[Funland] Xin kinh nghiệm chuẩn bi và xin học bổng cho con du học

latech

Xe tải
Biển số
OF-620786
Ngày cấp bằng
5/3/19
Số km
254
Động cơ
118,688 Mã lực
Tuổi
42
Ở Mỹ, có vô số trường ĐH. Khi nộp đơn vào ĐH, lúc đó, con em chỉ muốn học về ngành liên quan đến Computer, nên em chỉ hướng dẫn cho con nộp đơn có 3 trường trong hệ thống UC và 1 trường University địa phương, gần nhà. Em chưa bao giờ nghĩ, với thành tích học vấn của con, sẽ vào được UC LA hay UC Bekerly.

Đây sai lầm của em, khi chỉ cho con nộp đơn ít quá .Nhìn con buồn bã và thất vọng khi đọc được lá thư bị từ chối của UC LA và UC San Diego mà em ân hận . Không ngờ, ở phút cuối, con em may mắn được nhận vào học tại UC Bekerley. Sau nầy, có nghe nói, nếu như UC Bekerley nhận vào học, thì các trường khác trong hệ thống UC sẽ bác đơn . Không biết điều đó đúng không . Cho nên, nếu cccm muốn cho con đi học tại các trường trong nước Mỹ, lời chia sẻ của em là nên nộp nhiều trường ĐH nhé, xác xuất cơ hội sẽ tăng lên nhiều hơn . Em vẫn không quên ánh mắt vui mừng của con, khi cầm trên tay, reo vang , báo tin rằng, được UC Bekery nhận vào học.

Em hướng dẫn con em từ lúc mới bắt đầu lớp 1 và chính thức buông tay khi con em học năm thứ 2 ở Bekerley . Con em đi học xa nhà, em mở TK NH và chuyển tiền sinh hoạt cho con tiêu xài. Khi nào con cần thêm tiền, thì gọi về nhà cho hay . Chứ em không kiểm soát việc học hành của con em nữa . Mọi chuyện học hành , tự con em lo lấy

Khi nộp đơn vào ĐH, điều quan trọng khác em muốn chia sẻ , rất quan trọng, là bài viết Personal Statement. Đa số SV, đều có trình độ học vấn như nhau, có những hoạt động ngoại khoá và thành tựu có thể nói là giống như nhau . Vấn đề quan trọng là, viết làm sao, để người đọc đơn xin nhập học của con, có thể biết rỏ về con, và con của mình sẽ nổi trội hơn, giữa mấy chục ngàn lá đơn tương tự . Để họ cho ra được quyết định, nhận con mình vào học .

Những gì em chia sẻ, chỉ là những đút kết nho nhỏ của riêng gia đình em, hy vọng, có thể giúp được cho CCCM , một số thông tin cơ bản cần thiết, về việc đi học ĐH ở Mỹ
Cảm ơn cụ đã chia sẻ - em rót cụ ở trên rồi nên không rót được cho cụ nữa.
Em thì đang làm khác đi so với những gì cụ đã làm với con của cụ - em để các cháu nhà em học ở trường và tự học theo tính tự giác ở nhà. Em và vợ em chỉ trả lời và hướng dẫn khi con em hỏi. Em sợ em nắm tay con em trong việc học thì lại sẽ gò bó suy nghĩ của các con theo phương pháp giáo dục của VN - mặc dù thời gian em học và sống ở Mỹ dài hơn so với ở VN.
Em vẫn đang trong quá trình tìm hiểu để làm sao phát triển hết bản năng của đứa trẻ. Điều duy nhất mà em nắm lấy tay con em và dạy là làm 1 con người tốt như thế nào - cách hành xử đối với người khác.
 

ocean1

Xe tăng
Biển số
OF-727961
Ngày cấp bằng
5/5/20
Số km
1,880
Động cơ
94,784 Mã lực
Mỗi gia đình , có cách thức dạy dỗ con khác nhau cụ ạ. Và cũng tuỳ theo tâm tính đứa trẻ mà cách nuôi dạy khác nhau . Cụ thấy cách nào tốt cho con cụ và gia đình cụ, thì theo phương cách đó.
 

latech

Xe tải
Biển số
OF-620786
Ngày cấp bằng
5/3/19
Số km
254
Động cơ
118,688 Mã lực
Tuổi
42
Mỗi gia đình , có cách thức dạy dỗ con khác nhau cụ ạ. Và cũng tuỳ theo tâm tính đứa trẻ mà cách nuôi dạy khác nhau . Cụ thấy cách nào tốt cho con cụ và gia đình cụ, thì theo phương cách đó.
Vâng - cụ à. Mỗi nhà mỗi vẻ - cảm ơn cụ đã chia sẻ. Có rất nhiều con đường dẫn đến thành công.
 

coquay

Xe container
Biển số
OF-176948
Ngày cấp bằng
15/1/13
Số km
5,436
Động cơ
419,417 Mã lực
Nơi ở
VIỆT NAM
Mợ ra Summit của chị Hoa cựu Middlebury xem ạ, em thấy ở HN thì đây là trung tâm uy tín nhất, hs đc nhận vào top LAC và NU rất nhiều luôn.
Cách đây mười mấy năm em thấy các bạn thường học vào lớp 10, thi các kỳ chuẩn hóa vào lớp 11 ( muộn nhất là đầu kỳ 1 lớp 12), còn hk 1 lớp 12 hoàn toàn để chuẩn bị hồ sơ. Ai ED EA thì có kết quả vào Noel, trượt thì nộp tiếp RD. Học Ams thì lợi thế GPA cao, các thầy cô đều quen viết rec letter.
Apply trường nào thì mợ để bạn ấy tự tìm hiểu và quyết định. Thời em các bạn thường apply 9-12 trường, chia làm 3 nhóm: safe, reach và dream. Thường các trường dream sẽ là trường top, hào phóng tài chính nhưng dĩ nhiên là cạnh tranh. Các bạn thường tham khảo ranking trên US News, mợ cũng nên vào xem ạ. Mợ vào website tầm 100 trường LAC, 100 trường NU thôi là đã có kha khá cái tên rồi. Vào website, tìm mục Admission sẽ có thông tin về chi phí học ở từng trường (Expenses) và các hình thức hỗ trợ tài chính. Ở tp lớn sẽ đắt hơn các thị trấn nhỏ, vùng phía đông phía tây sẽ đắt hơn midwest.

Mợ yên tâm là vào Ams các bạn ấy sẽ tự tìm hiểu được hết, mợ ra trung tâm để biết những con số chi phí cụ thể mà gia đình cần chuẩn bị cũng như hỗ trợ tư vấn bạn ấy sau này thôi. Nếu có đk thì theo gói của họ cũng được vì bây giờ cạnh tranh kinh lắm. Những năm 200x, chủ yếu chỉ hs HN và HCM apply đi Mỹ, trong số này ở HN hầu hết là Ams, CNN (mấy trường TH, SP, CVA lúc này vẫn chưa mạnh); thời nay thì khác rồi, hs tỉnh cũng rất năng động.
Chị Hoa summit ở láng hạ thì khét rồi chuyên đào tạo đi du học Mỹ Anh
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
362
Động cơ
138,615 Mã lực
Đây sai lầm của em, khi chỉ cho con nộp đơn ít quá .Nhìn con buồn bã và thất vọng khi đọc được lá thư bị từ chối của UC LA và UC San Diego mà em ân hận . Không ngờ, ở phút cuối, con em may mắn được nhận vào học tại UC Bekerley. Sau nầy, có nghe nói, nếu như UC Bekerley nhận vào học, thì các trường khác trong hệ thống UC sẽ bác đơn . Không biết điều đó đúng không . Cho nên, nếu cccm muốn cho con đi học tại các trường trong nước Mỹ, lời chia sẻ của em là nên nộp nhiều trường ĐH nhé, xác xuất cơ hội sẽ tăng lên nhiều hơn . Em vẫn không quên ánh mắt vui mừng của con, khi cầm trên tay, reo vang , báo tin rằng, được UC Bekery nhận vào học.
Được nhận vào UC Berkeley vẫn có thể được các trường khác trong hệ thống nhận. Như 1 học sinh của tôi nộp đơn năm 2018, được Berkely, Irvine, Santa Barbara, và San Diego nhận nhưng bị UCLA từ chối.

1625810475021.png
 

anhkhoai

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-307039
Ngày cấp bằng
8/2/14
Số km
1,019
Động cơ
311,793 Mã lực
Cuộc sống cạnh tranh ác quá nhỉ.
Thế em mới thấy mình may mắn vì học trường làng mà giờ vẫn tạm ổn.
Con thì mới lớp 2, em không biết sau này xã hội còn cạnh tranh ác liệt như thế này nữa không? Cá nhân em đi nhiều nơi, thấy Mỹ là nơi khá mệt để sống. Nếu cho con đi du học chắc em thiên về châu Âu hơn. Dù sao ở đây vẫn nhẹ nhàng hơn ở Mỹ...
 

Aline

Xe tải
Biển số
OF-533579
Ngày cấp bằng
23/9/17
Số km
347
Động cơ
166,580 Mã lực
Con của mợ rất khá, khôn và hiểu sự đời (chuẩn bị cho công việc) hơn cả nhiều học sinh học CS bản xứ. Lời khuyên của tôi là nên nói chuyện với cả các học sinh CS khóa trên (không nhất thiết phải là người VN) để nhận được hướng dẫn về cách viết CV, lấy referral, cũng như cách liên lạc với các tech recruiter bởi vì những referral và recruiter đó là cánh cửa rộng nhất để lấy internship và full-time job sau này.

Việc định hướng nghề nghiệp và chuẩn bị nghề nghiệp ở Việt Nam là mối lo lớn thứ hai của tôi (sau mối lo chất lượng giảng dạy). Tôi đang nghiên cứu về chủ đề này để viết trong thớt về góc nhìn giáo dục của tôi mà dạo này bận quá nên lập thớt hơn cả tháng rồi mà chưa đăng bài nào.
Cảm ơn lời khuyên của cụ ạ. Hè này cháu cũng đang ráo riết hoàn thiện những việc đó để chuẩn bị cho mùa tuyển dụng thực tập sinh hè 2022 sắp đến. Chưa chi ông Amazon đã tung mẻ lưới sớm nhất cho hè 2022 từ cách đây 10 hôm rồi. Chắc tầm 1 tháng nữa ông Google sẽ ra hàng. Con định sẽ đi rải khoảng 50-70 công ty và hy vọng có được 4-5 phỏng vấn là mừng lắm rồi.
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,670
Động cơ
114,604 Mã lực
Cuộc sống cạnh tranh ác quá nhỉ.
Thế em mới thấy mình may mắn vì học trường làng mà giờ vẫn tạm ổn.
Con thì mới lớp 2, em không biết sau này xã hội còn cạnh tranh ác liệt như thế này nữa không? Cá nhân em đi nhiều nơi, thấy Mỹ là nơi khá mệt để sống. Nếu cho con đi du học chắc em thiên về châu Âu hơn. Dù sao ở đây vẫn nhẹ nhàng hơn ở Mỹ...
Là do mình có muốn không thôi cụ, thời nào cũng vậy.
 

fatboy

Xe tăng
Biển số
OF-114
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
1,118
Động cơ
591,816 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nếu con mợ thực sự giỏi, muốn học CS thì sang Đức mà học. Miễn phí 100%, coi như học bổng 100%. Mà bên đấy chẳng đòi hỏi cái gì cả, ngoài lực học. Con mợ mới lớp 10 thì thừa thời gian học tiếng Đức đến B2 khi vào Đại học. Học bên Đức mấy trường top thì cũng không kém gì Mỹ, chỉ là có học nổi hay không mà thôi vì rất khó do học miễn phí.
Nếu học CS ở Đức mà không kém gì ở Mỹ thì sao học sinh các nước khác không đổ dồn về Đức học?
Xem bảng này thì em hiểu vì sao: Lương developer thâm niên 25 năm ở Đức không bằng lương khởi điểm developer ở Mỹ, chưa kể thuế thu nhập cá nhân ở Đức cao hơn nhiều :(

dev_salary_in_germany.png


 

7years

Xe điện
Biển số
OF-438258
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
2,290
Động cơ
241,739 Mã lực
Tuổi
50
(1) Văn phòng tuyển sinh của các trường thường có luật ngầm của nó. Không có hạn mức cứng nhưng tỷ lệ thường không quá 5%-10% tổng số học sinh cho mỗi nước. Hạn mức này ít rõ ràng hơn ở các trường phụ thuộc vào doanh thu từ học phí của học sinh TQ (các trường công trong hệ thống UC, các trường ngoài top 50).

(2) Nhận được học bổng trong top 30, tôi tạm điểm danh 2 học sinh cũ của tôi:

a. KZ:
- học sinh từ trường công chuyên cấp 3 ở TP Thành Đô, Tứ Xuyên; thủ khoa
- TOEFL 120/120; SAT 1500
- không có giải quốc gia/quốc tế
- có hai nghiên cứu làm ở viện nghiên cứu của mẹ về khoa học vật liệu và được xuất bản ở TQ (không nằm trong Scopus/ISI)
- quyên tiền xây dựng được hai thư viện ở vùng nông thông Tứ Xuyên và mua được hơn 1000 đầu sách
- sáng lập và làm đội trưởng của đội bóng đá nữ của trường
- viết luận về nỗ lực giúp đỡ các bạn nữ trong trường được tham gia các hoạt động vốn dĩ chỉ có phiên bản cho học sinh nam (bóng đá + một số thức khác)
- được nhận vào Columbia University học bổng 25% (NU #3) và UPenn không học bổng+ một lô lốc các trường top 30 khác. Chọn đi học ở Columbia và hiện đang học tiến sĩ ở MIT.

b. TZ:
- học sinh từ trường công chuyên cấp 3 ở TP Tây An, Thiểm Tây; top 25% trong lớp
- TOEFL 102/120; SAT 1420
- không có giải quốc gia/quốc tế; không có nghiên cứu
- Thành viên tích cực của 3 câu lạc bộ trong trường
- Say mê văn học quốc tế và viết bài luận chính về đam mê này
- được nhận vào Colorado College (LAC #25) với học bổng $20,000/năm

Tuy có ví dụ thực tế như vậy nhưng phải công nhận là kiếm được học bổng ở top 30 mà không có giải quốc gia/quốc tế là khá khó, nhưng không phải là bất khả thi.

(3) Nhận định này không thực sự chính xác về mặt định lượng. Theo cách tính toán của tôi từ học phí ngoài bang của các trường top 100 -> top 80 -> top 60 -> top 40 -> top 20 -> top 10 thì thấp nhất là $35,116 (4 trường xung quanh mức xếp hạng top 60) và cao nhất là $58,914 (4 trường xung quanh mức xếp hạng top 10). Tức là mức thấp nhất = 60% của mức cao nhất.

Top 100
View attachment 6345350

Top 80
View attachment 6345354

Top 60:
View attachment 6345357

Top 40
View attachment 6345358


Top 20:

View attachment 6345362


Top 10
View attachment 6345370




Chào cụ, tôi đọc qua bài này thì thấy nội dung của nó chỉ nói về việc tỷ lệ học sinh từ gia đình có thu nhập thuộc dạng trung bình của xã hội (trung lưu) học ở các trường top không tương đương với tỷ lệ hộ gia đình trung lưu. Điều này có nghĩa là % học sinh từ gia đình có thu nhập thấp và thu nhập cao ở trường top cao hơn so với tỷ lệ trong xã hội. Bài này không hề nói tới ý bôi đen bên trên của cụ.

Theo nguồn này https://www.payscale.com/college-salary-report/bachelors?orderBy=earlyCareerMedianPay&ascending=false, lương ở các trường top và kỹ thuật chuyên nghành (kỹ sư, y tá, quân đội) đều khá cao so với mặt bằng chung:

Xếp hạng lương ở mức 10 năm kinh nghiệm (mid-career) từ thấp nhất:
View attachment 6345298


Xếp hạng lương ở mức 10 năm kinh nghiệm (mid-career) từ cao nhất:
View attachment 6345299
Thì tóm lại xin học bổng top 30 vẫn khó phải không? Bác cứ nhấn mạnh không cần giải quốc tế nhưng kể cả với 2 ví dụ bác kể cũng o phải đơn giản.

Và học phí trường top 60 bằng 60% trường top 30 thì tức là trường top 30 cao gấp rưỡi đến 2 lần trường bình thường? Còn trường không tên tuổi, trường cộng đồng học phí có lẽ chỉ 10k/năm.

Thực ra top 100 trường đa phần ở mỹ thi thoảng lạc vài trường sang nước khác thôi; nên cứ vào top 100 cũng quá tốt chứ đặt cả 3 mục tiêu học bổng, top 30 và học phí vừa phải thì khá áp lực


Nhưng mới vào cấp 3 cỏn nhiều thời gian để phấn đấu, cả nhà cùng phán đấu chắc sẽ thành công. nên nói là khó chứ không phải không được.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,819
Động cơ
180,146 Mã lực
Có rất nhiều bố mẹ ở VN, cho con sang Mỹ sớm, theo học chuơng trình THPT. Nếu là em, thì em chờ cho con em tốt nghiệp THPT, như vậy con trẻ không bở ngở và có cảm giác bị xa bè bạn và môi trường sống quen thuôc. Cộng thêm , lúc đó, 18 tuổi, con trẻ sẽ chín chắn hơn.

Bước đầu mới sang Mỹ, em đề nghị, nên để cho con theo học mấy lớp Tiếng Anh ở trường College, vd như writing hay speaking . Tập cho con quen với bước đầu cuộc sống đại học. Ít nhất là 6 tháng đến 1 năm, để con có thể hiểu và theo kịp khi giáo sư giảng trong lớp.

Sang năm thứ 2, bắt đầu ghi danh học những lớp Toán, Lý Hoá. Mấy lớp nầy, với trình độ các con đã học ở THPT VN, thì chắc chắn sẽ theo kịp bài vở và không có trở ngại . Rồi tiếp theo, tuỳ vào sức học của con mà ghi danh 12 - 18 units for mỗi Semester . Do em ngày xưa học ĐH theo Semester, nên em căn cứ theo đó . Đừng khuyến khích con trẻ vừa làm vừa học . Không dễ dàng đâu. Ngày xưa nhà em không có điều kiện, nên phải làm như thế. Đến thế hệ con em, được em chu cấp 100%, để con em không cực như bố mẹ của nó. Chỉ lo chuyên tâm đi học .

Con em không hề nhìn đến bill học phí, mọi thứ gởi hết về nhà và em trả tiền. Tuy nhiên, em ra điều kiện với con em rằng . Phải cho em có quyền truy cập để xem điểm các lớp, bất cứ lúc nào em muốn . Nói ra điều kiện chứ , em chưa 1 lần log vào account của con để xem bảng điểm . Vì không cần thiết . Trường UC Bekerley, có luật lệ rất khắt khe. Nếu không học, thì bị trường cho ra. Hợp đồng ghi rỏ ràng, 4 năm học, là 8 semester, phải học cho xong và ra trường trong khoảng đó. Nếu có bất ngờ xảy ra, chỉ được gia hạn thêm 1 semeter nữa , chứ học phải muốn học bao lâu cũng được .

Phải nói là em theo chân con từng bước 1, lập ra chương trình học để con đi theo. Vô số đêm, sau giờ làm, giảng bài cho con, những phần nào mà con chưa theo kịp trong lớp . Cũng may, con em thuộc dạng nghe lời, và có khả năng, nên mọi việc trôi chảy như dự tính . Em không quản lý hay áp đặt cho con. Cứ theo đà tiến triển của con và lâu lâu đẩy nhẹ con 1 tí . Để con biết, bố mẹ luôn đứng sau lưng và cho con mọi thứ tốt nhất .
Em cảm ơn cụ, quan điểm của em từ đầu là muốn con học hết PTTH ở VN rồi mới đi đâu thì đi. Hồi xưa ông sếp em ng Hồng Kong ông ý bảo em là đừng bao giờ cho con đi học quá sớm. Ông ý kể là ông ý sang Anh học từ năm 13 tuổi vào một trường tư tốt nhất ở Anh. Và ông ý thề là ko bao giờ bắt con cái đi học xa nhà sớm như vậy nữa.
Nói gì thì nói, lúc cấp 3 là bắt đầu có ý thức, ở cạnh nhau tình cảm con cái bố mẹ cũng gắn bó hơn.
Con em chắc giống con cụ, bố mẹ sẽ phải đồng hành để giúp đỡ hỗ trợ con từ giờ tới khi con có thể quen môi trường đại học nên em nghĩ em sẽ phải học hỏi cụ nhiều.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,819
Động cơ
180,146 Mã lực
Đúng quá ạ. Cu con nhà em bố mẹ nghèo nên nó học LAC 50 thôi. Cũng computer science mặc dù lúc mới sang đến nơi cứ đinh ninh sẽ đi theo Kinh tế, Tài chính và mơ vào làm Investment Banks ở phố Wall cơ. Xoạch cái học thêm máy tính và giờ double major cả CS cả kinh tế. Giờ hết năm 2 và cu cậu mơ vào FAANG.

Em mà cứ hó hé lăn tăn về thứ hạng trường sợ con thiệt thòi là con lại nói mẹ chả hiểu gì cả, nội dung sách vở các trường là như nhau. Học đến đâu và như thế nào là do mình. Em cũng mò lên reddit đọc xem tụi nó trao đổi những đứa như thế nào mới được các Big Tech, Big Fin, Big nọ Biig kia tuyển dụng thì nhận định chung là 40% thời gian học trên lớp, 60% thời gian còn lại sẽ quyết định bạn là ai. Cu nhà em từ cách đây 1 năm nó tự đặt chỉ tiêu mỗi ngày phải code một bài trên hackerrank hoặc Leetcode. Tụi CS nó build profile của chúng nó trên Leetcode và project trên Github. Tụi tuyển dụng nó sẽ nhìn vào mấy cái đó, cộng với LinkedIn để đánh giá level chứ không nhìn vào tên trường (well, có lẽ có nhìn tý chút 🙂)

Vì nó mà em cũng phải lập một cái LinkedIn đểu để vào xem tụi nó chào hàng bản thân thế nào. Vì con em cũng học Ams (ko toán không tin ko Anh) nên em tìm thấy mấy bạn nổi nổi ở Ams mà mới học xong CS và mấy ngành khác năm 4 ra trường, thì em hơi choáng vì độ sơ sài, vì điểm GPA thấp (3 chấm thấp) và vì như trẻ con cấp 2-3 đang giới thiệu bản thân. Nên em rút ra các bạn giỏi sang đó mà mất định hướng thì thật phí hoài. 4 năm đại học bay nhanh như một cơn gió. Học xong lại về, ko có cơ hội xin việc và cọ sát với thị trường lao động thì cũng chả ý nghĩa gì.

Nên em tin “Cream rises to the top” ạ. Trừ khi trường quá đuội, còn nếu đã có năng lực rồi sẽ tìm đường được thôi
Con nhà cụ giỏi và có chí quá
Chúc mừng gia đình ạ.
Thực ra em cứ đặt mục tiêu thế để phấn đấu chứ khi quyết thì phải liệu cơm gắp mắm thôi ạ. Với cả sau quá trình tìm hiểu thì sẽ vỡ ra nhiều thông tin hơn để lựa chọn cho hợp hoàn cảnh. Thế nên các chia sẻ của các cụ như này là rất quý với em ạ. Cảm ơn cụ
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,819
Động cơ
180,146 Mã lực
Con của mợ rất khá, khôn và hiểu sự đời (chuẩn bị cho công việc) hơn cả nhiều học sinh học CS bản xứ. Lời khuyên của tôi là nên nói chuyện với cả các học sinh CS khóa trên (không nhất thiết phải là người VN) để nhận được hướng dẫn về cách viết CV, lấy referral, cũng như cách liên lạc với các tech recruiter bởi vì những referral và recruiter đó là cánh cửa rộng nhất để lấy internship và full-time job sau này.

Việc định hướng nghề nghiệp và chuẩn bị nghề nghiệp ở Việt Nam là mối lo lớn thứ hai của tôi (sau mối lo chất lượng giảng dạy). Tôi đang nghiên cứu về chủ đề này để viết trong thớt về góc nhìn giáo dục của tôi mà dạo này bận quá nên lập thớt hơn cả tháng rồi mà chưa đăng bài nào.
Cụ ơi, em tự nhận em là ng cũng khá hiện đại, cũng có thể tiếp cận thông tin nhanh, có network tốt nhưng vẫn cực kỳ loay hoay về việc huóng nghiệp cho con.
Sau khi đọc thớt của cụ về du học Mỹ thì em hiểu CS là ngành hot nên khá cạnh tranh vì vậy ko nên đăng ký ngành là CS. Vậy cụ cho em hỏi là con em là con gái thì liệu có lợi thế hay ưu tiên gì khi apply ngành này hay ko? Và nên hay không apply thẳng vào CS hay cứ để là chưa quyết định?
Cảm ơn cụ nhiều.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,819
Động cơ
180,146 Mã lực
F1 nhà tôi cũng qua Summit nhưng do mất mấy buổi thương thảo mà có giá khác, kết quả Con đã đỗ 1 trường vòng ED1 tóp 17 LAC, đạt học bổng 62.000/1 năm, nhưng cũng nhờ Summit mà Sat và Ielts con nó đạt được điểm số rất cao. Cháu cũng trường Ams và bắt đầu làm hồ sơ cuối kỳ I năm lớp 12. Hôm nay đã phỏng vấn Visa một hành trình đã xong tốn kém nhưng vui!
Cụ ơi cho em hỏi là cụ dùng dịch vụ của summit cho những hoạt động nào? Giá bao nhiêu? Con cụ học ngành gì và học lớp gì ở Ams, con có thi HSG đạt giải gì ko ạ? Điểm IELTs và SAY của con cụ là bao nhiêu? Nếu cụ không muốn public thông tin thì mong cụ inbox giúp em với ạ. Em cảm ơn cụ nhiều.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,819
Động cơ
180,146 Mã lực
Cuộc sống cạnh tranh ác quá nhỉ.
Thế em mới thấy mình may mắn vì học trường làng mà giờ vẫn tạm ổn.
Con thì mới lớp 2, em không biết sau này xã hội còn cạnh tranh ác liệt như thế này nữa không? Cá nhân em đi nhiều nơi, thấy Mỹ là nơi khá mệt để sống. Nếu cho con đi du học chắc em thiên về châu Âu hơn. Dù sao ở đây vẫn nhẹ nhàng hơn ở Mỹ...
Dưng châu Âu lương thấp cụ ơi. Em ở VN khéo lương cũng cao ngang hoặc hơn một số bạn em ở Pháp cụ ạ. Học CS em nghĩ sang Mỹ vẫn chuẩn vì có nhiều cơ hội lương cao hơn.
ps: Ko hiểu sao em rất thích Google mà chưa có cơ hội nào để làm việc cho Google cả. Các cty cũ hơn như IBM, Oracle, Microsoft hay SAP thì em đều có cơ hội nhưng em lại ko muốn làm.
Em mơ con em sẽ đc vào Google làm cho thỏa mãn giấc mơ mà mẹ chưa làm đc.
 
Chỉnh sửa cuối:

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,576
Động cơ
387,565 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nếu học CS ở Đức mà không kém gì ở Mỹ thì sao học sinh các nước khác không đổ dồn về Đức học?
Xem bảng này thì em hiểu vì sao: Lương developer thâm niên 25 năm ở Đức không bằng lương khởi điểm developer ở Mỹ, chưa kể thuế thu nhập cá nhân ở Đức cao hơn nhiều :(

View attachment 6346176

Học ở Đức khó tốt nghiệp hơn cụ ạ, do đặc thù ngôn ngữ và miễn học phí nên khó. Do vậy số lượng du học sinh không đông bằng Mỹ nhưng cũng đứng top 5 sau Mỹ, Anh, Pháp và Úc.
Lương và thuế thì em không có so sánh giữa Mỹ và Đức.
Một ưu điểm nữa ở Đức là bây giờ định cư rất dễ, không khó khăn như Mỹ. Học xong có bằng là gần như chắc suất định cư cụ ạ. Mà định cư rồi thì có thể sang các nước làm hoặc di cư sang Mỹ cũng có nhiều cơ hội hơn là quốc tịch Việt nam.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,819
Động cơ
180,146 Mã lực
Có cụ nào biết con số DHS đang theo học và làm việc tại MỸ không .
Có số DHS ở Mỹ năm 2019-2020 là 23.777 bạn cụ ạ. Đứng thứ 6 trong số các nc có DHS đông nhất tại Mỹ.
Nguồn đây ạ:
 

hangtt

Xe đạp
Biển số
OF-512275
Ngày cấp bằng
26/5/17
Số km
25
Động cơ
179,529 Mã lực
Mình xin ý kiến tham khảo các anh/chị/các bạn về trường hợp F1 nhà mình.
Cháu (nam) năm nay lớp 7, sang năm vào lớp 8. Xét về năng lực đặc biệt thì chưa có gì nổi trội, cũng như chưa có bất kỳ thành tích thi cử gì nếu so với các bạn đồng tuổi ở Việt Nam, có thiên 1 chút về năng lực nghệ thuật (vẽ, âm nhạc).
Hiện cháu đang học chương trình Cambridge; Tiếng Anh tốt (do học & giao tiếp toàn bộ bằng tiếng Anh); tiếng Pháp học như ngoại ngữ thứ 2 trong trường nên có thể giao tiếp; tiếng Việt giao tiếp tốt, viết trung bình. Từ nhỏ đến giờ, cháu chủ yếu tự học, không phải học thêm (ngoại trừ học thêm đàn) hay cha mẹ kèm gì cả, kết quả học tập cũng ở top đầu lớp.
Cháu đặc biệt thích ngành kỹ thuật liên quan đến ô tô, tự tìm hiểu và nói chuyện với cha mẹ muốn học ngành cơ khí ô tô khi vào đại học.
Khả năng độc lập trong suy nghĩ cũng như các kỹ năng tự phục vụ bản thân, theo đánh giá chủ quan của mình, cũng tương đối ổn.
Gia đình đang dự kiến sau khi cháu hoàn tất lớp 8, thi lấy bằng checkpoint sẽ đưa cháu sang Canada học tiếp chương trình cấp 3. Tuy nhiên, vợ chồng mình vẫn còn một số băn khoăn, muốn nhờ các anh/chị/các bạn có kinh nghiệm tư vấn:
1. Trường hợp đưa cháu sang Canada học tiếp chương trình cấp 3:
- Có khả năng xin được hỗ trợ 1 phần tài chính từ các trường bên ấy không? Nếu có, cần chuẩn bị những gì để tăng khả năng xin được hỗ trợ tài chính? Trung tâm tư vấn du học nào ở Sài Gòn uy tín trong việc lo thủ tục du học ở Canada?
- Trường đại học tại Canada có ưu thế trong việc đào tạo các ngành kỹ thuật liên quan ô tô (để có thể sau khi tốt nghiệp có thể tìm việc và xin định cư)?
2. Trường hợp cháu học tiếp cấp 3 ở Việt Nam:
- Nên tiếp tục định hướng học chương trình Cambridge hay IB để đại học thuận lợi nếu muốn qua Đức học ngành mơ ước của cháu?
- Nếu theo định hướng qua Đức học đại học, cần chuẩn bị những gì để có khả năng xin được hỗ trợ tài chính? Trung tâm tư vấn du học nào ở Sài Gòn uy tín trong việc lo thủ tục du học ở Đức?
- Tiếng Đức, ở Sài Gòn, có trung tâm/thầy cô nào dạy tốt?
- Trường hợp cháu qua Đức học & hoàn tất được chương trình đại học ở Đức, có khả năng tìm việc & xin định cư ở lại hay không?
Gia đình, dù đã chuẩn bị chi phí cho việc học của cháu, vẫn mong tìm được các chương trình hỗ trợ tài chính để cháu tăng trách nhiệm trong việc học & bố mẹ cháu còn được 1 chút dưỡng già :) .
Xin cám ơn các anh/chị/các bạn.
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,576
Động cơ
387,565 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
- Nếu theo định hướng qua Đức học đại học, cần chuẩn bị những gì để có khả năng xin được hỗ trợ tài chính? Trung tâm tư vấn du học nào ở Sài Gòn uy tín trong việc lo thủ tục du học ở Đức?
Đi Đức thì phải cần tiếng Đức tối thiểu B1 hoặc B2 và yêu cầu điểm thi tốt nghiệp PTTH tại Việt nam là 6 môn 36 điểm, không môn nào dưới 4 và 4 môn trên 6.
Đi Đức được miễn học phí 100% và phải học dự bị 1 năm và phải thi đầu vào dự bị đại học, cũng không dễ (không quá khó). Miễn học phí rồi thì không còn hỗ trợ tài chính nào khác, trong quá trình hcọ giỏi thì có thể xin tí hỗ trợ nhưng ít và hiếm.
Hồ sơ du học Đại học Đức tự làm được, không cần qua trung tâm nào cả.
Học cơ khí ô tô ở Đức thì quá OK rồi, không phải lăn tăn gì.
- Tiếng Đức, ở Sài Gòn, có trung tâm/thầy cô nào dạy tốt?
SG có nhiều trung tâm tiếng Đức như viện Goethe HCM, Deutsch zentrum ... google là ra một mớ.
Mợ tham khảo group du học sinh Đức
- Trường hợp cháu qua Đức học & hoàn tất được chương trình đại học ở Đức, có khả năng tìm việc & xin định cư ở lại hay không?
Nếu học xong được có cái bằng thì gần như 100% có thể xin việc và định cư nếu muốn.
Gia đình, dù đã chuẩn bị chi phí cho việc học của cháu, vẫn mong tìm được các chương trình hỗ trợ tài chính để cháu tăng trách nhiệm trong việc học & bố mẹ cháu còn được 1 chút dưỡng già :) .
Miễn học phí nên chi phí ăn ở sinh hoạt, sách vở khoảng trung bình 300 triệu/năm và còn tùy vào việc có về nhà hay đi du lịch nhiều hay không.

Lưu ý: học phải giỏi, hòa nhập tốt vì chỉ khoảng 30% du học sinh Viêt nam lấy được bằng đại học đúng ngành, đúng hạn tại Đức vì học rất khó. Thông thường mất 6-7 năm mới lấy được cái bằng.
Cơ mà bọn Đức bản xứ cũng chỉ hơn Việt nam nhà mình chút thôi, tỉ lệ của nó khoảng 35%, nên không có gì xấu hổ cả.
 
Chỉnh sửa cuối:

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
362
Động cơ
138,615 Mã lực
Cụ ơi, em tự nhận em là ng cũng khá hiện đại, cũng có thể tiếp cận thông tin nhanh, có network tốt nhưng vẫn cực kỳ loay hoay về việc huóng nghiệp cho con.
Sau khi đọc thớt của cụ về du học Mỹ thì em hiểu CS là ngành hot nên khá cạnh tranh vì vậy ko nên đăng ký ngành là CS. Vậy cụ cho em hỏi là con em là con gái thì liệu có lợi thế hay ưu tiên gì khi apply ngành này hay ko? Và nên hay không apply thẳng vào CS hay cứ để là chưa quyết định?
Cảm ơn cụ nhiều.
Con gái + quốc tịch Việt Nam thì cứ khai báo CS trên hồ sơ ứng tuyển thoải mái cụ à. Tuy nhiên trong bài luận cần tránh đi sâu vào đam mê kỹ thuật (dù là con gái) mà hướng đến khát vọng dùng kỹ thuật để tạo tác động tích cực đến xã hội/phái nữ + kinh nghiệm hoạt động xã hội có liên quan (hoặc là chủ đề khác mang tính cá nhân hơn) vì hiện nay cả xã hội phương tây đang hướng đến điều này.

Ngoài ra, vừa rồi tôi có nói chuyện với một học sinh cũ người TQ vừa mới tốt nghiệp Đại Học Nam Cali (USC) với chuyên nghành Electrical Engineering và minor CS thì nghe cậu ấy nói là toàn khóa học sinh nam người TQ ứng tuyển vào FAANG (top công ty công nghệ Mỹ) đều bị loại hết, thậm chí không được phỏng vấn, nhưng mà nhiều học sinh nữ người TQ lại được mời phỏng vấn và nhận offer.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top