- Biển số
- OF-378372
- Ngày cấp bằng
- 18/8/15
- Số km
- 6,673
- Động cơ
- 294,446 Mã lực
- Nơi ở
- Hà Nội
- Website
- usboto.com
Nhập mặn đồng nghĩa với mất đất đó cụ
Em đọc xong toàn thấy bám vào mỗi câu An ninh lương thực, còn ngoài ra kệ cha sự biến đổi thời tiết, khí hậu, công nghệ, thực lực tài chính, trình độ quản lý...
Giờ tùy theo biến chuyển của đất mà xem trồng được ngô hay khoai tây không thì mới trồng.An ninh lương thực là đúng nhưng tư tưởng bám mãi vào lúa gạo kiểu bần nông, không thay đổi suy nghĩ thì đúng như cụ nói không bao giờ khá được.
Không kể nuôi tôm cá như nhiều cụ đã phán, thay đổi chuyển dịch cơ cấu cây trồng cũng rất quan trọng. Ví dụ trồng lúa cực tốn đất và tốn nước, trong khi 2 nguồn tài nguyên này thì có hạn.
Trồng lúa giỏi thì năng suất 8 tấn /ha trong khi trồng ngô hay khoai tây có thể đạt tầm 20 tấn/ha chưa kể tiêu thụ ít nước hơn nhiều. Tư duy lạc hậu bảo sao mãi vẫn nghèo.
Hôm nay mình phải lên tivi xin nó xả nước, mà éo biết nó có xả tí nước cho dân mình khôngVị trí nằm ở thượng nguồn mekong của TQ cũng khiến nc này sở hữu 1 thứ vũ khí khủng dùng để thương lượng các vde khác
Ờ mà đúng. Chống lại thiên nhiên làm sao được, mà hãy làm theo thiên nhiênĐây là ý kiến của GS Võ Tòng Xuân, không hiểu sao bài viết này của GS không được phổ biến rộng rãi
"... Xin đừng quá bi quan trước hiện tượng lúa bị chết mặn như báo chí đã loan tin. Họ không loan tin về các nông dân nhờ có nước mặn mà nuôi tôm rất thành công (giá trị gấp 3-4 lần lúa), và họ không hề lên tiến dùm những nông dân nuôi tôm bị chết vì thiếu nước mặn do địa phương ngăn mặn để cứu lúa, nhưng lúa không đủ nước ngọt nên lúa cũng thiệt hại theo tôm.
Đây là lỗi của Bộ Nông nghiệp và chánh quyền các tỉnh có bờ biển tiếp giáp, chỉ biết trồng lúa-lúa-lúa bất chấp thiên nhiên không cho phép, họ tốn hàng chục ngàn tỉ đồng để làm ngọt hóa bán đảo Cà Mau, nhưng kết quả là nước ngọt vẫn không đủ cho ngọt hóa. Chỉ mấy ông làm thủy lợi mới hưởng lợi vì có ximăng, sắt thép, bê tông để xơi.
Chúng ta đều thấy rằng thời kỳ cả nước ai ai cũng lo cho an ninh lương thực đã qua rồi vì nay ta sản xuất dư thừa để xuất khẩu 7-8 triệu tấn/năm với giá bèo như vậy. Nông dân trồng lúa của ta đã 40 năm rồi mà vẫn là những người nghèo, họ bị hô hào phải trồng lúa thật nhiều (để cho người ta được thăng quan tiến chức). Đã đến lúc cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương và các phương tiện truyền thông do Ban Tuyên Giáo chỉ đạo phải đổi mới tư duy làm kinh tế, chọn lựa hướng sản xuất và tìm đầu ra cho các hướng đó thế nào để có giá trị cao hơn mà không tiêu xài quá nhiều nước ngọt – tài nguyên thiên nhiên không tái tạo.
Tư duy về nước mặn là kẻ thù, phải ngăn mặn, không còn hợp thời này nữa. Phải coi nước mặn là bạn, giúp nông dân ven biển làm giàu với tôm, cua… một cách bền vững hài hòa thiên nhiên. Những vùng theo hệ thống lúa-tôm của Sóc Trăng hiện nay được giàu có nhờ trồng lúa rất thành công trong mùa mưa và sau khi dứt mưa thì cũng vừa gặt lúa xong, liền cho nước mặn vào nuôi tôm. Đến mùa mưa tới, nông dân trở lại trồng lúa.
Chúng ta hãy thay đổi tư duy, không buộc nông dân trồng lúa quá nhiều để cho quan lên chức và nuôi dân các nước khác có ăn để họ làm giàu nhờ sản xuất các sản phẩm giá trị hơn lúa..."
cụ đúng là trong lũy tre làng, thích hợp với việc giữ "ổn định"Đất bị ngập mặn mà cụ nào bảo trồng ngô và khoai tây thì e cũng chịu.
Vậy hả, cái này e cũng ko rành lắm, để mai e tìm hiểu thêm.cụ đúng là trong lũy tre làng, thích hợp với việc giữ "ổn định"
con người đc đến ngày hôm nay ko phải con khỉ nhờ sự tiến hóa, cải tiến không ngừng. cụ cứ sợt thử xem thế giới họ trồng ngô vùng đất nhiễm mặn thế nào rồi chém tiếp.
những thứ tưởng chừng chỉ có trong tưởng tượng người ta đều làm đc cả. nhìn hình ảnh quả dưa hấu thế kỷ 17 có thể thấy người ta đã thuần hóa và biến đổi các loại củ quả khác xa nhiều so với tổ tiên thế nào.
e mới ẩy nhẹ mà cụ đã cay sớm thếVậy hả, cái này e cũng ko rành lắm, để mai e tìm hiểu thêm.
Nhưng e biết những con khỉ tỏ ra mình thông minh thường chả ra làm sao cả
E cười nhăn nhở thế mà cụ bảo e cay, oan e quáe mới ẩy nhẹ mà cụ đã cay sớm thế
có thời gian thì sớt xem thiên hạ họ trồng trọt thế nào, ngồi phòng lạnh mát quá cảm cúm đấyE cười nhăn nhở thế mà cụ bảo e cay, oan e quá
Đất này chỉ có trồng đước lấy cành hầm than xuất khẩu cho bọn tây nướng thịt.Đất bị ngập mặn mà cụ nào bảo trồng ngô và khoai tây thì e cũng chịu.
thế mới nói cụ ơi, vì giờ nước đang cạn, chẳng nhẽ lại gửi công văn đi xinĐó là những loại chỉ phù hợp đất ít nước thôi!
Theo em an ninh lương thực là khẩu hiệu của mấy ông UN và NGO để doạ dẫm và kiếm dự án là chính. Xét về tổng thể hàng năm Việt Nam đầu tư chưa đến 2% GDP cho nông nghiệp, nhưng nông nghiệp vẫn tăng trưởng trên 3% (cao hơn mức tăng dân số), giá nông sản thì bấp bênh, thường theo hướng lỗ là chính; tỷ trọng nông nghiệp trong GDP thì càng ngày càng teo lại. Giữ đất trồng lúa làm gì trong khi hiệu quả không cao, quy mô manh mún. Thà chuyển đổi đất đai sang lĩnh vực khác, tăng đầu tư cho nông nghiệp, tư hữu và tích tụ ruộng đất để nâng cao tỷ lệ tăng trưởng sẽ hiệu quả và đảm bảo an ninh hơn nhiều; dân Do thái nó trồng 27 tấn ngô/ha/vụ trong khi dân Việt Nam chăm lòi tỹ ra cũng chỉ quanh 6-7 tấn- an ninh lương thực như thế để giải quyết câu chuyện gì ạ?
Thực ra rất nan giải cụ ợ. Có phải nó ngập mặn suốt đâu, mấy tháng thôi, sau đó mưa về hoặc khựa nó sả đập thì lại khác. Vụ này thứ nhất do trời, thứ nữa là khựa bẩn nó chặn dòng mekong. Em dự đây là một thứ vũ khí của khựa để áp đặt ta một số thứ.Trong nguy bao giờ cũng vẫn có cơ. Các vùng đất ngập mặn, nếu oánh giá nguy cơ không thể hoặc quá tốn kém để ngăn chặn hoặc thau chua rửa mặn thì có thể nghiên cứu nuôi thuỷ sản nước lợ. Biến đổi khí hậu, cạn kiệt dòng chảy đương nhiên là nguy hiểm- nhưng phải ngâm cứu xem có lối thoát ko chứ
Cụ như trên cung trăng. Cụ thử vào ĐBSCL mùa nước nổi xem rồi hãy nói. Nhà công nghiệp cụ đinh xây trên phao chắc.Chả có gì nguy hiểm.
Theo em bây giờ xoay ra lập khu công nghiệp ở vùng này xong đập hết nhà máy ở phía Bắc xua nhà đầu tư về đấy, sau đó cải tạo đất nền phía Bắc trở lại như xưa là lại trồng lúa tốt thôi.
Có công nghiệp, dân trí Tây nam bộ lại đi lên.
Có tháo dỡ, cải tạo nông nghiệp phía Bắc lại phát triển.
Thế gọi là chuyển đổi cơ cấu.