Yêu cầu này của Diệm thực chất là yc Pháp tôn trọng đúng Hòa ước Giáp Thân 1884 (Patenôtre), chứ ko thêm thắt gì.
Chí hướng đấu tranh này xuất phát từ Thượng thư Nguyễn Hữu Bài (đệ của bố Diệm, cha vợ hụt của Diệm, cha vợ của mr Khôi - a cả của Diệm). Mr Bài cũng hướng dẫn 1 vị vua đấu tranh theo hướng này, đó chính là vua Duy Tân nổi tiếng yêu nước. Pháp thì coi việc vi phạm hòa ước 1884 là cách xử sự bình thường của kẻ bề trên, và coi các yêu cầu của mr Bài (thủ lĩnh phe Công Giáo cựu trào trong triều đình Huế), là 1 sự lên mặt, kiêu binh, đòi hỏi quá trớn, để thể hiện công lao của công giáo với chế độ bảo hộ.
Vua Duy Tân và Diệm coi như cùng tuổi (sn 1900). Vua Duy Tân lên ngôi năm 7 tuổi, năm 13 tuổi bắt đầu đấu tranh với Pháp, đến năm 17 tuổi thì bị Pháp phế truất. Năm 1933, mr Bài bị ép về hiu, và để xoa dịu phản ứng của phe công giáo cựu trào, Diệm được đưa lên thay. Tuy nhiên, với các đòi hỏi của Diệm, Pháp thấy ngay bóng dáng của mr Bài và phe Công giáo cựu trào vẫn rất cương quyết làm ra ngô ra khoai về Hòa ước 1884 với Pháp. Nên một lần nữa Pháp cho Diệm nghỉ sau chỉ 3 tháng nhận A4 (so với 3 năm đấu tranh của vua Duy Tân). Và Diệm quay sang tìm sự hậu thuẫn của Jav, rồi Mỹ, như đã biết.
Diệm thực sự là người có chí lớn, chưa nói đến yêu nước hay không, nhưng muốn làm việc lớn.
Khi được Bảo Đại cử làm Thượng thư bộ lại (1933, lúc có 33 tuổi), Diệm đã quá nôm nóng đề ra 1 loạt đề nghị cải cách với Pháp: Thống nhất Trung kỳ và Bắc kỳ về Triều đình Huế quản lý, cho phép Viện dân biểu Trung kỳ được thảo luận công khai tự do các vấn đề quốc kế dân sinh, bao gồm cả chính trị, bãi bỏ chức vụ Khâm sứ Pháp tại Trung kỳ vv Dễ hiểu là Pháp đã nhảy xếch lên và gây sức ép để Bảo Đại bãi bỏ chức vụ của Diệm chỉ sau 3 tháng.
Từ đó Diệm không đội trời chung với Pháp.