[Funland] Vua lốp Hà thành: Vào tù ra tội vì muốn thành “tư sản”

dangkhoa27187

Xe tải
Biển số
OF-574421
Ngày cấp bằng
17/6/18
Số km
208
Động cơ
144,005 Mã lực
Tuổi
37
Cụ tưởng đồ trên cụ mà ngon ấy. Rau Mộc Châu dân bản địa còn ko dám ăn.
Cụ lấy ở đâu ra tin tức dân bản địa còn không dám ăn, thế cụ nghĩ chợ MC bán rau ở đâu :D
Thực ra nhà em thì lại không phải ở MC, em ở chân đèo Pha Đin cơ, trên chỗ em thì đồ ăn sạch sẽ và ngon hơn MC, đồ ăn ở MC ko phải ngon lắm, nhưng về mặt sạch sẽ thì tạm ổn, bây giờ trên này các loại phân bón cũng chuyển dùng phân vi sinh hết rồi cụ, hạn chế chất hóa học. Nếu cụ thích thì vẫn có thể kiếm đc vài loại rau rừng như tầm bóp, rau sắng...
 

mmxhung

Xe điện
Biển số
OF-357522
Ngày cấp bằng
10/3/15
Số km
4,584
Động cơ
302,631 Mã lực
So sánh không liên quan

Chỉ có chế độ cs ngu xuẩn mới cấm và triệt tiêu người dân có "tư sản", đi ngược với bản chất con người và tiến bộ của XH, chế độ phong kiến cũng không có chuyện đó
Thằng Mao nó chả ngu đâu, nó chỉ lợi dụng chuyên chính vs và sự ngu dốt của lũ bần nông ghét học để triệt hạ đối thủ và thâu tóm quyền lực cho bản thân.
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,712
Động cơ
553,350 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !


Nhưng cái duyên với lốp xe lại trở lại tìm ông vào năm 1979. Rồi đến 1980, hiệu lốp Quyết Thắng của ông Chẩn ra đời. Lốp ông Chẩn có thể chạy ba năm trong khi lốp xe cùng loại của Nhà máy cao su Sao Vàng chỉ chạy được chưa đầy sáu tháng. Những năm đó, lốp của ông nổi tiếng toàn quốc, mỗi năm sản xuất trên 2.000 đôi
Trên OF nhiều Cụ có tuổi đã sống 1 phần đời ở thời bao cấp rồi nên viết thế này là chưa rõ ràng.
Lốp Sao Vàng loại I màu đỏ là tốt nhất, nhất là loại lòng vàng, tức là lớp mành lốp màu vàng, thấy bảo là nhập từ Nhật, trơ mành lốp ra vẫn đi tốt. Loại này đi bền lắm, hết ta lon lại đắp lại đi tiếp.
Còn loại lốp của bác Chấn nói ở trên chắc là so với loại phế phẩm của Sao Vàng. Thời kỳ này, Cao su miền Nam ra cả loại lốp 2 màu, cạnh lốp màu cam, mặt lốp màu đen. Đầu 80 thì Hải Phòng đã nhập về loại lốp KENDA của Nhật, cỡ 640, chất cao su cực đanh, mành lốp bằng nilon nền bền thôi rồi !
 

Cao Biền 02

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-497114
Ngày cấp bằng
13/3/17
Số km
4,756
Động cơ
231,010 Mã lực
Cụ lấy ở đâu ra tin tức dân bản địa còn không dám ăn, thế cụ nghĩ chợ MC bán rau ở đâu :D
Thực ra nhà em thì lại không phải ở MC, em ở chân đèo Pha Đin cơ, trên chỗ em thì đồ ăn sạch sẽ và ngon hơn MC, đồ ăn ở MC ko phải ngon lắm, nhưng về mặt sạch sẽ thì tạm ổn, bây giờ trên này các loại phân bón cũng chuyển dùng phân vi sinh hết rồi cụ, hạn chế chất hóa học. Nếu cụ thích thì vẫn có thể kiếm đc vài loại rau rừng như tầm bóp, rau sắng...
Ngôi nhà này miền xuôi hay miền ngược





 

khkt_cc2

Xe buýt
Biển số
OF-82085
Ngày cấp bằng
6/1/11
Số km
631
Động cơ
419,695 Mã lực
Em nhớ là ông Chấn chỉ nổi tiếng với lốp xích lô và xe thồ thôi, còn xe đạp thì Sao vàng vẫn là nhất. Thời đó ngoài ông Chấn còn có ông làm máy ngói Rồng đất cũng lên bờ xuống ruộng.
 

namson229

Xe điện
Biển số
OF-537189
Ngày cấp bằng
15/10/17
Số km
4,325
Động cơ
214,924 Mã lực
e đời 7X, nhớ là giai đoạn đánh tư sản, tịch thu tài sản bất minh....bao cấp, ko cho buôn bán tự do, hàng xóm nhà e làm hợp tác xã, xong đầu tư máy, về nhà cuộn sợi thôi, đợt đấy sợ khám nhà, gửi mẹ e cả bơ vàng (vàng nhẫn, ko vàng miếng, vàng cây như giờ)....một thời ấu trĩ, nhưng nhà nước vẫn ko dám nhận sai; sau này có trả tiền, tài sản cho vua lốp, nhưng làm sao bù dc: trượt giá,, máy móc hỏng.
 

longknu

Xe buýt
Biển số
OF-12639
Ngày cấp bằng
13/1/08
Số km
844
Động cơ
530,101 Mã lực
Trên OF nhiều Cụ có tuổi đã sống 1 phần đời ở thời bao cấp rồi nên viết thế này là chưa rõ ràng.
Lốp Sao Vàng loại I màu đỏ là tốt nhất, nhất là loại lòng vàng, tức là lớp mành lốp màu vàng, thấy bảo là nhập từ Nhật, trơ mành lốp ra vẫn đi tốt. Loại này đi bền lắm, hết ta lon lại đắp lại đi tiếp.
Còn loại lốp của bác Chấn nói ở trên chắc là so với loại phế phẩm của Sao Vàng. Thời kỳ này, Cao su miền Nam ra cả loại lốp 2 màu, cạnh lốp màu cam, mặt lốp màu đen. Đầu 80 thì Hải Phòng đã nhập về loại lốp KENDA của Nhật, cỡ 640, chất cao su cực đanh, mành lốp bằng nilon nền bền thôi rồi !
Cụ chắc mới hiểu lốp cho xe đạp rôi, hôì những năm 80 của thế kỷ trước cháu hay lên Đội Cấn lấy hàng của cụ Chẩn lốp nhà cụ này làm chuyên dành cho xe đạp thồ dùng mành của lốp ô tô cũ. Khi ấy nhà ngoại cháu có cửa hàng bán săm lốp và phụ tùng xe đạp ở Nguyễn Hữu Huân ở Hn, nhiều gia đình làm lốp kiểu này nhưng lốp Quyết Thắng là tốt nhất hình thức làm cẩn thận chở tải được hơn 2 tạ. Lốp này nếu lắp cho xe đạp thường thì đi nặng lắm.
 

Nguyễn Anh CDY

Xe tải
Biển số
OF-497768
Ngày cấp bằng
15/3/17
Số km
366
Động cơ
191,481 Mã lực
Tuổi
34
“Chẳng hiểu sao gã tá điền suốt ngày quần quật bóc lốp, ăn không dám ăn no, mặc chỉ dám dùng loại rẻ tiền nhất mà lại bị liệt vào tầng lớp tư sản?”… Đó có lẽ là thắc mắc không chỉ của “vua lốp” Hà thành Nguyễn Văn Chẩn, mà của rất nhiều người vào cái thời ấy. Cuộc đời ông “vua lốp” cần mẫn sáng tạo là một chuỗi bi kịch vào tù ra tội, bao nhiêu lần gây dựng cơ nghiệp là bấy nhiêu lần trắng tay vì có tư duy… làm giàu.



Ông Chẩn vốn là một nông dân ở huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Vất vả cơ cực mà mãi vẫn nghèo túng, năm 1954 ông quyết bán ao rau muống, để lại một nửa số tiền cho vợ và đàn con, nửa còn lại ông mang ra Hà Nội tính kế làm giàu.

Thoạt đầu, ông Chẩn xin vào làm ở một cơ sở sản xuất dép cao su từ những chiếc lốp ô tô hỏng. Cần mẫn tích góp, ông mở được một cửa hiệu nhỏ rồi đón vợ con lên Hà Nội. Biến cố đầu tiên ập đến khi bức tường đất của căn nhà ọp ẹp đổ, khiến đống lốp phế liệu lăn hết ra ngoài phố. Ngay lập tức, ông Chẩn bị quy là tư sản mới nổi, bị tịch biên tài sản, phải đi cải tạo. May mắn là chỉ vài ngày sau, ông được thả. Nhưng biến cố ấy đã đặt ra một câu hỏi sẽ theo ông suốt cả cuộc đời:

“Chẳng hiểu sao gã tá điền suốt ngày quần quật bóc lốp, ăn không dám ăn no, mặc chỉ dám dùng loại rẻ tiền nhất mà lại bị liệt vào tầng lớp tư sản?”

Hỏi là hỏi vậy, chứ chỗ gia sản và mấy ngày tù cải tạo không đủ làm nhụt chí làm ăn trong mình ông. Vả lại ở nhà là vợ cùng 10 đứa con đẻ, 4 con nuôi, làm sao mà “dám” nhụt chí cho được.

Một lần, ông Chẩn phải đi khắp các cửa hàng bách hóa để tìm thay bút máy bị hỏng cho con. Lúc đó đây là loại hàng phân phối, phải mua chui. Ông tức mình, ngồi tháo bút ra nghiên cứu và nhận thấy rằng mình có thể tự làm được. Thế là ông chuyển sang lĩnh vực làm bút. Bút do ông làm giống kiểu bút máy Trường Sơn, không nhãn mác, từ nhựa phế thải tái sinh, nhưng chất lượng vẫn tốt. Ông Chẩn đem mẫu bút ra Phòng thủ công nghiệp quận đăng ký sản xuất bút mực. Bút của ông tốt, giá rẻ, được bày bán khắp nơi, ra lô nào là hết lô đó.

Đang làm ăn phát đạt thì có vụ Z30, phòng tài chính quận Hoàn Kiếm đến khám nhà ông ở… quận Ba Đình, kiểm tra đăng ký sản xuất. Ông Chẩn trình giấy tờ đầy đủ nhưng vẫn bị tịch thu toàn bộ công cụ, nguyên liệu, sản phẩm. Ông kêu oan… Rồi công an Ba Đình kéo đến tịch thu toàn bộ mô-tơ, khuôn làm bút, vài tạ dép đứt quai, cao su, hàng ngàn chi tiết bút. Ông Chẩn bị xử tội tàng trữ và đầu cơ, sản xuất trái phép, bị xử 30 tháng tù giam. Ông vẫn kêu oan…

Sau Tòa án nhân dân tối cao xử phúc phẩm ngày 25/5/1972, tuyên ông chỉ phạm tội đầu cơ, chỉ cần phạt cảnh cáo và nộp phạt một trăm đồng. Thế hóa ra ông Chẩn bị tù oan hai năm rưỡi!

Khuynh gia bại sản, ông phải đi móc củ sen, làm công nhân vệ sinh, ra đường sửa xe đạp, buổi tối thì nhận xăm của nhà máy cao su về nối. Nhưng mà… ông lại thấy nhựa vá xăm lốp quốc doanh “chưa vá đã bong” nên mày mò pha chế và tìm ra một loại nhựa tốt hơn. Khách của ông lại đông kìn kìn.

Vì khách đông kìn kìn, nên đầu năm 1974, công an Ba Đình lại đến khám nhà, tịch thu, bắt người. Ông bị giam ở quận, với lý do… “ăn nên làm ra vùn vụt, chắc phải có gian lận”. Giam đến ngày 30/3/1974 thì họ thả ông về. Lúc ấy ông đã 50 tuổi. Có lẽ vì tuổi tác cao, lại cộng thêm những cú sốc chẳng bao giờ dứt, nên 5 năm sau đó ông đi bán chè.

Nhưng cái duyên với lốp xe lại trở lại tìm ông vào năm 1979. Rồi đến 1980, hiệu lốp Quyết Thắng của ông Chẩn ra đời. Lốp ông Chẩn có thể chạy ba năm trong khi lốp xe cùng loại của Nhà máy cao su Sao Vàng chỉ chạy được chưa đầy sáu tháng. Những năm đó, lốp của ông nổi tiếng toàn quốc, mỗi năm sản xuất trên 2.000 đôi.

Năm 1983 lốp Quyết Thắng được trao Huy chương đồng tại Hội chợ triển lãm Giảng Võ, ông Chẩn được xưng tụng là “vua lốp”. Ông mở rộng cơ sở sản xuất, mua lại toàn bộ bãi rác của nhà máy cao su Sao Vàng, bao gồm lốp và cao su phế liệu. Bãi nguyên liệu của gia đình ông nằm ở vị trí chợ Thành Công bây giờ, bãi luôn có tới hàng trăm tấn nguyên liệu.

Đã có hãng sản xuất săm lốp ô tô nổi tiếng trên thế giới, trụ sở tại Pháp cử đại diện đến gặp “vua lốp” Nguyễn Văn Chẩn, tìm hiểu cơ hội hợp tác làm ăn, vì ông nắm được bí quyết độc quyền.



Nhưng người có nhiều “tiền án tiền sự”… làm giàu như ông thì tất nhiên phải là đối tượng thăm hỏi của công an. Đầu tháng 7/1983, ông Chẩn bị kiểm tra và trong suốt ba ngày trời, “dưới sự chứng kiến của hàng trăm quan chức đủ mọi thành phần và hàng ngàn người dân hiếu kỳ, ông Chẩn và các con đã phải thao tác quy trình làm lốp bằng phế liệu”. Không tìm ra lỗi, công an đành cáo buộc ông “tự ý sản xuất” làm “rối loạn” nền kinh tế mà trong đó, mọi sản phẩm đều do Nhà nước lên kế hoạch, giao chỉ tiêu từ khâu sản xuất cho đến khâu tiêu thụ.

27/8/1983, quân đội, công an, viện kiểm sát, uỷ ban quận Ba Đình đã phong toả nhà và xưởng sản xuất của vua lốp, rồi tuyên bố, tịch thu toàn bộ nhà cửa, nguyên vật liệu và dây chuyền sản xuất xưởng sản xuất lốp, đồng thời ra lệnh bắt giam ông Chẩn. Vợ con ông phải ra vỉa hè căng lều, trải chiếu.

Lần này, khác với những lần trước, ông Chẩn bỏ trốn, phiêu bạt, để khỏi bị tù oan. Và trớ trêu thay, sau khi bị thu nhà, tài sản, thì đến tháng 9/1983, gia đình “Vua lốp” vẫn còn nhận được giấy mời đi nhận huy chương cho lốp Quyết Thắng.

Ông Chẩn vừa phiêu bạt vừa kêu oan khắp nơi, chỉ về nhà sau khi vợ cùng các con đã phát đơn khởi kiện, do vậy tránh được việc phải vào tù lần nữa. Về nhà rồi, đơn thư ông viết hàng chồng, hơn 40 tờ báo trong nước và nhiều tờ báo nước ngoài đưa tin về ông.

Trước sức ép công luận, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ra quyết định đình chỉ vụ án, yêu cầu trả lại toàn bộ tài sản, nhà cửa cho “Vua lốp”. Nhưng Công an lại ra quyết định miễn tố. Ông Chẩn tiếp tục kiện: “Miễn tố là có tội nhưng miễn cho, nhưng tôi có tội gì?”. Lại thêm những đơn từ kiện lên, kiện xuống.

Cuối năm 1985, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ra quyết định hủy bỏ quyết định miễn tố của Sở Công an Hà Nội, quyết định đình chỉ điều tra, thừa nhận tôi vô tội và yêu cầu trả lại tài sản cho gia đình ông.

Được minh oan, vãn hồi danh dự, nhưng mà việc cơ cực đâu đã dừng ở đó. Phải 7 năm sau đó, người ta mới trả lại cho ông Chẩn và vợ con ngôi nhà (nhưng không làm được sổ đỏ). Lại 10 năm sau nữa, gia đình ông mới nhận lại được một phần tài sản…

Huyền thoại vua lốp đi cùng với hình ảnh vợ ông – “người đàn bà quỳ” – người đã theo ông trong suốt những tháng ngày cay đắng. Điểm đẹp nhất trong cuộc đời của họ có lẽ là đàn con vẫn được học hành đầy đủ, đều tốt nghiệp phổ thông, có người còn tốt nghiệp đại học. Với con, ông Chẩn không chỉ là huyền thoại vua lốp, mà còn là một tấm gương nghị lực kiên trì nhẫn nại.

Minh Nhật
Đứa nào viết bài báo bộ nhọ quốc ra. Đứa nào bẩu cán bộ sai sót. Đứa nào dám tiết lộ thông tin mật. Tao bắt được tao gô cổ cả lũ - Trích tác phẩm “ chú phỉnh hay những trò lố của Đông Lào “
 

HANOICity

Xe điện
Biển số
OF-54120
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
3,039
Động cơ
451,413 Mã lực
Nơi ở
Venice trên cạn
Chắc là cắt lốp ô tô ra, sau đó đắp cao su vào để làm lốp xe đạp thồ. Ngày xưa những năm 80 đắp lốp là 1 nghề phổ biến, phố nào cũng dăm bảy hàng sửa xe đắp lốp. Thời này còn khá hơn thời những năm 70, đói quá bán cái quần áo cũ cũng bị bắt lên đồn và tịch thu, chả nói gì đến sản xuất.
 

Tập Lái 2019

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-610860
Ngày cấp bằng
21/1/19
Số km
2,733
Động cơ
148,744 Mã lực
Nói chung là thớt sẽ bay.
 
Chỉnh sửa cuối:

f320

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-173186
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
4,438
Động cơ
385,150 Mã lực
Thời đó cấm tư nhân làm kinh tế cơ mà nhỉ các cụ???
 

LamGam

Xe tải
Biển số
OF-174662
Ngày cấp bằng
2/1/13
Số km
343
Động cơ
344,194 Mã lực
Nơi ở
Hải Hậu - Nam Định
Làm giàu mà khó quá
 

v-kong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-207777
Ngày cấp bằng
27/8/13
Số km
5,598
Động cơ
367,784 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đọc mà thấy cay cay, chỉ muốn đưa tượng lão NIN ra bãi rác trồng trên cái bệ thật cao cho mọi người nhớ.
 

v-kong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-207777
Ngày cấp bằng
27/8/13
Số km
5,598
Động cơ
367,784 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Một thời những người trí thức bị tầng lớp bần nông vô học đè đầu cưỡi cổ :D
Thời Nga Hoàng cực phát triển, nhất là về khoa học kỹ thuật. Lão NIN lôi kéo tầng lớp nông dân lật đổ Nga Hoàng, và rất nhiều, nhiều ..... (em chả còm nữa kẻo thẻ đỏ).
 

duachuot123

Xe điện
Biển số
OF-309335
Ngày cấp bằng
25/2/14
Số km
3,259
Động cơ
325,481 Mã lực
Đọc mà thấy dân mình khổ với đám làm quan ntn.
 

New_Carens

Xe điện
Biển số
OF-68884
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,504
Động cơ
452,066 Mã lực
“Chẳng hiểu sao gã tá điền suốt ngày quần quật bóc lốp, ăn không dám ăn no, mặc chỉ dám dùng loại rẻ tiền nhất mà lại bị liệt vào tầng lớp tư sản?”… Đó có lẽ là thắc mắc không chỉ của “vua lốp” Hà thành Nguyễn Văn Chẩn, mà của rất nhiều người vào cái thời ấy. Cuộc đời ông “vua lốp” cần mẫn sáng tạo là một chuỗi bi kịch vào tù ra tội, bao nhiêu lần gây dựng cơ nghiệp là bấy nhiêu lần trắng tay vì có tư duy… làm giàu.



Ông Chẩn vốn là một nông dân ở huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Vất vả cơ cực mà mãi vẫn nghèo túng, năm 1954 ông quyết bán ao rau muống, để lại một nửa số tiền cho vợ và đàn con, nửa còn lại ông mang ra Hà Nội tính kế làm giàu.

Thoạt đầu, ông Chẩn xin vào làm ở một cơ sở sản xuất dép cao su từ những chiếc lốp ô tô hỏng. Cần mẫn tích góp, ông mở được một cửa hiệu nhỏ rồi đón vợ con lên Hà Nội. Biến cố đầu tiên ập đến khi bức tường đất của căn nhà ọp ẹp đổ, khiến đống lốp phế liệu lăn hết ra ngoài phố. Ngay lập tức, ông Chẩn bị quy là tư sản mới nổi, bị tịch biên tài sản, phải đi cải tạo. May mắn là chỉ vài ngày sau, ông được thả. Nhưng biến cố ấy đã đặt ra một câu hỏi sẽ theo ông suốt cả cuộc đời:

“Chẳng hiểu sao gã tá điền suốt ngày quần quật bóc lốp, ăn không dám ăn no, mặc chỉ dám dùng loại rẻ tiền nhất mà lại bị liệt vào tầng lớp tư sản?”

Hỏi là hỏi vậy, chứ chỗ gia sản và mấy ngày tù cải tạo không đủ làm nhụt chí làm ăn trong mình ông. Vả lại ở nhà là vợ cùng 10 đứa con đẻ, 4 con nuôi, làm sao mà “dám” nhụt chí cho được.

Một lần, ông Chẩn phải đi khắp các cửa hàng bách hóa để tìm thay bút máy bị hỏng cho con. Lúc đó đây là loại hàng phân phối, phải mua chui. Ông tức mình, ngồi tháo bút ra nghiên cứu và nhận thấy rằng mình có thể tự làm được. Thế là ông chuyển sang lĩnh vực làm bút. Bút do ông làm giống kiểu bút máy Trường Sơn, không nhãn mác, từ nhựa phế thải tái sinh, nhưng chất lượng vẫn tốt. Ông Chẩn đem mẫu bút ra Phòng thủ công nghiệp quận đăng ký sản xuất bút mực. Bút của ông tốt, giá rẻ, được bày bán khắp nơi, ra lô nào là hết lô đó.

Đang làm ăn phát đạt thì có vụ Z30, phòng tài chính quận Hoàn Kiếm đến khám nhà ông ở… quận Ba Đình, kiểm tra đăng ký sản xuất. Ông Chẩn trình giấy tờ đầy đủ nhưng vẫn bị tịch thu toàn bộ công cụ, nguyên liệu, sản phẩm. Ông kêu oan… Rồi công an Ba Đình kéo đến tịch thu toàn bộ mô-tơ, khuôn làm bút, vài tạ dép đứt quai, cao su, hàng ngàn chi tiết bút. Ông Chẩn bị xử tội tàng trữ và đầu cơ, sản xuất trái phép, bị xử 30 tháng tù giam. Ông vẫn kêu oan…

Sau Tòa án nhân dân tối cao xử phúc phẩm ngày 25/5/1972, tuyên ông chỉ phạm tội đầu cơ, chỉ cần phạt cảnh cáo và nộp phạt một trăm đồng. Thế hóa ra ông Chẩn bị tù oan hai năm rưỡi!

Khuynh gia bại sản, ông phải đi móc củ sen, làm công nhân vệ sinh, ra đường sửa xe đạp, buổi tối thì nhận xăm của nhà máy cao su về nối. Nhưng mà… ông lại thấy nhựa vá xăm lốp quốc doanh “chưa vá đã bong” nên mày mò pha chế và tìm ra một loại nhựa tốt hơn. Khách của ông lại đông kìn kìn.

Vì khách đông kìn kìn, nên đầu năm 1974, công an Ba Đình lại đến khám nhà, tịch thu, bắt người. Ông bị giam ở quận, với lý do… “ăn nên làm ra vùn vụt, chắc phải có gian lận”. Giam đến ngày 30/3/1974 thì họ thả ông về. Lúc ấy ông đã 50 tuổi. Có lẽ vì tuổi tác cao, lại cộng thêm những cú sốc chẳng bao giờ dứt, nên 5 năm sau đó ông đi bán chè.

Nhưng cái duyên với lốp xe lại trở lại tìm ông vào năm 1979. Rồi đến 1980, hiệu lốp Quyết Thắng của ông Chẩn ra đời. Lốp ông Chẩn có thể chạy ba năm trong khi lốp xe cùng loại của Nhà máy cao su Sao Vàng chỉ chạy được chưa đầy sáu tháng. Những năm đó, lốp của ông nổi tiếng toàn quốc, mỗi năm sản xuất trên 2.000 đôi.

Năm 1983 lốp Quyết Thắng được trao Huy chương đồng tại Hội chợ triển lãm Giảng Võ, ông Chẩn được xưng tụng là “vua lốp”. Ông mở rộng cơ sở sản xuất, mua lại toàn bộ bãi rác của nhà máy cao su Sao Vàng, bao gồm lốp và cao su phế liệu. Bãi nguyên liệu của gia đình ông nằm ở vị trí chợ Thành Công bây giờ, bãi luôn có tới hàng trăm tấn nguyên liệu.

Đã có hãng sản xuất săm lốp ô tô nổi tiếng trên thế giới, trụ sở tại Pháp cử đại diện đến gặp “vua lốp” Nguyễn Văn Chẩn, tìm hiểu cơ hội hợp tác làm ăn, vì ông nắm được bí quyết độc quyền.



Nhưng người có nhiều “tiền án tiền sự”… làm giàu như ông thì tất nhiên phải là đối tượng thăm hỏi của công an. Đầu tháng 7/1983, ông Chẩn bị kiểm tra và trong suốt ba ngày trời, “dưới sự chứng kiến của hàng trăm quan chức đủ mọi thành phần và hàng ngàn người dân hiếu kỳ, ông Chẩn và các con đã phải thao tác quy trình làm lốp bằng phế liệu”. Không tìm ra lỗi, công an đành cáo buộc ông “tự ý sản xuất” làm “rối loạn” nền kinh tế mà trong đó, mọi sản phẩm đều do Nhà nước lên kế hoạch, giao chỉ tiêu từ khâu sản xuất cho đến khâu tiêu thụ.

27/8/1983, quân đội, công an, viện kiểm sát, uỷ ban quận Ba Đình đã phong toả nhà và xưởng sản xuất của vua lốp, rồi tuyên bố, tịch thu toàn bộ nhà cửa, nguyên vật liệu và dây chuyền sản xuất xưởng sản xuất lốp, đồng thời ra lệnh bắt giam ông Chẩn. Vợ con ông phải ra vỉa hè căng lều, trải chiếu.

Lần này, khác với những lần trước, ông Chẩn bỏ trốn, phiêu bạt, để khỏi bị tù oan. Và trớ trêu thay, sau khi bị thu nhà, tài sản, thì đến tháng 9/1983, gia đình “Vua lốp” vẫn còn nhận được giấy mời đi nhận huy chương cho lốp Quyết Thắng.

Ông Chẩn vừa phiêu bạt vừa kêu oan khắp nơi, chỉ về nhà sau khi vợ cùng các con đã phát đơn khởi kiện, do vậy tránh được việc phải vào tù lần nữa. Về nhà rồi, đơn thư ông viết hàng chồng, hơn 40 tờ báo trong nước và nhiều tờ báo nước ngoài đưa tin về ông.

Trước sức ép công luận, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ra quyết định đình chỉ vụ án, yêu cầu trả lại toàn bộ tài sản, nhà cửa cho “Vua lốp”. Nhưng Công an lại ra quyết định miễn tố. Ông Chẩn tiếp tục kiện: “Miễn tố là có tội nhưng miễn cho, nhưng tôi có tội gì?”. Lại thêm những đơn từ kiện lên, kiện xuống.

Cuối năm 1985, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ra quyết định hủy bỏ quyết định miễn tố của Sở Công an Hà Nội, quyết định đình chỉ điều tra, thừa nhận tôi vô tội và yêu cầu trả lại tài sản cho gia đình ông.

Được minh oan, vãn hồi danh dự, nhưng mà việc cơ cực đâu đã dừng ở đó. Phải 7 năm sau đó, người ta mới trả lại cho ông Chẩn và vợ con ngôi nhà (nhưng không làm được sổ đỏ). Lại 10 năm sau nữa, gia đình ông mới nhận lại được một phần tài sản…

Huyền thoại vua lốp đi cùng với hình ảnh vợ ông – “người đàn bà quỳ” – người đã theo ông trong suốt những tháng ngày cay đắng. Điểm đẹp nhất trong cuộc đời của họ có lẽ là đàn con vẫn được học hành đầy đủ, đều tốt nghiệp phổ thông, có người còn tốt nghiệp đại học. Với con, ông Chẩn không chỉ là huyền thoại vua lốp, mà còn là một tấm gương nghị lực kiên trì nhẫn nại.

Minh Nhật
Điêu đến thế là cùng, chế độ XHCN của cụ Hồ làm sao làm ra những điều ngu xuẩn, ác bá thế được. *********!
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
6,727
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Cụ chắc mới hiểu lốp cho xe đạp rôi, hôì những năm 80 của thế kỷ trước cháu hay lên Đội Cấn lấy hàng của cụ Chẩn lốp nhà cụ này làm chuyên dành cho xe đạp thồ dùng mành của lốp ô tô cũ. Khi ấy nhà ngoại cháu có cửa hàng bán săm lốp và phụ tùng xe đạp ở Nguyễn Hữu Huân ở Hn, nhiều gia đình làm lốp kiểu này nhưng lốp Quyết Thắng là tốt nhất hình thức làm cẩn thận chở tải được hơn 2 tạ. Lốp này nếu lắp cho xe đạp thường thì đi nặng lắm.
Thực ra gọi ông Chấn là ông Vua lốp, vì thời đó có nhiều người cũng làm, không chỉ riêng ông Chấn, nhưng ông ấy là to nhất thôi. Các cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng nhỏ lẻ rất nhiều. Thời đó nhà nước không khuyến khích kiểu sản xuất này, nhưng vì hàng tiêu dùng thiếu quá nên các cơ sở sản xuất vẫn phát triển. Rồi các cụ quản lý nhà nước thi thoảng lại đi kiếm cớ khám nhà, bắt bớ tịch thu vô tội vạ, thường vin vào sản xuất hàng gian.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top