Mình nghĩ không nên lấy ví dụ Miến Điện. Miến 90% theo PG mà chia năm xẻ bảy đánh nhau triền miên, người dân thì khổ và dân trí thấp. Sư cũng hậu thuẫn cho các phe nhóm. Thái Lan cũng rất nhiều bê bối sư, tiền bạc cúng dường.
Nếu lấy ví dụ nước ngoài về PG có thể là PG Nhật và Hàn Quốc đáng tham khảo? chùa họ cũng to lâu đời, nhưng đi vào vẫn thấy cảm giác thanh tịnh nghiêm chỉnh đỡ phô trương.
Em không có trải nghiệm nhiều ở các nơi cụ nói chỉ thấy PG ở các nước đó ảnh hưởng Đại Thừa Bắc Tông, giống Việt Nam, thờ Phật adida và tam thế phật. Trong đó, Đài Loan là rõ nét nhất, cũng từng xếp hàng để được gióng đại hồng chung cầu an
. Dưng may mắn là vô tình được một thầy gốc người Hoa ở Việt Nam đang tu bên đấy chỉ giáo - cụ ấy đi qua đó thời trước 1975, chắc trốn quân dịch
, nói tiếng Việt lơ lớ, lâu lâu chêm vài từ tiếng Anh vì bọn em cóc biết tiếng Hoa - cụ dặn khi gióng chuông thì tâm niệm cho hoà bình an lạc toàn cõi nhân gian, quốc thái dân an, không nên cầu riêng cho mình hay gia đình mình. Nghe thấy hay, xếp hàng gióng 3 hồi chuông rất nhẹ nhàng, không xô bồ, mọi người đều im lặng và thành kính đợi đến lượt mình, nam thanh nữ tú đi cũng nhiều, chắc là ngay ngày tết. Chùa HQ cũng thế, em cũng thấy phật tử ngồi đọc kinh, toàn các cụ bà, lâu lâu có 1 cô/chị vào sắp một ít gạo, nhang đèn gì đấy cung kính đặt lên bệ thờ, chắp tay lễ phật, yên tĩnh và nhẹ nhàng từ tốn, tạo cảm giác thư thái cho những người vãn cảnh chùa như em
. Mà ngôi chùa này nằm ngay trong quận Gangnam của Seoul!
Cụ nói đúng, dân trí cao nên họ đi chùa như là một nhu cầu văn hoá, tôn trọng, yên ắn và nhẹ nhàng, từ phật tử, khách hành hương đến sư thầy.
.