RẢNH - TẢN MẠN VỀ NGHỀ SALE (Chủ đề: Quy Hoạch Thị Trường)
Bài viết mang tính chủ quan trong ngành nghề đang theo đuổi.
Một số bạn Sale có hỏi làm sao tìm đc khách hàng???, thậm chí một số bạn còn hỏi "Anh có bán database khách hàng của anh không", hoặc " em kinh doanh sản phẩm khác của anh, anh có thể cho em ..xin danh sách khách hàng của anh không"???.... Tôi nghĩ câu hỏi đúng phải là "tôi cần tổ chức thị trường như thế nào để có được thị trường trong tương lai".
Cá nhân tôi vẫn cho rằng BÁN là kết quả của một loạt các hoạt động PreSale phối hợp với nhau, đừng tập chung đi bán từng đơn hàng, hãy tổ chức tốt thị trường của bạn, kết quả sẽ tự đến
Tôi xin chia sẻ về mô hình tổ chức thị trường mà tôi tạm gọi là "quy hoạch thị trường", mô hình tôi theo đuổi 20 năm nay. với tôi cốt lõi của nghề sale là phải định vị được thị trường mục tiêu và chiếm được thị phần trong thị trường đó, tôi vốn low-end nên tôi thường chọn các mô hình kinh doanh cổ điển, chậm, chắc, làm theo kế hoạch và bám theo mục tiêu, lượng hoá chi tiết các chỉ tiêu cụ thể từng thời kỳ và phải đo lường được. Cả hệ thống khách hàng của tôi cũng vậy, cũng được quản lý low-end bằng hệ thống thẻ giấy (tôi quản lý mạng lưới khoảng 4000 khách hàng), thực ra tôi cũng từng tiếp cận vào các hệ thống CRM online nhưng không thấy có nhiều cảm xúc làm việc với nó như hệ thộng "CỔ HỦ" tôi dang vận hành, nó cho tôi động lực ngồi vào bàn làm việc mỗi ngày và ghi nhớ các thông tin làm việc liên tục với khách hàng, với hàng ngàn máy lu Sakai bán qua tay tôi trong 10 năm qua tôi có thể nhớ tương đối chính xác từng máy giao lúc nào, đã từng xảy ra lỗi gì, đang hoạt động khu vực nào, các thông tin giao dịch từng diễn ra với chiếc máy đó, các thông tin của khách hàng...điều đó có được khi tôi làm việc với hệ thống này.
Với mô hình quản lý khách hàng này giúp tôi xác định được các thông tin về thị trường, tính mùa vụ, đặc tính khách hàng, các yếu tốt mua-ban, xác định các tiêu chí để đo đếm được xác suất thành công trong bán hàng theo các khía canh: NHU CẦu- THỜI ĐIỂM-KHẢ NĂNG THANH TOÁN ...với các lớp luân chuyển bao gồm
+ Lớp 1: Theo dõi thường xuyên liên tục khách hàng có cả 3 yếu tố: Nhu cầu - thời điển - khả năng thanh toán
+ Lớp 2: theo dõi định kỳ các khách hàng có tiêu chí: NHU CẦU, THỜI ĐIỂM
+ Lớp 3: Theo dõi phát hiện thời điểm của khách hàng có NHU CẦU
Như vậy với quy mô số lớn vài ngàn khách hàng lớp 3 và cơ số đủ khách hàng lớp 1 cùng với xác suất chốt hợp đồng trung bình hàng năm phân theo tính mùa vụ và chu kỳ, tôi có thể xác định tương đối chính xác 90% sản lượng bán trong Quý và 70% sản lượng bán hàng trong tháng, tỷ lệ theo tháng có thể tăng lên khi sử dụng các công cụ đòn bẩy tài chính thúc đẩy thời điểm mua của khách hàng, hoặc tăng dự đoán trước xác suất bán hàng giảm trên tính mùa vụ mà tăng quy mô khách hàng để bù lại, hoặc giả bù lại sản lượng thiếu trên kế hoạch kinh doanh bằng cách bù lại qua tăng quy mô hoặc thời gian giao dịch.
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT VẬN HÀNH.
Để đảm bảo hoạt đông hiệu quả tôi khuyến cáo mỗi nhân viên nên áp dụng với quy mô tăng dần từ 100 khách hàng và tối đa 1000 khách hàng, khi vượt quá 1000 nên thuê thêm trợ lý để hỗ trợ thực hiện, mức tối ưu là 1 trợ lý/1000 khác hàng. Hiện tại như với em thì đang dùng 2 trợ lý/4.000 khách hàng.
Diễn giải:
- (1) (Bắt đầu) Chiến dịch Tiếp thị: Nhân viên marketing sẽ thực hiện các chiến dịch tiếp thị nhằm thu hút Khách hàng Mục tiêu. Chiến dịch Tiếp thị được thực hiện trên hệ thống bằng các công cụ Marketing là Email Marketing, SMS Marketing, thư ngỏ, website, face, zalo, bài viết trên các diễn đàn chuyên ngành…..Việc thực hiện được tổ chức đồng thời, hàng loạt, thông tin đưa ra được đồng nhất. Sau khi thực hiện cần xác định được các đối tượng đã nhận được thông tin (đã đọc, xem), chuyển các đối tượng này thành đối tượng Khách hàng Mục tiêu.
- (2) Khách hàng Mục tiêu: Đối tượng Khách hàng Mục tiêu sẽ được phân bổ thành Danh sách các Khách hàng Mục tiêu để cho từng NVKD hàng chăm sóc. Sau khi được các NVKD chăm sóc và xác thực thông tin khách hàng , Khách hàng Mục tiêu sẽ chuyển thành Khách hàng Đầu mối
- (3) Khách hàng Tiềm năng: Ở bước này, các NVKD tiếp tục chăm sóc Khách hàng Đầu mối từ bước 2 chuyển qua.. Trong quá trình chăm sóc, NVKD xác thực xem Khách hàng Đầu mối này có mang lại Cơ hội bán hàng hay không. Nếu có, chuyển qua bước 4. Ngược lại, cập nhật thông tin khách hàng Đầu mối, giữ lại trong hệ thống để dùng cho các chiến dịch sau này.
- (4) Cơ hội bán hàng: Khi xác thực có Cơ hội bán hàng từ Khách hàng Đầu mối, NVKD tiến hành các bước sau:
+ (4.1) Lưu hồ sơ khách hàng vào danh sách Khách hàng Tiềm năng thông qua hệ thống “thẻ tiếp cận khách hàng” với các thông tin đầy đủ theo từng mục
+ (4.2) Tạo 1 Cơ hội bán hàng trên hệ thống: có thể tạo ra 1 hoặc nhiều c hội bán hàng khác nhau theo cùng 1 khách hàng. Các NVKD sẽ tiến hành chăm sóc các Cơ hội bán hàng bằng các Hoạt động bán hàng ở bước 5.
- (5) Hoạt động Bán hàng: Các hoạt động bán hàng trên hệ thống bao gồm:
+ Gọi điện
+ Viết mail
+ Hẹn gặp
+ Nhật ký khách hàng
+ Báo giá
+ Hợp đồng
Chú ý: Toàn bộ hoạt động bán hàng phải được cập nhật đầy đủ trên “thẻ tiếp cận khách hàng”
Nếu quá trình bán hàng không thành công (Cơ hội bán hàng kết thúc thua) thì tiến hành cập nhật lại thông tin Khách hàng Tiềm năng, ghi nhận các phản hồi từ khách hàng nếu có. Ngược lại, nếu bán hàng thành công, thì tiến hành các bước sau:
-(6) Hợp đồng:
+ (6.1) Tạo hợp đồng.
+ (6.2) Sản phẩm, Dịch vụ: Chuẩn bị các sản phẩm và số lượng sử dụng trong hợp đồng.
+ (6.3) Thu-Chi: Nhân viên kế toán sẽ chịu trách nhiệm theo dõi và tiến hành thu chi các khoản theo hợp đồng.
+ (6.4) Cập nhật hồ sơ Khách hàng: Lúc này Khách hàng Tiềm năng đã trở hành Khách hàng thực sự. Tiến hành cập nhật các thông tin cần thiết cho khách hàng này, cập nhật thẻ “Chăm sóc khách hàng”
+ (6.5) Phương án thực hiện, Quản trị thực hiện: chuẩn bị sản phẩm, tổ chức sản xuất theo hợp đồng với khách hàng.
- (7) Bàn giao sản phẩm, dịch vụ: Sau khi sản phẩm sẵn sàng sẽ được bàn giao cho khách hàng. Bàn giao sản phẩm xong thì hợp đồng với khách hàng, thông tin về CSKH và CSSP sẽ được cập nhật trên “thẻ chăm sóc khách hàng”. Các hoạt động bao gồm:
+ Kiểm tra sản phẩm trước khi giao hàng, đảm bảo sản phẩm luôn ở trạng thái tốt nhất
+ Giao máy và lắp đặt tại địa điểm mà khách hàng yêu cầu, hướng dẫn đào tạo sử dụng, vận hành
- (8) Chăm sóc khách hàng, Chăm sóc sản phẩm: Các hoạt động chăm sóc khách hàng cung cấp bởi hệ thống:
+ Emai, SMS hỏi thăm, chúc mừng, Tặng quà chúc mừng
+ Áp dụng các chính sách vip
+ Bảo hành, sửa chữa, kiểm tra định kỳ
+ cung cấp phụ tùng, tư vấn kỹ thuật
+ Đánh giá, phân loại…
- (9) Vụ việc/phản ánh/Lỗi sản phẩm: Ghi nhận vụ việc, phản ánh, chất lượng sản phẩm, các lỗi hư hỏng…vv..
- (10) Báo cáo, thống kê:
+ Báo cáo thị trường:
+ Báo cáo tổng hợp, chi tiết doanh số tổng hợp
+ Báo cáo phân loại khách hàng
+ Báo cáo tổng hợp, chi tiết hoạt động nhân viên: NVKD, Tổ trưởng KD tổng hợp tổ.
+ Báo cáo CSSP
+ Báo cáo CSKH
- (11) Chỉ tiêu kinh doanh: Chỉ tiêu kinh doanh được đặt ra bởi cấp quản lý. Sau mỗi khoảng thời gian, dựa vào các phản hồi từ khách hàng và kết quả báo cáo, thống kê, người có trách nhiệm sẽ tiến hành điều chỉnh Chính sách bán hàng, chế độ hậu mãi, các quy trình liên quan như sản xuất, kho, vận chuyển và sau cùng là điều chỉnh Chiến dịch tiếp thị nhằm tối ưu hiệu quả bán hàng, tiếp thị sản phẩm.
- (1) Chiến dịch Tiếp thị (đã thay đổi - quay lại bước 1) - dựa vào các chỉ tiêu kinh doanh đã điều chỉnh, chiến lược marketing sẽ được điều chỉnh theo cho phù hợp nhằm thu hút các đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả.
(Khuyến cáo mô hình này ko dùng cho bán lẻ ngành hàng tiêu dùng nhanh hoặc buôn bán online)