Các khái niệm vong [hồn], hồn phách (hồn vía), linh hồn dường như mâu thuẫn với ba nguyên lý cơ bản (tam pháp ấn: vô ngã, khổ, vô thường) của Phật giáo.
Phật giáo Nam truyền (như Thượng tọa bộ) cho rằng khi một chúng sinh chết đi thì sẽ gần như ngay lập tức chuyển thế (tái sinh) trong lục đạo luân hồi, trong khi đó Phật giáo Bắc truyền cho rằng trạng thái chuyển tiếp từ khi chúng sinh chết đi cho tới khi chuyển thế gọi là [thân] trung hữu / [thân] trung uẩn / [thân] trung ấm (antarabhava, bardo) và trạng thái này kéo dài không quá 49 ngày.
Vô ngã là không có atman (tiểu ngã) thường hằng phụ thuộc brahman (đại ngã, siêu ngã). Đó là lúc Phật Thích Ca chọi nhau với Bà La Môn 2500 năm trước.
Bà La Môn cho rằng mọi sinh linh đều chỉ là atman phụ thuộc tìm về brahman (copy giáo lý độc thần thường hằng "đấng tạo hoá" Abraham, Thiên chúa, Allah của Trung Đông).
Phật Thích Ca nói khác, không có cái ngã thường hằng atman cũng không có brahman, mà thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn mỗi người có nghiệp của mình (độc tôn, không phụ thuộc trời không phụ thuộc đất brahman).
Nhưng con người đó (độc tôn đó), biến đổi vô thường theo duyên nghiệp. Biến đổi như thế nào là theo duyên và tự rèn luyện (bát chánh đạo) để thoát "khổ", chứ không phải cậy thế lực siêu nhiên. Không nên hiểu nhầm "vô ngã" là không có gì luôn rồi buông xuôi, cầu cứu "giải oan, giải hạn".
Chuyện luân hồi sau 49 ngày (thân trung ấm) hay ngay và luôn thì nhờ các cụ tu sĩ giải thích, mình ko tìm hiểu chi tiết đến vậy nên không còm
Còn logic của đạo Phật nguyên thuỷ có tính triết học và tân tiến đấy.