Cụ ơi, 3 ông khác quốc tịch, sinh hoạt với nhau 1 năm thì dùng tay chân thôi cũng hiểu nhau cụ ạ
. Em nghĩ quan điểm mợ su su và smile nêu ra là tiếng Anh ở mức chuẩn chỉnh, Tây nó phải tôn trọng mình, thì phải có nền tảng học hành lâu dài từ bé thì tốt hơn. Đặc thù công việc của em làm với khách Tây hàng ngày, em thấy người Việt mình kém tiếng Anh rất thiệt thòi, làm với Tây nó không coi trọng. Trong khi thắng Ấn Độ chỉ chém, và nhiều khi lấy chính thành quả của mấy thằng Việt ra chém, thì Tây nó lại khen ầm ầm. Anh em VN thì cứ kêu Ấn nó nói như thạch sùng, nghe chẳng hiểu, sao Tây nó lại khen mà VN thì nó lại chê. Nhưng thực sự là tiếng Anh Ấn đang trở thành phương ngữ tiếng Anh. Cách hành văn, từ vựng, nhấn trọng âm, phát âm cuối nó rất tốt, Tây nghe là hiểu. Trong khi tiếng Anh của anh em VN ta thì hay bị vấn đề trọng âm sai, nuốt âm, nói ngọng, từ vựng nghèo nàn, nên Tây nó nghe không hiểu. Cty em đầu tư cho nhân viên học tiếng Anh rất nhiều, mà cải thiện rất chậm, rất ít. Có thể có người học ngoại ngữ rất nhanh, nhưng số đông là học chậm cụ ạ.
Còn tư duy vĩ mô làm chủ không làm thuê cũng khó nói ạ. Mình phải làm thuê tốt đã thì mới biết làm chủ. Chưa nói dân ta hay mắc bệnh ảo tưởng, mà cụ cứ tiêm vào phải làm chủ, đừng làm thuê thì chết. Ai cũng làm chủ cả, thì lấy đâu ra người làm cho chủ ạ
. Các nước mà cụ ví dụ như Tầu, Nhật, Hàn cũng đều đã và đang trải qua quá trình làm thuê cả. Nhật thì đổi mới từ rất sớm, từ thời Minh Trị (1868), đã canh tân mở cửa với phương Tây và rất phát triển. Hàn thì gia công cho Mỹ, Tàu thì công xưởng cho cả thế giới. Họ cũng phải làm thuê để học hỏi rồi mới làm chủ được. Em nghĩ VN mình vẫn đang cần học thêm cụ ạ. Nên ngoài một số cụ giỏi làm chủ, thì vẫn nhiều cụ, nếu không muốn nói rất nhiều, vẫn cứ là nên làm thuê đã cụ ạ. Mà làm thuê thì thạo tiếng nước ngoài là lợi thế tốt mà cụ.