Vượt phải khi xe trước xi nhan trái (dù không rẽ trái) có vi phạm luật không?

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Vượt phải có nghĩa là chạy nhanh hơn so với xe ở phía bên trái+phía trước của mình và bỏ họ lại phía sau.
Theo em cho dù chạy cùng làn hay khác làn thì vượt vẫn có nghĩa là đi ngang qua và "bỏ xe khác lại phía sau" :)

Bác chinhatm, em thấy hai chỗ em đánh dấu ở bên trên có gì đó trái ngược nhau, bác xem giúp em mấy! :) nếu luật đã quy định xe chạy chậm hơn phải đi làn bên phải thì rõ ràng bác phải quan tâm xem mình có đi nhanh hơn làn bên trái không chứ ạ ? và nếu đi nhanh hơn có nghĩa là đang vượt họ (vượt phải), và như thế là phạm luật rồi còn gì ?

Giả sử đường có 3 làn, tốc độ cho phép tối đa là 130km/h, bác chạy làn trong cùng bên phải, làn giữa có xe chạy tốc độ 100km/h, muốn vượt họ một cách hợp lệ thì bác vẫn phải ra làn ngoài cùng bên trái, vượt qua xe ở làn giữa đó, sau đấy bác lại chuyển vào làn giữa, rồi vào làn trong cùng bên phải, và lúc này thì bác có thể chạy nhanh 130km/h thoải mái (giả sử phía trước không còn xe nào khác).
Nếu không làm thế mà vẫn giữ nguyên đi ở làn trong cùng bên phải, đồng thời tăng ga một mạch lên 130km/h để vượt qua xe ở làn giữa thì khi đi thi bằng lái xe ở Đức đảm bảo bác sẽ trượt 100% :)

PS: Cảm ơn bác fuxe đã động viên em :x
Tôi không bàn đến chuyện thế nào là vượt, vì hiện nay chưa có định nghĩa chính thức nào trong các văn bản luật về giao thông đường bộ. Tôi chỉ căn cứ vào những quy định trong luật GTĐB hiện hành của Việt Nam và các văn bản liên quan:
- Luật cho phép xe ô tô được chạy ở trong một làn bất kỳ trong các làn dành cho xe cơ giới, như vậy xe chạy ở làn bên trái hay bên phải đều không vi phạm luật.
- Luật quy định xe chạy chậm hơn phải đi ở làn bên phải, nhưng không có bất cứ quy định nào bắt xe chạy ở làn bên phải phải chạy chậm hơn xe ở làn bên trái. Bác hiểu rằng "xe chạy chậm hơn phải đi ở làn bên phải" đồng nghĩa với việc "xe chạy nhanh hơn phải đi ở làn bên trái" là không đúng. Không có điều khoản nào như vậy cả. Ta được phép làm những gì pháp luật không cấm.

Về luật giao thông ở Đức tôi không rõ, nhưng tôi nghĩ ở một nước văn minh và tôn trọng pháp luật như nước Đức, không thể có chuyện cùng một bộ luật lại áp dụng trong thành phố khác ngoài thành phố. Tôi thấy ở những nước phát triển, đường có thể có rất nhiều làn. Khi ấy, nếu bác đi ở làn trong cùng bên phải, làm sao bác có thể kiểm soát được xe bác không chạy nhanh hơn bất kỳ một xe nào đang chạy ở các làn bên trái?
 

etran

Xe buýt
Biển số
OF-45461
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
903
Động cơ
468,555 Mã lực
Nơi ở
...in the wind
Em thấy đấy là do bác cố tình hiểu khác đi thôi. "Xe chạy chậm hơn phải đi ở làn bên phải" như vậy có nghĩa là "muốn chạy nhanh hơn, bác phải đi làn bên trái" bác nói điều đó không đúng, vậy không đúng ở chỗ nào ạ ?
Bác bảo luật không cấm thì bác làm, em cho rằng vậy thì phải biên soạn lại luật ghi toàn điều cấm thôi nhỉ, vì cứ không ghi cấm điều gì thì mình được làm ạ ? Thay vì chữ "cấm" thì người ta dùng chữ "quy định", quy định phải làm thế này thì có nghĩa là không cho phép làm điều ngược lại.

Người ta quy định chạy chậm hơn đi ở làn bên phải cũng có nghĩa là người ta cấm ở bên phải đi nhanh hơn. Nói cách khác, nếu bác chạy nhanh hơn ở làn bên phải, bác đã làm trái quy định, bác có đồng ý với em không ?

Lại giả sử khác: người ta quy định ô tô, xe đạp xe máy... phải đi dưới lòng đường. Có chỗ nào trong luật viết "cấm xe ô tô đi trên vỉa hè" không ạ?. Hoặc có chỗ nào viết "Cấm ô tô trèo qua dải phân cách" không hả bác?

Còn luật ở Đức bác không rõ, bác muốn nghĩ thế nào là quyền của bác. Những gì em trích dẫn em đều dịch nguyên văn từ văn bản luật GTĐB của họ và có cả đường link tham khảo. Khi nào bác có điều kiện lái xe ở đó, bác sẽ thấy phải chạy xe cách nào cho đúng luật và việc đi đúng làn, vượt đúng làn không hề có gì là khó kiểm soát cả :)
 

etran

Xe buýt
Biển số
OF-45461
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
903
Động cơ
468,555 Mã lực
Nơi ở
...in the wind
Về luật giao thông ở Đức tôi không rõ, nhưng tôi nghĩ ở một nước văn minh và tôn trọng pháp luật như nước Đức, không thể có chuyện cùng một bộ luật lại áp dụng trong thành phố khác ngoài thành phố.
"Trong thành phố" và "ngoài thành phố" là hai nơi khác hẳn nhau, có những điều kiện khác nhau về mặt đường sá và những yếu tố liên quan khác (chẳng hạn như mật độ dân cư), vì thế bộ luật GTĐB áp dụng những quy định khác nhau dành cho 2 nơi ấy là điều hiển nhiên, tại sao lại không thể ?
Em chỉ lấy ví dụ như: ở Đức quy định trong thành phố không được bấm còi sau 22h đêm, hoặc quy định trong thành phố không được bật đèn pha.
Quy định về các làn xe cũng vậy, sở dĩ người ta cho phép trong thành phố đi nhanh chậm thoải mái giữa các làn xe là vì trong thành phố có nhiều ngã rẽ và giao cắt, chẳng hạn không thể luôn luôn vượt về bên tay trái để rồi ngay lập tức xi nhan rẽ phải.

Nhưng ngoài cao tốc thì khác. Bác thử tưởng tượng ở tốc độ rất cao, nếu 1 xe đi làn giữa, 2 xe ở hai bên đồng thời vượt qua xe đó rồi chuyển ngay vào làn giữa thì điều gì sẽ xảy ra và nếu luôn luôn như thế thì giao thông sẽ hỗn loạn thế nào? thực tế đã có và phần sai luôn thuộc về người vượt phải.

Nói chung đi láo thì ở đâu cũng có nhưng ở Đức muốn vượt phải trên đường cao tốc cũng không dễ, vì người ta thường "đi chậm luôn đi bên phải" ạ :)

Không chỉ có luật ở Đức mà các nước khác và ngay cả luật ở Việt Nam cũng thế, bác có thể xem lại giúp em ạ :)
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Em thấy đấy là do bác cố tình hiểu khác đi thôi. "Xe chạy chậm hơn phải đi ở làn bên phải" như vậy có nghĩa là "muốn chạy nhanh hơn, bác phải đi làn bên trái" bác nói điều đó không đúng, vậy không đúng ở chỗ nào ạ ?
Bác bảo luật không cấm thì bác làm, em cho rằng vậy thì phải biên soạn lại luật ghi toàn điều cấm thôi nhỉ, vì cứ không ghi cấm điều gì thì mình được làm ạ ? Thay vì chữ "cấm" thì người ta dùng chữ "quy định", quy định phải làm thế này thì có nghĩa là không cho phép làm điều ngược lại.

Người ta quy định chạy chậm hơn đi ở làn bên phải cũng có nghĩa là người ta cấm ở bên phải đi nhanh hơn. Nói cách khác, nếu bác chạy nhanh hơn ở làn bên phải, bác đã làm trái quy định, bác có đồng ý với em không ?

Lại giả sử khác: người ta quy định ô tô, xe đạp xe máy... phải đi dưới lòng đường. Có chỗ nào trong luật viết "cấm xe ô tô đi trên vỉa hè" không ạ?. Hoặc có chỗ nào viết "Cấm ô tô trèo qua dải phân cách" không hả bác?

Còn luật ở Đức bác không rõ, bác muốn nghĩ thế nào là quyền của bác. Những gì em trích dẫn em đều dịch nguyên văn từ văn bản luật GTĐB của họ và có cả đường link tham khảo. Khi nào bác có điều kiện lái xe ở đó, bác sẽ thấy phải chạy xe cách nào cho đúng luật và việc đi đúng làn, vượt đúng làn không hề có gì là khó kiểm soát cả :)
Ý tôi là bác suy diễn ra cái "định lý đảo" ấy thôi. Công nhận duy diễn của bác cũng hợp lý, logic, nhưng lại không thể đem ra áp dụng trong lĩnh vực luật pháp được. Thực tế không hề có quy định nào bắt xe chạy làn bên phải chạy chậm hơn xe làn bên trái (Luật VN)
Cứ cho rằng suy luận của bác đúng, vậy thì công an sẽ xử phạt lỗi "xe chạy làn bên phải nhanh hơn xe chạy làn bên trái" hoặc lỗi "Không chú ý đến tốc độ xe chạy ở làn bên trái" như thế nào?
Trong trường hợp này, nhất định tôi không công nhận là vượt phải, vì:
- Tôi đang chạy trong một làn xe được phép đi.
- Tôi không đi quá tốc độ cho phép.
Còn giả sử của bác, bác xem lại đi nhé. Có điều khoản cấm và xử phạt xe chạy trên vỉa hè đấy. Còn trèo qua dải phân cách, nếu trong luật, nghị định mà không cấm thì bác có thể trèo thoải mái, nhưng họ sẽ phạt bác lỗi khác đấy.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
"Trong thành phố" và "ngoài thành phố" là hai nơi khác hẳn nhau, có những điều kiện khác nhau về mặt đường sá và những yếu tố liên quan khác (chẳng hạn như mật độ dân cư), vì thế bộ luật GTĐB áp dụng những quy định khác nhau dành cho 2 nơi ấy là điều hiển nhiên, tại sao lại không thể ?
Em chỉ lấy ví dụ như: ở Đức quy định trong thành phố không được bấm còi sau 22h đêm, hoặc quy định trong thành phố không được bật đèn pha.
Quy định về các làn xe cũng vậy, sở dĩ người ta cho phép trong thành phố đi nhanh chậm thoải mái giữa các làn xe là vì trong thành phố có nhiều ngã rẽ và giao cắt, chẳng hạn không thể luôn luôn vượt về bên tay trái để rồi ngay lập tức xi nhan rẽ phải.

Nhưng ngoài cao tốc thì khác. Bác thử tưởng tượng ở tốc độ rất cao, nếu 1 xe đi làn giữa, 2 xe ở hai bên đồng thời vượt qua xe đó rồi chuyển ngay vào làn giữa thì điều gì sẽ xảy ra và nếu luôn luôn như thế thì giao thông sẽ hỗn loạn thế nào? thực tế đã có và phần sai luôn thuộc về người vượt phải.

Nói chung đi láo thì ở đâu cũng có nhưng ở Đức muốn vượt phải trên đường cao tốc cũng không dễ, vì người ta thường "đi chậm luôn đi bên phải" ạ :)

Không chỉ có luật ở Đức mà các nước khác và ngay cả luật ở Việt Nam cũng thế, bác có thể xem lại giúp em ạ :)
Chỗ này thì do tôi chưa đọc kỹ bài của bác.
 

shrek_8x

Xe hơi
Biển số
OF-42313
Ngày cấp bằng
4/8/09
Số km
106
Động cơ
466,860 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
38 Phan Đình Phùng - Ba Đình - Hà Nội
Website
www.ima.vn
Tùy trường hợp, nếu bác chuyển đúng làn và đi đúng tốc độ thì ko sao. Tuy nhiên đây là tình huống nhạy cảm , nên ngó trước sau trước khi vượt.
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,049
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Em thấy đấy là do bác cố tình hiểu khác đi thôi. "Xe chạy chậm hơn phải đi ở làn bên phải" như vậy có nghĩa là "muốn chạy nhanh hơn, bác phải đi làn bên trái" bác nói điều đó không đúng, vậy không đúng ở chỗ nào ạ ?
Bác bảo luật không cấm thì bác làm, em cho rằng vậy thì phải biên soạn lại luật ghi toàn điều cấm thôi nhỉ, vì cứ không ghi cấm điều gì thì mình được làm ạ ? Thay vì chữ "cấm" thì người ta dùng chữ "quy định", quy định phải làm thế này thì có nghĩa là không cho phép làm điều ngược lại.

Người ta quy định chạy chậm hơn đi ở làn bên phải cũng có nghĩa là người ta cấm ở bên phải đi nhanh hơn. Nói cách khác, nếu bác chạy nhanh hơn ở làn bên phải, bác đã làm trái quy định, bác có đồng ý với em không ?

Lại giả sử khác: người ta quy định ô tô, xe đạp xe máy... phải đi dưới lòng đường. Có chỗ nào trong luật viết "cấm xe ô tô đi trên vỉa hè" không ạ?. Hoặc có chỗ nào viết "Cấm ô tô trèo qua dải phân cách" không hả bác?

Còn luật ở Đức bác không rõ, bác muốn nghĩ thế nào là quyền của bác. Những gì em trích dẫn em đều dịch nguyên văn từ văn bản luật GTĐB của họ và có cả đường link tham khảo. Khi nào bác có điều kiện lái xe ở đó, bác sẽ thấy phải chạy xe cách nào cho đúng luật và việc đi đúng làn, vượt đúng làn không hề có gì là khó kiểm soát cả :)
Oài, nếu thực hiện đúng như chỗ em bôi đỏ kia mà có xe bên làn trái chạy 5km/năm thì cả đoàn xe bên làn phải cũng phải bò theo hả cụ? Hơn nữa chả may, có chú làn trái đang đi tự dưng giảm tốc, thế là các bác làn phải tự nhiên, tự nhiên thành "vượt phải" ạh. Em vẫn thường làm là xi nhan phải, chuyển làn rồi đi tốc độ tối đa mà làn đó cho phép, khi nào nhìn gương không thấy thằng làn trái nữa thì em xi nhan trái về làn cũ, chưa bao giờ bị xxx vịn lỗi kiểu này. Tất nhiên là chỉ với đường nhiều làn và không có biển chỉ định loại xe nào đi làn nào.
 

etran

Xe buýt
Biển số
OF-45461
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
903
Động cơ
468,555 Mã lực
Nơi ở
...in the wind
Oài, nếu thực hiện đúng như chỗ em bôi đỏ kia mà có xe bên làn trái chạy 5km/năm thì cả đoàn xe bên làn phải cũng phải bò theo hả cụ?
Nếu không có vấn đề gì thì chẳng ai tự dưng đi 5km/h cả.
Trường hợp bác nói ở bên em nó chính là trường hợp "ngoại lệ" được phép vượt phải,
em đã trích dẫn ở trên rồi ạ :)

etran nói:
Trên đường cao tốc có 3 trường hợp được vượt phải

1- Đó là khi bị tắc đường (tốc độ dưới 60km/h), bên phải có thể chạy nhanh hơn bên trái (nhanh hơn tối đa là 20km/h).

Ngoài ra, khi nào các bác ý thức được một điều, đi chậm hãy sang bên phải, nhường làn bên trái cho người khác đi nhanh hơn, thì mọi cái sẽ đâu vào đấy ngay thôi ạ :x
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,049
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Nếu không có vấn đề gì thì chẳng ai tự dưng đi 5km/h cả.
Trường hợp bác nói ở bên em nó chính là trường hợp "ngoại lệ" được phép vượt phải,
em đã trích dẫn ở trên rồi ạ :)
Mấy cái ngoại lệ cho phép vượt phải thì Luật GT VN đã có rồi, nhưng không giải thích rõ khái niệm vượt bên phải và cũng không cấm xe đi làn bên phải chạy nhanh hơn xe đi làn bên trái.

etran nói:
Ngoài ra, khi nào các bác ý thức được một điều, đi chậm hãy sang bên phải, nhường làn bên trái cho người khác đi nhanh hơn, thì mọi cái sẽ đâu vào đấy ngay thôi ạ :x
Nếu mọi người cùng đã có ý thức thế này thì ko phải bàn đến chuyện vượt phải!
 

745Li

Xe container
Biển số
OF-68374
Ngày cấp bằng
15/7/10
Số km
7,338
Động cơ
504,959 Mã lực
Nơi ở
Chuồng bò
Nếu không có vấn đề gì thì chẳng ai tự dưng đi 5km/h cả.
Trường hợp bác nói ở bên em nó chính là trường hợp "ngoại lệ" được phép vượt phải,
em đã trích dẫn ở trên rồi ạ :)



Ngoài ra, khi nào các bác ý thức được một điều, đi chậm hãy sang bên phải, nhường làn bên trái cho người khác đi nhanh hơn, thì mọi cái sẽ đâu vào đấy ngay thôi ạ :x
Em khoái cái chỗ bôi đen của cụ nhứt đới...hờ hờ=))=))=))
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Nếu không có vấn đề gì thì chẳng ai tự dưng đi 5km/h cả.
Trường hợp bác nói ở bên em nó chính là trường hợp "ngoại lệ" được phép vượt phải,
em đã trích dẫn ở trên rồi ạ :)

Ngoài ra, khi nào các bác ý thức được một điều, đi chậm hãy sang bên phải, nhường làn bên trái cho người khác đi nhanh hơn, thì mọi cái sẽ đâu vào đấy ngay thôi ạ :x
Có thể luật của Đức như vậy là phù hợp với trình độ dân trí của họ, nhưng nó không phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay, và luật Việt Nam hiện nay cũng không giống luật của Đức.
Tuy vậy tôi vẫn thấy có gì đó không ổn, muốn hỏi bác:
- Như ví dụ của bác, nếu đường có 3 làn xe, tốc độ tối đa là 130km/h, xe chạy làn giữa với tốc độ 100km/h có phạm luật không?
- Nếu có một xe chạy làn bên phải với tốc độ 90km/h thì cả hai xe đều không phạm luật?
- Nếu có xe chạy làn bên phải với tốc độ 110km/h thì cả hai xe đều phạm luật?
 

etran

Xe buýt
Biển số
OF-45461
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
903
Động cơ
468,555 Mã lực
Nơi ở
...in the wind
Có thể luật của Đức như vậy là phù hợp với trình độ dân trí của họ, nhưng nó không phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay, và luật Việt Nam hiện nay cũng không giống luật của Đức.
Các bác cũng biết, châu Âu họ phát triển trước khu vực ĐNA rất lâu rồi, để đạt đến mức như hiện nay cũng là điều dễ hiểu.
Đường cao tốc (Autobahn) ở Đức có từ những năm 1930, đến nay sau 80 năm họ đã xây tổng cộng gần 13.000 km cao tốc (hơn nữa trên TG chỉ có TQ 45.000 km, Mỹ 75.000 km Interstate-Highway), còn ở mình, em nhớ lần đầu tiên được nghe nói đến cao tốc cách đây hơn chục năm là đường "cao tốc" Bắc TL-NB, rồi PV-CG cách đây chưa đến 10 năm... có bác nào biết tổng cộng số km cao tốc của VN hiện nay là bao nhiêu (mấy trăm km) không ạ? :-/

Em kể qua như vậy để thấy rằng quá trình phát triển và hoàn thiện mọi thứ từ hạ tầng cơ sở, luật pháp và ý thức của người tham gia GT không phải ngày một ngày hai. Tuy nhiên, với truyền thống "đi tắt đón đầu" cộng với dân tộc thông minh sáng tạo cần cù, nước ta chắc sẽ tiết kiệm được ối thời gian :D

Đồng ý với bác là điều kiện của Việt Nam khác ở Đức rất nhiều nhưng luật GTĐB về cơ bản là giống nhau, nếu có khác thì khác ở chỗ, luật của họ đầy đủ hơn, rõ ràng hơn và hợp lý hơn. Cái đó thể hiện trình độ của cơ quan ban hành và quản lý luật pháp.
Chẳng hạn khi vào biên giới nước Đức, các bác sẽ thấy tấm biển này, nó có dễ hiểu không ạ?



Trở về ví dụ của bác.

Tuy vậy tôi vẫn thấy có gì đó không ổn, muốn hỏi bác:
- Như ví dụ của bác, nếu đường có 3 làn xe, tốc độ tối đa là 130km/h, xe chạy làn giữa với tốc độ 100km/h có phạm luật không? Không
- Nếu có một xe chạy làn bên phải với tốc độ 90km/h thì cả hai xe đều không phạm luật? Không
- Nếu có xe chạy làn bên phải với tốc độ 110km/h thì cả hai xe đều phạm luật? bác xem ở dưới
Bác có thể chạy ở bất kì làn nào, với tốc độ nào cũng được miễn là nằm trong giới hạn tốc độ, chỉ có điều khi vượt xe khác bác phải vượt qua họ ở phía bên trái thì không phạm luật. Không có làn nào bị hạn chế tốc độ so với làn bên cạnh (kiểu như 100-80 hoặc 80-60 như PV-CG) và xe con có thể chạy trên tất cả các làn. Xe tải chỉ được chạy ở làn trong cùng, trừ lúc vượt.

Có nghĩa là nếu bác chạy làn bên phải 110km/h, làn giữa xe khác chạy 100km/h, đúng luật thì khi nào gần đến người ta thì bác chuyển qua giữa rồi qua trái để vượt, lúc vượt mà chỉ hơn có 10km/h thì lâu lắm bác ạ :D

Thực tế Đức là nước không hạn chế tốc độ tối đa trên đường cao tốc, hạn chế kiểu 120, 130 km/h chỉ có trên những quãng ngắn. Và vì thế đã lên Autobahn ít ai đi tốc độ 100, có chậm thì 120-130, và sẽ tự động (do ý thức) đi vào làn giữa hoặc trong cùng, xe tải chỉ được phép chạy 80km/h nên lúc nào cũng ở trong cùng bên phải (trừ lúc vượt).

Nói chung em chưa gặp trường hợp nào khiến em bắt buộc phải vượt phải chỉ vì bên trái không cho vượt cả, hoặc người khác vượt phải em trên Autobahn cũng chưa luôn :) chẳng cần phải làm thế!

Có thời gian mời các bác xem qua cái Clip này cho biết thực tế trên đường Autobahn của Đức, các bác thử xem có thấy ai vượt phải không nhé, video được quay từ 1 xe tải đường dài (tốc độ khoảng 80km/h), bài hát hơi bị hay :x

[youtube]JGMun4G2lhY[/youtube]
 
Chỉnh sửa cuối:

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,049
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Các bác cũng biết, châu Âu họ phát triển trước khu vực ĐNA rất lâu rồi, để đạt đến mức như hiện nay cũng là điều dễ hiểu.
Đường cao tốc (Autobahn) ở Đức có từ những năm 1930, đến nay sau 80 năm họ đã xây tổng cộng gần 13.000 km cao tốc (hơn nữa trên TG chỉ có TQ 45.000 km, Mỹ 75.000 km Interstate-Highway), còn ở mình, em nhớ lần đầu tiên được nghe nói đến cao tốc cách đây hơn chục năm là đường "cao tốc" Bắc TL-NB, rồi PV-CG cách đây chưa đến 10 năm... có bác nào biết tổng cộng số km cao tốc của VN hiện nay là bao nhiêu (mấy trăm km) không ạ? :-/

Em kể qua như vậy để thấy rằng quá trình phát triển và hoàn thiện mọi thứ từ hạ tầng cơ sở, luật pháp và ý thức của người tham gia GT không phải ngày một ngày hai. Tuy nhiên, với truyền thống "đi tắt đón đầu" cộng với dân tộc thông minh sáng tạo cần cù, nước ta chắc sẽ tiết kiệm được ối thời gian :D

Đồng ý với bác là điều kiện của Việt Nam khác ở Đức rất nhiều nhưng luật GTĐB về cơ bản là giống nhau, nếu có khác thì khác ở chỗ, luật của họ đầy đủ hơn, rõ ràng hơn và hợp lý hơn. Cái đó thể hiện trình độ của cơ quan ban hành và quản lý luật pháp.
Chẳng hạn khi vào biên giới nước Đức, các bác sẽ thấy tấm biển này, nó có dễ hiểu không ạ?

Em mới học được 1 câu mà em cho là người VN nên làm, đó là "Hãy học cách copy, và nhớ là cố gắng copy nguyên bản những gì tinh hoa của thế giới. Đừng vội vừa copy vừa sửa trong khi mình chưa hiểu hết về nó hay chưa đủ khả năng sáng tạo hơn những gì nó có".
 
Chỉnh sửa cuối:

Kia DVD 5.1

Xe tăng
Biển số
OF-12466
Ngày cấp bằng
5/1/08
Số km
1,535
Động cơ
538,420 Mã lực
Nơi ở
Hà lội
Nếu không có vấn đề gì thì chẳng ai tự dưng đi 5km/h cả.
Trường hợp bác nói ở bên em nó chính là trường hợp "ngoại lệ" được phép vượt phải,
em đã trích dẫn ở trên rồi ạ :)



Ngoài ra, khi nào các bác ý thức được một điều, đi chậm hãy sang bên phải, nhường làn bên trái cho người khác đi nhanh hơn, thì mọi cái sẽ đâu vào đấy ngay thôi ạ :x
Ở NN ngoài thì chuyện này là bình thường, còn ở VN thì ngược lại.. nhất là mấy bác xe khách, xe congtenor, xe tải.. còn lâu mới vượt được các bác ấy dù bác ấy cứ bò ra đường..
 

etran

Xe buýt
Biển số
OF-45461
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
903
Động cơ
468,555 Mã lực
Nơi ở
...in the wind
Báo cáo bác em vừa loay hoay tìm cách đưa cái link youtube lên bác ạ. Em cũng chỉ toàn copy và paste ý mà.
Có chỗ nào em chưa hiểu hết mong bác chỉ giúp em mấy ạ :x
 

xe lôi

Xe tăng
Biển số
OF-14400
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
1,145
Động cơ
520,234 Mã lực
em nghĩ nếu xxx bắt trường hợp này thì mình bảo là thấy xe đằng trước xi nhan,tôi tưởng rẽ nên vượt.
 

etran

Xe buýt
Biển số
OF-45461
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
903
Động cơ
468,555 Mã lực
Nơi ở
...in the wind
em nghĩ nếu xxx bắt trường hợp này thì mình bảo là thấy xe đằng trước xi nhan,tôi tưởng rẽ nên vượt.
Các bác lưu ý nhé, trên đường cao tốc làm gì có chỗ rẽ trái !!! Duy nhất chỉ có rẽ phải để ra khỏi cao tốc thôi ạ :)

Theo em luật GTĐB Việt Nam hiện nay chưa theo kịp cơ sở hạ tầng, cụ thể là cần phải có thêm những quy định trên đường cao tốc, nó khác hẳn với đường làng và đường nội thị (Khái niệm "đường làng" của em là đường giao thông liên tỉnh, liên huyện,... không phải cao tốc, không phải đường trong thành phố).

Điều 14 mà bác tvtruc trích dẫn chỉ nên hiểu và áp dụng (để đi và để cãi :D) theo phạm vi giao thông đường bộ trừ đường cao tốc ra thôi ạ.

Điều 14. Vượt xe
1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Trên cầu hẹp có một làn xe;
c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
 

New_Carens

Xe điện
Biển số
OF-68884
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,214
Động cơ
452,066 Mã lực
Các bác lưu ý nhé, trên đường cao tốc làm gì có chỗ rẽ trái !!! Duy nhất chỉ có rẽ phải để ra khỏi cao tốc thôi ạ :)

Theo em luật GTĐB Việt Nam hiện nay chưa theo kịp cơ sở hạ tầng, cụ thể là cần phải có thêm những quy định trên đường cao tốc, nó khác hẳn với đường làng và đường nội thị (Khái niệm "đường làng" của em là đường giao thông liên tỉnh, liên huyện,... không phải cao tốc, không phải đường trong thành phố).

Điều 14 mà bác tvtruc trích dẫn chỉ nên hiểu và áp dụng (để đi và để cãi :D) theo phạm vi giao thông đường bộ trừ đường cao tốc ra thôi ạ.
Cụ này mới ở trên sao Hỏa xuống à? ai bảo cụ trên đương cao tốc không có rẽ trái?
 

New_Carens

Xe điện
Biển số
OF-68884
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,214
Động cơ
452,066 Mã lực
Đa phần các cụ và ngay cả CSGT cũng chả nắm rõ thế nào là vượt phải. Khái niệm vượt phải chỉ xảy ra trên đường không phân làn, nếu xe nào vượt bên phải là phạm luật. Còn đường có phân làn (bằng vạch kẻ đường) không có khái niệm vượt phải. Nếu các cụ xi nhan phải vào làn trong, tăng tốc lên vượt xe ở làn ngoài rồi lại xi nhan trái ra làn ngoài thì bố thằng xxx cũng chả dám phạt các cụ. XXX bắt thì vẫn bắt trong trường hợp này, nhưng nếu các cụ yêu cầu ghi rõ vào biên bản xe chuyển làn đường có xi nhan thì nó thả cụ ngay và luôn! Còn cụ nào chấp nhận xin xỏ nộp tiền là tùy các cụ. Những người am hiểu luật không bao giờ chịu mất tiền lỗi vớ vẩn thế này.

Đã có cụ xi nhan phải vào để "vượt phải" đúng như các cụ tả nhưng ngay trước mắt trạm xxx (vì không biết có trạm chứ không phải cố tình). XXX tuýt vào hỏi ông đó bảo: anh đang đi làn ngoài cùng, tự nhiên buồn đ.ái xi nhan vào lề để đi đ.ái, nhưng vào đến làn trong lại không muốn đ.ái nữa nên lại xi nhan ra, xxx mếu luôn!
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ này mới ở trên sao Hỏa xuống à? ai bảo cụ trên đương cao tốc không có rẽ trái?
Đương nhiên là không có chỗ rẽ trái trực tiếp. Nếu bác muốn rẽ thì phải chuyển làn sang bên phải và đi vòng qua cầu vượt. Ý bác etran là chính xác. Các bác có thấy ký hiệu đường cao tốc có hình chữ H không, đó là biểu tượng của cái cầu vượt đấy.



Theo em, các cụ cố gắng đi đúng làn, nếu ai xin vượt thì cũng không nên "cố chấp", như vậy cái văn hóa đi đường cao tốc mới hình thành. Hôm rồi em đi đường Trung Lương, thấy mọi người trong đấy đi rất ổn. Nếu xin vượt là họ tìm cách cho vượt mà ko phải đợi lâu (trừ phi họ cũng đang tìm cách vượt xe tải hoặc 1 xe nào đi chậm). Các xe tải thì không hề đi làn ngoài và tuyệt nhiên không có xe máy.
Em nhớ ở châu Âu, đường cao tốc họ thường có nhiều làn hơn ta (3 làn là ít), thì làn ngoài cùng (nhanh nhất) hầu như ít người đi mà chỉ để vượt nhau hoặc các loại xe thực sự cần đi nhanh như cấp cứu hoặc cảnh sát v.v..
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top