Lại kể truyền thời xe đạp bao cấp
Những năm đầu của thập kỷ 80, người Hà Nội vẫn sống trong thời bao cấp, tem phiếu, xe đạp vẫn là những thứ tối cần thiết để tồn tại và đi lại. Bố mượn xe của mẹ để đi thăm một người bạn. Ông nhậu say. Ông đã cẩn thận dựng xe vào sát cửa sổ, một xe khác cũng dựng bên ngoài. Tên trộm ranh ma, đã lấy đi xe của cả nhà tôi. Chiếc xe biến đi lạnh lùng, phũ phàng và tàn nhẫn. Chiếc xe Pueugot thời đấy có giá 6 chỉ vàng. Số vàng đó đủ để mua một ngôi nhà nhỏ giữa phố Hà Nội. Mất xe, mẹ tôi không có cái để đi làm. Mất xe nhà tôi chẳng còn gì đáng giá. Tôi nhớ mãi không quên buổi tối hôm đó. Chúng tôi đã lên gường. Bố về rất muộn nồng nặc mùi rượu. Bố lay mẹ dậy. Nói như khóc “ Anh đánh mất xe rồi !”. Mẹ lặng đi, không nói được câu nào. Tôi nằm ở gường bên cạnh, chưa ngủ, nghe chộm được cuộc đối thoại ngắn ngủi đó. Tim tôi như nghẹt lại, sống lưng ớn lạnh. Tôi hiểu chiếc xe đó không chỉ là tài sản, là phương tiện mà còn là kỷ niệm và là niêm tự hào của cả gia đình tôi. Bố tôi mua nó bằng số tiền học bổng ông chắt chịu. Đã bao nhiêu lần rất khó khắn, cần tiền, có người gạ mua ông vẫn quyết giữ lại chiếc xe như một vật bửu bối của cả nhà. Mẹ vẫn dùng nó đi làm. Nó là quà của Bố tặng Mẹ từ hối lấy nhau. Chúng tôi lớn lên với chiếc xe đó. Thế mà, giờ đây nó đã bị đánh cắp. Hai ngày sau đó, Bố buồn ủ rũ nằm nhà. Mẹ và tôi như người mộng du, đi tàu điện xuống chợ Trời, lang thang, tìm kiếm với hy vọng mong manh, vô tình nhìn thấy chiếc xeđể báo Công An. Dần dần chúng tôi cũng quen với việc không còn chiếc xe đạp đó. Trước mặt Bố, không ai dám nói gì. Thỉnh thoảng, mẹ vẫn lẩm bẩm một mình “May mà ông ý chính là người đánh mất chiếc xe. Mình mà làm thế …..”.
Những năm đầu của thập kỷ 80, người Hà Nội vẫn sống trong thời bao cấp, tem phiếu, xe đạp vẫn là những thứ tối cần thiết để tồn tại và đi lại. Bố mượn xe của mẹ để đi thăm một người bạn. Ông nhậu say. Ông đã cẩn thận dựng xe vào sát cửa sổ, một xe khác cũng dựng bên ngoài. Tên trộm ranh ma, đã lấy đi xe của cả nhà tôi. Chiếc xe biến đi lạnh lùng, phũ phàng và tàn nhẫn. Chiếc xe Pueugot thời đấy có giá 6 chỉ vàng. Số vàng đó đủ để mua một ngôi nhà nhỏ giữa phố Hà Nội. Mất xe, mẹ tôi không có cái để đi làm. Mất xe nhà tôi chẳng còn gì đáng giá. Tôi nhớ mãi không quên buổi tối hôm đó. Chúng tôi đã lên gường. Bố về rất muộn nồng nặc mùi rượu. Bố lay mẹ dậy. Nói như khóc “ Anh đánh mất xe rồi !”. Mẹ lặng đi, không nói được câu nào. Tôi nằm ở gường bên cạnh, chưa ngủ, nghe chộm được cuộc đối thoại ngắn ngủi đó. Tim tôi như nghẹt lại, sống lưng ớn lạnh. Tôi hiểu chiếc xe đó không chỉ là tài sản, là phương tiện mà còn là kỷ niệm và là niêm tự hào của cả gia đình tôi. Bố tôi mua nó bằng số tiền học bổng ông chắt chịu. Đã bao nhiêu lần rất khó khắn, cần tiền, có người gạ mua ông vẫn quyết giữ lại chiếc xe như một vật bửu bối của cả nhà. Mẹ vẫn dùng nó đi làm. Nó là quà của Bố tặng Mẹ từ hối lấy nhau. Chúng tôi lớn lên với chiếc xe đó. Thế mà, giờ đây nó đã bị đánh cắp. Hai ngày sau đó, Bố buồn ủ rũ nằm nhà. Mẹ và tôi như người mộng du, đi tàu điện xuống chợ Trời, lang thang, tìm kiếm với hy vọng mong manh, vô tình nhìn thấy chiếc xeđể báo Công An. Dần dần chúng tôi cũng quen với việc không còn chiếc xe đạp đó. Trước mặt Bố, không ai dám nói gì. Thỉnh thoảng, mẹ vẫn lẩm bẩm một mình “May mà ông ý chính là người đánh mất chiếc xe. Mình mà làm thế …..”.