Cháu xin biên tập những bài viết nói về những dấu ấn của ông Park Chung Hee, nếu thông tin có gì chưa chính xác, rất mong được các bác góp ý.
Xuất khẩu lao động sang Tây Đức.
Giám đốc Baek Young-hoon là người đã lập Kế hoạch phát triển kinh tế năm năm lần thứ nhất của Chính phủ Hàn Quốc. Vào mùa hè năm 1960, với tư cách là phiên dịch viên tiếng Đức, ông Baek đã tháp tùng đoàn đại biểu của Seoul sang Tây Đức để đề nghị Chính phủ Đức viện trợ giúp phát triển kinh tế.
“Đại sứ quán Hàn Quốc đã nỗ lực sắp xếp một cuộc gặp giữa Bộ trưởng kinh tế của Hàn Quốc với Bộ trưởng Tài chính của Đức khi đó là ông Ludwig Erhard. Tuy nhiên, nỗ lực này đã bị từ chối. Do vậy, tôi đã phải hỏi người thầy, vị ân nhân của tôi ở Đức. Tôi cầu xin thầy giúp thu xếp một cuộc gặp với Bộ trưởng Erhard, nhưng giáo sư của tôi lại trả lời rằng một học giả thì không nên tham gia vào chính trị. Tôi không thể trở về nhà tay không. Vì vậy tôi đành phải khẩn cầu vợ của thầy. Cứ mỗi buổi sáng tôi lại đến nhờ giúp đỡ như thế suốt một tuần lễ.” - Ông Baek kể lại.
Nhờ sự kiên trì kêu gọi của phía Hàn Quốc mà cuối cùng, đoàn đại biểu cũng đã gặp được Thứ trưởng Tài chính Tây Đức, thay vì Bộ trưởng, đồng thời nhận được lời hứa từ thứ trưởng là sẽ cho vay khoảng 30 triệu USD. Tuy nhiên một vấn đề khác lại nảy sinh là không có một ngân hàng nào trên thế giới khi đó dám đứng ra bảo lãnh cho một trong những nước nghèo nhất thế giới như Hàn Quốc. Đoàn Hàn Quốc phải trở về tay không. Song, ông Baek Young-hoon đã ở lại và tiếp tục trải qua 20 ngày tiếp theo trong nước mắt, cố gắng nghĩ ra cách để vay được tiền viện trợ. Sau đó, một người bạn của ông là nhân viên trong Bộ Lao động Đức khi đó đã nảy ra một ý tưởng độc đáo.
“Bạn của tôi hỏi tôi rằng ở Hàn Quốc có nhiều người thất nghiệp không và tôi trả lời: "Tất nhiên là có rồi". Anh ấy hỏi tiếp liệu có thể gửi khoảng 5.000 công nhân sang làm việc ở các hầm mỏ Đức hay không. Tôi nói: "Chắc không có vấn đề gì". Anh ấy lại hỏi liệu có thể gửi khoảng 2.000 y tá sang không?” - ông Baek kể lại.
Mùa hè năm 1963, Chính phủ Hàn Quốc thông báo về việc tuyển dụng thợ mỏ đi xuất khẩu lao động sang Đức trong ba năm với lương mỗi tháng là 159 USD. Sự kiện này đã gây xôn xao dư luận trong nước. Các báo cũng đồng loạt đăng tải bài viết “Đức kêu gọi lao động Hàn Quốc” và đã thu hút nhiều người trẻ tham gia.
Kể từ năm 1963 đến năm 1977, số lượng thợ mỏ Hàn Quốc được cử sang Tây Đức lên tới 7.936 người. Bên cạnh đó, số lượng y tá đến nước này làm việc cũng tăng lên nhanh chóng. Từ nửa sau năm 1950, các y tá đến Đức chủ yếu là thông qua các tổ chức dân sự và tôn giáo. Thống kê cho thấy trong khoảng thời gian từ năm 1966 đến năm 1976, đã có hơn 12.000 người Hàn Quốc đến đó làm việc.
Nguồn: http://world.kbs.co.kr/service/contents_view.htm?lang=v&menu_cate=history&id=&board_seq=3565&page=9&board_code=
Xuất khẩu lao động sang Tây Đức.
Giám đốc Baek Young-hoon là người đã lập Kế hoạch phát triển kinh tế năm năm lần thứ nhất của Chính phủ Hàn Quốc. Vào mùa hè năm 1960, với tư cách là phiên dịch viên tiếng Đức, ông Baek đã tháp tùng đoàn đại biểu của Seoul sang Tây Đức để đề nghị Chính phủ Đức viện trợ giúp phát triển kinh tế.
“Đại sứ quán Hàn Quốc đã nỗ lực sắp xếp một cuộc gặp giữa Bộ trưởng kinh tế của Hàn Quốc với Bộ trưởng Tài chính của Đức khi đó là ông Ludwig Erhard. Tuy nhiên, nỗ lực này đã bị từ chối. Do vậy, tôi đã phải hỏi người thầy, vị ân nhân của tôi ở Đức. Tôi cầu xin thầy giúp thu xếp một cuộc gặp với Bộ trưởng Erhard, nhưng giáo sư của tôi lại trả lời rằng một học giả thì không nên tham gia vào chính trị. Tôi không thể trở về nhà tay không. Vì vậy tôi đành phải khẩn cầu vợ của thầy. Cứ mỗi buổi sáng tôi lại đến nhờ giúp đỡ như thế suốt một tuần lễ.” - Ông Baek kể lại.
Nhờ sự kiên trì kêu gọi của phía Hàn Quốc mà cuối cùng, đoàn đại biểu cũng đã gặp được Thứ trưởng Tài chính Tây Đức, thay vì Bộ trưởng, đồng thời nhận được lời hứa từ thứ trưởng là sẽ cho vay khoảng 30 triệu USD. Tuy nhiên một vấn đề khác lại nảy sinh là không có một ngân hàng nào trên thế giới khi đó dám đứng ra bảo lãnh cho một trong những nước nghèo nhất thế giới như Hàn Quốc. Đoàn Hàn Quốc phải trở về tay không. Song, ông Baek Young-hoon đã ở lại và tiếp tục trải qua 20 ngày tiếp theo trong nước mắt, cố gắng nghĩ ra cách để vay được tiền viện trợ. Sau đó, một người bạn của ông là nhân viên trong Bộ Lao động Đức khi đó đã nảy ra một ý tưởng độc đáo.
“Bạn của tôi hỏi tôi rằng ở Hàn Quốc có nhiều người thất nghiệp không và tôi trả lời: "Tất nhiên là có rồi". Anh ấy hỏi tiếp liệu có thể gửi khoảng 5.000 công nhân sang làm việc ở các hầm mỏ Đức hay không. Tôi nói: "Chắc không có vấn đề gì". Anh ấy lại hỏi liệu có thể gửi khoảng 2.000 y tá sang không?” - ông Baek kể lại.
Mùa hè năm 1963, Chính phủ Hàn Quốc thông báo về việc tuyển dụng thợ mỏ đi xuất khẩu lao động sang Đức trong ba năm với lương mỗi tháng là 159 USD. Sự kiện này đã gây xôn xao dư luận trong nước. Các báo cũng đồng loạt đăng tải bài viết “Đức kêu gọi lao động Hàn Quốc” và đã thu hút nhiều người trẻ tham gia.
Kể từ năm 1963 đến năm 1977, số lượng thợ mỏ Hàn Quốc được cử sang Tây Đức lên tới 7.936 người. Bên cạnh đó, số lượng y tá đến nước này làm việc cũng tăng lên nhanh chóng. Từ nửa sau năm 1950, các y tá đến Đức chủ yếu là thông qua các tổ chức dân sự và tôn giáo. Thống kê cho thấy trong khoảng thời gian từ năm 1966 đến năm 1976, đã có hơn 12.000 người Hàn Quốc đến đó làm việc.
Nguồn: http://world.kbs.co.kr/service/contents_view.htm?lang=v&menu_cate=history&id=&board_seq=3565&page=9&board_code=