- Biển số
- OF-366840
- Ngày cấp bằng
- 15/5/15
- Số km
- 2,281
- Động cơ
- 272,502 Mã lực
Cụ Võ Văn Kiệt dạo nào đã định đi Hà Lan tầm sư học đạo, giờ cụ mất rồi còn có ai sẽ đi không.
Sao lại phải lo hả cụ, theo em nếu thiếu thì nhập thôi có gì đâu, nông dân họ trồng cái khác có giá trị cao hơn cây lúa, có tiền nhập gạo về ăn vẫn hơn chứ. Chả nhẽ cụ cứ muốn nông dân mình mãi bị động và nghèo khổ theo cây lúa như vậy à? chỉ để phục vụ cho cái mục tiêu phải đủ gạo ăn à?Ko đơn giản thế ạ. Cả nước còn rất nhiều vùng ko trồng đủ lúa ăn. ĐB SCL và ĐB SH phải lo việc này cho cả nước, sau đó mới tính giá trị kinh tế khác ạ.
Vâng, và em lập thớt này cũng là để xem ta đang suy nghĩ thế nào và làm gì trước việc này.Điều kiện tự nhiên thay đổi thì con người cũng phải thay đổi theo để thích nghi.
Tư liệu sản xuất thay đổi thì phương thức sản xuất cũng phải thay đổi phù hợp.
Ta không đủ tài lực để cưỡng lại được sự dâng nước biển, việc chặn đập trên Mê Kông và suy giảm mực nước ngọt.
Vậy thì phải thích nghi thôi, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, tập trung đầu tư ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, phân phối lại lực lượng lao động...
Chứ phải làm sao???
Có cách khác không ạh? Lúa. Lúa. Lúa và Lúa không thể thay đổi được ạh?Đầu tiên phải có lúa đủ ăn đã, sau đó mới tính đến nuôi thủy sản nước lợ hay nước mặn.
Đúng đấy cụ ạ. Cây lúa vẫn là hàng đầu. Sau đó còn các loại cây trái khác và cuộc sống của người dân.Có cách khác không ạh? Lúa. Lúa. Lúa và Lúa không thể thay đổi được ạh?
Em cũng hoàn toàn đồng ý rằng thiên nhiên thay đổi, muốn tiếp tục phát triển thì phải thích nghi hài hòa với thiên nhiên.Đây là ý kiến của GS Võ Tòng Xuân, không hiểu sao bài viết này của GS không được phổ biến rộng rãi
"... Xin đừng quá bi quan trước hiện tượng lúa bị chết mặn như báo chí đã loan tin. Họ không loan tin về các nông dân nhờ có nước mặn mà nuôi tôm rất thành công (giá trị gấp 3-4 lần lúa), và họ không hề lên tiến dùm những nông dân nuôi tôm bị chết vì thiếu nước mặn do địa phương ngăn mặn để cứu lúa, nhưng lúa không đủ nước ngọt nên lúa cũng thiệt hại theo tôm.
Đây là lỗi của Bộ Nông nghiệp và chánh quyền các tỉnh có bờ biển tiếp giáp, chỉ biết trồng lúa-lúa-lúa bất chấp thiên nhiên không cho phép, họ tốn hàng chục ngàn tỉ đồng để làm ngọt hóa bán đảo Cà Mau, nhưng kết quả là nước ngọt vẫn không đủ cho ngọt hóa. Chỉ mấy ông làm thủy lợi mới hưởng lợi vì có ximăng, sắt thép, bê tông để xơi.
Chúng ta đều thấy rằng thời kỳ cả nước ai ai cũng lo cho an ninh lương thực đã qua rồi vì nay ta sản xuất dư thừa để xuất khẩu 7-8 triệu tấn/năm với giá bèo như vậy. Nông dân trồng lúa của ta đã 40 năm rồi mà vẫn là những người nghèo, họ bị hô hào phải trồng lúa thật nhiều (để cho người ta được thăng quan tiến chức). Đã đến lúc cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương và các phương tiện truyền thông do Ban Tuyên Giáo chỉ đạo phải đổi mới tư duy làm kinh tế, chọn lựa hướng sản xuất và tìm đầu ra cho các hướng đó thế nào để có giá trị cao hơn mà không tiêu xài quá nhiều nước ngọt – tài nguyên thiên nhiên không tái tạo.
Tư duy về nước mặn là kẻ thù, phải ngăn mặn, không còn hợp thời này nữa. Phải coi nước mặn là bạn, giúp nông dân ven biển làm giàu với tôm, cua… một cách bền vững hài hòa thiên nhiên. Những vùng theo hệ thống lúa-tôm của Sóc Trăng hiện nay được giàu có nhờ trồng lúa rất thành công trong mùa mưa và sau khi dứt mưa thì cũng vừa gặt lúa xong, liền cho nước mặn vào nuôi tôm. Đến mùa mưa tới, nông dân trở lại trồng lúa.
Chúng ta hãy thay đổi tư duy, không buộc nông dân trồng lúa quá nhiều để cho quan lên chức và nuôi dân các nước khác có ăn để họ làm giàu nhờ sản xuất các sản phẩm giá trị hơn lúa..."
Cụ Lầm toàn thớt giá trị!Giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế là tất yếu. Lâu nay ta vẫn làm vậy: Giảm Nông nghiệp, tăng Công nghiệp và Dịch vụ
NHưng cái gì cũng phải đảm bảo các điều kiện cần và đủ.
-Giảm nhanh diện tích đất trồng mà chưa tăng được năng suất lúa thì cũng chết
-Lấy đất nông nghiệp làm công nghiệp mà không giải quyết tốt việc làm cho lao động dư thừa thì cũng tèo.
Hơn nữa, xâm nhập mặn không chỉ ảnh hưởng cây trồng vật nuôi mà chính đời sống của người dân cũng bị ảnh hưởng. Thiếu nước ngọt, người cũng toi, nói gì đến cây que hay tôm cá.
Vậy là không nên xem thường việc nước mặn ngày càng xâm nhập sâu vào nội đồng, mặc dù một trong những đặc tính của con người là thích nghi hoàn cảnh sống.
Nhưng mục tiêu phải là PHÁT TRIỂN chứ không chỉ TỒN TẠI.
Cụ có cái báo cáo đó ko, cho lên đây đi.Không liên quan lắm nhưng nhà cháu xem tài liệu từ đầu những năm 2000 đã chủ trương chỉ làm khu công nghiệp ở vùng đồi núi, đất cằn cỗi không canh tác được. Cuối cùng làm ngược lại chủ trương. Đất làm kcn toàn đất trồng lúa là chủ yếu, đất bờ xôi ruộng mật. Chứng tỏ nhà mình chính sách thì Ok nhưng thực thi thì chán.
Còn để bà con trồng lúa khá lên thì phải lạy hai anh Vinafood chuyên xuất khẩu gạo. Năm kia Oxfam có một báo cáo tố cáo các anh này bóc lột nông dân.
Vườn nhà bạn em trong đó: mất mùa sầu riêng do ko đủ nước tưới vì nước sông bị mặn, các ao cá, tôm đang nuôi chết hàng loạt do nước thay đổi độ PH quá đột ngột.Cái này nguy hiểm đấy... chỉ cần ngập mặn 1 năm thì phải mất tới 10 năm để rửa mặn, thau chua... chung ta có thể sử lý được tất cả các loại nước phục vụ cho sinh hoạt nhưng sử lý nước mặn, nước lợ thành nước sinh hoạt thì chi phí vô cùng đắt đỏ (xét trên phạm vi công nghiệp).
Về cơ bản thì việc thâm nhập mặn qua hai hướng... đó là theo các cửa sông tràn sâu vào nội địa khi thủy chiều lên và mực nước ngọt giảm và khi mực nước ngọt ngầm giảm thì nước mặn thâm nhập vào tầng nước ngọt ngầm, có những nơi khoan sâu tới bẩy tám chục mét vẫn là nước lợ...phải khoan cả trăm mét qua lớp đá mẹ mới có nước ngọt.
Cách duy nhất để cứu đồng bằng sông cửu long là xây đập tại các cửa sông để điều tiết lượng nước ngọt của các con sông... giữ và nâng cao mực nước ngọt bề mặt để tăng mực nước ngọt ngầm, đẩy mặn ra.
Khi thằng tàu, Lào xây thủy điện ta phải tính đến điều này dồi, nhưng cũng là tính dồi để đó mặc cho thiên nhiên ban phát bổng lộc... giờ làm thì hơi muộn nhưng còn hơn không.
có phải ai cũng đi nuôi tôm đc đâu bácĐây là ý kiến của GS Võ Tòng Xuân, không hiểu sao bài viết này của GS không được phổ biến rộng rãi
"... Xin đừng quá bi quan trước hiện tượng lúa bị chết mặn như báo chí đã loan tin. Họ không loan tin về các nông dân nhờ có nước mặn mà nuôi tôm rất thành công (giá trị gấp 3-4 lần lúa), và họ không hề lên tiến dùm những nông dân nuôi tôm bị chết vì thiếu nước mặn do địa phương ngăn mặn để cứu lúa, nhưng lúa không đủ nước ngọt nên lúa cũng thiệt hại theo tôm.
Đây là lỗi của Bộ Nông nghiệp và chánh quyền các tỉnh có bờ biển tiếp giáp, chỉ biết trồng lúa-lúa-lúa bất chấp thiên nhiên không cho phép, họ tốn hàng chục ngàn tỉ đồng để làm ngọt hóa bán đảo Cà Mau, nhưng kết quả là nước ngọt vẫn không đủ cho ngọt hóa. Chỉ mấy ông làm thủy lợi mới hưởng lợi vì có ximăng, sắt thép, bê tông để xơi.
Chúng ta đều thấy rằng thời kỳ cả nước ai ai cũng lo cho an ninh lương thực đã qua rồi vì nay ta sản xuất dư thừa để xuất khẩu 7-8 triệu tấn/năm với giá bèo như vậy. Nông dân trồng lúa của ta đã 40 năm rồi mà vẫn là những người nghèo, họ bị hô hào phải trồng lúa thật nhiều (để cho người ta được thăng quan tiến chức). Đã đến lúc cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương và các phương tiện truyền thông do Ban Tuyên Giáo chỉ đạo phải đổi mới tư duy làm kinh tế, chọn lựa hướng sản xuất và tìm đầu ra cho các hướng đó thế nào để có giá trị cao hơn mà không tiêu xài quá nhiều nước ngọt – tài nguyên thiên nhiên không tái tạo.
Tư duy về nước mặn là kẻ thù, phải ngăn mặn, không còn hợp thời này nữa. Phải coi nước mặn là bạn, giúp nông dân ven biển làm giàu với tôm, cua… một cách bền vững hài hòa thiên nhiên. Những vùng theo hệ thống lúa-tôm của Sóc Trăng hiện nay được giàu có nhờ trồng lúa rất thành công trong mùa mưa và sau khi dứt mưa thì cũng vừa gặt lúa xong, liền cho nước mặn vào nuôi tôm. Đến mùa mưa tới, nông dân trở lại trồng lúa.
Chúng ta hãy thay đổi tư duy, không buộc nông dân trồng lúa quá nhiều để cho quan lên chức và nuôi dân các nước khác có ăn để họ làm giàu nhờ sản xuất các sản phẩm giá trị hơn lúa..."