SỢI TÓC VÀ LỄ TẮM
Nhân chuyện lùm xùm về “Sợi Tóc” hay “Sợi Cỏ” gần đây tại một ngôi chùa mà bản thân em không ủng hộ việc đó, nhưng thấy cũng không cần nói lời gay gắt vì mọi chuyện thế gian vốn xấu tốt, đúng sai, phải trái, đan xen trong cảnh tương đối. Không thể trong một đôi lần hay một vài khoảnh khắc mà niềm tin, sự hiểu biết nó như nước đục hóa trong, chỗ tối thành chỗ sáng ngay tức thì. Đó cũng là sự tham cầu, sái với lẽ tự nhiên. Nhất là nhìn lại bản thân, cũng có lúc đã từng có những niềm tin vào những thứ gì đó tương tự và cũng có thể lại tin và hiểu điều gì đó nhầm lẫn trong tương lai khi tâm trí chưa đủ sáng suốt. Niềm tin là thứ thuộc về cá nhân cần tôn trọng ở những thời điểm nhất định như bước khởi đầu nhưng nó cũng cần dùng lý lẽ soi xét hay cảm nhận, chiêm nghiệm để có sự nhận thức đúng đắn, vững vàng đi tiếp trên đôi chân của chính mình thay vì cứ bám víu vào niềm tin ở điều gì đó bên ngoài. Sự thật hay lẽ phải đôi khi sẽ dần xuất hiện khi dần từ bỏ những nhận thức sai lầm, giống như một vị sư già đã mất từng chia sẻ về cách thực hành của bản thân mà em đọc đâu đó là: “Lệch Kê, Lấm Rửa”. Một lần lướt trên mạng thấy một bài viết về một hình thức lễ nghi trong lễ Phật đản là nghi thức tắm Phật mà bản thân em cũng từng có đôi điều suy nghiệm:
Việc làm tượng một hài nhi, tượng trưng cho thái tử lúc mới sinh từ bào thai mẹ và bước trên bông sen cho mọi người hướng về, chiêm ngưỡng, lễ bái, khởi tâm thiện lành về cuộc đời một con người cũng sinh ra bằng xương thịt rồi cả đời tìm ra lẽ sống thoát khổ thì có lẽ đa số cảm nhận được lợi ích. Tuy vậy, trong nghi lễ này, có nghi thức dùng nước, có thể nước được pha chế từ các loại nước tinh sạch với hương, dược liệu quý với ý niệm cúng dường lên Phật thì điều này có phù hợp hay không? Tượng dù mới hay tượng đã làm lâu thì cũng cần được làm sạch hay “tắm rửa” nhưng:
- Nếu bức tượng chỉ là biểu tượng, thì việc làm sạch hay tắm thì cũng chỉ nên làm vài ba lượt dội nước là vừa đủ, không cần làm nhiều hơn vì thấy khó sạch thêm.
- Nếu bức tượng không hẳn là biểu tượng, nó chứa đựng giá trị tâm linh, có thần lực, tha lực hay cảm ứng của Phật, đó là biểu tượng tinh thần, hay nói cách khác bức tượng sống động, có linh tính của Phật trong đó thì:
+ Nếu linh tính sống động đó có tâm tính một vị thái tử hài nhi mới sinh thì cần che chắn, tắm gội cho nhanh chứ để lâu dễ thì bị “cảm lạnh” không chừng.
+ Nếu linh tính sống động có tâm tính như một vị Phật với hình dạng một người trưởng thành, đã lớn thì việc tắm gội là vấn đề riêng tư, tế nhị mà chỉ những người thân cận như gia quyến hoặc đệ tử thân cận thực hiện mới là phải lẽ, hợp lý về tâm lý, hoàn cảnh thế gian và cũng là hợp lý cả đạo lý vì thân thể riêng tư cần được che đậy, không tiện phơi bày chốn đông người.
Trong cả hai trường hợp trên, việc để hình tượng một hài nhi thái tử bé nhỏ hay một vị Phật đã lớn đứng phơi thân cho từng người múc nước dội lên người từ 1 vài tiếng đến cả một buổi sáng hay chiều hay cả sáng và chiều (nếu đông người) để cho tất cả có công đức, kiếm chút phước “tắm Phật” là việc rất đáng suy ngẫm có nên hay không?
Nghi thức tắm tượng trong lễ Phật đản được thực hiện ở nhiều nơi, từ chùa nhỏ đến chùa to, từ chùa địa phương đến chùa trung ương từ nhiều trăm năm, thậm chí ngàn năm. Em là người phàm, cũng không biết thực sự đúng sai thế nào nhân đọc được một bài viết trên mạng không rõ nguồn gốc nên cũng lạm bàn đôi lời.
Mong nhận được những lời phải lẽ từ các cụ/mợ!
P/S: Ảnh chụp bài viết trên mạng ở đây ạ: