Xế độp và gia đình tôi

yukikuni

Xe máy
Biển số
OF-152630
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
81
Động cơ
356,010 Mã lực
Nơi ở
X2, Linh Đàm
Lại kể truyền thời xe đạp bao cấp

Những năm đầu của thập kỷ 80, người Hà Nội vẫn sống trong thời bao cấp, tem phiếu, xe đạp vẫn là những thứ tối cần thiết để tồn tại và đi lại. Bố mượn xe của mẹ để đi thăm một người bạn. Ông nhậu say. Ông đã cẩn thận dựng xe vào sát cửa sổ, một xe khác cũng dựng bên ngoài. Tên trộm ranh ma, đã lấy đi xe của cả nhà tôi. Chiếc xe biến đi lạnh lùng, phũ phàng và tàn nhẫn. Chiếc xe Pueugot thời đấy có giá 6 chỉ vàng. Số vàng đó đủ để mua một ngôi nhà nhỏ giữa phố Hà Nội. Mất xe, mẹ tôi không có cái để đi làm. Mất xe nhà tôi chẳng còn gì đáng giá. Tôi nhớ mãi không quên buổi tối hôm đó. Chúng tôi đã lên gường. Bố về rất muộn nồng nặc mùi rượu. Bố lay mẹ dậy. Nói như khóc “ Anh đánh mất xe rồi !”. Mẹ lặng đi, không nói được câu nào. Tôi nằm ở gường bên cạnh, chưa ngủ, nghe chộm được cuộc đối thoại ngắn ngủi đó. Tim tôi như nghẹt lại, sống lưng ớn lạnh. Tôi hiểu chiếc xe đó không chỉ là tài sản, là phương tiện mà còn là kỷ niệm và là niêm tự hào của cả gia đình tôi. Bố tôi mua nó bằng số tiền học bổng ông chắt chịu. Đã bao nhiêu lần rất khó khắn, cần tiền, có người gạ mua ông vẫn quyết giữ lại chiếc xe như một vật bửu bối của cả nhà. Mẹ vẫn dùng nó đi làm. Nó là quà của Bố tặng Mẹ từ hối lấy nhau. Chúng tôi lớn lên với chiếc xe đó. Thế mà, giờ đây nó đã bị đánh cắp. Hai ngày sau đó, Bố buồn ủ rũ nằm nhà. Mẹ và tôi như người mộng du, đi tàu điện xuống chợ Trời, lang thang, tìm kiếm với hy vọng mong manh, vô tình nhìn thấy chiếc xeđể báo Công An.   Dần dần chúng tôi cũng quen với việc không còn chiếc xe đạp đó. Trước mặt Bố, không ai dám nói gì. Thỉnh thoảng, mẹ vẫn lẩm bẩm một mình “May mà ông ý chính là người đánh mất chiếc xe. Mình mà làm thế …..”.
 

hungnat

Xe tải
Biển số
OF-31050
Ngày cấp bằng
11/3/09
Số km
305
Động cơ
483,390 Mã lực
May mà ông ý chính là người đánh mất chiếc xe. Mình mà làm thế không sống được vì tiết. truyện của cụ hay thật tiếp đi cụ
 

arc_tuan

Xe buýt
Biển số
OF-33816
Ngày cấp bằng
23/4/09
Số km
901
Động cơ
487,432 Mã lực
mẹ em bẩu ngày xưa nhà em cũng có cái xe dốt, dưng em bé quá chả nhớ gì. lúc lớn nên một chút thì thấy trong nhà có hai cái xe. bố đi Phuọng hoàng còn mẹ đi xe nữ Thống Nhất dóng thẳng ( vì ngày ấy còn có xe nữ Viha dóng võng) . hai ông anh hồi đấy lừa lừa bố đi vắng là lôi con Phượng hoàng ra độp. hồi đấy lốp xe mòn vẹt còn phải quấn dây chun để chạy vì mua hết tiêu chuẩn mua lốp. hị hị
.
 

vqcuong

Xe hơi
Biển số
OF-130276
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
180
Động cơ
374,898 Mã lực
Ngày xưa ông cụ nhà em đi xem bóng đá ở Trịnh hoài đức gửi xe đàng hoàng mà bị mất, đến nhà bác trông xe để bắt đền thì thấy nghèo quá nên cũng đành thôi, bác đấy sau có mang đến 1 đôi pedan để bắt đền. Đầu những năm 90 em tập xe bằng cái phượng hoàng bị dập zái vô số lần đau cứng đơ hết cả người. Trẻ con giờ thì ngon rồi, xe cho trẻ con đủ các kích cỡ kg sợ gặp tai nạn kiểu đó nữa:)
 

PigPi

Đi bộ
Biển số
OF-91525
Ngày cấp bằng
14/4/11
Số km
7
Động cơ
403,970 Mã lực
Những năm đầu của thập kỷ 80, người Hà Nội vẫn sống trong thời bao cấp, tem phiếu, xe đạp vẫn là những thứ tối cần thiết để tồn tại và đi lại. Bố mượn xe của mẹ để đi thăm một người bạn. Ông nhậu say. Ông đã cẩn thận dựng xe vào sát cửa sổ, một xe khác cũng dựng bên ngoài. Tên trộm ranh ma, đã lấy đi xe của cả nhà tôi. Chiếc xe biến đi lạnh lùng, phũ phàng và tàn nhẫn. Chiếc xe Pueugot thời đấy có giá 6 chỉ vàng. Số vàng đó đủ để mua một ngôi nhà nhỏ giữa phố Hà Nội. Mất xe, mẹ tôi không có cái để đi làm. Mất xe nhà tôi chẳng còn gì đáng giá. Tôi nhớ mãi không quên buổi tối hôm đó. Chúng tôi đã lên gường. Bố về rất muộn nồng nặc mùi rượu. Bố lay mẹ dậy. Nói như khóc “ Anh đánh mất xe rồi !”. Mẹ lặng đi, không nói được câu nào. Tôi nằm ở gường bên cạnh, chưa ngủ, nghe chộm được cuộc đối thoại ngắn ngủi đó. Tim tôi như nghẹt lại, sống lưng ớn lạnh. Tôi hiểu chiếc xe đó không chỉ là tài sản, là phương tiện mà còn là kỷ niệm và là niêm tự hào của cả gia đình tôi. Bố tôi mua nó bằng số tiền học bổng ông chắt chịu. Đã bao nhiêu lần rất khó khắn, cần tiền, có người gạ mua ông vẫn quyết giữ lại chiếc xe như một vật bửu bối của cả nhà. Mẹ vẫn dùng nó đi làm. Nó là quà của Bố tặng Mẹ từ hối lấy nhau. Chúng tôi lớn lên với chiếc xe đó. Thế mà, giờ đây nó đã bị đánh cắp. Hai ngày sau đó, Bố buồn ủ rũ nằm nhà. Mẹ và tôi như người mộng du, đi tàu điện xuống chợ Trời, lang thang, tìm kiếm với hy vọng mong manh, vô tình nhìn thấy chiếc xeđể báo Công An. Dần dần chúng tôi cũng quen với việc không còn chiếc xe đạp đó. Trước mặt Bố, không ai dám nói gì. Thỉnh thoảng, mẹ vẫn lẩm bẩm một mình “May mà ông ý chính là người đánh mất chiếc xe. Mình mà làm thế …..”.
Chuyện của bác hay quá, em không phải dân HN nhưng tuổi thơ thì nơi nào cũng thế. Đoạn này của nhà bác giống hệt câu chuyện trong phim "Xe đạp" của Ý, xem rất hay và cảm ... . Thanks bác
 

TrungGia

Xe buýt
Biển số
OF-61512
Ngày cấp bằng
11/4/10
Số km
573
Động cơ
1,439,375 Mã lực
Cụ chủ kể chuyện rất hay, thế hệ chúng ta ai cũng có thời thơ ấu như vậy. Cách hành văn và bài viết mộc mạc của cụ như giúp mỗi chúng ta có được một tấm vé về với tuổi thơ. Tôi đã được đọc ở đâu đó nói đại ý, ai luôn giữ sâu nặng những ký ức của tuổi thơ ấu, sẽ là người có có tấm lòng bao dung, độ lượng, và tôi tin bọn trẻ con nhà cụ cũng đang được sống trong một tuổi thơ ngập tràn hạnh phúc. Tuổi thơ của tôi không phải ở Hà Nội, nhưng những ký ức, kỷ niệm liên quan đến xe đạp cũng gần giống của cụ. Năm 1981, lần đầu đi học xa nhà tại thị trấn, tôi được bố mẹ cho một chiếc xe đạp nữ mà cái gácdobu (chắn bùn) sau bị gẫy đễn giữa. Vừa mang nặng tính tự ti từ nhà quê lên thị trấn, gầy còm, đen đúa, ... lại đi xe đạp thì không phanh, không gácdobu, và không nhiều thứ nữa, bạn bè dân thị tứ xúm vào bàn tán, bảo cái xe của tôi mặc quần đùi, còn tôi thì giống anh chàng chăn vịt mà các bạn ấy gặp trên đường (mà giống gì nữa, tôi đúng là vừa bước lên từ ruộng đồng chăn vịt chiều hôm trước mà, và sau buổi học, vẫn lại có thể ra đồng với chú trâu và đàn vịt hơn chục con). Sau một tháng, trường tôi chuyển xuống một nơi xa hơn, cách nhà đến hơn 10km thì tôi không đi xe@};-@};- đạp được nữa, tôi khăn gói đi trọ học tại một nhà dân, tuy nhiên cuối tuần thì đi bộ lên thị trấn để lấy xe đạp của ông anh trai học cấp ba ở đó, để đạp về. Tôi ở trọ cùng một anh bạn ở xã bên, hai đứa cùng đi bộ lên lấy xe để đèo nhau về, vì xe không phanh, không nhiều thứ, nên đã có lần hai thằng lao cả xuống ruộng mạ ở ven đường, bây giờ cùng ở Hà Nội, có dịp gặp nhau vẫn nhắc lại chuyện cũ. Từ ngày đó, ước muốn đã có một chiếc xe đạp đẹp!
 

apn

Xe tải
Biển số
OF-161060
Ngày cấp bằng
16/10/12
Số km
215
Động cơ
350,975 Mã lực
Ngồi chờ hóng tiếp
 
Biển số
OF-3889
Ngày cấp bằng
20/3/07
Số km
280
Động cơ
555,300 Mã lực
cảm ơn bác... bác làm nhà cháu nhớ đến những kỉ niệm đạp xe về quên ngoại của nhà cháu... nhà cháu tưởng đã quên mất rồi. 1 lần nữa cảm ơn bác rất nhiều lần :)
 

Tennisspins

Xe đạp
Biển số
OF-159007
Ngày cấp bằng
2/10/12
Số km
49
Động cơ
350,790 Mã lực
Nơi ở
Đặng văn Ngữ Đống đa Hà nội
Bài của bác viết rất thật của người trong cuộc. E cũng sống qua hết giai đoạn bao cấp: từ tem phiếu, sổ gạo, xe đạp, xe điện, trèo sấu...Năm em học lớp 7 là học sinh giỏi nhà lại xa trường nhất nên em được thưởng xe đạp mi ni của Liên xô cũ. Thế là từ đó em đi học bằng chiếc xe đó. Thằng em út nhảy lên đi bị gấu quần quấn vào xích ngã gãy xương khuỷu tay thành tật đến tận bây giờ. E còn nhớ giờ ra chơi là 4-5 đứa trèo lên cái xe đó để đi quanh sân trường nên hôm nào em cũng phải bơm xe để đi về nhà được. Một kỷ niệm khó quên cho chiếc xe đạp đầu tiên đó của em.
 

sítđờca

Xe máy
Biển số
OF-101641
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
80
Động cơ
398,400 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ chủ viết bài hay quá, giọng văn truyền cảm làm cho người đọc luôn muốn dõi theo!. Tuổi thơ của ai cũng trải qua chiếc xe độp, chứ không như 8 hay 9X bi giờ.
 

truongsoi309

Xe buýt
Biển số
OF-62868
Ngày cấp bằng
27/4/10
Số km
728
Động cơ
446,342 Mã lực
Nơi ở
24 cửa Bắc
hay quá bác ơi! bác có phải nhà văn ko đây mà em đọc đến đâu là hình ảnh cứ hiện lên trong đầu như xem film ^^
 

xecanghai_01

Xe tải
Biển số
OF-163198
Ngày cấp bằng
25/10/12
Số km
248
Động cơ
350,490 Mã lực
muốn nghe nhiều nhiều nữa quá :D
thuở còn nhỏ tí mới có con simson là cả 1 lũ trẻ con rủ nhau bao quanh cái nhà ông có con xe ý để được ngồi lên xe đi dù 1 km. Đứa thì trèo lên mái nhà, đứa thì nhòm qua cửa sổ xem ông ý dậy chưa, lũ còn lại thì đúng ngoài sân nhà ý đợi và buôn chuyện... rục rịch một hồi thì cuối cùng cũng đc thỏa mong đợi.
5 đứa tống lên 1 con simson dài dài và được đi đúng 2 km ( 1km đi + 1 km về )
có cụ nào giống em ko?
 

yukikuni

Xe máy
Biển số
OF-152630
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
81
Động cơ
356,010 Mã lực
Nơi ở
X2, Linh Đàm
Tôi vào đại học, đỗ điểm cao sau rất nhiều cố gắng của không chỉ riêng tôi mà là của cả nhà. Bố Mẹ rất tự hào. Ngày đó, hoặc là vào Đại học hoặc là đi nghĩa vụ quân sự. Trường tôi ở tận Thường Tín, đúng Km16, trên đường 1 rẽ trái. Ông Cậu sát mẹ tôi, thương gia đình tôi vất vả, có nhã ý muốn biếu bố mẹ tôi mấy chỉ vàng. Cả nhà quyết định mua một chiếc xe đạp Eska để tôi đi học cho bằng bạn, bằng bè. Sau đúng 10 năm kể từ chiếc Peuget xanh ngọc ấy ra đi, mộtchiếc xe đạp mới cong màu mận café, có đề lại long lanh ngự trị trong nhà. Lần này tôi là chủ nhân. Nó là phần thưởng cho một tân sinh viên, niềm hy vọng của cả nhà, cả họ hàng nội ngoại. Tôi yêu chiếc xe này lắm. 2 ngày một lần, tôi lau chùi bóng loáng, vành, ghi đông mạ, dóng nữ nhưng cổ phốt dài. Tôi toàn phải nhoài ra, cong mông lên đạp. Cả đi cả về là đúng 40 km. Trời khô thì OK. Nhưngngày mưa hoặc gió mùa đông bắc, mò được đến trường thì như đi cày về. Cuối những năm 80, Hà nội bắt đầu có nhiều xe máy, Simson từ Dức về, Jawa Tiệp, Minks Nga, Honda cũ, có cả DD đáng giá bằng cảcái nhà biệt thự chạy trên phố…. Nhưng đối với sinh viên, xế độp vẫn là phươngtiện chủ yếu.

Một lần nữa, xe đạp lại đính đến gái. Xe Eska được người Tiệp thiết kế để đi mộtngười. Người Việt chế thêm giá đèo hàng bằng inox để đèo người. Khốn nỗi, cáigiá đèo hàng đó không thể chịu được trọng lượng của một người lớn. Nó võng xuống,làm cho người ngồi sau cứ trôi sát vào mông người đạp. Ngày đó, bọn tôi có kiểuđạp xe tăng bo. Không hiểu cái từ ấy ở đâu ra. Hai đứa, một đứa ngồi trên yên,một đứa ngồi giá đềo hàng, cùng đặt chân lên pedal và đạp nhịp nhàng. 2 đôi chân đạp, sẽ khỏe hơn và nhanh hơn. Đứa ngồi sau phải ôm chặt eo đứa đằng trước, với chân để đặt được lên pedan. Nếu là một đôi, một nam một nữ, đứa ngồi đằng sau thường là nam, chân dài hơn. Tư thế đấy đầy nhục dục, vì hai đứa như ôm đính lấy nhau theo tư thế doggy, chân guồng cuống cuồng. Hai đứa cùng giới mà làm thế thì cũng ghê không kém. Chúng tôi chưa được biết về bệnh đồng giới. Nữ hồi đầy còn cỏ kiểu ngồi nghiêng 1 bên. Khối em mặc áo dài bị kẹt vạt áo vào xích, gỡ mãi không ra, cứ như là bị trói vào xe. Cô hàng xóm nhà tôi, có 1 lần về nhà trong tấm ly lông làm áo mưa giữa trời nắng 40 độ. Hỏi ra thì được biết là vạt sau áo dắt vào bánh xe. Người ngã lăn xuống đất, toàn bộ vạt áo sau bị xé toạc, hở hết cả phụ tùng. Bọn bạn cho mượn tấm áo mưa che tạm để đạp về nhà thay áo.

Tôi có một cô bạn gái thời sinh viên. Chúng tôi thường bát phố bằng xe đạp. Mấy thằng bạn tôi có xe Cuốc Liên Xô. Nam tính hơn nhưng không thể phong lưu bằng con Eska mầu mận của tôi được. Thời đấy, ăn cơm ký túc xá, nhưng chúng tôi đạp rất khỏe, vào tận Bình Đà mua pháo, lên tận Phúc Yên dự sinh nhật, Chùa Thầy ... Tất cả các chuyến đi, đều có gái nặng trên 50kg ngồi sau. Đường xá có vắng và sạch hơn bây như ngxấu và gồ gề. Xin tiết lộ một sự thật đau buồn. Lúc yêu nhau thì không thấy cô nàng chê bai gì cái xe của tôi cả. Nhưng cứ sau mỗi chuyến đi dài, cô nàng đều phải nghỉ ít nhất một tuần vì đau bộ đệm. Sau khi chia tay, nàng viết cho tôi một lá thư dài lắm trong đó có câu “Em ghét cay, ghét đắng cái xe đạp của anh”.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top