[Funland] Xin các cụ ghé thớt-em thích nghe chuyện đặc công VN quá !!!!

chuột 74

Xe điện
Biển số
OF-32948
Ngày cấp bằng
4/4/09
Số km
4,086
Động cơ
516,640 Mã lực
Nơi ở
29 lạc trung-hà nội
hồi nhỏ mỗi lần đi qua cây đa nhà bò trên phố lò đúc,e thấy 1 anh suốt ngày leo trèo ăn ngủ trên cây đa.nghe nói là đặc công xuất ngũ bị bệnh tâm thần ?????
bác nào ở gần đó chắc cũng đã từng gặp và chứng kiến hình như vào giữa thập niên 80 của thế kỷ trước.
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
Đồn thổi hoặc vô tình chứ Đặc công chỉ chuyên đánh tập kích. Giữ chốt thì bộ binh cũng như đặc công, cụ nào máu thì chiến ngon hơn, cụ nào non gan thì thất trận sớm.
Trong bộ binh, có một thứ lính độ máu kg kém gì đặc công đó là lính trinh sát (có thể gọi là tinh nhuệ của bộ binh). Em nằm trong tiểu đội trinh sát vài tháng nhưng cũng chẳng được huấn luyện gì khác bộ binh, "nghiệp vụ" toàn lính cũ tự chỉ vẽ cho lính mới mà thôi :D )
Đúng là nhiệm vụ giữ chốt toàn là của bộ binh. Năm 84 đặc công lấy được chốt là giao ngay cho bộ binh giữ, sau đó TQ phản kích mất hôm sau đặc công lại lên đánh chứ đánh xong là họ rút ngay. Lính trinh sát sư đoàn em cũng như cụ nói và em chơi với chúng nó thấy nó cũng như bộ binh thôi, khác nhau mỗi cái trang bị của trinh sát thì giống đặc công và khi hoạt động thì đi theo tốp nhỏ nhưng chỉ huy thì toàn cấp trung đội hoặc đại đội đi cùng.
Thằng tàu nói chuẩn đấy, đặc công của ta như hồi năm 84-85 em thấy toàn đi 3-4 người và tự động tác chiến, ví dụ như ban ngày có người đánh dấu các ổ hỏa điểm của TQ hay bắn sang ta là đến tối các cụ ấy tự đi và nhiệm vụ là phải tương mấy quả bộc phá loại 4 lạng vào đấy rồi về. Nhưng khi rút xuống dưới thì các cụ ấy quậy hơn cả bộ binh. Sau này xe khách tuyến Hà Nội- Hà Giang chỉ di đến Vĩnh Tuy là phải có kiểm soát quân sự đi cùng để theo xe lên HG. Các cụ kiểm soát quân sự cũng chỉ dọa được lính bộ binh thôi chứ khi đến gần doanh trại của 821 là phải bắn súng báo hiệu và bên 821 phải báo động tập trung đủ quân số không cho các cụ đặc công lên đường chặn xe khách. Hồi đó em thấy lính 821 nằm trong hang Làng Lò toàn lính Thanh- Nghệ Tĩnh nên lì lắm, bị thương vào bắp chân không rút xuống và tự lấy mảnh cối ra rồi ở lại nấu cơm phục vụ trong hang chờ lành lại đi chiến tiếp, hi...hi chả bù cho thằng bạn cùng trung đoàn em khi bị thương vào vai về phẫu cứ cười hớn hở vì được về dưới.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Đạc công xuất ngũ tâm thần là chuyện thuơdng xưa trên đàu ng truờng tộ hàng than cũng có bác chuyên đíng đinh vào mũi đi xin tiwèn đấy thôi
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
hồi nhỏ mỗi lần đi qua cây đa nhà bò trên phố lò đúc,e thấy 1 anh suốt ngày leo trèo ăn ngủ trên cây đa.nghe nói là đặc công xuất ngũ bị bệnh tâm thần ?????
bác nào ở gần đó chắc cũng đã từng gặp và chứng kiến hình như vào giữa thập niên 80 của thế kỷ trước.
Anh ta tên Huệ. Trẻ ở phố gọi là ông Đặc công điên. Bị bệnh, trốn viện ra ngoai.
Đó vào khoảng 1980-1981, đói lắm, rét lắm. Em ăn cắp của mama nắm mì sợi cho anh này. Anh ta nấu mì trong cái ống bơ sữa bò bằng củi cây que nhặt ngoài đường, cho thêm quả cà chua được ai đó cho.
Nhanh quá. Vậy đã hơn 3 chục năm. Nửa đời người :(
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
bác Huệ đặc công này em cũng đc nghe kể qua nhiều người, thấy đồn là bác ấy bị tiêm thuốc lú, kb có thật k
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,399
Động cơ
660,660 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
bác Huệ đặc công này em cũng đc nghe kể qua nhiều người, thấy đồn là bác ấy bị tiêm thuốc lú, kb có thật k
Gớm! Đặc công chỉ khác với lính thường ở khâu huấn luyện thể chất, chiến thuật. Còn lại chỉ bí mật từng trận đánh thôi chứ có phải mấy ông chuyên giữ tài liệu mật cấp chiến lược đâu mà phải tiêm thuốc này, chích thuốc kia khi thải loại. Chẳng qua đánh đấm căng thẳng hơn, cái sống cái chết rõ hơn nên nếu thần kinh kg vững thì bị "Xì chét" hóa điên thôi. Đã là lính thì bất kể là bộ binh, pháo binh, đặc công... đơn vị nào mà kg có 1 , 2 ông như vậy. Nhưng lính thường bị thì chẳng ai để ý, còn "người của công chúng" thì được quan tâm sinh ra đồn nọ đồn kia. Lúc em ở lính, đơn vị em cũng có nhưng em chỉ quan tâm đến mấy chị em bị "Isteri" (Histeria) thôi... Mà isteri là bệnh gì thì các cụ tự tìm hiểu nhé. :D

Nói về đặc công, lúc mới giải phóng, ông chú em lúc đó đã là đại tá còn đưa cho em đọc quyển "Đặc công Cộng sản" - tài liệu của Mẽo biên soạn, mô tả tỉ mỉ các kỹ thuật, chiến thuật, phương pháp tiếp cận, vũ khí, cách đánh của ĐC nhà mình... và các bài chống đỡ lại của Mẽo. Vì đó là tài liệu thu được và cụ ấy đang ngâm cứu nên chỉ cho em đọc rồi xách về lại đơn vị, bây giờ em vẫn tiếc (thời ấy kg biết máy photocopy là cái giề).
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
127,998 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Gớm! Đặc công chỉ khác với lính thường ở khâu huấn luyện thể chất, chiến thuật. Còn lại chỉ bí mật từng trận đánh thôi chứ có phải mấy ông chuyên giữ tài liệu mật cấp chiến lược đâu mà phải tiêm thuốc này, chích thuốc kia khi thải loại. Chẳng qua đánh đấm căng thẳng hơn, cái sống cái chết rõ hơn nên nếu thần kinh kg vững thì bị "Xì chét" hóa điên thôi. Đã là lính thì bất kể là bộ binh, pháo binh, đặc công... đơn vị nào mà kg có 1 , 2 ông như vậy. Nhưng lính thường bị thì chẳng ai để ý, còn "người của công chúng" thì được quan tâm sinh ra đồn nọ đồn kia. Lúc em ở lính, đơn vị em cũng có nhưng em chỉ quan tâm đến mấy chị em bị "Isteri" (Histeria) thôi... Mà isteri là bệnh gì thì các cụ tự tìm hiểu nhé. :D

Nói về đặc công, lúc mới giải phóng, ông chú em lúc đó đã là đại tá còn đưa cho em đọc quyển "Đặc công Cộng sản" - tài liệu của Mẽo biên soạn, mô tả tỉ mỉ các kỹ thuật, chiến thuật, phương pháp tiếp cận, vũ khí, cách đánh của ĐC nhà mình... và các bài chống đỡ lại của Mẽo. Vì đó là tài liệu thu được và cụ ấy đang ngâm cứu nên chỉ cho em đọc rồi xách về lại đơn vị, bây giờ em vẫn tiếc (thời ấy kg biết máy photocopy là cái giề).
Em không hiểu cái đo đỏ. Khai sáng cho em đi cụ Gấu. nài nỉ đới:-??
 

Hoathanhtao

Xe điện
Biển số
OF-143470
Ngày cấp bằng
26/5/12
Số km
4,779
Động cơ
410,300 Mã lực
Anh ta tên Huệ. Trẻ ở phố gọi là ông Đặc công điên. Bị bệnh, trốn viện ra ngoai.
Đó vào khoảng 1980-1981, đói lắm, rét lắm. Em ăn cắp của mama nắm mì sợi cho anh này. Anh ta nấu mì trong cái ống bơ sữa bò bằng củi cây que nhặt ngoài đường, cho thêm quả cà chua được ai đó cho.
Nhanh quá. Vậy đã hơn 3 chục năm. Nửa đời người :(
Cụ Vịt nhà đâu vậy:D Có khi em biết cụ cũng nên,thời đó bọn em cũng hay chơi đùa với anh Huệ,những lúc lên cơn,mắt anh ấy vằn đỏ trông đáng sợ thật,nhưng cũng thương lắm ý,anh ấy ôm đầu vật vã thương ơi là thương!
 
Chỉnh sửa cuối:

Ales

Xe tải
Biển số
OF-158449
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
313
Động cơ
353,830 Mã lực
Bác nào có ch về lính đặc công kể cho anh em trên này thêm kính nể đi ạ
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Ơ ! Em cũng khoái điều trị bệnh này lắm các cụ ạ ! Mà em mát tay kinh khủng luôn, bệnh nhân vào tay em chẳng cần thuốc đâu :D

Đùa tý ! cụ nào chưa biết thì nghiên cứu cho vui

*Bệnh hysteria đã được người ta ghi nhận từ thời cổ. Hypocratte ông tổ nghề y người Hy Lạp (trước CN) đã mô tả. Rồi tới thời hiện đại mới được mô tả đầy đủ căn bệnh này một cách khoa học và hệ thống. Hiện nay Tâm thần học hiện đại xếp bệnh Hysteria vào nhóm các bệnh loạn thần tâm căn. Bệnh thường xuất hiện sau một chấn thương tâm lý ở những người nhân cách yếu (em lưu ý với các cụ. Thuật ngữ nhân cách dùng trong y học hoàn toàn khác với khái niệm này về mặt đạo đức xã hội)
- ( CĂN BỆNH NÀY KHÔNG PHẢI LÀ BỆNH DO THIẾU ĐÀN ÔNG, NHƯ CÁCH SUY NGHĨ GÁN GHÉP CỦA MỘT SỐ NGƯỜI) để rồi trong quá trình điều trị cắt cơn, hành dộng của các thầy thuốc thiếu tâm làm mất tư cách theo quan điểm đạo đức xã hội và y đức
*Các biểu hiện thường gặp.
- Cơn hysteria: Sau một chấn thương tâm lý, ví dụ như mất người thân yêu nhất, những chia ly đột ngột gây hụt hẫng, hoặc diễn ra trong hoàn cảnh thương tâm. Bệnh nhân giãy giụa la hét, đập giường, xuất hiện cơn co giật, co cứng tăng trương lực cơ, sững sờ... nhưng ý thức vẫn tỉnh táo và vẫn nhận biết được xung quanh, thích được mọi người chú ý.để rồi trong quá trình điều trị cắt cơn, Do vậy dù tỉ lệ mắc ở phụ nữ trẻ là 10/1 nhưng có nghĩa là còn 10% nam giới cũng mắc chứng bệnh này, khẳng định mức độ bệnh lý của chủ thể.

- các biểu hiện là: Cơn rối loạn cảm xúc: Kêu khóc, cảm xúc hỗn độn, nói không chuẩn, không ăn nhập với chủ đề xung quanh, gào thét không rõ lý do, ý thức ít bị rối loạn. Trong một số trường hợp bệnh nhân có ảo giác (thường là ảo thị - bệnh nhân nhìn thấy những hiện tượng không có từ bên ngoài). Bệnh nhân rất dễ bị ám thị và tự ám thị (nhận thức không đúng về sự vật hiện tượng xảy ra ).
- Cơn ngất lịm hysteria: Đột nhiên ngất lịm nhưng ý thức không bị ảnh hưởng nhiều, mắt có thể còn chớp nháy (khác hẳn cơn ngất do tim, bệnh nhân mệt mỏi trước khi có cơn, tiền sử có bệnh tim mạch, khi cơn xảy ra ý thức bị mất hoàn toàn).
- Cơn ngủ hysteria: Lên cơn co giật nhẹ rồi đi vào giấc ngủ nhưng mắt vẫn lim dim. Giấc ngủ có thể kéo dài 1-2 ngày.
- Biểu hiện rối loạn vận động: Có thể gặp rối loạn vận động như run, co giật, liệt chức năng mơ hồ không rõ định khu, không rõ ràng, có khi như giả vơ,â lan tỏa khắp cơ thể.
- Biểu hiện rối loạn cảm giác: Rối loạn cảm giác mất hoặc tăng cảm (một kích thích nhỏ nhưng bệnh nhân cảm nhận lớn hơn bình thường); cảm giác đau và sơ đồ cảm giác cơ thể; cảm giác nội tạng cũng bị rối loạn như đau bụng, đau ngực, đau vùng tim...
- Biểu hiện rối loạn giác quan:
+ Đột nhiên điếc sau một chấn thương tâm lý mà không hề có tổn thương thực thể ở hệ thống thính giác. Khả năng phục hồi bằng thôi miên hầu như có kết quả rất rõ.
+ Đột nhiên chẳng nhìn thấy gì trong khi mắt bệnh nhân vẫn mở, vẫn mơ hồ nhận thấy le lói vật thể xung quanh.
* Nguyên nhân gây bệnh hysteria.
Thường là do những chấn thương tâm lý, lo sợ cao độ, tức giận bi quan, bệnh cơ thể mà theo người bệnh hiểu là hiểm nghèo; yếu tố thuận lợi là những người có nhân cách yếu, kém ý chí, thần kinh bất bình thường, bị nhiễm độc, nhiễm trùng, bệnh tim mạch... gây nên.
* Cơ chế phát sinh bệnh hysteria.
Được giải thích với nhiều học thuyết khác nhau. Các nhà thần kinh học hiện đại cho rằng bệnh phát sinh do tăng cảm xúc, ám thị ở những người có nhân cách yếu. Ở những người này vỏ não suy yếu, hệ thống dưới vỏ não thoát ly vì vậy khi bị kích thích không thể kiềm chế được, tăng ức chế vỏ não. Cuối cùng là tăng hoạt động dưới vỏ mà biểu hiện trên lâm sàng bằng nhiều triệu chứng đa dạng, tùy theo vùng não bị kích thích tập trung. Chính từ đặc điểm này mà bệnh có thể bị gây nên và có thể bị giảm bớt bằng cách ám thị. Cảm ứng thành cao trào khi có sang chấn tạo phản ứng dây chuyền trong cộng đồng (có cùng hoàn cảnh) do đó gây bệnh tập thể, một lúc có thể lên đến cả trăm người.
* Phương pháp điều trị.
Điều trị bệnh này bằng phương pháp tâm lý, thôi miên, tạo quan hệ tốt giữa bác sĩ và bệnh nhân, cơn bệnh sẽ qua đi trong thời gian ngắn. Trong một số trường hợp khó khăn hơn cần sử dụng ngay Benzodiazepin, sau đó dùng thuốc chống trầm cảm liều thấp, ví dụ như Elavil, hoặc các thuốc mới như Prozac, Remeron, Sertralin...
Phòng bệnh phải mang tính chiến lược bằng các chương trình chăm sóc sức khoẻ tâm lý học đường. Tập cho con người rèn luyện trong các môi trường khác nhau kể cả các điều kiện khó khăn. Phổ cập các kiến thức về bệnh này. Kêu gọi mọi người sống chan hoà, có tinh thần tập thể, tình thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau. Loại trừ các yếu tố gây căng thẳng, các yếu tố môi trường thuận lợi làm phát sinh bệnh như đã nêu ở trên.
Tóm lại hysteria là một bệnh thần kinh chức năng với biểu hiện hết sức đa dạng cả về tâm thần kinh cũng như cơ thể, thường phát sinh sau một sang chấn, có thể cảm ứng lan truyền cho cả tập thể.
Các biểu hiện bệnh này không giống với các bệnh thực thể hoặc thần kinh khác vì nó không có bằng chứng rõ nét về vị trí và kết quả xét nghiệm trong giới hạn bình thường, mà nó có thể xuất hiện, nặng lên, hoặc mất đi bằng ám thị hoặc thôi miên.
Khi có người bệnh cần tránh tập trung, chăm sóc quá chu đáo, quá quan tâm thậm chí thái độ hốt hoảng thiếu bình tĩnh của bạn bè, người thân sẽ làm bệnh nặng thêm. Mà ngược lại phải cứng rắn, kiên quyết, có thể dùng lời lẽ khiếm nhã với bệnh nhân (như quan điểm của em: Dĩ độc trị độc là như vậy) , nhưng trong tâm thức thầy huôc và mọi người phải tôn trọng bệnh nhân. Trong điều trị có thể dùng một số thuốc giảm lo âu, thuốc làm giảm các triệu chứng thực thể. Phòng bệnh bằng các biện pháp rèn luyện và bồi dưỡng nhân cách hợp lý, khoa học cùng với việc phổ cập các kiến thức về căn bệnh này.
* Một điều lưu ý các cụ là trong tư duy của mình đánh giá căn bệnh này trên quan điểm tích cực, thấu cảm nỗi đau dày vò của người bệnh. Bản thân người ta lúc bình thường cũng không ai muốn như vậy. Chúng ta cũng đừng gán ghép thiên lệch ý chí chủ quan vào một hiện tượng hết sức khách quan của con người mà trong thế giới kĩ thuật số hiện đại này hãy coi chừng chúng còn xảy ra nhiều hơn dưới các dạng phi cổ điển. ....
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
127,998 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Úi giời, cái ông Vi ha này. Em đang dùng câu hỏi nghiệp vụ để cài ông Gấu để khai thác một số chuyện "hay", cụ làm thế này thì....:-w~X(~X(
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Ơ ! Em cũng khoái điều trị bệnh này lắm các cụ ạ ! Mà em mát tay kinh khủng luôn, bệnh nhân vào tay em chẳng cần thuốc đâu :D

Đùa tý ! cụ nào chưa biết thì nghiên cứu cho vui

*Bệnh hysteria đã được người ta ghi nhận từ thời cổ. Hypocratte ông tổ nghề y người Hy Lạp (trước CN) đã mô tả. Rồi tới thời hiện đại mới được mô tả đầy đủ căn bệnh này một cách khoa học và hệ thống. Hiện nay Tâm thần học hiện đại xếp bệnh Hysteria vào nhóm các bệnh loạn thần tâm căn. Bệnh thường xuất hiện sau một chấn thương tâm lý ở những người nhân cách yếu (em lưu ý với các cụ. Thuật ngữ nhân cách dùng trong y học hoàn toàn khác với khái niệm này về mặt đạo đức xã hội)
blah blah........
bác thật thà quá :))
 

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,834
Động cơ
553,354 Mã lực
Anh Huệ này em có biết, ngày xưa hoạt động nhiều ở vùng quận Hai Bà Trưng. Em cũng nể ông này, nhỏ người nhưng rất nhanh và dẻo dai. Có một lần anh ấy chiến với một anh chàng lang thang ở ngay chợ Nguyễn Công Trứ vì nghi ông này là "thám báo của bọn bành trướng Trung Quốc". Bà Thọ chủ hàng phở ở chợ phải xin và cho anh ấy ít tiền lẻ để tha cho ông "thám báo" máu me bét nhè đến tội nghiệp kia. Sau này không biết anh ấy đi đâu.
Em có nghe nói một số cụ đặc công bị rối loạn tậm thần, có thể một phần do thời gian huấn luyện quá ngắn mà phải tiêu hóa một lượng giáo án khủng nên bị "tẩu hỏa nhập ma", cộng thêm chiến trường gian khổ và khốc liệt nên xảy ra tình trạng như vậy.
Về chiến trường biên giới phía Bắc, ông anh họ em trước là lính 2W pháo binh, có kể vài câu chuyện về lính đăc biệt tinh nhuệ rằng các anh cực kỳ nhanh, thoắt ẩn thoắt hiện, xuất quỷ nhập thần. Đi chiếm lại chốt, bị lộ, TQ phát hiện xả đạn xuống; tân binh cựu binh vận động không kịp hy sinh nhiều. Nhưng đặc biệt chả bao giờ dính ông tinh nhuệ nào vì các bác ấy nhanh quá, động một phát là biến mất liền. Ông anh em còn kể về trận một tiểu đội đặc công chỉ có dao găm, lựu đạn và hóa chất (acid?) ma thịt hết một đơn vị pháo TQ, phá hỏng (tạt acid vào nòng pháo?) hết pháo của bạn làm các bạn Khựa phát rồ phát dại.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Cụ Vịt nhà đâu vậy:D Có khi em biết cụ cũng nên,thời đó bọn em cũng hay chơi đùa với anh Huệ,những lúc lên cơn,mắt anh ấy vằn đỏ trông đáng sợ thật,nhưng cũng thương lắm ý,anh ấy ôm đầu vật vã thương ơi là thương!
Nhà em gần chợ, xa trường học ợ.
Em ở ngay sát chợ Hôm.
Cụ ở đâu thía?
:)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top