- Biển số
- OF-80429
- Ngày cấp bằng
- 16/12/10
- Số km
- 2,118
- Động cơ
- 435,741 Mã lực
Cụ Kim loại kể chuyện về đặc công đi em hóng với
Cụ còn nữa thì phọt nốt lên cho bọn em hóng đi, để dành làm gìcháu lanh chanh post nhát
Tốn hết mấy trăm viên AK cùng lựu đạn cay, bao vây vòng trong vòng ngoài nhiều lớp, thế mà "địch" nó rút lúc nào - hướng nào có biết đâu, chưa kể "địch" không sao nhưng "mình" thì 4 ông nhập viện (vụ ở chữ ký của em ấy). Tồi đến thế nhưng vẫn viết được thành sách đấy. Em ứ tin ngoài việc mai phục bắn tốc độ, đuổi chợ...thì các ông ấy có thể làm được những việc cụ nói.Em luôn muốn lực lượng đặc công luôn là cái gì đó huyền bí, chỉ để làm những nhiệm vụ đặc biệt, còn những thứ như giải cứu con tin, chống khủng bổ thì để dành cho bên công an hay hơn
Ầy dà, chứng tỏ cụ chưa gặp lính đặc nhiệm của Bộ rồi, bọn em đang nói đến quân triều đình cơ mà, cụ lôi chuyện xã cụ vô đây làm gìTốn hết mấy trăm viên AK cùng lựu đạn cay, bao vây vòng trong vòng ngoài nhiều lớp, thế mà "địch" nó rút lúc nào - hướng nào có biết đâu, chưa kể "địch" không sao nhưng "mình" thì 4 ông nhập viện (vụ ở chữ ký của em ấy). Tồi đến thế nhưng vẫn viết được thành sách đấy. Em ứ tin ngoài việc mai phục bắn tốc độ, đuổi chợ...thì các ông ấy có thể làm được những việc cụ nói.
Đặc nhiệm của Bộ lên Hòa Bình mấy xe ô tô, rồi bỏ xe ô tô chạy toán loạn tránh súng kíp em cũng có biếtẦy dà, chứng tỏ cụ chưa gặp lính đặc nhiệm của Bộ rồi, bọn em đang nói đến quân triều đình cơ mà, cụ lôi chuyện xã cụ vô đây làm gì
vụ nào thía ạ ?????Đặc nhiệm của Bộ lên Hòa Bình mấy xe ô tô, rồi bỏ xe ô tô chạy toán loạn tránh súng kíp em cũng có biết
Đánh vào sân bay Utapao
"Utapao là căn cứ không quân rất lớn của Mỹ tại Thái Lan hồi đó, và đây cũng là cũng là sân bay duy nhất ở Đông Nam Á mà máy bay chiến lược B.52 có thể hạ, cất cánh. Máy bay B.52 của Mỹ thường xuất phát từ nơi đây và đảo Guam để ném bom miền Bắc nước ta. Chính phủ ta ngày ấy từng ra tuyên bố: địch xuất phát từ đâu, ta có quyền đánh trả ngay nơi sào huyệt của chúng. Dựa vào tuyên bố ấy và trên cơ sở phân tích tin tình báo chiến lược, phán đoán đúng ý đồ của Mỹ, tháng 10/1972, Bộ Tư lệnh Đặc công giao cho thượng tá Nguyễn Đức Trúng, Tham mưu trưởng binh chủng, nghiên cứu và chuẩn bị phương án đánh thẳng vào căn cứ máy bay B.52 của Mỹ, khi chúng tăng cường ném bom thủ đô Hà Nội..."
hớ lại trận đánh sân bay U Ta Pao (Thái Lan) Chúng tôi đi tìm căn cứ xuất phát
Lịch sử Bộ đội Đặc công-Quân đội Nhân dân Việt Nam, trang 343, có ghi: “Đêm ngày 9 rạng ngày 10 tháng 1 năm 1972, tổ chiến đấu gồm Bùi Văn Phương, Vũ Công Đài, Trần Thế Lại tập kích sân bay U Ta Pao (Thái Lan).
Trong một tình thế đặc biệt, tổ đã nổ súng tiêu diệt cả toán tuần tra gồm 2 tên Mỹ và một chó bẹcgiê. Khi cả tổ đến khu vực để máy bay B52, địch phát hiện nổ súng bắn chặn. Hai đồng chí Phương, Đài lao nhanh đến mục tiêu, dùng thuốc nổ đánh vào từng chiếc máy bay. Kết quả ta đã phá hủy, phá hỏng 8 máy bay B52…”. Và với những thông tin kể trên, chúng tôi lần tìm lại dấu tích xưa!
Trước năm 1975, sân bay U Ta Pao (T90) là một căn cứ hiện đại của Mỹ tại Thái Lan. Xuất phát từ đây, máy bay B52 của địch đã thực hiện “rải thảm” đường Trường Sơn, cũng như chiến dịch 12 ngày đêm “đưa Hà Nội trở về thời kỳ đồ đá”. Và hôm nay, từ tỉnh Saravan trên dãy Trường Sơn Tây di chuyển về phía Nam, chúng tôi đến thị xã Păk Sê thuộc tỉnh Chămpasăk.
Ở đây, sông Mekong đã phân chia rõ rệt thành địa giới của 3 quốc gia Lào, Thái Lan, Campuchia. Nếu từ Păk Sê vượt qua sông Mekong và đi thẳng là đến tỉnh U Bon Ratchathani thuộc Thái Lan; nhưng nếu đi dọc sông về phía Nam thì gặp vùng đất tỉnh Stung Treng thuộc Campuchia.
Đại tá Nguyễn Đức Trúng, nguyên là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Đặc công kể với PV Báo SGGP: “Đơn vị chúng tôi sau khi đi dọc Trường Sơn Tây vào đến Chămpasăk thì đóng quân bên dòng suối Huội Phạt thuộc rừng Đôn Canh Thung, tỉnh Chămpasăk (Lào), giáp U Bon Ratchathani và Stung Treng. Nước của dòng suối Huội Phạt chảy ra sông Mekong nên dòng chảy của nó có khi dạt sang Thái Lan, có khi xuôi về Campuchia”.
Theo lời kể của Đại tá Trúng, chúng tôi xác định được con đường mà các ông hành quân cũng chính là con đường mà Đoàn 559 cắt rừng từ Lệ Thủy (Quảng Bình) sang đất Lào, rồi vượt đường 9 (đoạn thuộc tỉnh Savanakhet), sau đó xuôi về phía Chămpasăk. Ông kể: “Lúc đó, tôi mới là Thượng tá Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Đặc công và được cấp trên chỉ đạo nghiên cứu đánh sân bay U Ta Pao. Nhiệm vụ đánh sân bay U Ta Pao quả thật rất nặng nề. Tuy nhiên nếu không thực hiện thành công, ta có nguy cơ rơi vào thế yếu trên bàn đàm phán tại Paris”.
Xe chúng tôi qua sông Sê Đôn rồi đi tiếp về phía biên giới 3 nước. Gió từ sông Mekong thổi lên mát rượi. Đoạn Mekong trên đất Lào rất khác đoạn Mekong trên đất Việt về địa hình. Nước sông không có phù sa và bùn đất mà chỉ rặt cát vàng ở hai bờ sông. So với Việt Nam, Mekong đoạn này cao hơn hẳn nên bên bờ sông còn có núi và những cánh rừng già bạt ngàn, mây trắng sà sát mực nước sông.
Ở giữa sông, những gờ đá mọc lên như thành như lũy, gặp sóng đập vào tung bọt trắng xóa. Ngày ấy, những người lính đặc công đã vượt sông ở đoạn này để vào đất Thái, rồi nhằm thẳng vào căn cứ quân sự, sân bay U Ta Pao của Mỹ. Đại tá Nguyễn Đức Trúng kể: “Khoảng cách từ Huội Phạt đến sân bay quân sự U Ta Pao quá xa, lại toàn rừng rậm bao bọc nên ban đầu chúng tôi chia khoảng cách khoảng 30km để cất giấu lương thực, vũ khí.
Tuy nhiên do thiếu kinh nghiệm bảo quản, các túi gạo giấu trong hốc đá, trên cây đều bị gấu rừng phá sạch. Chúng tôi lại cho gạo vào thùng đạn để tránh gấu nhưng anh em than “người khuân gạo còn nặng huống chi phải đánh vỗ mặt địch”. Thấy tình thế khó khăn không thể một lúc hủy diệt sân bay U Ta Pao, chúng tôi đổi phương án đánh chớp nhoáng tiêu hao sinh lực địch, giành thế chủ động cho việc đàm phán ký Hiệp định Paris năm 1973 sau này”…
Chúng tôi lần tìm những người Việt cao tuổi có khả năng nhớ về vị trí trú quân bên suối Huội Phạt năm ấy. Mặc dù tỉnh này có đến 4.375 người Việt sinh sống nhưng do thời gian trôi qua quá lâu, rừng rậm che lấp các dấu tích cũ nên không ai biết. Đang nản lòng thì Chủ tịch Hội Người Việt tại Chămpasăk Đoàn Hữu Đấu nhớ đến một công dân tên Lê Thành ở xóm Việt kiều Tân An (Chămpasăk).
Ông Đấu dùng xe Honda chở chúng tôi đến gặp ông Lê Thành và thông tin lại mở ra: “Đúng là có một trạm đóng quân của bộ đội ta bên suối Huội Phạt. Tôi từng đưa một trinh sát cắt rừng vượt biên sang đất Thái vào năm 1972 để nắm tình hình sân bay địch. Tên của người trinh sát đó tôi không nhớ rõ. Hồi ấy người Việt ở Chămpasăk rất nặng lòng với bộ đội Việt Nam, ai nhờ gì, đặt ra yêu cầu gì chúng tôi đều đáp ứng”. Nhưng đã lâu rồi đâu còn ai nhắc nhở gì đến Huội Phạt. Chúng tôi hỏi đường vào Huội Phạt. Ông Thành lắc đầu và nói: “Không thể vào được vì trong ấy toàn là rừng. Thêm nữa biên phòng Thái Lan và Campuchia đang tuần tra rất gắt gao vì những mâu thuẫn biên giới của họ xung quanh đền Preah Vihear. Nếu người lạ đến khu vực này, có thể bị bắn!”.
Chúng tôi luyến tiếc vì đã đến Chămpasăk rồi mà không vào được Huội Phạt. Có thể trên sử sách, chưa thấy ghi tên Huội Phạt. Có thể trong những chiến công của bộ đội ta trong những năm tháng đánh Mỹ, trận đánh sân bay U Ta Pao chỉ là một chiến công trong hàng vạn chiến công. Nhưng nếu ta nắm rõ vì sao 3 đồng chí Trần Thế Lại, Bùi Văn Phương, Vũ Công Đài (Tiểu đoàn 1A-Bộ Tư lệnh Đặc công) được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND thì mới thấy Huội Phạt thật xứng đáng được ghi vào sử sách.
Đại tá Nguyễn Đức Trúng kể: “Sau khi áp sát sân bay U Ta Pao. Bất ngờ chó bẹcgiê sủa lớn, biết bị lộ, tổ chiến đấu nổ súng tiêu diệt ngay 2 lính Mỹ và một chó bẹcgiê. Hai đồng chí Lại và Phương tiếp tục ôm thủ pháo đến gắn vào bình xăng của máy bay. Thấy thế, địch hoảng sợ không dám bắn thẳng vào máy bay mà bắn báo động. Khi ta kích nổ tiêu diệt hoàn toàn và phá hỏng 8 máy bay B52, cả thế giới rúng động… Báo chí Mỹ đã đưa tin: bộ đội Bắc Việt đã đánh được vào đầu não xuất phát của B52, trên đất Thái”.
Chúng tôi rời Chămpasăk vào một buổi trưa đúng dịp Tết Bun Pi May. Rất nhiều người Lào, người Việt đổ ra đường để thực hiện nghi thức té nước vào nhau cầu may mắn, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Chúng tôi thắp một nén hương bên tượng đài chiến thắng Việt-Lào, cầu mong Huội Phạt phải là một điểm mốc đáng nhớ mà bất cứ người Việt, người Lào nào khi được hỏi, đều biết đến với niềm tự hào chung!
MINH ANH
Sggp.org
Theo Wikipedia: Tổng cộng phía Hoa Kỳ ghi nhận có 5 cuộc tấn công vào các sân bay Udorn, Ubon (3 lần) và Utapao. Theo phía Hoa Kỳ cho biết, cuộc tấn công vào Udorn gây hư hỏng nặng cho một C-141, hư hại trung bình một F-4, hư hại nhẹ cho một trực thăng HH-43. Cuộc tấn công vào Ubon phá hủy 2 máy bay C-47 và một xe tải. Tại Utapao, một B-52 bị hư hại trung bình và hai chiếc B-52 khác bị hư hại nhẹ.[7]
Alan Vick, Snakes in the Eagle's nest, A History of Ground Attacks on Air Base, Pulished 1995 by Rand
Đánh vào sân bay Udon
Udorn là căn cứ không quân tiền tiêu của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, là nơi cất cánh của các máy bay đi cứu phi công và cũng là nơi xuất kích của trận tập kích Sơn Tây năm 1971.
Udorn Royal Thai Air Force Base
http://en.wikipedia.org/wiki/Udorn_Royal_Thai_Air_Force_Base
Vê trận tấn công Udorn, phía Thái Lan viết:
SAPPER ATTACKS (Biệt động tất công):
26 July 1968, a team of 25 or more enemy personnel attacked Udorn RTAFB (ngày 26 tháng 7 năm 1968, một nhóm hơn 25 quân địch đã tấn công căn cứ Udorn).
3 December 1972, a small team of approximately 4-6 individuals attempted an attack, with only one survivor (ngày 3 tháng 12 năm 1972 một nhóm nhỏ khoảng 4-6 người đã tấn công căn cư, chỉ có một người sống sót).
Đá Ga-Ven hay những chiến công của Hải quân VN chưa có trong danh sách ? Từ năm 1990 đến năm 1993, tại bãi đá ngầm Gaven thuộc quần đảo Trường Sa đang do Trung Quốc chiếm đóng đã ghi nhận ít nhất 2 vụ tập kích làm tổng cộng 31 lính Trung Quốc thiệt mạng.
Theo http://junshi.xilu.com/2010/0603/news_346_88292.html đăng ngày 03.06.2010, trong hơn 20 năm làm nhiệm vụ đóng giữ khoảng 10 bãi đá ngầm tại quần đảo Trường Sa (mà TQ gọi là Nam Sa), đã có 59 lính TQ chết vì bạo bệnh, hơn 170 sĩ quan và binh lính của Trung Quốc chết vì lí do mà phía Trung Quốc công bố là bị tai nạn.
Trong khi đó theo báo của VN thì từ khi Việt Nam chính thức tiếp quản Trường Sa (1975)
có khoảng 150 sĩ quan và binh lính Việt Nam được ghi nhận là liệt sỹ khi đang làm nhiệm vụ tại
khu vực quần đảo Trường Sa , trong số đó tính cả 64 liệt sỹ trong sự kiện 14.03.1988 và những
liệt sỹ hi sinh do sập nhà dàn DK tại khu vực thềm lục địa phía nam.
1./ Mở đầu :
Mình đọc được cái này trên trang mạng của TQ, từ tháng 8 năm 2009 ,
từng gây xôn xao cư dân mạng TQ một thời gian, nhưng chưa được các trang
mạng VN nhắc đến cho đến thời điểm này :
http://bwl.top81.cn/war_cn/sea/808.htm
http://www.chnqiang.com/article/2009...le_96497.shtml
2./ Tóm tắt lại là như sau :
Đây là thư ngỏ của một người thân của một binh sĩ hải quân TQ , bị mất tích
(đã 19 năm, đến thời điểm năm 2009). Theo lời người viết thuật lại trong giấy
báo tử do Tổng Cục Chính trị thuộc quân đội TQ gửi cho gia đình ông vào ngày
10.11.1992 thì :
Vào ngày 07.11.1990, một tổ chốt trên một bãi đá ngầm của hải quân TQ tại
quần đảo Nam Sa thuộc biển Nam Trung Hoa đã bị tấn công bởi quân đội nước
ngoài, làm 6 người chết, 5 người mất tích (tổng cộng 11 người thiệt mạng). Và
cho đến nay, dù gia đình ông này có đầy đủ giấy tờ quân nhân cũng như giấy
báo tử của người thân ông ấy nhưng phía chính quyền vẫn khất lần từ chối
chứng nhận em ông ấy là liệt sỹ. Theo luật của TQ thì một quân nhân bị mất
tích khi làm nhiệm vụ tại vùng biên cương thì sau 3 năm mà không tìm được
thì được coi là đã hy sinh, trong khi người thân ông này mất tích đã 19 năm.
Bãi đá mà ông này nhắc đến là bãi đá Ga-ven , tên Trung Quốc : 南熏礁 (đá
Khói Nam) , nơi ông ấy nói rằng có 11 binh sĩ TQ thiệt mạng và mất tích. Đá
Gaven (gồm Gaven Bắc bị TQ chiếm đóng đầu năm 1988 , và Gaven Nam bị TQ
tiếp tục chiếm đóng năm 1992) , nằm gần đảo Nam Yết của VN về phía Tây
(cùng thuộc một vòng san hô).
3./ Đặt vấn đề :
Như vậy có thể thấy là trong năm 1990 có một sự kiện khiến 11 binh sĩ của TQ
thiệt mạng tại một bãi đá được cho là đá Ga-ven (theo như trên giấy báo tử mà
cơ quan của quân đội TQ gửi gia đình ông này). Ít có khả năng là một vụ tai
nạn do thời tiết mưa bão vì thời gian tháng 11 là mùa biển lặng. Đồng thời
chính phủ TQ có vẻ như không muốn công khai sự kiện không lấy gì làm vẻ
vang này, đến mức người thân của các gia đình nạn nhân phải nhiều lần lên
tiếng, thậm chí đâm đơn khởi kiện. Quân đội nước ngoài mà người đó nhăc đến
chắc chắn không phải Philippins vì vụ đụng độ duy nhất được ghi nhận giữa TQ
và Philippins là vào năm 1995 tại bãi đá Mischief (đá Vành Khăn) với phần
thắng về phía TQ, TQ chiếm được bãi đá này. Đài Loan thì gần như là không thể.
Thêm nữa đá GaVen Bắc và Gaven Nam nằm hẳn về khu vực phía tây nơi VN và
TQ đóng giữ, rất ít có khả năng tham gia đụng độ của một lực lượng thứ ba
ngoài TQ và Việt Nam.
4./ Và những nghi vấn :
Có sự liên quan nào đó giữa cái chết của 11 binh sĩ TQ với ý kiến cho rằng Việt
Nam đã bí mật bất ngờ chiếm lại đá Len Đao sau sự kiên 14.03.1988 ? Do cả hai
nước đã bình thường hoá quan hệ gần 20 năm và những điều tế nhị rất phức tạp
trong mối quan hệ giữa hai nước mà những sự việc này đã bị giấu kín từ rất lâu.
Cũng phải nói thêm rằng cái tài liệu của phía VN chưa
từng nhắc đến việc chiếm đóng Len Đao như thế nào, trong khi đó sự thật là
trong sự kiện 14.03.1988 , lực lượng của phía VN ở hướng Len Đao thất thế
hoàn toàn, một tàu vận tải bị đánh chìm cạnh bãi Len Đao và tất cả binh lính
phải bơi rút về đảo Sinh Tồn. (theo LSHQNDVN 1955-2005 )
5./ Kết luận :
Còn cần thêm rất nhiều tài liệu nữa cần được cả hai phía giải mật để những
chiến công của những người lính không bị rơi vào quên lãng.
-Wehrmacht-
---------
Thêm một bằng chứng nữa các bạn ạ, hồi kí của 1 cựu chiến binh TQ tại Nam Sa :
http://blog.sina.com.cn/s/blog_4bc965f90100f44l.html
Tóm tắt :
Từ tháng 1 năm 1988, quân đội của chúng ta bắt đầu đóng giữ 7 rạn san hô thuộc quần đảo
Nam Sa tại biển Nam Trung Hoa....
Vào ngày 07.11.1990 , hạm đội Nam Hải nhận được báo cáo là các rạn san hô Đá Khói Nam
(đá Gaven) đã mất liên lạc vô tuyến điện. Hạm đội Hải Nam cử người đến đá Ga-Ven thì phát
hiện thấy tổ chốt (12 người = 1 tiểu đội) có : 6 chết , 1 bị thương , 5 mất tích. Kiểm tra thấy
trong lô cốt có chi chít vết đạn chứng tỏ đã diễn ra một cuộc chiến đấu ác liệt ở đây. Vớt được
từ dưới đá san hô là các súng trường tiêu chuẩn đã được trang bị cho tổ chốt của đá Khói Nam.
Sự kiện này đã làm rung động toàn bộ ban lãnh đạo của Hạm đội Nam Hải, nhiều sĩ quan đã
bị kỉ luật. Một cuộc điều tra đã được tiến hành rầm rộ.
Tôi phân tích có một số khả năng sau đây :
1. Nhiều khả năng là quân đội VN đã tấn công để trả thù vụ xung đột tại đá Gạc Ma ngày
14.03.1988. Tuy nhiên kiểm tra kĩ hiện trường thì không thấy để lại bất cứ một vết tích nào
để quy kết trách nhiệm về phía VN. Chúng tôi đã đánh giá vụ đánh úp này là rất thành công.
Khả năng quân đội các nước khác như : Đài, Phi, Mã là rất ít vì quan hệ rất thân thiện của TQ
với họ trên vùng biển Nam Trung Hoa.
2. Khả năng nữa là chúng ta đã bị tấn công bởi lực lượng quân đội nước ngoài đang đóng
ở các đảo xung quanh.
Đá GaVen (mà TQ gọi là đá Khói Nam) tứ bề là đảo và bãi đá có quân VN đóng giữ,
nên ở vào một địa thế rất nguy hiểm, và có thể bị tấn công chiếm giữ chớp nhoáng bất
cứ lúc nào. Về phía bắc là đảo Ba Bình do Đài Loan đóng giữ . Phía Tây là dải Đá Lớn cũng
do VN đóng giữ. Cách Đá Khói Nam 5 dặm về phía đông là đảo Nam Yết do VN đóng giữ với
trên 100 binh sĩ được trang bị mạnh. Trong bất kì trường hợp nào, ta hoàn toàn có thể loại trừ
khả năng người TQ tấn công người TQ (ý ông ta nói là Đài Loan từ đảo Ba Bình). Khả năng chỉ
có thể là VN !
3. Không loại trừ khả năng cướp biển đột kích vào đá GaVen để cướp nứoc uống, lương thực ...
4. Quân đồn trú của TQ trên đá GaVen chủ trương giúp đỡ các ngư dân và tàu bè qua lại khu
vực, không phân biệt quốc gia nào. Khi ngư dân hoặc thuyền buôn gặp bão thì họ cho trú nhờ,
cho lương thực, nước uống, nên không loại trừ khả năng xảy ra một vụ cướp, hoặc là quân đội
nước ngoài trà trộn vào để đánh úp.
5. Cuộc sống trên đảo khó khăn, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình cảm, binh sĩ trên đảo lại được
tin tức không hay về bạn gái, vợ con, gia đình, rồi lũ lụt thiên tai dịch bệnh ở quê nhà v.v... nên
dễ dẫn đến những hoảng loạn về tâm lý, gây ra cảnh bắn giết lẫn nhau điên cuồng.
Và cuối cùng ông ta (cựu binh) đó nói đó chỉ là quan điểm cá nhân của ông ấy chứ không phải
đại diện cho chính quyền. Theo ông ấy thì đây là một bí mật quân sự đã bị giấu kín gần 20 năm.
Và ông ta nghĩ dù thế nào thì 11 liệt sĩ này cũng cần phải được ghi nhận công lao, cũng như gia
đình họ phải có trợ cấp đầy đủ. Phải làm như vậy, theo ông ấy, để thêm thật nhiều người quan
tâm về tình hình biên giới của Tổ quốc
-----------
năm 1993 cũng tại Gaven, toàn bộ 20 binh sĩ TQ chốt đảo bị giết và mất tích :
http://club.china.com/data/thread/10...93/71/8_1.html
Liên lạc với đá Gaven lại bị cắt đứt, khi tàu của TQ đến kiểm tra thì các xác chết đang trong
tình trạng thối rữa : 1 bị chết vì bị bắn vào đầu, số còn lại chết vị bị đạn bắn,
bị dìm xuống nước, cổ tím bầm , mặt méo mó, chết vì bị người khác dìm cho ngạt
thở ... Trong phòng thông tin liên lạc, lính thông tin TQ chết gục trên bàn máy.
Dù các xác chết đang thối rữa nhưng mùi trong phòng thì không hôi lắm vì gió rất mạnh
thốc vào.
Nhận định ban đầu : Bị tấn công vào ban đêm , đếm xác thấy 19 chết , 1 bị mất tích !
Phần cuối thì TQ nhận định nhiều khả năng người bị mất tích này đã giết chính
đồng đội của mình để cướp thuyền vượt biên (thật khó tin với cách giải thích này
của TQ !).
trận đánh sân bay Vân nam cháu cũng chỉ nghe nói là đc Nga Xô giúp đỡ khá nhiều từ thông tin tình báo đến phương tiệnTại sao cuộc chiến ko có máy bay ném bom ..???/> CỤ Pain kể về trận đánh tiêu diệt máy bay tại Nam Ninh đi , nghe nói toàn bộ sân bay đã bị đặc công ta đánh cho ko bay nổi một chiếc nào . Đich thiệt hại tới vài trăm máy bay ko biết có đúng ko????
Còn lý do nữa TQ không dám đánh bằng đường không, vì hồi đó phòng không và không quân VN rất mạnh, từng thắng không quân Mỹ trên bầu trời Bắc Việt nên TQ cóng.trận đánh sân bay Vân nam cháu cũng chỉ nghe nói là đc Nga Xô giúp đỡ khá nhiều từ thông tin tình báo đến phương tiện
đâu như có 6 đồng chí luồn sâu vào đất đến sân bay chui đc vào khu để máy bay và vô hiệu hóa đc phần lớn máy bay ở đó
sau này sân bay này cũng bị bỏ hoang thời gian khá dài và chuyển lại thành sân bay dân sự
trận này đâu như bác Ẩn có vai trò lớn và số Ng Vn biết rõ việc này cũng không nhiều
Cái đo đỏ chắc chắn là có nhé. Mà k phải là nhà máy đâu vào hẳn 1 đơn vị bình thường, có báo trước cho đơn vị đó biết để tăng cường cảnh giới nhưng vào rồi ra mà đv kia còn k biết. Quá kinh luôn.Cụ nào muốn xem đặc công tập luyện thì về Thanh trì mà xem ngày nào chẳng tập như bơi qua sông Hồng bằng ống thở , ngụy trang trong vũng bùn, võ đối kháng ..v v v. Đặc biệt là chui vào các nhà máy đánh dấu sau đó rút ra ngày hôm sau mới báo cho đơn vị bị đột nhập biết .. Nhiều nhà máy có lắp cả camera mà còn ko phát hiện ra
hix, e ứ hiểu tại sao nhỉ? không biết có báo trước vào rồi ra ở CIA được không hở các cụCái đo đỏ chắc chắn là có nhé. Mà k phải là nhà máy đâu vào hẳn 1 đơn vị bình thường, có báo trước cho đơn vị đó biết để tăng cường cảnh giới nhưng vào rồi ra mà đv kia còn k biết. Quá kinh luôn.
E nghĩ là đc hồi trc cái đội đi giải cứu bác Hunsen hay Xianuc bên Campuchia còn đánh giá chương trình huấn luyện bằng cách xâm nhập vào trụ sở Bộ Tổng tham mưu ta đặt một vật gì đó rồi rút ra sau đó vào lại vào lấy đúng vật đó nằm trong phòng Phó TTMT (tất cả 2 hành động trên phải hoàn tất trong 18 tiếng) cơ màhix, e ứ hiểu tại sao nhỉ? không biết có báo trước vào rồi ra ở CIA được không hở các cụ
Cụ ở Tiên Lãng à, cuối tuần cụ có rảnh rang, nhà cháu mời cụ cafe ở cổng huyện chém gió tí.Tốn hết mấy trăm viên AK cùng lựu đạn cay, bao vây vòng trong vòng ngoài nhiều lớp, thế mà "địch" nó rút lúc nào - hướng nào có biết đâu, chưa kể "địch" không sao nhưng "mình" thì 4 ông nhập viện (vụ ở chữ ký của em ấy). Tồi đến thế nhưng vẫn viết được thành sách đấy. Em ứ tin ngoài việc mai phục bắn tốc độ, đuổi chợ...thì các ông ấy có thể làm được những việc cụ nói.
OMG, chứng tỏ bảo vệ cơ quan tối quan trọng của quân đội mà lại sơ hở quáE nghĩ là đc hồi trc cái đội đi giải cứu bác Hunsen hay Xianuc bên Campuchia còn đánh giá chương trình huấn luyện bằng cách xâm nhập vào trụ sở Bộ Tổng tham mưu ta đặt một vật gì đó rồi rút ra sau đó vào lại vào lấy đúng vật đó nằm trong phòng Phó TTMT (tất cả 2 hành động trên phải hoàn tất trong 18 tiếng) cơ mà
Cái đo đỏ chắc chắn là có nhé. Mà k phải là nhà máy đâu vào hẳn 1 đơn vị bình thường, có báo trước cho đơn vị đó biết để tăng cường cảnh giới nhưng vào rồi ra mà đv kia còn k biết. Quá kinh luôn.
cái đấy e nghĩ chẳng có gì lạ ợ, có điều giáo án nó không hết bài như cho mình thôiNgày trước em cũng có tý dính dáng đến quân đội, nhưng thôi lâu rồi. Hồi đấy em ở BTTM, có đi cùng mấy đồng chí đến Xuân Mai thăm trường sỹ quan đặc công ở đấy. Nghe nói nhiều, nhưng cho em hỏi tý các cụ: Thế có đúng ở đấy mình đào tạo cho cả Lào không cụ nhỉ? Em thấy có chú nói thế. Nhưng em không tin lắm.