[CCCĐ] Xe điện xuyên Việt đi hết 63 tỉnh thành, 86 thành phố (126 ngày)

không_bấm_còi

Xe đạp
Biển số
OF-534328
Ngày cấp bằng
27/9/17
Số km
20
Động cơ
170,045 Mã lực
Chính xác bác, Trà Cổ tổ Đồ Sơn (Trà Cổ có tổ là Đồ Sơn).

Nhà Mạc phát tích từ Hải Phòng và có công khai phá dải miền biển Quảng Ninh - Hải Phòng, đầu thế kỷ thứ 16. Hiện ở Trà Cổ có nhiều vết tích nhà Mạc bác ạ. Hoặc, tên địa danh Cẩm Phả là do quan quân nhà Mạc đặt (Cẩm Phổ - vùng đất đẹp).

Có câu: "Cổ Trai đế vương, Trà Hương/Phương công chúa". Ý nói đất Cổ Trai sinh ra vua Mạc, đất Trà Hương/Phương sinh ra hoàng hậu.

Cá nhân em nghĩ nhà Mạc có công đưa dân đi khai phá miền biển Hải Phòng - Quảng Ninh, nên từ đất làng Kiến Thuỵ mà ra Đồ Sơn lập nghiệp thành quê mới, sau đó từ Đồ Sơn lại đi ra tiếp Trà Cổ.

Việc này khá giống nhà Trần. Từ nguyên quán là Đông Triều (Quảng Ninh) mà xuống Thái Bình thành quê mới, rồi lại sang tiếp Nam Định phát tích thành vương. Nhà Trần vẫn nhớ về Đông Triều nên đặt lăng vua ở đó.

Có lẽ tương tự thế mà nhóm người Đồ Sơn ra địa đầu vẫn nhớ nguyên quán là Kiến Thuỵ mà đặt Trà và Cổ cho tên quê mới.

Được trao đổi về lịch sử tên gọi địa danh, lại liên quan Hải Phòng (quê em), em rất vui.
 

clicklacp

Xe buýt
Biển số
OF-482855
Ngày cấp bằng
8/1/17
Số km
965
Động cơ
200,712 Mã lực
Ngày 4 (thứ Năm, 30/6/2022): : Vịnh Hạ Long - Chả mực - Sữa chua

5h sáng sớm em mở app VinFast thấy dưới hầm chung cư Green Bay có trạm 11Kw nên em vào sạc lên được 5% thì chạy tiếp sang Vinpearl đảo Rều. Tại đây có mấy trụ sạc siêu nhanh 60Kw nên chờ gần một tiếng là full pin.

No pin là em lại phi ra chỗ chân cầu Bãi Cháy checkin buổi sáng. Nhìn sang khu Hòn Gai bên kia thì có vòng xoay Sun World.

View attachment 7231980
Bên trái ảnh (phía mũi xe) là khu Bãi Cháy, bên phải ảnh (đuôi xe) là khu Hòn/Hồng Gai

Em giải nghĩa tên địa danh Bãi Cháy: hàng trăm năm trước, ngư dân hay gom cỏ dại ở đây để thui thuyền (đốt bên ngoài vỏ thuyền để đốt các con hà bám chặt). Hoạt động phóng lửa quá tay sẽ làm cháy cả thuyền bè, hoặc cháy cả làng ven biển… nên khu này bị gọi là Vạ Cháy (tự nhiên gặp cái vạ/hoạ bị cháy hết) hoặc Bãi Cháy (cái bãi suốt ngày cháy). Hình như ở Hạ Long bây giờ vẫn có phố Vạ Cháy.

Em giải nghĩa tên địa danh Hòn Gai: cũng hàng trăm năm trước, các cụ nhà mình gọi Hán Việt nơi đây là Hồng Hải vì thấy biển màu đỏ, phù sa cửa sông. Người Pháp vào nghe phát âm của các cụ nên đã phiên được ra ký tự la-tinh là Hong Hai, nhưng họ hay dùng chữ Y nên chệch thành Hong Hay (giống Cai ở chữ Mang Cai - Móng Cái họ hay viết thành Mon Cay; Yên Bái được viết là Yen Bay). Rồi trong ngữ pháp tiếng Pháp thì âm H đứng giữa là âm câm nên họ cho rằng viết cũng như không, cần gì viết vào. Thế là Hong Hay thành Hong Ay. Rồi tiếng Pháp lại có trò viết cứ liền hai âm thành một, thế là Hà Nội thành Hanoi, Hải Phòng thành Haiphong, Sài Gòn thành Saigon. Nên cuối cùng Hong Ay đã biến thành Hongay. Xong chúng ta lại phiên tách ra thành Hon Gay (đưa chữ G sang âm Ay, năm 1946 vẫn có đặc khu Hon Gay) và Hòn Gai là từ cuối cùng đến ngày nay. Như vậy sau bao liền biến đổi, từ âm chuẩn Hồng Hải đã thành Hòn Gai. Ngày nay Hạ Long vẫn có phố tên là Hồng Hải thì phải. Chữ Hồng có gốc lâu dài, các bác gọi Hồng là đúng tổ tiên.

View attachment 7231981
Cầu Bãi Cháy khánh thành năm 2006, bắc qua cửa Lục, nối khu Bãi Cháy và Hòn/Hồng Gai.

Xong rồi thì em lại qua cầu để sang khu Hòn Gai ăn chả mực. Chả mực giã tay là đặc sản nổi tiếng của Hạ Long. Nếu thịt mực cho vào xay máy thì sẽ mịn, cắn miếng chả sẽ không thấy sần sật như giã tay.

Em ăn bánh cuốn chả mực ở ngõ 1 phố Rạp Hát. Nơi đó cũng bãi đậu xe rộng (của cả khu vực) và tập trung rất nhiều quán bán chả mực. Một suất gồm 6 bánh cuốn tráng tay nhân thịt + 2 miếng chả mực chiên = 40k các bác nhé.

View attachment 7231995
Một suất sẽ gồm đĩa bánh cuốn (6 cái) tráng tay và 2 chả mực là 40k. Tổng hai suất như hình là 80k.

Món tiếp theo em thử là sữa chua trân châu Hạ Long ở quán ngay gần Bảo tàng Quảng Ninh. Quán mặt đường, đông xe du khách ghé vào.

Sữa chua thì lạnh, vị chua vừa phải nhưng kết cấu hơi xốp, cảm nhận được kiểu đông đá. Khẩu vị em là thích sữa chua mềm mịn cơ.

Trân châu thì nóng, được trộn nước dừa, để trong cốc (chén) riêng. Khi ăn thì múc trân châu đổ lên sữa chua. Nói chung cũng nên thử các CCCM ạ!

View attachment 7232006
Mỗi suất gồm một sữa chua (lạnh) và một trân châu (nóng), giá 30k. Như hình là 60k.

Thăm Cung triển lãm hình cá heo, Bảo tàng Quảng Ninh (rất đáng vào trong) thì em theo đường bao biển Hạ Long để lên lại cầu Bãi Cháy. Đường quanh co còn hơn Tây Bắc. Lúc này là hơn 12h trưa, vì còn no chả mực nên em không ăn trưa gì cả.

View attachment 7232039
Đường ven biển Hạ Long (bên trái ảnh là biển)

Kế hoạch tiếp theo là thăm vịnh Hạ Long. Em mua vé trong Cảng tàu du lịch quốc tế Hạ Long từ các nhân viên nhà tàu (gọi vui là “cò”). Giá vé gồm: 125k tiền tham quan Vịnh + 40k tiền bến bãi cảng + 150k tiền tàu = 315k/vé. Thời điểm các bác đọc bài này thì Quảng Ninh đã tăng lại tiền tham quan từ 125k lên thành 250k rồi, tức các bác phải trả 440k/vé đấy.

View attachment 7232040
Các bác cứ vào trong này để mua vé đi tham quan vịnh nhé (ra cảng đảo Tuần Châu thì xa lắm)

View attachment 7232044
Em mua vé từ hai chị áo hồng, áo xanh này. Họ là người nhà tàu, đứng ra mua hộ trọn combo (vịnh - cảng - tàu) cho khách. Các bác yên tâm về dịch vụ.

View attachment 7232042
Khách cùng chuyến tàu thăm vịnh với em.

Tuyến tham quan rẻ nhất này kéo dài nửa ngày, kiểu sáng đi thì trưa về, đầu chiều đi thì cuối chiều về. Mới nghe thì tưởng được lâu nhưng tính ra chỉ khoảng 1 tiếng tham quan. Còn lại hơn 2 tiếng là thời gian tàu chạy khứ hồi đi/về vì lõi vịnh cách bờ rất xa.

Các điểm than quan của tuyến này: hòn Trống Mái, hòn Chó Đá, Ba Hang (nếu đi thuyền nan thì mất thêm 40k), động Thiên Cung.

View attachment 7232050
Hòn Gà Chọi hoặc hòn Trống Mái (trống bên trái, mái bên phải) do mưa bão đã đổ mất phần mào bên trên.

View attachment 7232051
Điểm dừng đầu tiên của tàu là Ba Hang, tại đây khách có thể xuống tàu để lên thuyền nan đi chơi một đoạn chừng 30 phút, giá 40k mỗi người trả thêm.

View attachment 7231983
Vịnh Hạ Long rất đẹp.

View attachment 7231991
Bên trong động Thiên Cung, điếm tham quan cuối cùng của tour tuyến số 1.

Em giải nghĩa tên địa danh Hạ Long: Hạ là xuống, long là rồng. Nơi rồng đáp xuống là Hạ Long. Đây là cách giải thích về mặt truyền thuyết, tâm linh. Ngoài ra còn có cách giải thích rằng vùng biển này hàng trăm năm trước người Hoa giong thuyền buồm đến buôn bán tấp nập. Khi dừng đỗ, neo thuyền, họ giục nhau là “Xa lủng”. Các cụ nhà ta nghe phát âm rồi phiên chữ Nôm, chữ Hán-Việt đọc thành Hạ Long.

Cuối chiều tham quan xong vịnh Hạ Long thì em chạy ra bãi tắm Bãi Cháy. Phải nói là tỉnh Quảng Ninh họ đầu tư tốt, trải toàn bộ cát trắng, trồng hàng nghìn cây dừa để tạo cảnh quan cho du khách.

Xong xuôi tất cả thì em tạm biệt Quảng Ninh, bắt đầu hành trình đi tiếp về phương Nam. Thành phố tiếp theo sẽ là Hải Phòng.

À quên, còn giải nghĩa tên địa danh Quảng Ninh nữa: Quảng là rộng. Ninh là yên ổn. Một vùng đất rộng yên ổn là Quảng Ninh. Hai từ Quảng và Ninh thì là từ Hán Việt có từ xa xưa. Còn gợi ý ghép 2 từ này lại với nhau thì là do Bác Hồ đưa ra năm 1963.
Hồng Quảng và Hải Ninh ghép lại thành Hải Ninh ạ.
 

không_bấm_còi

Xe đạp
Biển số
OF-534328
Ngày cấp bằng
27/9/17
Số km
20
Động cơ
170,045 Mã lực
Hồng Quảng và Hải Ninh ghép lại thành Hải Ninh ạ.
Chính xác bác, Quảng và Ninh ghép lại thành Quảng Ninh, do Bác Hồ gợi ý cách ghép đó năm 1963. Và em giải nghĩa Quảng là gì, Ninh là gì để mọi người thêm hiểu ý nghĩa ạ. Post sau em sẽ giải thích Hải là gì, Phòng là gì... để có tên Hải Phòng.
 

3077

Xe container
Biển số
OF-146453
Ngày cấp bằng
20/6/12
Số km
9,669
Động cơ
-391,453 Mã lực
E mới đi xuyên Việt về, cũng chưa nghĩ ra ở nhà nghỉ thì sạc ntn, kéo dây từ NN ra à? Vì khá nhiều chỗ bãi xe nó không ở gần ks, chưa kể ổ cắm để đó mưa gió thì sao. Đúng là chưa quen với việc đi chơi xa ngoài tính toán ăn gì, ở đâu lại thêm khâu sạc chỗ nào nữa. E vẫn cho rằng xđ hợp với đi trong phố và là xe thứ 2 cho gia đình. Chứ đi chơi xa mệt bm, nhiều khi tới khách sạn còn chả kịp tắm đã lăn ra ngủ giờ lại còn phải nghĩ cho cái xe ăn gì
 

không_bấm_còi

Xe đạp
Biển số
OF-534328
Ngày cấp bằng
27/9/17
Số km
20
Động cơ
170,045 Mã lực
Ngày 5 (thứ Sáu, 01/7/2022): Cát Bà trượt di sản và quê ngoại e34

Từ Hạ Long sang Hải Phòng em theo đường cao tốc ven biển, quãng đường chừng 30 - 40km tuỳ điểm dừng (lòng cao tốc dài 25km).

caotoc.jpg

Tốc độ tối đa trên cao tốc Hạ Long - Hải Phòng là 100km/h, quãng đường dài 25km.

Ranh giới giữa hai tỉnh thành này là cầu Bạch Đằng, ba trụ cầu là hình ba chữ H tượng trưng cho Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long. Cầu cao 48m, riêng trụ H giữa cao tới 100m, khánh thành năm 2018.

bachdang.jpg

Ba chữ H biểu tượng Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long

Trạm thu phí đặt ở chân cầu phía bên Quảng Ninh, thu 35k/xe, cả ETC và tiền mặt.

Đi qua cầu Bạch Đằng, thoát ra khỏi cao tốc và rẽ phải là đường tới đảo Cát Bà huyện Cát Hải. Cát Bà là địa danh du lịch nổi tiếng ở phía Bắc, muốn đi ô tô sang thì phải qua một cầu và một phà.

Cầu tên là Đình Vũ - Cát Hải, dài thứ 9 ở ASEAN và là cầu dài nhất Việt Nam. Chỉ tính phần cầu chính (không tính đường dẫn hai bên) cầu đã dài 5,44km, vô địch cả hạng mục dài nhất và vượt biển dài nhất Việt Nam. Cầu khánh thành năm 2017, dẫn từ Hải Phòng sang đảo Cát Hải.

dinhvu.jpg

Cầu Đình Vũ - Cát Hải dài thứ 9 ở ASEAN và dài nhất Việt Nam.

Vượt cầu sang đến Cát Hải thì chắc chắn xe nào cũng đi ngang qua Nhà máy VinFast. Em liền cho cô vợ VF e34 ghé cổng chụp kiểu ảnh checkin. Dù sao em ý cũng từ đó mà ra, nay được về thăm “nhà mẹ” cũng bớt chút tủi thân.

20220701_082953.jpg

Cho vợ hai về thăm quê ngoại

Cạnh cổng nhà máy VinFast có cây xăng PVOil, là trạm sạc xe điện luôn. Bác nào đi xe điện có thể tham khảo (hôm em đi thì chưa khánh thành, chưa hiển thị trên app. Trên app khi đó chỉ có 2-3 trạm thuộc nội bộ nhà máy, không cho khách ngoài vô).

Nói chung, nhờ có công xưởng VinFast và cảng Lạch Huyện mà đời sống kinh tế của đảo Cát Hải khá lên. Từ một thị trấn chỉ có nghề làm mắm, làm muối, buồn tẻ và chậm phát triển, giờ thì đã đổi sắc hơn.

Nghe nói, thành phố Hải Phòng sẽ quy hoạch xoá thị trấn này để biến đảo Cát Hải thành trung tâm logictis tầm cỡ. Người dân sẽ được “bế” đi định cư ở nơi khác.

Từ bên đảo Cát Hải muốn qua tiếp đảo Cát Bà thì phải “luỵ” bến phà Gót/Cái Viềng. Mặc dù 7 phà to nhỏ chạy liên tục nhưng nếu đi xe ô tô vào cuối tuần mùa hè, các bác có thể phải chờ 30 phút đến vài tiếng.

Mùa hè, chuyến phà muộn nhất là 7h tối.

20220701_085800.jpg

Em được lên phà bé, chỉ chở được 2 xe nhưng chạy nhanh hơn phà to.

Bác nào ngán cảnh đợi phà thì có thể đi cáp treo sang đảo, bên kia bờ có xe buýt chở về trung tâm thị trấn với giá 30k/người.

20220701_090217.jpg

Cáp treo vượt cửa biển, nối liền đảo Cát Hải với đảo Cát Bà. Hoạt động theo giờ, trưa nghỉ và chiều từ 15h30' là nghỉ.

catba1.jpg

Một chân cột cáp treo ở bờ đảo Cát Bà.

Em giải nghĩa tên địa danh Cát Bà: có nhiều thuyết, trong đó phổ biến cho rằng đọc chệch từ chữ Các Bà (nhiều bà). Theo truyền thuyết, xưa kia các ông trai tráng đi theo Thánh Gióng đánh giặc, đảo tập trung nhiều mẹ, vợ, chị em ở lại làm hậu phương. Đảo được đặt tên Các Bà, lâu dần chệch thành Cát Bà. Hiện nay phía trước đảo Cát Bà có đảo nhỏ mang tên Cát Ông (Các Ông).

Em thì thích cách giải nghĩa: Cát là may mắn, Bà là các bà. Các bà đem lại may mắn, thì là Cát Bà. Trên đảo hiện có đền thờ Các Bà. Phải chăng linh thiêng, phù hộ con cháu nên người dân tin các bà đem lại sự may mắn, cát tường?1

Tương tự, huyện đảo Cát Hải nghĩa là biển mang lại may mắn, ấm no.

Đường trên đảo Cát Bà thì đẹp tuyệt vời vì Hải Phòng xông xênh tiền bạc đầu tư cho hạ tầng giao thông. Các bác có thể đi vào thị trấn bằng đường ven biển, rồi hôm về quay ra bến phà bằng đường xuyên rừng quốc gia.

catba2.jpg

Em lấy nét nhầm vào tảng đá, các bác đại xá cho em!

Trong 3 đảo ở Việt Nam có thể lái xe ô tô trên đường trải nhựa, em đánh giá Côn Đảo và Cát Bà cho nhiều cảm xúc phấn khích, sau cùng mới là đảo Phú Quốc.

e34catba.jpg

Đường trên đảo Cát Bà rất đẹp cho các bác checkin. Mông vợ em đó ạ!

Tại đường trung tâm thị trấn Cát Bà, các bác chú ý các biển báo, kẻo nhầm đường một chiều là “ăn” phạt. Em cũng lố xíu nhưng kịp quay đầu. Có bác e34 Hạ Long sang chơi, quay không kịp nên bị “thiến” 1 triệu.

noithate34.jpg

Một bên là biển, một bên là núi rừng các bác nhé. Tiện thể em khoe nội thất xe em tí!

Nghỉ cao cấp nhất ở đây thì có mấy toà của Flamingo, quay thẳng mặt ra biển. Nhưng 5 sao kiểu Việt Nam, không phải 5 sao quốc tế.

Ngoại truyện về Cát Bà và vịnh Lan Hạ: những năm 1990, khi Quảng Ninh làm hồ sơ xin xét Hạ Long là Di sản thế giới cũng có lời ngỏ ý ghép luôn Cát Bà - Lan Hạ nhưng không rõ vì sao Hải Phòng chưa quan tâm. Rồi thì Hạ Long có vương miện, ngày càng lộng lẫy và sáng giá.

Nhiều chục năm sau, tháng 9-2012, Hải Phòng mới trình hồ sơ xin xét Cát Bà là di sản thế giới.

Chắc mấy ông bà tây ở hội đồng UNESCO nghĩ rằng “tại sao một vùng biển Bắc Bộ Việt Nam lại phải trao 2 di sản?”, nên Cát Bà bị loại ngay tại vòng 1 bỏ phiếu.

Bây giờ thì Hải Phòng đã chuyển hưởng sang “xin nối dài”, làm hồ sơ đề cử ghép Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là di sản.

catba.jpg

Thị trấn Cát Bà quay ra vịnh nhỏ, nay đã được dẹp hết lòng bè, thuyền nan nên nhìn sạch sẽ, thoáng đãng.

Vịnh biển giáp ranh, mỗi lần tàu du lịch số hiệu Hải Phòng sang vùng biển Hạ Long, phía Quảng Ninh đều có ý kiến (xử phạt).

Giờ thì em trở lại đất liền Hải Phòng - thành phố nhiều nét kiến trúc Pháp.
 
Chỉnh sửa cuối:

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
18,048
Động cơ
648,098 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Món tiếp theo em thử là sữa chua trân châu Hạ Long ở quán ngay gần Bảo tàng Quảng Ninh. Quán mặt đường, đông xe du khách ghé vào.

Sữa chua thì lạnh, vị chua vừa phải nhưng kết cấu hơi xốp, cảm nhận được kiểu đông đá. Khẩu vị em là thích sữa chua mềm mịn cơ.

Trân châu thì nóng, được trộn nước dừa, để trong cốc (chén) riêng. Khi ăn thì múc trân châu đổ lên sữa chua. Nói chung cũng nên thử các CCCM ạ!

suachua.jpg

Mỗi suất gồm một sữa chua (lạnh) và một trân châu (nóng), giá 30k. Như hình là 60k.
Em thấy ăn ở đây không ngon, ăn bên Bãi cháy có quán rất ngon mà rẻ hơn
90CD6F0A-B018-47C6-8A04-623AA7812E14.jpeg
 

cbnu

Xe buýt
Biển số
OF-1237
Ngày cấp bằng
10/8/06
Số km
782
Động cơ
583,501 Mã lực
Góp vui với chủ thớt hình tớ chụp ở Cát Bà

IMG_0009.JPG
IMG_0085.JPG
IMG_9764.JPG
 

thiepxuan

Xe tải
Biển số
OF-726310
Ngày cấp bằng
20/4/20
Số km
263
Động cơ
76,982 Mã lực
Tuổi
60
Ngày 3 (thứ Tư, 29/6/2022): Trung tâm Móng Cái - Cẩm Phả - Hạ Long

Sáng em đi thăm các điểm Cửa khẩu quốc tế, Chợ trung tâm, sông Ka Long, cầu Ka Long, đường biên... Do Trung Quốc đóng cửa biên giới nên Móng Cái vắng vẻ, hoạt động giao thương buồn tẻ. Mấy trung tâm buôn bán hàng cạnh cửa khẩu phải đóng cửa im lìm.

View attachment 7230371
Im lìm Chợ trung tâm Móng Cái do ảnh hưởng của việc đóng biên.

View attachment 7230503
Các toà nhà thương mại cạnh Cửa khẩu đều đóng cửa.

Trước dịch thì người Trung sang bên mình bán hàng rất đông, cứ sáng đi chiều về như đi làm công sở. Người Việt cũng sang đánh hàng về. Có người chỉ làm shipper lấy hàng về mà kiếm được cả tiền triệu mỗi ngày.

View attachment 7230255
Phía bên kia là Trung Quốc các bác ạ. Họ quây rào sắt dọc biên giới. Đất đó từng thuộc về nước ta, bị nhà Đại Thanh chiếm sát xuống tận mép sông Ka Long đấy.

Cạnh chợ thì có sông Ka Long và cầu Ka Long. Cây cầu này đặc biệt ở chỗ nó là cầu ghép từ đá duy nhất ở Việt Nam. Toàn bộ cầu không xây bằng bê tông, mà ghép từ hàng triệu viên đá - giống xây cổng thành hồi xưa.

View attachment 7230397
Cầu khánh thành năm 1964 ghép từ đá.

Em giải nghĩa tên sông và cầu Ka Long: hàng trăm năm trước thì tên là sông Mang như giải nghĩa bên trên, đến đầu thời nhà Nguyễn thì triều đình không muốn nhân nhượng với Đại Thanh (nó chiếm đến sát sông Mang của ta, chứ đáng lẽ vùng phía trên sông vẫn là của ta) nên đã đổi tên sông Mang thành sông Gia Long với hàm ý “đất của vua bố mày đấy, đừng có động vào”. Nhưng không thể phạm huý mà gọi thẳng tên Gia Long nên triều đình sửa chữ Gia thành Ca. Người Pháp vào thì hay dùng chữ K hơn, nên họ viết thành Ka Long (cách mệnh hay viết thành kách mệnh)

View attachment 7230407
Cầu đá Ka Long bắc qua sông Ka Long (hàng trăm năm trước là sông Mang, chữ bắt nguồn của từ Móng Cái).

Đầu giờ chiều thì em tạm biệt Móng Cái để xuôi về phương Nam. Thành phố miền biển thứ hai sẽ đến là Cẩm Phả, thứ ba là Hạ Long.

Đường em vẫn theo QL18, chặng này em chưa tính lối sát biển vì đặc trưng vùng này là quá nhiều mũi, đảo nhô ra biển, không có phà đò qua lại.

View attachment 7230297
QL18 có hai cái cây vươn sang nối với nhau. Không thể ngăn cách tình đôi ta!

Khoảng 6h tối thì em đến thành phố Cẩm Phả.

Em giải nghĩa tên địa danh Cẩm Phả: Cẩm là đẹp, lộng lẫy. Phổ là rộng khắp (ngày nay có từ phổ biến, phổ cập). Cẩm Phổ là vùng đất rộng khắp tươi đẹp. Do 500 năm trước, quan quân nhà Mạc chạy loạn đến vùng này, thấy rộng đẹp quá nên thốt lên “Cẩm Phổ”. Lâu dần đọc chệch thành Cẩm Phả.

View attachment 7230284
Cẩm Phả là đất than tỉnh Quảng Ninh. Một góc cảng chuyển tải than bên bờ biển ở Cẩm Phả.

Em đến thắp hương và checkin tại địa danh nổi tiếng nhất thành phố này là Đền Cửa Ông, thờ Hưng nhượng Đại vương Trần Quốc Tảng. Ông là con trai thứ ba của Đại vương Trần Quốc Tuấn. Ông giúp cha chỉ huy quân dân đánh quân Nguyên xâm lược vào thời Trần Nhân Tông.

Tượng Đại vương trước đây để ngay trên mặt đường trước lối vào đền, nhưng năm 2017 thì địa phương đã di chuyển nên đỉnh đồi cao 42m. Tượng quay mặt về phía vịnh Hạ Long.

View attachment 7230321
Góc này có cái xe của em. Dưới chân tượng đền Cửa Ông ạ.

Sau đó em vào checkin tiếp ở Quảng trường trung tâm 12/11 với cụm tượng đài Vinh quang thợ mỏ Việt Nam. Vào ngày 12/11/1936, hơn 3 vạn thợ mỏ đã bãi công đòi thực dân Pháp phải tăng lương, giảm giờ làm.

View attachment 7230282
Quảng trường 12/11 ở trung tâm thành phố Cẩm Phả.

Checkin xong Cẩm Phả thì em bám theo đường bao biển để đi sang Hạ Long, hai thành phố chỉ cách nhau tầm 30 km. Bên tay trái xe là biển đêm tĩnh lặng, chỉ có tiếng lốp xe vọng nhẹ mà thôi.

Đến Hạ Long thì cũng 8h tối, em đứng bên bờ biển để checkin dưới chân cầu Bãi Cháy. Cầu này nối hai khu Hòn Gai và Bãi Cháy với nhau, bắc qua cửa Lục. Cầu khánh thành năm 2006.

View attachment 7230283
Bên bờ biển Bãi Cháy, khu vực nhìn lên cầu Bãi Cháy.

Đang checkin thì em được đại diện Hội anh em e34 Quảng Ninh gọi, thế là em lại phía qua cầu sang bên kia để gặp trao tặng cây xanh cho nhau ạ.

View attachment 7230306
Em đi khắp 63 tỉnh và trao gửi cây xanh của anh em hội e34 tỉnh này gửi tặng hội anh em e34 tỉnh sau ạ.

May mắn được thành viên hội Ghét bếp Facebook cho ở nhà đêm nay ạ. Các CCCM trên cả nước giúp em vụ ở nhờ nhé. Em cần nhất nơi tắm giặt, còn ngủ ngoài sân ok.

Nửa đêm em không ngủ được nên dậy lái xe vòng vòng quanh Bãi Cháy, bị hết pin còn đúng 0%. Em mặc kệ, chạy về phòng ngủ tiếp.
Phần giải nghĩa thật thú vị. Chúc Bạn sức khỏe và thượng lộ bình an.
 

ThaiSonls

Xe đạp
Biển số
OF-671346
Ngày cấp bằng
13/6/19
Số km
18
Động cơ
105,770 Mã lực
Tuổi
21
Ngày 5 (thứ Sáu, 01/7/2022): Cát Bà trượt di sản và quê ngoại e34

Từ Hạ Long sang Hải Phòng em theo đường cao tốc ven biển, quãng đường chừng 30 - 40km tuỳ điểm dừng (lòng cao tốc dài 25km).

View attachment 7239785
Tốc độ tối đa trên cao tốc Hạ Long - Hải Phòng là 100km/h, quãng đường dài 25km.

Ranh giới giữa hai tỉnh thành này là cầu Bạch Đằng, ba trụ cầu là hình ba chữ H tượng trưng cho Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long. Cầu cao 48m, riêng trụ H giữa cao tới 100m, khánh thành năm 2018.

View attachment 7239764
Ba chữ H biểu tượng Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long

Trạm thu phí đặt ở chân cầu phía bên Quảng Ninh, thu 35k/xe, cả ETC và tiền mặt.

Đi qua cầu Bạch Đằng, thoát ra khỏi cao tốc và rẽ phải là đường tới đảo Cát Bà huyện Cát Hải. Cát Bà là địa danh du lịch nổi tiếng ở phía Bắc, muốn đi ô tô sang thì phải qua một cầu và một phà.

Cầu tên là Đình Vũ - Cát Hải, dài thứ 9 ở ASEAN và là cầu dài nhất Việt Nam. Chỉ tính phần cầu chính (không tính đường dẫn hai bên) cầu đã dài 5,44km, vô địch cả hạng mục dài nhất và vượt biển dài nhất Việt Nam. Cầu khánh thành năm 2017, dẫn từ Hải Phòng sang đảo Cát Hải.

View attachment 7239768
Cầu Đình Vũ - Cát Hải dài thứ 9 ở ASEAN và dài nhất Việt Nam.

Vượt cầu sang đến Cát Hải thì chắc chắn xe nào cũng đi ngang qua Nhà máy VinFast. Em liền cho cô vợ VF e34 ghé cổng chụp kiểu ảnh checkin. Dù sao em ý cũng từ đó mà ra, nay được về thăm “nhà mẹ” cũng bớt chút tủi thân.

View attachment 7239739
Cho vợ hai về thăm quê ngoại

Cạnh cổng nhà máy VinFast có cây xăng PVOil, là trạm sạc xe điện luôn. Bác nào đi xe điện có thể tham khảo (hôm em đi thì chưa khánh thành, chưa hiển thị trên app. Trên app khi đó chỉ có 2-3 trạm thuộc nội bộ nhà máy, không cho khách ngoài vô).

Nói chung, nhờ có công xưởng VinFast và cảng Lạch Huyện mà đời sống kinh tế của đảo Cát Hải khá lên. Từ một thị trấn chỉ có nghề làm mắm, làm muối, buồn tẻ và chậm phát triển, giờ thì đã đổi sắc hơn.

Nghe nói, thành phố Hải Phòng sẽ quy hoạch xoá thị trấn này để biến đảo Cát Hải thành trung tâm logictis tầm cỡ. Người dân sẽ được “bế” đi định cư ở nơi khác.

Từ bên đảo Cát Hải muốn qua tiếp đảo Cát Bà thì phải “luỵ” bến phà Gót/Cái Viềng. Mặc dù 7 phà to nhỏ chạy liên tục nhưng nếu đi xe ô tô vào cuối tuần mùa hè, các bác có thể phải chờ 30 phút đến vài tiếng.

Mùa hè, chuyến phà muộn nhất là 7h tối.

View attachment 7239748
Em được lên phà bé, chỉ chở được 2 xe nhưng chạy nhanh hơn phà to.

Bác nào ngán cảnh đợi phà thì có thể đi cáp treo sang đảo, bên kia bờ có xe buýt chở về trung tâm thị trấn với giá 30k/người.

View attachment 7239790
Cáp treo vượt cửa biển, nối liền đảo Cát Hải với đảo Cát Bà. Hoạt động theo giờ, trưa nghỉ và chiều từ 15h30' là nghỉ.

View attachment 7239817
Một chân cột cáp treo ở bờ đảo Cát Bà.

Em giải nghĩa tên địa danh Cát Bà: có nhiều thuyết, trong đó phổ biến cho rằng đọc chệch từ chữ Các Bà (nhiều bà). Theo truyền thuyết, xưa kia các ông trai tráng đi theo Thánh Gióng đánh giặc, đảo tập trung nhiều mẹ, vợ, chị em ở lại làm hậu phương. Đảo được đặt tên Các Bà, lâu dần chệch thành Cát Bà. Hiện nay phía trước đảo Cát Bà có đảo nhỏ mang tên Cát Ông (Các Ông).

Em thì thích cách giải nghĩa: Cát là may mắn, Bà là các bà. Các bà đem lại may mắn, thì là Cát Bà. Trên đảo hiện có đền thờ Các Bà. Phải chăng linh thiêng, phù hộ con cháu nên người dân tin các bà đem lại sự may mắn, cát tường?1

Tương tự, huyện đảo Cát Hải nghĩa là biển mang lại may mắn, ấm no.

Đường trên đảo Cát Bà thì đẹp tuyệt vời vì Hải Phòng xông xênh tiền bạc đầu tư cho hạ tầng giao thông. Các bác có thể đi vào thị trấn bằng đường ven biển, rồi hôm về quay ra bến phà bằng đường xuyên rừng quốc gia.

View attachment 7239864
Em lấy nét nhầm vào tảng đá, các bác đại xá cho em!

Trong 3 đảo ở Việt Nam có thể lái xe ô tô trên đường trải nhựa, em đánh giá Côn Đảo và Cát Bà cho nhiều cảm xúc phấn khích, sau cùng mới là đảo Phú Quốc.

View attachment 7239837
Đường trên đảo Cát Bà rất đẹp cho các bác checkin. Mông vợ em đó ạ!

Tại đường trung tâm thị trấn Cát Bà, các bác chú ý các biển báo, kẻo nhầm đường một chiều là “ăn” phạt. Em cũng lố xíu nhưng kịp quay đầu. Có bác e34 Hạ Long sang chơi, quay không kịp nên bị “thiến” 1 triệu.

View attachment 7239882
Một bên là biển, một bên là núi rừng các bác nhé. Tiện thể em khoe nội thất xe em tí!

Nghỉ cao cấp nhất ở đây thì có mấy toà của Flamingo, quay thẳng mặt ra biển. Nhưng 5 sao kiểu Việt Nam, không phải 5 sao quốc tế.

Ngoại truyện về Cát Bà và vịnh Lan Hạ: những năm 1990, khi Quảng Ninh làm hồ sơ xin xét Hạ Long là Di sản thế giới cũng có lời ngỏ ý ghép luôn Cát Bà - Lan Hạ nhưng không rõ vì sao Hải Phòng chưa quan tâm. Rồi thì Hạ Long có vương miện, ngày càng lộng lẫy và sáng giá.

Nhiều chục năm sau, tháng 9-2012, Hải Phòng mới trình hồ sơ xin xét Cát Bà là di sản thế giới.

Chắc mấy ông bà tây ở hội đồng UNESCO nghĩ rằng “tại sao một vùng biển Bắc Bộ Việt Nam lại phải trao 2 di sản?”, nên Cát Bà bị loại ngay tại vòng 1 bỏ phiếu.

Bây giờ thì Hải Phòng đã chuyển hưởng sang “xin nối dài”, làm hồ sơ đề cử ghép Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là di sản.

View attachment 7239900
Thị trấn Cát Bà quay ra vịnh nhỏ, nay đã được dẹp hết lòng bè, thuyền nan nên nhìn sạch sẽ, thoáng đãng.

Vịnh biển giáp ranh, mỗi lần tàu du lịch số hiệu Hải Phòng sang vùng biển Hạ Long, phía Quảng Ninh đều có ý kiến (xử phạt).

Giờ thì em trở lại đất liền Hải Phòng - thành phố nhiều nét kiến trúc Pháp.
Đẹp quá Cụ ạ!
 

lx125_black

Xe lăn
Biển số
OF-3794
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
12,754
Động cơ
643,648 Mã lực
Nơi ở
Góc ngã tư chợ người

junnyvnn

Xe đạp
Biển số
OF-779858
Ngày cấp bằng
10/6/21
Số km
19
Động cơ
33,193 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Hà nội
Chuyển đi của cụ hấp dẫn và ý nghĩa quá…
 

bomit

Xe tăng
Biển số
OF-194526
Ngày cấp bằng
17/5/13
Số km
1,429
Động cơ
327,820 Mã lực
Thớt này quá hay và em dự là sẽ nóng từ nay đến cuối năm luôn. Hôm nay chắc cụ chủ đang ở quanh khu 4.
Em chúc cụ và các thành viên trong team nhiều sức khỏe, vạn dặm bình an nhé!
 

minhmo

Xe cút kít
Biển số
OF-81131
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
19,688
Động cơ
3,565,597 Mã lực
Nơi ở
chuồng sư tử
Hôm nay mới biết đến thớt xe điện VF34 đi ăn chơi khắp nước này.
Em kê dép ngồi hóng thôi. :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top