[Funland] WW2 (1) trước ngưỡng cửa chiến tranh

khói_lửa

Xe buýt
Biển số
OF-417977
Ngày cấp bằng
21/4/16
Số km
841
Động cơ
229,421 Mã lực
Tuổi
64
Như vậy thực chất của chiến tranh Xô Phần ko phải là Liên Xô xâm lược Phần Lan mà chính là Phần Lan đã xâm phạm lãnh thổ Liên Xô trước đó (năm 1918) và 1939 Liên Xô muốn thu hồi lại phần lãnh thổ đã từng bị Phần Lan tranh thủ ngoạm mất vào năm 1918
con lậy bố .. nói như bố thì ... thì một ngày không xa nào đó campuchia .. nó cũng nói như bố là ... cả dải miền nam vn là đất của nó .. nó phải thu hồi à.... bố toàn nhảy vào thớt người khác rồi nói quàng nói xiên.. đề nghị bố ra ngoài lập thớt khác để phản biện.. con sợ bố lắm rồi .. bố định phá thớt của người khác à ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Đức đánh bại Liên quân Anh Pháp ở Bỉ
Chính phủ Pháp bỏ chạy khỏi Paris



Nhờ chụp ảnh trinh sát, Đức đã tiêu diệt 83 trong tổng số 179 máy bay của Không quân Bỉ chỉ trong vòng 24 tiếng đầu tiên của cuộc chiến.
Quân Đức đánh thắng Liên quân Anh Pháp và dồn họ tới thành phố cảng Dunkirk hôm 27-5-1940
17:00 PM ngày 27-5 Quốc vương Bỉ Léopold III đầu hàng Đức
Từ 27-5 đến 4-6-1940, Hải quân Anh đã huy động lực lượng sơ tán được 340.000 binh sĩ Pháp và Anh
Khoảng 40.000 quân Pháp ở lại chặn hậu cho cuộc sơ tán này đã bị bắt làm tù binh
Đến ngày 10-6, chính phủ Pháp bỏ chạy về Bordeaux, tuyên bố bỏ ngỏ Paris. Đức huy động Tập đoàn quân 18 tấn công Paris. Quân Pháp kháng cự mạnh mẽ trên đường vào thủ đô, nhưng phòng tuyến vẫn bị phá vỡ ở nhiều nơi.
Ngày 13-6-1940, Churchill tham dự một cuộc họp của Hội đồng Chiến tranh Tối cao Anh-Pháp tại Tours. Ông ta đề nghị hợp nhất 2 quốc gia nhưng bị từ chối. Pháp yêu cầu Churchill cung cấp tất cả phi đội máy bay chiến đấu sẵn có để cứu vãn cuộc chiến. Churchill từ chối vì lực lượng tiêm kích còn lại của Anh theo Hugh Dowding, tổng tư lệnh Bộ chỉ huy tiêm kích RAF, đã giảm xuống dưới 25 phi đội, chỉ đủ để bảo vệ nước Anh. Không quân Anh không thể hỗ trợ có hiệu quả cho Pháp nếu họ muốn đảm bảo sự an toàn của đất nước họ. Không lực Anh từ 1.078 máy bay giờ chỉ còn 475 chiếc.
Ngày 14-6, Paris thất thủ, Quân đội Đức Quốc xã đã lấy được Paris, chiến lợi phẩm đã vuột mất trong trận sông Marne lần thứ nhất. Đây là mốc đánh dấu lần thứ hai trong vòng một thế kỷ Paris bị các lực lượng quân sự Đức chiếm đóng (lần đầu tiên là trong chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871). Những người dân Paris ở lại đã chứng kiến trong hầu hết các trường hợp rằng quân Đức đã cư xử một cách cực kỳ tử tế.
Khuynh hướng đầu hàng được tướng Weygand, Thống chế Pétain, Pierre Laval và Đô đốc Darlan ủng hộ, dẫn tới Thủ tướng Paul Reynaud, người chủ trương tiếp tục chiến tranh đã từ chức vào ngày 16-6-1940. Kế nhiệm ông là Thống chế Philippe Pétain, người sau đó đã bác bỏ đề nghị của Anh và tuyên bố trên radio ngày 17-6-1940 với dân chúng Pháp về dự định đề nghị đình chiến với Đức.
Ngày 17-6-1940, Pétain gửi đề nghị cầu hòa qua Đại sứ Tây Ban Nha. Nhận được đề nghị, Hitler đã chọn rừng Compiègne làm địa điểm đàm phán. Compiègne là nơi ký kết hiệp định đình chiến năm 1918, kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất với thất bại nhục nhã của nước Đức, Hitler thấy lựa chọn này là sự rửa nhục tốt nhất của Đức đối với Pháp.
Hiệp định đình chiến được ký ngày 22-6-1940 trên cùng toa xe lửa mà tại đó hiệp đình chiến năm 1918 được ký kết (đã được mang ra từ bảo tàng và đặt lại đúng nơi nó đã nằm năm 1918), Hitler ngồi đúng tại chiếc ghế mà thống chế Ferdinand Foch từng ngồi trước các đại diện của nước Đức chiến bại năm xưa. Sau khi nghe đọc nghi thức, Hitler đã rời toa xe trong một cử chỉ tỏ ý khinh miệt có tính toán đối với các đại biểu của Pháp, để cuộc đàm phán lại cho Tướng Wilhelm Keitel, Tham mưu trưởng Lục quân.
Hiệp định đình chiến có hiệu lực ngày 25-6-1940
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Chính phủ Petain phải bằng lòng để nước Pháp bị phân chia thành một vùng bị Đức chiếm đóng ở phía bắc và phía tây cùng với một "vùng tự do" ở phía nam. Về mặt hình thức thì cả hai vùng này đều thuộc chủ quyền của một nhà nước độc lập trên danh nghĩa đóng tại thành phố nghỉ dưỡng Vichy, gọi là Chính phủ Vichy do Pétain cầm đầu, thay thế cho nền Đệ tam Cộng hòa Pháp. Quốc gia Pháp mới này chấp nhận hoàn cảnh một quốc gia bại trận và cố gắng giành thiện cảm của Đức bằng cách hoà hoãn và thụ động. Quân đội Pháp ở chính quốc phải giải ngũ, nhưng vẫn giữ một lực lượng tối thiểu đủ để duy trì trật tự, đồng thời duy trì các lực lượng cần thiết để bảo vệ hệ thống thuộc địa. Đến tháng 7-1940, Quốc hội Pháp chuyển đến Vichy.
Đáp lại việc thành lập cơ cấu chính trị mới theo yêu cầu của Đức Quốc xã tại Pháp, Charles de Gaulle, người được Reynaud bổ nhiệm làm thứ trưởng quốc phòng, đang ở London vào thời điểm đầu hàng và đã đưa ra lời kêu gọi ngày 18-6-1940. Trong bài phát thanh này ông từ chối công nhận tính hợp pháp của chính phủ Vichy và bắt đầu tổ chức nên Lực lượng Pháp tự do. Mặc dù Hiệp định đảm bảo chủ quyền của Pháp các thuộc địa, nhưng một số thuộc địa như Guyane thuộc Pháp, Châu Phi xích đạo thuộc Pháp đã từ bỏ chính phủ Vichy để công nhận de Gaulle.
Chính phủ Pháp quốc Tự do đã tuyên bố tái lập một nền Cộng hòa lâm thời để tiếp nối nền Đệ tam Cộng hòa đã bị thủ tiêu. Họ cũng xây dựng các đội quân mới để sau này tham gia vào cuộc tiến quân đến sông Rhine và xâm chiếm lãnh thổ Đức, với các Lực lượng Nội địa Pháp làm nòng cốt và lượng nhân lực tiêm kích nhiều kinh nghiệm giúp phát triển nhanh chóng quy mô lớn Quân Giải phóng Pháp. Lực lượng này được trang bị và tiếp tế tốt bất chấp tình trạng kinh tế khó khăn do sự chiếm đóng của Đức đem lại, nhờ vào chương trình Lend-Lease đã phát triển từ 500.000 người vào mùa hè năm 1944 lên đến hơn 1.300.000 vào thời điểm 5-1945, biến nó thành đội quân lớn nhất của Đồng Minh phương Tây tại lục địa châu Âu.
Tháng 11-1942, khi Đồng Minh mở Chiến dịch đánh chiếm Tây Bắc châu Phi. Để phòng giữ miền nam Pháp, người Đức đã tiến hành chiến dịch Anton chiếm đóng nước Pháp Vichy. Nước Pháp bị chiếm đóng hoàn toàn cho đến tháng 6-1944, quân Đồng Minh mở các chiến dịch Overlord đổ bộ lên Normandy và chiến dịch Dragoon đổ bộ vào miền Nam Pháp. Trước nguy cơ bị chia cắt ở miền Tây và miền Trung Pháp, phần lớn quân Đức bắt đầu triệt thoái về nước, riêng các căn cứ tàu ngầm kiên cố trên bờ biển Đại Tây Dương vẫn cố thủ cho đến khi Đức đầu hàng.
Ngày 24-8-1944, Paris được giải phóng và đến tháng 9-1944, phần lớn nước Pháp đã về tay phe Đồng Minh.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Tổng kết
Hitler đã dự tính hy sinh một triệu lính Đức trong cuộc xâm chiếm nước Pháp; thế nhưng ông ta đã đạt được mục tiêu chỉ trong vòng 6 tuàn lễ với 27.000 người chết, 18.400 mất tích và 111.000 bị thướng, không bằng 1/3 thương vong của Đức trong trận Verdun thời Thế chiến thứ nhất.
Thắng lợi mau chóng đến không ngờ này dẫn đến một làn sóng hưng phấn cuồng nhiệt trong công chúng Đức, cũng như làm bột phát một cơn cuồng chiến mạnh mẽ. Ngay cả những đối thủ của chế độ cũng thấy khó mà cưỡng lại được tâm trạng thắng lợi. Công nhân trong các nhà máy sản xuất vũ khí chen lấn để xin được gia nhập quân đội. Ai cũng cho rằng thắng lợi cuối cùng sắp đến nơi rồi. Chỉ còn lại nước Anh ngáng đường. Có lẽ đó là lần duy nhất trong thời Đế chế thứ Ba có một sự cuồng chiến thực sự trong quần chúng.
Chiến thắng đã đưa Hitler đã đạt được đỉnh cao quyền lực ở vị trí chủ nhân của châu Âu lục địa, biển Baltic và vịnh Biscay. Khi trở về Berlin sau chuyến đi Paris cuối tháng 6, uy tín cá nhân của Hitler trong dân chúng lên đến đỉnh cao nhất trong lễ kỷ niệm ngày nước Pháp đầu hàng ngày 6 tháng 7 năm 1940. Bản thân Hitler cũng tự cho mình là một thiên tài quân sự không thể thất bại, và tự tin tiếp tục cuộc phiêu lưu chiến tranh.
Ngày 19-7-1940, trong Nghi thức Thống chế năm 1940, tại Nhà hát Opera Kroll ở Berlin, Hitler đã phong hàm Thống chế Đức (Generalfeldmarschall) cho 12 tướng lĩnh để tưởng thưởng công lao trong Trận chiến nước Pháp. Đó là:

Walther von Brauchitsch, Tổng tư lệnh Lục quân Đức.
Wilhelm Keitel, Tham mưu trưởng Lục quân
Gerd von Rundstedt, Tổng tư lệnh Cụm Tập đoàn Quân A.
Fedor von Bock, Tổng tư lệnh Cụm Tập đoàn Quân B.
Wilhelm von Leeb, Tổng tư lệnh Cụm Tập đoàn Quân C.
Günther von Kluge, tư lệnh Tập đoàn quân số 4.
Wilhelm List, tư lệnh Tập đoàn quân số 12.
Erwin von Witzleben, tư lệnh Tập đoàn quân số 1.
Walter von Reichenau, tư lệnh Tập đoàn quân số 6.
Albert Kesselring, tư lệnh Tập đoàn quân Không quân số 2.
Erhard Milch, Tổng thanh tra Không quân Đức.
Hugo Sperrle, tư lệnh Tập đoàn quân Không quân số 3.
Cùng với việc thăng Hermann Göring từ hàm Thống chế lên thành "Thống chế Đế chế" (Reichsmarschall), sự thăng thưởng lên hàm cao nhất của Lục quân Đức với số lượng thế này là chưa từng có trước đây. Trong suốt Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức hoàng Wilhelm II chỉ phong có 5 vị tướng lên hàm Thống chế.

Thất bại của Pháp khiến cho cán cân sức mạnh quốc tế bị nghiêng lệch, hút theo các quốc gia chưa tham chiến vào vùng xoáy. Ở Liên Xô, Stalin ngay lập tức ra lệnh sát nhập các nước vùng Baltic vào ngày 15 và 16-6-1940 để củng cố phòng ngự cho khu vực Leningrad, tiến chiếm vùng Bessarabia và Bukovina của Rumania vào ngày 26-6-1940 để kiểm soát cửa sông Danube và Biển Đen. Những hành động này làm Hitler lo lắng, thúc đẩy ý định tấn công Liên Xô sớm nhất có thể, dẫn tới cuộc xâm lược Liên Xô vào ngày 22-6-1941.

Con số thương vong của Pháp ước tính chết từ 55.000 đến 123.000 người, bị thương từ 120.000 đến 250.000 người. Những con số này có thể đã bao gồm cả khoảng 39.000 chết trong khi bị giam cầm và 5.200 mất tích, cũng như 21.000 thường dân cùng những thương vong của quân đội Vichy tại Cận Đông và Bắc Phi cho đến ngày 1 tháng 11 năm 1943.
Trong tháng 8-1940, 1.540.000 tù binh đã bị đưa về Đức và đến năm 1945 còn lại 940.000 sống sót khi được quân Đồng Minh giải phóng. Có ít nhất 3.000 lính Senegal bị giết hại sau khi trở thành tù binh. Trong thời gian bị giam cầm tại Đức, có 24.600 tù binh Pháp chết; 71.000 trốn thoát; 220.000 được phóng thích theo nhiều thỏa thuận khác nhau giữa chính phủ Vichy và Đức; hàng trăm ngàn người được tha bổng vì lý do tàn tật cũng như đau yếu. Một số lượng lớn các tù nhân cố gắng trốn thoát được, tổng cộng là 70.000 người, nếu không kể những người bỏ trốn trong những tháng đầu tiên trước khi bị chuyển sang Đức. Hầu hết tù binh trong thời gian giam giữ đều bị cưỡng bức lao động. Ngoài ra, trong thời kỳ "Công tác lao động bắt buộc" của chế độ Vichy, ở Đức đã sử dụng đến 720.000 lao động nô lệ và có 40.000 người chết. Đây chỉ là một phần nhỏ trong số 350.000 nạn nhân dân sự của Pháp sau chiến tranh.
Trong số 75.721 người Do Thái Pháp bị đưa đến Auschwitz chỉ có 2.566 trở về. Đồng thời có 3.000 người Pháp trở về từ những trại giam Đức, chỉ là số dư trong số 80.000 nạn nhân của cuộc đại đồ sát tại Pháp. 20.000 thành viên của quân kháng chiến Pháp đã chết trong chiến đấu, 30.000 bị hành quyết và 60.000 bị đưa vào các trại tập trung, trong đó không đến một nửa quay về. Còn lại là những người nổi dậy đấu tranh (trên bộ và không chiến) bị chết hoặc là nạn nhân của những cuộc đàn áp do quân chiếm đóng và chế độ Vichy thực hiện. Tính riêng con tin Pháp đã có 29.662 người chết.
Thiệt hại về không quân Pháp trong chiến dịch ước tính là 1.274 máy bay bị phá hủy. Quân đội Pháp mất tất cả vũ khí, trang thiết bị nặng (pháo binh, súng chống tăng), cùng 320.000 trong tổng số 400.000 con ngựa. Có 148 tàu thuyền Pháp di tản đến trú tại các cảng của Anh (chiếm 38% tổng trọng tải), và cuối cùng đã được nước Anh tiếp nhận từ sau ngày 22 tháng 6. Nhưng cũng có nhiều tàu đang được đóng hoặc sửa chữa dở đã bị đánh đắm hoặc bị người Đức tịch thu, với trọng tải ước tính 170.000 tấn. Tuy Hải quân Pháp tạm giữ được phần lớn các tàu chiến (235 trong số 291 tàu nổi, chiếm 95% trọng tải) nhưng chúng đều phải trừ vũ khí và bị giam trong cảng Toulon cho đến khi buộc phải tự phá hủy các tàu chiến 1 năm sau đó, lúc Hitler phá bỏ cam kết. Tất cả các cảng và kho vũ khí trên bờ biển Đại Tây Dương của Pháp đều bị phá hoại và hầu như không còn các cơ sở hạ tầng hỗ trợ, nên chỉ còn có thể hoạt động với mức độ hạn chế.
 

trai_lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-384410
Ngày cấp bằng
26/9/15
Số km
460
Động cơ
245,962 Mã lực
Tuổi
56
nói gì thì nói .. tại thời điểm đó tiền lực kinh tế và quân sự của nước đức quả là đáng nể . nếu như hoa kỳ không tham chiến thì cục diện châu âu có lẽ đức quốc xã đã thống trị hoàn toàn
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Đức đánh chiếm Bỉ và Pháp tháng 5 và 6-1940 (1)











 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Đức đánh chiếm Bỉ và Pháp tháng 5 và 6-1940 (2)











 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Đức đánh chiếm Bỉ và Pháp tháng 5 và 6-1940 (3)













 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Đức đánh chiếm Bỉ và Pháp tháng 5 và 6-1940 (3)











 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Đức đánh chiếm Bỉ và Pháp tháng 5 và 6-1940 (4)











 

trai_lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-384410
Ngày cấp bằng
26/9/15
Số km
460
Động cơ
245,962 Mã lực
Tuổi
56
có cụ nào giải thích hộ tôi là : cái hộp tròn dài mà người lính đức đeo cạnh bên hông ( không phải cái hăng gô đâu nhé ). nó là cái gì nhỉ ? và chức năng của nó làm gì ?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Đức đánh chiếm Bỉ và Pháp tháng 5 và 6-1940 (5)











 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Đức đánh chiếm Bỉ và Pháp tháng 5 và 6-1940 (6)









 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Đức đánh chiếm Bỉ và Pháp tháng 5 và 6-1940 (7)











 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Đức đánh chiếm Bỉ và Pháp tháng 5 và 6-1940 (8)











 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Đức đánh chiếm Bỉ và Pháp tháng 5 và 6-1940 (9)











 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Đức đánh chiếm Bỉ và Pháp tháng 5 và 6-1940 (10)











 

Parit

Xe đạp
Biển số
OF-417965
Ngày cấp bằng
21/4/16
Số km
45
Động cơ
220,950 Mã lực
Tuổi
55
E hóng thôi chứ chưa hiểu nhiều
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Đức đánh chiếm Bỉ và Pháp tháng 5 và 6-1940 (11)













 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Đức đánh chiếm Bỉ và Pháp tháng 5 và 6-1940 (12)











 
Thông tin thớt
Đang tải
Top