[Funland] Xin các bác góp ý về du học Đức.

Mc Bia

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-835564
Ngày cấp bằng
17/6/23
Số km
3,056
Động cơ
28,132 Mã lực
Em chưa thấy nó khó học ở chỗ nào,nhất là ở trình độ A1,A2. Có thể con cụ chưa thích, chưa quyết tâm nên nói vậy. Chứ vững tiếng Anh rồi thì học tiếng Đức khá thuận lợi vì có nhiều điểm chung.
  1. Nguồn gốc: Cả tiếng Đức và tiếng Anh đều xuất phát từ các ngôn ngữ Germanic cổ, cụ thể là từ ngôn ngữ Germanic Tây.
  2. Từ vựng: Có nhiều từ trong tiếng Anh và tiếng Đức có nguồn gốc chung hoặc tương tự nhau. Ví dụ, từ "house" trong tiếng Anh là "Haus" trong tiếng Đức, từ "water" là "Wasser" và từ "friend" là "Freund".
  3. Ngữ pháp: Mặc dù có những khác biệt lớn, nhưng cả hai ngôn ngữ đều có những điểm ngữ pháp cơ bản tương đồng. Ví dụ, cả tiếng Anh và tiếng Đức đều sử dụng động từ để biểu thị thì quá khứ và tương lai.
  4. Cấu trúc câu: Cả hai ngôn ngữ thường tuân theo cấu trúc chủ ngữ - động từ - tân ngữ (SVO) trong câu đơn giản.
  5. Chữ cái: Tiếng Đức và tiếng Anh đều sử dụng bảng chữ cái Latinh.
  6. Vay mượn từ vựng: Tiếng Anh đã vay mượn nhiều từ từ tiếng Đức, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và văn hóa. Ví dụ: "kindergarten" (trường mẫu giáo), "über" (trên).
Mặc dù có nhiều điểm chung, cả hai ngôn ngữ cũng có nhiều khác biệt quan trọng về phát âm, ngữ pháp và từ vựng.
Riêng phát âm thì tiếng Đức dễ hơn hẳn, do đó nghe cũng dễ hơn. Đến B1 ko có gì khó cả, ví dụ học đến C2 thì mới phức tạp hơn. Với các cháu học kĩ thuật thì không phải lo nhiều vì tiếng vì nó khó ở kiến thức. Em nghĩ khó là mấy thứ tiếng tiếng như Trung Nhật, học viết từng từ một. Tiếng Đức học từ mới, viết sao đọc vậy như tiếng Việt, nếu cụ thích nó, thì cũng dễ dàng học như tiếng Anh lại ko cần biết phiên âm.
Nếu cụ nào hướng con học TU9 hay học kĩ thuật ở các FH, thì mấu chốt xem con học mấy môn tự nhiên ổn không, chứ tiếng đến hết B1 ko có gì khó cả. Tất nhiên, cần tìm được lộ trình học hợp lý.
Tiếng Đức cụ chắc siêu.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,332
Động cơ
899,618 Mã lực
Hội đấy em đoán nó đã là đặt hàng. Sinh ở Đức, thuần tiếng mẹ đẻ các lĩnh vực, đã thực chiến ngạch nào đấy, vững vài ngoại ngữ. Rồi mới quay sang cabin.
Dịch cabin là "dịch đuổi", người dịch nói song song với diễn giả.
Ngoài câu trần thuật thể hiện tại thì người nghe tiếng Đức phải nghe đến từ cuối mới biết thật sự họ nói gì!
 
Chỉnh sửa cuối:

Mc Bia

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-835564
Ngày cấp bằng
17/6/23
Số km
3,056
Động cơ
28,132 Mã lực
Dịch cabin là "dịch đuổi", người dịch nói song song với diến giả.
Ngoài câu trần thuật thể hiện tại thì người nghe tiếng Đức phải nghe đến từ cuối mới biết thật sự họ nói gì!
Thế mới em mới bảo hội dịch cabin tiếng Đức phải có vài điều kiện tiên quyết như em đã nói trên. Còn dịch cabin tiếng Anh ngạch dọc của em em cũng chiến được tàm tạm.
 

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
4,273
Động cơ
286,823 Mã lực
Con em học 3 năm chưa qua được A2.2 mặc dù TA của nó khá tốt. Cả hai thằng nhà em đều xác nhận tiếng Đức khó học.
Thật ra tiếng Đức ko khó học vì mọi thứ đều có quy tắc và rất rõ ràng, không như tiếng Anh, quá nhiều bất quy tắc, viết 1 đường đọc một nẻo. Tiếng Anh tốt chỉ có ý nghĩa là giúp đoán 1 số từ có cùng gốc thôi, chứ nó ko giống về ngữ pháp, riêng đoạn câu có 2 động từ, đông từ chia để vị trí thứ 2, động từ ko chia để cuối câu thì tiếng Anh chưa nó ko giống thế. Nhưng nếu bỏ tư duy tiếng Anh đi, học tiếng Đức và chấp nhận như nó vốn có thôi thì rất dễ.

Em gái em, cấp 2 nó được giải nhì tiếng Anh TP Hà Nội, nhưng thi vào chuyên NN thì lại thiếu điểm vào chuyên Anh do điểm Toán thấp, nên vào học tiếng Đức, nhưng nó coi như làm mới từ đầu, ko cố gắng tìm cái giống nhau giữa tiếng Anh với tiếng Đức, và vẫn học song song 2 ngôn ngữ, thì vẫn ổn lắm cụ ạ.

Giờ các bạn còn học online, đọc online, thời em học còn chẳng có mấy tài liệu ngoài quyển giáo trình phô tô và thỉnh thoảng mua được sách bài tập thanh lý của viện Goethe (thỉnh thoảng thư viện họ bán sách giáo trình lạc hậu, lỗi mốt mà h ko dùng nữa).

Nếu các cháu ko năng khiếu học NN nhưng vẫn thích học thì em nghĩ ko lâu đâu, sợ các cháu ban đầu thấy nản thôi.
 

Mc Bia

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-835564
Ngày cấp bằng
17/6/23
Số km
3,056
Động cơ
28,132 Mã lực
Thật ra tiếng Đức ko khó học vì mọi thứ đều có quy tắc và rất rõ ràng, không như tiếng Anh, quá nhiều bất quy tắc, viết 1 đường đọc một nẻo. Tiếng Anh tốt chỉ có ý nghĩa là giúp đoán 1 số từ có cùng gốc thôi, chứ nó ko giống về ngữ pháp, riêng đoạn câu có 2 động từ, đông từ chia để vị trí thứ 2, động từ ko chia để cuối câu thì tiếng Anh chưa nó ko giống thế. Nhưng nếu bỏ tư duy tiếng Anh đi, học tiếng Đức và chấp nhận như nó vốn có thôi thì rất dễ.

Em gái em, cấp 2 nó được giải nhì tiếng Anh TP Hà Nội, nhưng thi vào chuyên NN thì lại thiếu điểm vào chuyên Anh do điểm Toán thấp, nên vào học tiếng Đức, nhưng nó coi như làm mới từ đầu, ko cố gắng tìm cái giống nhau giữa tiếng Anh với tiếng Đức, và vẫn học song song 2 ngôn ngữ, thì vẫn ổn lắm cụ ạ.

Giờ các bạn còn học online, đọc online, thời em học còn chẳng có mấy tài liệu ngoài quyển giáo trình phô tô và thỉnh thoảng mua được sách bài tập thanh lý của viện Goethe (thỉnh thoảng thư viện họ bán sách giáo trình lạc hậu, lỗi mốt mà h ko dùng nữa).

Nếu các cháu ko năng khiếu học NN nhưng vẫn thích học thì em nghĩ ko lâu đâu, sợ các cháu ban đầu thấy nản thôi.
Cụ mới vỡ lòng nên tưởng nó dễ thôi. Lúc đầu cứ tưởng nói viết được dăm câu vài từ thấy nó dễ. Sách giáo khoa dạy tiếng Đức nó càng dễ hiểu. Đến lúc lên cao toi ngay. Tưởng dễ thành ra viết không xong, đọc không được, nghe thì ù ù cạc cạc. Chưa nói.là phát âm đã chuẩn chưa.
 

Hanoithu

Xe tải
Biển số
OF-621341
Ngày cấp bằng
6/3/19
Số km
339
Động cơ
132,296 Mã lực
Tiếng Đức cụ chắc siêu.
Em bt thôi, em thấy học để hiểu văn bản luật, tư vấn tâm lý mới khó. Cụ là người học qua mấy TU, em mới khâm phục ý chứ. Em thấy mấy người giỏi IT, kĩ sư ô tô… mới là siêu, chứ học tiếng cũng chỉ là nhắc lại nên hết B2 ko khó lắm. Còn dịch cabin em ko bàn. Ở đây du học thì cũng chỉ cần B1, B2 mà.
 
Chỉnh sửa cuối:

fan Bayern

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-863457
Ngày cấp bằng
13/7/24
Số km
533
Động cơ
3,543 Mã lực
Tiếng Đức cụ chắc siêu.
Mấy cụ ấy hài phết, tiếng Đức được đánh giá là ngôn ngữ khó trên thế giới mà các cụ ấy cứ cãi được. Tiếng Anh dễ thế mà các học sinh vn còn học chưa đâu với đâu thì không bị chê, nhưng riêng tiếng Đức học chưa đâu với đâu là các cụ ấy chê dốt. Mà toàn những cụ bập bẹ, thậm chí chưa trải qua học tiếng Đức mới cực kì thú vị.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
7,969
Động cơ
423,530 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Vậy do cháu không hợp đấy cụ ạ, để cháu học tiếng Anh thôi, ko sao cả. Tiếng Anh vẫn là phổ thông nhất. Kể cả ở Đức vẫn có chương trình ĐH tiếng Anh cho ai ngại học tiếng Đức. Nhiều người ko muốn học tiếng Đức vì nó ít sử dụng ngoài 3 nước châu Âu.
Nhưng nó thích đi Đức :)) Nó học cơ khí BKHN
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,332
Động cơ
899,618 Mã lực
Thật ra tiếng Đức ko khó học vì mọi thứ đều có quy tắc và rất rõ ràng, không như tiếng Anh, quá nhiều bất quy tắc, viết 1 đường đọc một nẻo. Tiếng Anh tốt chỉ có ý nghĩa là giúp đoán 1 số từ có cùng gốc thôi, chứ nó ko giống về ngữ pháp, riêng đoạn câu có 2 động từ, đông từ chia để vị trí thứ 2, động từ ko chia để cuối câu thì tiếng Anh chưa nó ko giống thế. Nhưng nếu bỏ tư duy tiếng Anh đi, học tiếng Đức và chấp nhận như nó vốn có thôi thì rất dễ.

Em gái em, cấp 2 nó được giải nhì tiếng Anh TP Hà Nội, nhưng thi vào chuyên NN thì lại thiếu điểm vào chuyên Anh do điểm Toán thấp, nên vào học tiếng Đức, nhưng nó coi như làm mới từ đầu, ko cố gắng tìm cái giống nhau giữa tiếng Anh với tiếng Đức, và vẫn học song song 2 ngôn ngữ, thì vẫn ổn lắm cụ ạ.

Giờ các bạn còn học online, đọc online, thời em học còn chẳng có mấy tài liệu ngoài quyển giáo trình phô tô và thỉnh thoảng mua được sách bài tập thanh lý của viện Goethe (thỉnh thoảng thư viện họ bán sách giáo trình lạc hậu, lỗi mốt mà h ko dùng nữa).

Nếu các cháu ko năng khiếu học NN nhưng vẫn thích học thì em nghĩ ko lâu đâu, sợ các cháu ban đầu thấy nản thôi.
Tiếng Đức không hề dễ học (thứ tự em viết trên kia là các thầy chuyên dậy cho lưu học sinh chuẩn bị ra nước ngoài, tức là họ tổng kết từ những người được họ dậy).
Có mợ nào viết trên kia về tiếng Đức giống tiếng Anh, và có kể ra vài từ!
Không sai, nhưng còn giống tiếng Anh hơn rất nhiều có tiếng Tây Bán Nhà, tiếng Bồ đào Nha, tiếng Pháp, tiếng Ý, Rumani,... Không chỉ giống rất nhiều từ (để học từ vựng) mà ngữ pháp của mấy thứ tiếng kia cũng gần tiếng Anh hơn rất nhiều.
Tiếng Đức còn là 1 trong những tiếng châu Âu chưa được hiện đại hóa (Nhà thờ đã hiện đại hóa, tức là làm cho dễ học, khá nhiều ngôn ngữ để tiện lợi cho việc truyền đạo của họ).
Có những nhóm thứ tiếng châu Âu biết tiếng này có thể nghe được tiếng kia chỉ sau độ chục phút định thần.
Tiếng Đức còn gây khó khăn cho người học là giống tiếng Pháp ở ngôn ngữ viết khác ngôn ngữ nói. Tức là đọc thạo, viết thạo, nhưng ra nói theo cách họ viết ở sách thì dân thường Đức không hiểu. Có 1 ngôn ngữ nữa người dân thường Đức dễ hiểu sai, đó là ngôn ngữ của văn bản nhà nước Đức. Bên ấy văn phòng công chứng ở khắp các phố, không phải để chỉ công chứng giấy tờ, mà còn để giải thích cho dân khi người dân thường nhận được giấy gửi từ các cơ quan công quyền!
 
Chỉnh sửa cuối:

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
7,969
Động cơ
423,530 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Mấy cụ ấy hài phết, tiếng Đức được đánh giá là ngôn ngữ khó trên thế giới mà các cụ ấy cứ cãi được. Tiếng Anh dễ thế mà các học sinh vn còn học chưa đâu với đâu thì không bị chê, nhưng riêng tiếng Đức học chưa đâu với đâu là các cụ ấy chê dốt.
AI nó trả lời là khó. Khó với một số người. Nhưng em thấy nhiều người kêu khó.
1721989896997.png
 

Mc Bia

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-835564
Ngày cấp bằng
17/6/23
Số km
3,056
Động cơ
28,132 Mã lực
Mấy cụ ấy hài phết, tiếng Đức được đánh giá là ngôn ngữ khó trên thế giới mà các cụ ấy cứ cãi được. Tiếng Anh dễ thế mà các học sinh vn còn học chưa đâu với đâu thì không bị chê, nhưng riêng tiếng Đức học chưa đâu với đâu là các cụ ấy chê dốt.
Em vừa comment ở trên :D
 

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
4,273
Động cơ
286,823 Mã lực
Mấy cụ ấy hài phết, tiếng Đức được đánh giá là ngôn ngữ khó trên thế giới mà các cụ ấy cứ cãi được. Tiếng Anh dễ thế mà các học sinh vn còn học chưa đâu với đâu thì không bị chê, nhưng riêng tiếng Đức học chưa đâu với đâu là các cụ ấy chê dốt.
Cụ lại nhầm, khó phải là Hungary, tiếng Phần, tiếng Thổ. Cái này là xếp hạng thế giới và dân châu Âu đều phản ánh thế.

Tiếng Đức kô khó, ngay cả ở châu Âu mọi người học nhiều, có điều Đức kô có thuộc địa nên phạm vi phổ biến kô rộng như những nước kia. Chứ không phải vì nó ít nói hơn, thế nên là nó khó hơn. Vì nó chỉ nói ở các nước xung quanh và có quan hệ lịch sử ví dụ như một vùng ở Bỉ Eupen là đất của Đức thua trận phải cắt cho Bỉ, một phần của Thụy Sỹ, Áo và một phần của Ý.

Cụ mà biết số lượng người nói tiếng Đức ở Việt Nam chắc cụ choáng lắm, có rất nhiều người học, và su dung kể cả từ xưa, như cụ Macluv.
Có nhiều lần em theo sếp đi họp với lãnh đạo các bộ, ngành, họ nói tiếng Đức thành thạo, đến nỗi khi trao đổi thì sếp của em nói chuyện với họ bằng tiếng Đức, sau khi họp xong sếp của em sẽ tóm tắt lại để “báo cáo” em, là chúng tao vừa bàn gì.

Ngay kể cả bên kia, cụ phải thấy những người người ta đi suất khẩu lao động người ta vẫn học được vẫn nói được vẫn làm giấy tờ văn bản được, mà sinh viên học sinh rõ ràng có điều kiện học hơn họ, mà sang chả lẽ lại không bằng họ.

Còn nếu muốn con đi học, thì chỉ có cách động viên nó cố, còn nó muốn đốt tiền của bố bằng cách bốn năm mới lên một cấp được như thế thì đấy là sự lựa chọn của gia đình thôi.

Còn nếu cụ muốn tin rằng nó khó, thì cứ tự nhiên thôi. Chỉ có điều cũng thông tin thêm cho cụ là các nước châu Á khác cũng đang nỗ lực học tiếng Đức, để di dân và suất khẩu lao động sang Đức do hiện nay dân số Đức đang bắt đầu già. Con cụ ko nỗ lực hơn mà cứ 4 năm lên 1 lớp thế này thì tự mình loại mình ra khỏi cuộc chơi.

Còn cụ cũng không cần phải dán cho em mác trung tâm du học gì, ở trên này rất nhiều người biết em và cũng biết rằng em chưa đủ điều kiện để làm trung tâm du học.
 

fan Bayern

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-863457
Ngày cấp bằng
13/7/24
Số km
533
Động cơ
3,543 Mã lực
Cụ lại nhầm, khó phải là Hungary, tiếng Phần, tiếng Thổ. Cái này là xếp hạng thế giới và dân châu Âu đều phản ánh thế.

Tiếng Đức kô khó, ngay cả ở châu Âu mọi người học nhiều, có điều Đức kô có thuộc địa nên phạm vi phổ biến kô rộng như những nước kia. Chứ không phải vì nó ít nói hơn, thế nên là nó khó hơn. Vì nó chỉ nói ở các nước xung quanh và có quan hệ lịch sử ví dụ như một vùng ở Bỉ Eupen là đất của Đức thua trận phải cắt cho Bỉ, một phần của Thụy Sỹ, Áo và một phần của Ý.

Cụ mà biết số lượng người nói tiếng Đức ở Việt Nam chắc cụ choáng lắm, có rất nhiều người học, và su dung kể cả từ xưa, như cụ Macluv.
Có nhiều lần em theo sếp đi họp với lãnh đạo các bộ, ngành, họ nói tiếng Đức thành thạo, đến nỗi khi trao đổi thì sếp của em nói chuyện với họ bằng tiếng Đức, sau khi họp xong sếp của em sẽ tóm tắt lại để “báo cáo” em, là chúng tao vừa bàn gì.

Ngay kể cả bên kia, cụ phải thấy những người người ta đi suất khẩu lao động người ta vẫn học được vẫn nói được vẫn làm giấy tờ văn bản được, mà sinh viên học sinh rõ ràng có điều kiện học hơn họ, mà sang chả lẽ lại không bằng họ.

Còn nếu muốn con đi học, thì chỉ có cách động viên nó cố, còn nó muốn đốt tiền của bố bằng cách bốn năm mới lên một cấp được như thế thì đấy là sự lựa chọn của gia đình thôi.

Còn nếu cụ muốn tin rằng nó khó, thì cứ tự nhiên thôi. Chỉ có điều cũng thông tin thêm cho cụ là các nước châu Á khác cũng đang nỗ lực học tiếng Đức, để di dân và suất khẩu lao động sang Đức do hiện nay dân số Đức đang bắt đầu già. Con cụ ko nỗ lực hơn mà cứ 4 năm lên 1 lớp thế này thì tự mình loại mình ra khỏi cuộc chơi.

Còn cụ cũng không cần phải dán cho em mác trung tâm du học gì, ở trên này rất nhiều người biết em và cũng biết rằng em chưa đủ điều kiện để làm trung tâm du học.
Em thì thích nước Đức, tìm hiểu nhiều nhưng không học tiếng Đức, em biết nó khó vì em thấy lớp con em đều thế, học trước quên sau, học đi học lại mãi mà không ăn thua, có thể là do ít chương trình giải trí, sách truyện như tiếng Anh nên đã khó lại càng khó hơn vì không có môi trường luyện tập. Mà chính vì nó khó nên một trường tốt như Việt Đức yêu cầu chuẩn chung thi vào cấp 3 cho hệ tiếng Đức 7 năm chỉ là A2 với các học sinh đã học 4 năm tiếng Đức ở THCS. Còn tiếng Anh á, vào các trường có tiếng câp 3 thì cứ B1 ít nhất. Trường tư mèm mèm tuyển thẳng còn đòi IELTS 6.5. Có nhiều trường hợp đi xuất khẩu lao động học vẹt nhưng không rèn luyện nhiều, thi đậu xong sang kia không dùng được bị nói lắm cụ.
 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,332
Động cơ
899,618 Mã lực
Ngay kể cả bên kia, cụ phải thấy những người người ta đi suất khẩu lao động người ta vẫn học được vẫn nói được vẫn làm giấy tờ văn bản được, mà sinh viên học sinh rõ ràng có điều kiện học hơn họ, mà sang chả lẽ lại không bằng họ.
....
Hội XKLĐ hồi đó hay được gọi là hội lao động.
Họ nói tiếng bồi và dùng từ "dài tiếng" để chỉ hội sinh viên và hội quản lý họ (quản lý phải học tiếng Đức hay từng học ở Đức về).
Tất nhiên có những người đi XKLĐ rồi học đại học, hay họ cũng tự học được tiếng Đức, nhưng phần lớn thì không. Có việc gì với cơ quan quản lý Đức là họ gọi tụi em.
Có những việc nghe rất buồn cười, khi mấy mợ gọi em "Anh ơi ra giúp xem thằng con em nó muốn gì!".
Thời về sau làm ăn tất bật, CQ Đức tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho cộng đồng người Việt bên ấy tổ chức tự làm ăn, không nhận tiền trợ cấp của họ. Đồng DM (rồi sau này đồng Euro) có giá trị rất cao ở VN nên mọi người cũng cắm mặt vào làm ăn. Trẻ con lớn thì đến trường ở bán trú, nhỏ thì nhờ mấy bà già Đức trông, có nhà gửi cả tuần, chỉ chủ nhật mới đón về, nên chúng chủ yếu tiếp xúc với người Đức. Tiếng Đức thạo (tụi trẻ học rất nhanh), nhưng tiếng Việt bập bẹ. Chúng nghe phụ huynh chúng nói là hiểu, nhưng không nói được là phun tiếng Đức. Mấy bà mẹ thì tiếng Đức câu được câu chăng mới gọi tụi em đến cứu hộ!
Trên kia kể chuyện về tiếng Đức em quên họ còn có ngôn ngữ văn phòng, tiếng Đức gọi là Hochdeutsch. Ở văn phòng, trên trường họ sử dụng cách nói này, khi về nhà hay ra đường với người quen biết họ dùng ngôn ngữ bình thường. Ông giáo em đi với em cũng dùng ngôn ngữ của người Sachsen, vẫn là tiếng Đức, chỉ có cách phát âm khác thôi.
Có mấy cô sinh viên hè xin đến cửa hàng bà xã giúp việc. Không ít lần khách hàng phải gọi bà xã ra vì 2 bên không hiểu nhau!
 
Chỉnh sửa cuối:

Mc Bia

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-835564
Ngày cấp bằng
17/6/23
Số km
3,056
Động cơ
28,132 Mã lực
Cụ lại nhầm, khó phải là Hungary, tiếng Phần, tiếng Thổ. Cái này là xếp hạng thế giới và dân châu Âu đều phản ánh thế.

Tiếng Đức kô khó, ngay cả ở châu Âu mọi người học nhiều, có điều Đức kô có thuộc địa nên phạm vi phổ biến kô rộng như những nước kia. Chứ không phải vì nó ít nói hơn, thế nên là nó khó hơn. Vì nó chỉ nói ở các nước xung quanh và có quan hệ lịch sử ví dụ như một vùng ở Bỉ Eupen là đất của Đức thua trận phải cắt cho Bỉ, một phần của Thụy Sỹ, Áo và một phần của Ý.

Cụ mà biết số lượng người nói tiếng Đức ở Việt Nam chắc cụ choáng lắm, có rất nhiều người học, và su dung kể cả từ xưa, như cụ Macluv.
Có nhiều lần em theo sếp đi họp với lãnh đạo các bộ, ngành, họ nói tiếng Đức thành thạo, đến nỗi khi trao đổi thì sếp của em nói chuyện với họ bằng tiếng Đức, sau khi họp xong sếp của em sẽ tóm tắt lại để “báo cáo” em, là chúng tao vừa bàn gì.

Ngay kể cả bên kia, cụ phải thấy những người người ta đi suất khẩu lao động người ta vẫn học được vẫn nói được vẫn làm giấy tờ văn bản được, mà sinh viên học sinh rõ ràng có điều kiện học hơn họ, mà sang chả lẽ lại không bằng họ.

Còn nếu muốn con đi học, thì chỉ có cách động viên nó cố, còn nó muốn đốt tiền của bố bằng cách bốn năm mới lên một cấp được như thế thì đấy là sự lựa chọn của gia đình thôi.

Còn nếu cụ muốn tin rằng nó khó, thì cứ tự nhiên thôi. Chỉ có điều cũng thông tin thêm cho cụ là các nước châu Á khác cũng đang nỗ lực học tiếng Đức, để di dân và suất khẩu lao động sang Đức do hiện nay dân số Đức đang bắt đầu già. Con cụ ko nỗ lực hơn mà cứ 4 năm lên 1 lớp thế này thì tự mình loại mình ra khỏi cuộc chơi.

Còn cụ cũng không cần phải dán cho em mác trung tâm du học gì, ở trên này rất nhiều người biết em và cũng biết rằng em chưa đủ điều kiện để làm trung tâm du học.
Sao.phải choáng hay không ạ ? Cụ lại cứ đánh tráo khái niệm. Đang bàn về ngôn ngữ của một điểm đến cho học thuật, cụ lại lôi nào là Hung Phần Lan với Thổ vào trong khi bọn đấy còn bò ra để học tiếng Đức mà còn chưa dám bảo dễ dù là hàng xóm. Thằng Phần Lan làm cùng em nói luôn là tiếng Đức.của tao chỉ cưa gái thôi còn làm việc thì không. Vợ thầy em người Phần Lan, cứ nói tiếng Đức là cả bọn lăn ra người. Nó ăn vào thanh âm của người Phần Lan cứ tằng tằng trong khi tiếng Đức nó lại như chim.
 

Mc Bia

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-835564
Ngày cấp bằng
17/6/23
Số km
3,056
Động cơ
28,132 Mã lực
Tiện đang vui để em ví dụ sao bọn Đức nó rất lắm điều. Các câu hiện tại không sao. Còn lại là động từ đặt ở cuối câu chưa nói đến chia cắt gì.
VD: Tôi đã ngủ với nó đêm hôm qua. Tiếng Đức sẽ là Tôi với nó đêm qua đã Ngủ. Nên nói viết là cứ phải phăng hết cả câu. Chưa thấy động từ chính xuất hiện thì đừng vội.
 

YarisVerso

Xe tải
Biển số
OF-353921
Ngày cấp bằng
6/2/15
Số km
487
Động cơ
299,400 Mã lực
Nghe các cụ tranh luận về tiếng Đức thấy cũng thú vị phết.
Bản thân em học và sử dụng tiếng Đức hàng ngày gần 30 năm nay rồi thì có nhận định cá nhân là: học tiếng Đức đủ để học đại học và làm việc trong các lĩnh vực thiên về kỹ thuật không phải quá khó. Em thấy tiếng Đức với những người có thiên hướng tư duy lô gíc là dễ học vì các quy tắc ngữ pháp chặt chẽ, học thuộc được là có thể áp dụng tốt. Dĩ nhiên là cũng như các ngôn ngữ khác, muốn sử dụng giỏi thì phải có chút năng khiếu, còn không thì phải chăm chỉ rèn luyện trong môi trường bản ngữ sẽ đủ để sử dụng.

Cụ anh coolpix8700 chắc lâu rồi nên hơi nhầm tí xíu: "Hochdeutsch" là ngôn ngữ Đức chuẩn, không như các loại Diakekt - tiếng vùng miền. Người bang Sachsen nói giọng Sächsisch, người vùng Baden-Württemberg có Dialekt Schwäbisch là những loại phương ngữ khó nghe nhất vì không chỉ phát âm khác mà còn dùng nhiều từ viết khác hoặc không có trong tiếng Đức chuẩn. Hoặc ai sang Áo, Thụy Sỹ nghe phát âm tiếng Đức cũng rất khó hiểu. Cái mà cụ anh muốn nói đến chắc là Verwaltungssprache - ngôn ngữ công sở? Các văn bản hay giấy tờ của chính quyền Đức, nhất là từ toà án thì cách viết và diễn đạt rất nặng phần khách sáo, đến người Đức nhiều khi còn bó tay, không hiểu. Nhưng giờ thì cũng đỡ nhiều rồi. Em đang làm trong một cơ quan của chính phủ liên bang nên thấy rõ sự thay đổi trong cách làm văn bản, so với 15 năm trước thì đã khác hẳn.
Nhưng riêng các bộ luật của Đức thì đọc lại rất dễ hiểu, câu cú ngắn gọn, xúc tích, đủ ý, cách hành văn không rườm rà, râu ria này nọ, chỉ cần có vốn từ là có thể hiểu chính xác được các quy định ghi trong luật.
 

Maner Bolsol

Xe tăng
Biển số
OF-412859
Ngày cấp bằng
26/3/16
Số km
1,133
Động cơ
227,069 Mã lực
Từ đầu năm nay luật thay đổi ở Đức, việc sở hữu và dùng cần sa của cá nhân là hợp pháp. Từ mùng 1 tháng 7 này thậm trí cho phép thành lập hiệp hội (dạng như câu lạc bộ) để tổ chức trồng cần sa phục vụ cho nhu cầu của thành viên cũng như khách đến chơi với hiệp hội.
Có khá nhiều ý kiến phản đối của dân Đức nhưng chính phủ vẫn quyết tâm thông qua được luật với lập luận là thằng nào nghiện thì cấm nó cũng nghiện, giờ hợp pháp hoá thì sẽ kiểm soát được nguồn hàng, đảm bảo chất lượng, sẽ tốt hơn cho người sử dụng, tránh cho anh em không dùng phải hàng rởm. 😜
Bọn nghiện bên đó thấy bảo hàng tuần được chích miễn phí để khỏi gây hại cho cộng đồng. Xếp hàng như đi siêu thị.
 
Biển số
OF-814996
Ngày cấp bằng
29/6/22
Số km
1,763
Động cơ
72,582 Mã lực
Đức từ lúc cho song tịch lại hot nhỉ . Thớt xôm tụ gớm :)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top