ cụ chỉ giùm. Khi nào có tg cụ chia sẻ kinh nghiệm, tricks, con đường sự nghiệp PM của cụ cho mọi người được không ạ?



Bé nhà mợ đúng bằng lớp bé lớn nhà em. Mợ học giỏi thế bé nhà mợ cũng thông mình là bt ạ :) Mấy năm trước em vật toán với bạn lớn mệt quá nên em bảo thôi, không thích thì không học nữa. Bạn ý có năng khiếu tiếng Anh, writing và giao tiếp, ra ngoài ai cũng quý nên em bảo sau này kiếm cách làm sales vậy. Năm nay em kiếm được một chỗ dạy toán khá tốt nên em đổi ý, bảo bạn ý tập trung học toán tiếp. Biết đâu sau này có cơ hội làm technical sales.
Em đính chính lại là các bạn Consultant bên em mới mệt, ko phải em nhé. Em già rồi cày thế sao đc, tuổi này thức đc 2 đêm thì ngủ bù 3 ngày mợ ạ.
Thực ra bên em cũng nhiều dự án mà người hơi mỏng nên vất vả hơn bình thường.
Em trc cũng làm sales, presales cty Tech lớn của Mỹ, tầm năm đầu vào thì rất vất vì phải học về sản phẩm và chuẩn bị làm proof of Technology hay Proof of Concept, rồi hồ sơ thầu ... , nhưng sau 1 năm thì nhàn vì tài liệu, công cụ, khách hàng... quen hết rồi, làm tới 5-6 năm thì khéo năm chỉ cần làm 4-5 tháng là đủ số, còn lại thì suốt ngày cà phê cà pháo. Nhưng khi chuyển sang làm tư vấn triển khai thì vất hơn nhiều. Ở VN thu nhập các cty như vậy thì sales là lương cao và incentive cao nếu số tốt hay vượt chỉ tiêu thì rất sướng, technical sales thì thu nhập kém hơn sales chút. Em mua nhà cũng phần lớn là tiền incentive khi còn làm sales.
Sales sản phẩm công nghệ có background kỹ thuật cũng có nhiều lợi thế.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,753
Động cơ
179,955 Mã lực
Vào đọc mà hoa mắt chóng mặt vì các cụ/mợ hy sinh cho f1.
Cảm phục thật sự mợ chủ. Mợ sẵn sàng làm osin cho F1 trên toàn cầu.

E thì suy nghĩ khác. E chỉ định hướng theo tài năng có sẵn (mà em tự quan sát từ bé đến giờ) cho phù hợp với cháu. E ko sẵn sàng đến mức đánh đổi cuộc đời mình để lo cho con. Vì em còn bố mẹ, vợ và F1 khác nữa =)). Và cong cả sở thích cad nhân em, hê hê
Theo e như vậy là cuồng con, tạo áp lực thái quá cho con, và sẽ rất rất thất vọng khi con ko như kỳ vọng của cha mẹ. Và khi đó cả 2 phía đều rất thất vọng.

Trở lại chuyện du học, thì dân Amser rồi, mợ chủ yên tâm nó còn lựa chọn giỏi hơn mợ ấy, nhất là dân Anh chuyên. Theo e vc của mợ là chuẩn bị tài chính và hỗ trợ tinh thần cho F1.

Chúc mừng F1 nhà mợ giỏi quá, đỗ cả Ams, CNN, CSP. Nhà e f1 chỉ đạt 1/2 f1 nhà mợ
Ôi em ko cuồng con như cụ nghĩ, em là ng có thể thích nghi nhanh nên sống ở nc ngoài ko phải vấn đề với em. Em nói vui là osin toàn cầu nhưng ý em là em đồng ý với mọi lựa chonn của con, nếu nó ko có nhiều thời gian về thăm em thì em có thể đi thăm nó và ở chơi vài tháng với nó chả hạn.
Con nhà em chưa bao giờ có áp lực học cụ ạ. Nó thi C3 đc thế là ngoài mong đợi của em rồi vì nó cực amateur, và cũng học thêm ko nhiều (do trươnhf nó dạy nhiều sẵn). Em đang cố gắng hướng nó thay đổi trong C3 mà ko biết đc ko đây.
Đại học thì định hướng như này để nó còn có động lực cố gắng, chứ em nghĩ đại học VN ko khó với bọn nó (TA tốt, học trường chuyên) nên nếu ko hướng tới những thứ cao hơn là nó sẽ mất động lực ngay.
Và con em học chuyên Nga ợ, thiếu tí chút nên ko vào đc chuyên Anh nên tiếng Anh vẫn phải cố gắng nhiều.
 

Hoanglannd

Xe tải
Biển số
OF-314457
Ngày cấp bằng
3/4/14
Số km
233
Động cơ
297,633 Mã lực
Lội 12 tầng em thấy nể các cụ mợ trên này vì đồng hành với con rất sát, chuẩn bị công phu. Bản thân em cũng muốn con sau này đi du học, đi nhiều, mở mang kiến thức và để con có nhiều sự lựa chọn hơn. Em thì Cố gắng chuẩn bị tài chính và hỗ trợ tinh thần cho f1 tự phấn đấu chứ đồng hành và theo sát chắc em chịu thôi.
 

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,343
Động cơ
436,222 Mã lực
Thi thoảng em lại vào thớt này. Càng đọc em càng khâm phục các cụ, mợ ở thớt này. Các cụ đã rất sâu sát, luôn đồng hành cùng con trên con đường học vấn. Với các F1 được chăm lo như này mà không đi du học được thì đúng là hơi phí ạ. Chúc các cụ luôn mạnh khỏe, hạnh phúc khi đồng hành cùng con.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,753
Động cơ
179,955 Mã lực
Lội 12 tầng em thấy nể các cụ mợ trên này vì đồng hành với con rất sát, chuẩn bị công phu. Bản thân em cũng muốn con sau này đi du học, đi nhiều, mở mang kiến thức và để con có nhiều sự lựa chọn hơn. Em thì Cố gắng chuẩn bị tài chính và hỗ trợ tinh thần cho f1 tự phấn đấu chứ đồng hành và theo sát chắc em chịu thôi.
Cụ mà đủ tài chính ko phải lo nghĩ thì ko phải nhức đầu như em đâu ạ :)
Ko có nhiều tài chính, con ko quá xuất sắc, lại có tính mơ mộng nó mới đau đầu cụ ạ.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,753
Động cơ
179,955 Mã lực
Thi thoảng em lại vào thớt này. Càng đọc em càng khâm phục các cụ, mợ ở thớt này. Các cụ đã rất sâu sát, luôn đồng hành cùng con trên con đường học vấn. Với các F1 được chăm lo như này mà không đi du học được thì đúng là hơi phí ạ. Chúc các cụ luôn mạnh khỏe, hạnh phúc khi đồng hành cùng con.
Em thấy e phải học hỏi mợ nhiều ấy chứ. Trường hợp của con mợ là động lực để em có niềm tin là con em có thể đỗ chuyên đấy ạ.
 

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,343
Động cơ
436,222 Mã lực
Em thấy e phải học hỏi mợ nhiều ấy chứ. Trường hợp của con mợ là động lực để em có niềm tin là con em có thể đỗ chuyên đấy ạ.
Mợ nói làm em phổng cả mũi. Đùa thôi, ngầu đó em xác định F1 nhà mợ kiểu gì cũng đỗ mà. Chúc F1 nhà mợ sớm lên đường du học nhé
 

simo2001

Xe tăng
Biển số
OF-42059
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
1,267
Động cơ
478,760 Mã lực
Tôi sẽ trả lời câu hỏi về Computer Science (công việc Software Engineer) với Data Science (công việc Data Scientist/Engineer) cũng như so sánh những công việc đó với công việc hot nhất trong lĩnh vực IT hiện nay - Product Manager - trong một bài viết chi tiết ở chủ đề Chia Sẻ Kinh Nghiệm Du Học Mỹ (Otofun.net/threads/1640096 )



*** Nhận định thứ 2 của cụ chưa chính xác lắm bởi vì Harvard cũng như các trường đại học hàng đầu của Mỹ tuyển sinh viên chủ yếu dựa trên thành tích tương đối (so với các học sinh cùng khóa cùng hoàn cảnh) chứ không phải tuyệt đối (điểm số/điểm tối đa; kết quả thi Olympiad quốc tế). Minh chứng rõ ràng nhất cho kiểu xét tuyển này là văn phòng tuyển sinh của trường sẽ phân trách nhiệm tuyển sinh ra theo khu vực, vd: Associate/Assistant Director of Admission phụ trách khu vực Đông Bắc Hoa Kỳ, Nam Hoa Kỳ, Trung Tây, Tây, Châu Á Thái Bình Dương, Nam Mỹ, Phi, Úc, v.v. để chuyên biệt hóa hiểu biết của các chuyên viên tuyển sinh khi đọc hồ sơ. Khi làm như vậy, chuyên viên khu vực đó sẽ biết được các kiểu chương trình học (độ khó, chất lượng), các trường có tiếng, các ưu thế và hạn chế về kinh tế xã hội cũng như tài nguyên giáo dục ở đó.

Cụ thể khi xem xét châu Phi, chuyên viên phụ trách khu vực đó (có thể kiêm nhiệm cả vùng Trung Đông nếu là trường nhỏ) sẽ không cho rằng học sinh chỉ đạt điểm SAT 1300/1600 (số liệu ví dụ, không chính xác) ở đây là yếu kém vì họ đã xem qua cả 100 hồ sơ chỉ quanh quẩn ở mức 1100 và số liệu của College Board cũng chỉ ra điểm trung bình cũng chỉ ở mức 1150 (số liệu ví dụ). Nếu cùng học sinh với điểm số đó mà ở Mỹ thì sẽ bị đánh giá là kém hơn nhiều (du di hơn nếu là học sinh gốc Hispanic/African American + gia đình nghèo khó + di dân đời thứ 2, v.v.). Ngoài ra cũng vì phương thức tuyển sinh này mà các học sinh thủ khoa của từng trường, bất kể là ở quốc gia hay thành phố nào cũng được thêm điểm cộng lớn.

Ưu điểm của phương thức này khá rõ vì nó giúp cho trường top chọn được học sinh xuất chúng nhất (nổi bật nhất trong đám đông cục bộ), nhất trong các nhóm dân cư với hoàn cảnh khác biệt khá nhiều, chứ không phải là học sinh tuyệt vời/hoàn hảo nhất. Nếu chỉ tuyển dựa theo thành tích tuyệt đối thì Harvard hoàn toàn có thể chọn đủ học sinh cho chỉ tiêu 2000+ học sinh năm 1 với yêu cầu điểm SAT hoàn hảo 1600/1600. Nhưng với kiểu tuyển sinh tuyệt đối đó, Harvard chỉ có thể kiếm được một số ít % các học thiên tài và một số lượng cực lớn % học sinh có cha mẹ sẵn sàng bỏ ra $10,000-100,000 để luyện thi và thi 5-6 lần mỗi năm.

Nói tóm lại, học sinh ở cấp 3 chủ yếu thể hiện được tiềm năng là chính chứ còn năng lực thực sự vẫn chưa đủ thời gian để chứng minh cho các nhà tuyển sinh. Do đó, các trường đo lường tiềm năng dựa trên các bài kiểm tra chuẩn hóa về tiềm năng (aptitude như SAT) chứ không phải là thành tích (achievement) và rồi đưa ra kết luận nhận/từ chối sau khi so sánh các số liệu về tiềm năng (SAT, bài luận ~ >50% tỉ trọng) cũng như thành tích (<50% tỉ trọng) dựa trên phông nền là điều kiện kinh tế xã hội của khu vực, quốc gia, và trường nơi ứng viên theo học.

*** Về nhận định thứ 3, các cơ hội làm việc nhóm, thực tập, và tiếp xúc với công nghệ mới nhất ở môi trường đại học Việt Nam có thể nói là rất kém. Khi xem xét thêm vấn đề ngôn ngữ (tiếng Anh), kỹ năng giao tiếp (communication), và brand của trường trong hệ sinh thái nghề nghiệp IT quốc tế nữa thì các trường Việt Nam hiện tại chưa phải là nơi có thể giúp con cụ phát triển được với tỷ lệ thành công cao (hiếm hoi vài % học sinh trong trường VN tự lực cánh sinh học ngày làm đêm thì có thể có kết quả tốt hơn). Cái này có thể viết thành 1 series nhưng tôi đã viết về nhận định 2 hơi dài nên để khi khác trong chủ đề khác sẽ bàn chi tiết hơn.
Chờ bài của cụ nhé.
 

simo2001

Xe tăng
Biển số
OF-42059
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
1,267
Động cơ
478,760 Mã lực
Em có F1 đã học và hiện đang làm trong ngành DS nên em xin chia sẻ với các cụ chút thông tin như sau:

Cho đến cách đây khoảng 5 năm thì DS là ngành cực hot. Năm 2012 Harvard Business Review đăng bài báo "Data Scientist: The Sexiest Job of the 21st Century". Thời gian đó cung không đủ cầu nên việc chuyển sang DS (từ CS/CE hoặc các ngành STEM khác) rất dễ, chỉ cần qua một khóa bootcamp 3-6 tháng, chủ yếu để làm quen với các công cụ xử lý dữ liệu là có thể kiếm được việc DS với mức lương rất cao.

Sau đó các trường bắt đầu mở nhiều khóa master DS để đáp ứng nhu cầu của những người muốn gia nhập ngành này. Các khóa ngắn hạn (12 tháng), ngoài việc làm quen với công cụ thì chỉ dạy thêm một ít về thống kê, machine learning ở mức rất cơ bản. Những khóa master 24 tháng thì mới dạy kỹ hơn về CS, toán và thống kê.

Đến giờ do nguồn cung đã nhiều nên tìm việc DS khó hơn trước rất nhiều. Mỗi vị trí thường có hàng trăm người apply. Các công ty thường đòi hỏi ứng viên phải đã có kinh nghiệm làm việc.
Tất nhiên người giỏi thì vẫn tìm được việc tốt, nhưng mức lương cũng tương đương các ngành IT khác chứ không cao hẳn lên như trước nữa.

Despite Much Demand, Why Is It So Difficult To Land A Job In Data Science

Data Science Job Market Shrinking as Data Engineering Grows Exponentially

Why You Should Consider Being a Data Engineer Instead of a Data Scientist



Làm remote hết ạ. Data trên cloud (AWS, GCP...) nên ngồi nhà hay ở công ty cũng như nhau thôi.
Carm ơn cụ. Em cũng thấy là demand về ngành data hẹp hơn nhiều so với IT. Do vậy, học IT vẫn dễ xin việc hơn. Tuy nhiên, nghề IT em thấy đơn điệu hơn, cơ bắp hơn so với nghề phân tích data.
 

Ama-Kia

Xe buýt
Biển số
OF-69292
Ngày cấp bằng
27/7/10
Số km
616
Động cơ
440,830 Mã lực
Nơi ở
Central of Việt Nam
Con em năm nay mới vào học lớp 10. Gia đình có mong muốn cho con đi du học nếu được, tại các nước có chương trình dạy bằng tiếng Anh như Mỹ, Úc hay châu Âu. Xin kinh nghiệm chia sẻ của các cụ mợ đã đang và chuẩn bị có con đi du học hoặc có kinh nghiệm tư vấn hay giáo dục ạ. Con em tiếng Anh cũng tạm (thi chuyên Ams, CNN và Sư phạm điểm Anh chuyên tầm 7-8 điểm). Cháu học chuyên Anh Arch cấp 2 và Ams cấp 3. Cháu có khả năng học Toán Lý tạm ổn (đã từng thi đc vào lớp ôn chuyên Toán 2 của trung tâm của thầy Cẩn hồi lớp 7, lớp 8 học thêm Toán thầy ở lớp cũng nhận xét cháu có khả năng học Toán. Em đang định hướng cho cháu theo nghành Computer Science hoặc Data Scientist hoặc AI. Em hiểu con cần thi IELTS/TOELF SAT với hồ sơ đi Mỹ, chuẩn bị các hoạt động ngoại khóa liên quan tới lĩnh vực học (tham gia workshop và giải thưởng), và điểm GPA trên 9.0. Mục tiêu vào trường tốt tầm top 30 Mỹ ạ. Em muốn hỏi:
1. Khi nào nên bắt đầu chuẩn bị hồ sơ mà không quá muộn?
2. Để luyện thi các kỳ thi chuẩn hóa IELTS và SAT thì nên học thầy cô hay trung tâm nào tại Hà nội?
3. Các kỳ thi hay sự kiện nào các cụ biết hay khuyến nghị con tham gia? Khi nào và ở đâu thì càng tốt ạ.
4. Chi phí trung bình gia đình cần chuẩn bị cho các cháu đi học một năm là bao nhiêu? Quan điểm của em là bố mẹ cần chuẩn bị đủ tiền cho con đi học, con ko có áp lực kiếm tiền trang trải cuộc sống, kiếm thêm tiêu vặt và trải nghiệm thì okie.
5. Các trường nào nên apply mà tốt và chi phí hợp lý.
6. Có nên hay cần qua trung tâm du học không? Các cụ mợ có khuyến nghị trung tâm nào cụ thể không ạ? Chi phí hợp lý và hiệu quả.
7. Nên sử dụng dịch vụ tư vấn của trung tâm vào các mục đích gì hay mua tư vấn trọn gói? chi phí ước tính là bao nhiêu?
8. Các cụ có khuyến nghị gì ngoài các câu hỏi trên ko?

Em xin đội ơn các cụ các mợ ạ.
1>. Khi chuẩn bị đủ IELTS > 6 all skills! Và các điều kiện tài chính đủ!
2>. Nên tham khảo kênh Youtube bóc phốt tiếng Anh của Bảo bảo để có cái nhìn về thị trường dạy và học IELTS và có chọn lựa chính xác.
3>. Nếu du học tự túc thì không cần (nếu có thì hay)
4>. Bác nên lên Web của trương tham khảo - Nếu Bác thấy thích CANADA thì siêng xem Anh "Tôn Thất Hòa" và đặt câu hỏi với anh ấy.
5>. Các trường CANADA có chi phí rẻ và cũng tốt (Tối chỉ đang thiên hướng về Can Bác tìm hiểu thêm về những chổ khác)
6>. Cứ chuẩn bị, nghe ngóng và tìm hiểu sẽ có sự chọn lựa chính xác Trung tâm
7>. Cái nầy nên tìm hiểu thật kỹ trước khi đến với TT nào ( TT nhiều)
8>. Bác hướng về Mỹ thì Ok đấy học phí cũng nhiều, trường nào cũng tốt đẹp (Họ có cách dạy, tiêu chuẩn khác ta) nhưng mục tiêu của gia đình là gì? Ở lại? về VN cống hiến? .... hay là chưa biết ... có mục tiêu dễ chọn lựa!
Em đứng trên quan điểm cá nhân của người tìm hiểu mà nói thôi- ko phải tư vấn tư véo gì! Rào cản lớn nhất là IELTS và tài chính - phải chứng minh được! Vẫn còn thiếu nhiều thứ để cụ thể đưa ra lời khuyên hợp lý lắm: Ví dụ như là: tài chính có thể 1 năm bao nhiêu? Cháu nhà biết tự lập hay chưa tự nấu ăn? .... Có rất nhiều thông tin để sàn lọc (không mất phí- chỉ mất thời gian trên mạng) - Nên lên web của trường và dùng GG dịch thì mới hiểu - Tôi thấy các trường ở CAN họ có ghi rõ mức học phí- sinh hoạt- bảo hiểm- ..... trên web cho International Students!
Hy vọng Bác tìm hiểu kỹ cho các cháu để phù hợp với nguyện vọng cá nhân cháu và GĐ!
 

CCCK

Xe tăng
Biển số
OF-381608
Ngày cấp bằng
8/9/15
Số km
1,951
Động cơ
749,322 Mã lực
Nơi ở
Xóm Thọ Giai - tổng Yên Hồ
Mợ nói làm em phổng cả mũi. Đùa thôi, ngầu đó em xác định F1 nhà mợ kiểu gì cũng đỗ mà. Chúc F1 nhà mợ sớm lên đường du học nhé
Cụ là một người tâm huyết, kết quả của F1 không thể thiếu đóng góp của cụ đâu. Chúc con trai cụ thành công, kiếm cô vợ Đức nữa thì càng mừng😆
 

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,343
Động cơ
436,222 Mã lực
Cụ là một người tâm huyết, kết quả của F1 không thể thiếu đóng góp của cụ đâu. Chúc con trai cụ thành công, kiếm cô vợ Đức nữa thì càng mừng😆
Em cảm ơn cụ. Nhóc nhà em có bạn gái rồi.Năm nay cụ cậu đi trước, cô bạn gái đang phấn đấu sang Pháp vào năm sau. Em hy vọng 2 đứa cùng đi được thì tụi nó đỡ buồn. Chứ cô bé đấy đang chờ Y Hà Nội mà em thấy cháu lo quá.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top