Em thấy việc phạt khi người tham gia giao thông vượt đèn vàng là bất hợp lý. Mời các cụ tham khảo:
Khoản 3, điểm c điều 10 Luật giao thông đường bộ Việt Nam qui định rõ:
“Tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu. Khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại
trước vạch dừng,
trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp;”
Theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì lỗi vượt đèn vàng, tức lỗi không dừng lại trước vạch dừng khi thấy đèn vàng sẽ bị coi là lỗi
không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Người vi phạm lỗi này sẽ bị phạt từ 600-800 nghàn đồng với ô tô, 100-200 nghàn đồng với xe máy.
Trước hết, chúng ta cần khẳng định điều luật
này không hợp lý!
Bài viết này chỉ nhắc đến loại đèn tín hiệu giao thông Đỏ-Vàng-Xanh mà KHÔNG có đồng hồ đếm ngược. Mặc dù số lượng nhỏ nhưng những người bị vướng luật oan vẫn tồn tại. Đồng hồ đếm ngược thực chất đã thay thế vai trò của đèn vàng nên nhắc đến đèn vàng trong trường hợp này là không cần thiết.
1. Tại sao điều luật này vô lý?
Lí do rất đơn giản:
mọi thứ có quán tính và không thể dừng một cách đột ngột.
Giả sử trường hợp một xe ô tô đi đến ngã tư nhìn thấy đèn vàng khi mũi xe cách vạch 1 mét, liệu anh ta có thể dừng trước vạch được không? Giả thiết anh ta đa chạy với tốc độ 50km/h, cứ cho là do đường đô thị và gần đến ngã tư nên anh ta đã giảm tốc độ xuống chỉ còn 20 km/h? (Ở các nước mình từng qua như Đức, Nhật, thì không có chuyện xe giảm tốc khi đang có đèn xanh)
Câu trả lời là
không thể. Có 2 yếu tố:
-
Thời gian phản ứng/nhận thức của lái xe từ lúc đèn vàng được bật đến lúc lái xe phản ứng để phanh, thường cứ cho khoảng 1 giây, như vậy 20 km/h (khoảng 5,6 m/s) anh ta đã kịp chạy thêm hơn 5 mét trước khi phanh bắt đầu có hiệu lực
-
Quán tính của xe: Giả sử anh ta đạp chết phanh (phanh gấp), hệ số ma sát tiêu chuẩn trong điều kiện đường tốt khoảng 0.7 (trời mưa sẽ còn thấp hơn), anh ta sẽ mất khoảng 0.7 giây và đi thêm 2.2 mét nữa cho đến khi xe dừng hẳn.
Như vậy trong trường hợp này, dù muốn tránh,
lái xe không thể không vi phạm luật, thậm chí còn
gây nguy hiểm cho người đi sau bởi phanh gấp.
Trong thực tế muốn dừng lại, người lái xe không được phanh gấp để tránh gây tai nạn (dĩ nhiên trừ trường hợp khẩn cấp). Và khoảng cách có thể dừng được một cách an toàn phải dài hơn và tùy vào tốc độ xe. Nói cách khác, nếu đang chạy với tốc độ 50km/h và cách vạch dừng 20m, thì cách an toàn là tiếp tục chạy.
Nguồn:
http://www.paulloader.co.uk/safer-driving-stopping-distances/
Ngoài ra, khoảng cách và thời gian an toàn để dừng cũng dẫn đến việc thời gian của đèn vàng cần tối thiểu đủ lâu. Tốc độ cho phép càng lớn thì thời gian đèn vàng càng phải dài hơn và tối thiểu phải từ 3 s trở lên.
2. Vậy luật quốc tế ra sao?
Qua phân tích ở trên, có thể suy đoán hẳn luật về đèn vàng ở các nước tiến tiến phải khác Việt Nam. Một chút tìm kiếm có thể thấy tất cả các nước đều cho phép vượt trong trường hợp không thể dừng một cách an toàn:
Tiêu chuẩn Châu Âu: “Yellow or orange: continue to cross only if unable to stop safely.” -> “Đèn vàng:
bạn được phép vượt trong trường hợp không thể dừng an toàn” (khoảng cách đến vạch dừng nhỏ hơn bảng trên)
Canada: “A yellow — or amber — light means the red light is about to appear. You must stop if you can do so safely; otherwise, go with caution.” -> Đèn vàng báo hiệu đèn đỏ sắp bật. Bạn phải dừng lại nếu có thể một cách an toàn;
nếu không thì có thể đi một cách cẩn trọng.
Ngay cả Trung Quốc đèn vàng cũng có nghĩa có thể vượt nếu không thể dừng một cách an toàn.
3. Kết luận
Điểm 10 của Luật giao thông đường bộ và Nghị định 171/2013/NĐ-CP có sơ suất rất lớn trong qui định về đèn vàng.
Nếu không sửa đổi, nó sẽ là cái bẫy đối với người tham gia giao thông và là nguyên nhân tiềm tàng gây ra nguy hiểm hiểm người tham gia giao thông cố phanh gấp để tránh vượt đèn vàng. Sẽ tiếp tục có nhiều tranh cãi giữa người dân với cảnh sát giao thông, dẫn đến niềm tin của nhân dân với pháp luật tiếp tục bị suy giảm.