cám ơn cụ nhiều, e đánh dấu ạ
Cụ quả là có nghề !Với xu thế chuyển từ xe máy sang oto + xe đạp như hiện nay thì việc quay trở lại với xe đạp là tất yếu. Như gia đình tôi 4 người thì đang có tới 6 chiếc xe đạp các loại khác nhau. Có bạn có thể bảo là dở, nhưng thực sự trị giá của toàn bộ chỗ xe đạp ấy mới bằng giá tiền một chiếc xe máy bình thường.
Sau khi tập thể dục thể thao bằng xe đạp, thì việc bảo dưỡng sửa chữa số xe này cũng trở thành thú vui không kém so với các trò lẩm cẩm khác. Từ đấy tôi có một số kinh nghiệm muốn chia sẻ và trao đổi với các bạn. Những kinh nghiệm này hoàn toàn là từ thực tế nên có thể có chỗ chưa chuẩn như trong sách, nhưng biết cách sửa lặt vặt thì tốt hơn là lóc cóc từ Linh Đàm lên bờ kè hồ Tây mỗi khi thủng săm. Và tôi tập trung quanh loại xe MTB (còn gọi là xe địa hình), các loại xe khác thì cũng không khó khăn gì nhiều.
Đầu tiên thì làm gì cũng phải có tool, đồ nghề để sửa xe đạp ở mức đơn giản thì khá rẻ tiền, những thứ tối thiểu cần có:
- Tô-vít 2 cạnh và 4 cạnh loại nhỏ và nhỡ.
- Bộ vít lục giác, cái này có thể mua bộ rời (giá từ 20k-100k) hoặc mua cùng bộ đồ sửa xe đạp giá 100k-300k.
- Cờ-lê hoặc khẩu 8-9-10-11, để vặn các ốc linh tinh trong bộ đồ sửa xe 165k có luôn.
Những thứ sau thì có càng tốt:
- Móc lốp, 3 chiếc bằng nhựa hoặc kim loại. Tôi dùng loại nhựa cho đỡ hỏng vành. Bạn nào tay khỏe thì ra vào lốp khỏi cần dụng cụ.
- Mỏ-lết cỡ nhỏ 6” hoặc 8”, dùng để chỉnh moay-ơ tôi mua cả 2 chiếc.
- Khẩu (tuyp) 12, dùng để sửa pê-đan.
- Dụng cụ tháo xích, với xe líp tầng nhiều đĩa thì thường là xích liền không có chốt khóa nên phải có đồ để tháo.
- Cờ-lê chòong 13 và 15, dùng để vặn các loại ốc to. Nên mua loại càng mỏng càng tốt.
- Cờ-lê đa năng dẹt để chỉnh các loại moay-ơ, cổ phốt, trục. Cái này hình cong cong có nhiều lỗ nhiều miệng
- Kìm, trong gia đình nên có bộ kìm 3 chiếc gồm kìm điện, kìm cắt và kìm mỏ nhọn.
- Búa nhỏ.
- Bơm, các bạn hay thích cái bơm xinh xinh gắn cạnh khung xe, tôi thì khuyên nên mua thêm 1 cái bơm dận chân loại 1 xi-lanh (giá khoảng 150k), bơm này có thể dùng để bơm cả xe máy hoặc oto. Tôi đã dùng bơm dận chân để bơm xe SUV non hơi, thấy cũng không vất vả gì lắm. Một lý do nữa để mua bơm dận chân là có dễ dàng bơm lên áp suất cao, như với xe MTB là khoảng 50psi tức là gấp rưỡi xe oto con, đối với xe cuốc (road) thì có thể lên tới >100psi, nếu dùng bơm tay thì khá mệt.
Toàn bộ đồ sửa xe như trên hết khoảng 300k là ổn. Ngoài ra các bạn nên tàng trữ thêm:
- 1 hộp mỡ tra vòng bi.
- 1 chai dầu diesel để rửa xích.
- Săm vừa cỡ, nên dùng loại săm van cối giống xe máy.
- Vài miếng vá kèm theo cả keo và giấy ráp để đánh săm.
- 1 cái áo may-ô cũ.
Với trang bị thế này là tạm ổn có thể ra cột điện đầu ngõ hành nghề được rồi.
Chỉnh yên xe
Chỉnh ghi-đông
Chỉnh các tay điều khiển
Chỉnh đề trước
Chỉnh đề sau
Vệ sinh và bảo dưỡng xích
Thay lốp và săm
Tay nắm - Ghi-đông
ối xe em mang cái mỏ lết ra chẳng vặn được cái gì luôn
Bác này được đấy, cần học hỏi !Chỉnh các tay điều khiển
Sau khi ổn định vị trí rồi thì các bạn nên điều chỉnh các tay điều khiển sao cho thuận lợi, việc này rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho bạn khi đi đường.
Nới ốc chỉnh cụm tay phanh (1), xoay cho cả cụm hơi chúc xuống, khi ngồi trên xe, đặt 3 ngón tay lên tay phanh thì cổ tay bạn không bị gập hoặc ngửa quá.
Với người có ngón tay ngắn thì cần điều chỉnh vị trí tay phanh, tốt nhất là tay phanh nằm ở ngang đốt giữa của ngón trỏ. Bạn chỉ cần vặn ốc chỉnh dây phanh vào (2), sau đó dùng tô-vít vặn con ốc chỉnh (3) đến khi vừa ý. Việc chỉnh này nên làm trước khi chỉnh má phanh.
Với loại xe có bộ chỉnh đề nằm rời, thì cũng nên xoay cụm chỉnh để sao cho vừa tầm ngón cái/ngón trỏ.
Bạn cũng cần xoay cái chuông sao cho vừa ngón cái, chuông thường nên lắp bên trái xe.
Sau đó bạn vặn ốc chỉnh dây phanh (2) trở lại, sao cho khi bóp phanh cứng thì tay phanh vẫn còn cách tay nắm khoảng 2-3cm. Việc này nhằm tránh trường hợp tay phanh kẹp vào ngón tay của bạn.
Cuối cùng thì vặn cái ốc hãm cho chặt. Ở cả ốc hãm và ốc chỉnh đều có 1 rãnh xẻ để đưa dây phanh qua, chú ý nên vặn sao cho 2 rãnh này không trùng vào nhau dẫn đến tuột dây phanh.
Hai cụm điều khiển ở 2 bên ghi đông nên để nằm cùng độ nghiêng cho cân đối, trừ khi bạn có yêu cầu thật đặc biệt.
Dụng cụ: Bộ vít lục giác.
Mức độ: dễ, cần chỉnh chắc chắn để an toàn trên đường !
Xe tôi bị đứt dây đề, không biết mua và thay ở đâu tại hà nội các cụ nhỉ
Đề trước của em đang bi hiện tượng chỉ để được số 2, chuyển về số 1 đi thì bị kêu cạch cách cảm giác như xích va vào đâu đó. còn số 3 thì không thế lên đượcChỉnh bộ đề
Một số người vô tư đến mức không hề biết đến bộ đề-ray-ơ (derailleur), như cô bạn tôi để đĩa to nhất líp bé nhất leo tất cả các con dốc quanh hồ Tây mặt không biến sắc, đến khi tôi nhắc thì “Ô thế à !”.
Bộ đề, cũng như bộ phanh, được sử dụng liên tục để đảm bảo tốc độ và sức kéo hợp lý. Để đi được nhanh hơn xa hơn lâu hơn thì bạn sẽ phải thường xuyên chuyển số tùy tình hình trên đường.
Một bộ đề thông thường gồm có đề trước để chuyển đĩa, và đề sau để chuyển líp. Các bạn hay nghe thấy các tay pờ-rồ nói 3x8, 3x9 v.v… có nghĩa là bộ truyền động ấy có 3 đĩa và 8 líp, nhân lên thì có 24 tốc độ khác nhau. Tuy nhiên trong thực tế bạn sẽ không dùng cả 24 tốc độ ấy đâu, mà thông thường chỉ dùng các số 1.1-1.4; 2.3-2.7; 3.6-3.8 (số trước là đề trước, càng to thì đĩa càng to; số sau là đề sau, càng to thì líp càng bé), như vậy chỉ dùng khoảng 12 số thôi.
Một bộ đề hoạt động tốt phải có các tay bấm (hoặc vặn) hoạt động nhẹ và êm nhạy, chuyển số dứt khoát và chính xác, khi đạp chỉ thấy tiếng lốp vo vo và một ít tiếng xích rào rào.
Trong các xe tôi đang có thì toàn bộ là đề Shimano từ 1x6, 2x6 đến 3x7 và còn khá mới, chưa bị rơ rão nhiều, nên việc chỉnh đề cũng không quá phức tạp.
Chỉnh đề trước
Trước hết bạn kiểm tra xem toàn bộ dây vỏ đề có nằm đúng vị trí không, có bị xoắn vặn ở quanh ghi-đông không. Sau đó kiểm tra bộ đề lắp đùng vị trí chưa. Thông thường bộ đề mới có dán cữ để điều chỉnh và chỉ cần chỉnh đúng thế rồi cố định lại, nhưng có thể 1 thời gian bị bay mất. Các bạn chuyển đề sang đĩa to nhất, và kiểm tra các răng đĩa có khớp với hinh in trên tem cữ hay không, nếu không thì các bạn cần chỉnh lại sao cho khớp và thẳng hàng.
Chuyển đề trước (tay bên trái) về vị trí đĩa bé nhất, chuyển đề sau (tay bên phải) về vị trí líp to nhất. Quay đùi đĩa xuôi vài vòng để cho xích líp ăn khớp nhau, sau đó kiểm tra xem xích có bị chạm vào thanh gạt xích ở bộ đề trước hay không. Nếu có hiện tượng chạm thì các bạn chỉnh con ốc có chữ L (LOW) đến khi xích cách mép trái khoảng 2mm là được.
Tiếp theo chuyển đề trước đĩa to nhất, chuyển đề sau líp bé nhất. Quay đùi đĩa xuôi vài vòng để cho xích líp ăn khớp nhau, sau đó kiểm tra xem xích có bị chạm vào thanh gạt xích ở bộ đề trước hay không. Nếu có hiện tượng chạm thì các bạn chỉnh con ốc có chữ H (HIGH) đến khi xích cách mép phải khoảng 2mm là được.
Nếu khi chuyển giữa các đĩa có hiện tượng sượng, cảm giác không sang hết cỡ, thì các bạn cần điều chỉnh độ căng của dây đề bằng cách tăng giống như tăng dây phanh, con ốc chỉnh đề trước thường nằm ở tay bấm bên phải trên ghi đông.
Dụng cụ: Tô-vít, vít lục giác, kìm.
Mức độ: trung bình khó
Thế cho e hỏi, e thấp nên yên thấp hơn ghi đông / tay nắm khoảng 10cm, thế thì có ổn không, hay phải hạ thấp ghi đông xuống ạHồi đầu đi MTB ATX 750 em cũng khó chịu vì thấy Po_tang của MTB phải cúi nhiều quá khi đi đường xa. Trước khi làm chuyến 160km em đã đi mua một cái của JP hàng tháo xe cũ để cho nó ngẩng lên được cao hơn (mua 300k của Anton) nó có hình như 3 nấc, khiến cho ghi đông cao thêm được khoảng 3-5cm. Bây giờ đi quen rồi em lại không cần nữa lại tháo ra lắp cái cũ vào. Nếu bác thấy thực sự cần thì em để lại cho bác. (Vẫn 300k).
Thế cho e hỏi, e thấp nên yên thấp hơn ghi đông / tay nắm khoảng 10cm, thế thì có ổn không, hay phải hạ thấp ghi đông xuống ạ
Lâu quá em mới vào lại thớt này, vụ này em lấy bình xịt dầu bôi trơn trong siêu thị, xịt thẳng vào bộ líp & xích, tua đi tua lại 3-4 vòng thì hết kêu rồi, từ đó đến nay chạy ổn.Bác lần lượt kiểm tra, nếu có điều kiện thì thay thử cái khác vào để tìm nguyên nhân:
- Pê-đan
- Trục giữa
- Cọc yên
- Cả bộ bánh sau
Đĩa trước số không thể lên là do dây bị chùng, bạn tăng dây lên là ok, còn từ đĩa 02 về 01 bị kêu có thể do xích chạm vào má chuyển đĩa, bạn chỉnh vít có ghi chữ L cho dây xích cách má phải khoảng 1mm là xong. goodluckĐề trước của em đang bi hiện tượng chỉ để được số 2, chuyển về số 1 đi thì bị kêu cạch cách cảm giác như xích va vào đâu đó. còn số 3 thì không thế lên được
Như vậy là bị sao các cụ nhỉ? Cách khắc phục như thế nào ah?