[Funland] Vụ sạt lở đất tại Hà Giang, vùi xe 16 chỗ nhiều người thương vong.

bacthang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-863310
Ngày cấp bằng
11/7/24
Số km
143
Động cơ
1,366 Mã lực
Hậu quả đã xảy ra, tranh luận đúng sai làm gì cho thêm đau lòng hả các cụ?
Để tránh những trường hợp đau lòng tiếp theo cụ ạ.
Có 1 số nick tìm mọi cách bao biện, lẩn tránh trách nhiệm cho ai đó cần có trách nhiệm.
 

bacthang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-863310
Ngày cấp bằng
11/7/24
Số km
143
Động cơ
1,366 Mã lực
Đúng rồi cụ ạ. Không thể tuyệt đối được dù đã kỹ như nào.
Chia buồn cùng gia đình các nạn nhân.
Năm 2002-2003 em thi công công trình nâng cấp, mở rộng QL34 tại huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm, Cao Bằng; thường xuyên chạy xe qua Hà Giang chơi. Đây là tuyến đường quanh co, bên cạnh sông Gâm. Hầu hết toàn tuyến đường được mở trên sườn núi, sườn đồi đất nên rất dễ sạt trượt. Vào mùa mưa, việc đất đá trên sườn đồi, núi sạt xuống là chuyện bình thường; có những tảng đá 1-2 m3 lăn ùng ục từ sườn núi, băng qua đường và lao thẳng xuống sông. Chứng kiến cái cảnh nó lao ngay trước đầu xe mới thấy kinh hoàng.
Đồng bào miền núi phía Bắc , từ TB sang ĐB … đều phải sống chung vs điều kiện địa lý khu vực như vậy.
Đem giao thông an toàn đến cho các tỉnh miền núi phía Bắc thực sự là quá khó. Kể cả có đấm 1 núi tiền cũng chưa chắc đã đầy đủ
Biết chỗ nào nguy cơ để tạm chắn, mấy chục km đường chắn hết à cụ? Và chờ đến lúc nào, 1-2 ngày nó chưa sạt thì vẫn chắn à?
Các cụ ngồi chắn bằng bàn phím công nhận nhanh và chuẩn.
Không gì là không thể cả, vấn đề có muốn suy nghĩ, thực sự quan tâm đầu tư hay không thôi.

 
Chỉnh sửa cuối:

Isu_zu

Tháo bánh
Biển số
OF-12249
Ngày cấp bằng
24/12/07
Số km
8,332
Động cơ
567,244 Mã lực
Khoa học không nói như vậy đâu cụ ạ. Càng có rừng thì càng giữ nước, đất ngậm nhiều nước, càng dễ sạt lở đấy.
Rừng là bớt lũ lụt thôi, vì nước được giữ lại sẽ không chảy tuột từ các sườn đá xuống thẳng sông suối thung lũng. Thế nhưng giữ nước lại thì đất nó mềm ra, mất liên kết ở tầng sâu (qua cả lớp rễ) nên cả mảng trượt xuống.
Cụ chắc phải là cụ của GS-TS khoa học. Theo cụ cứ phá hết rừng là hết sạt lở nhỉ :))
Để chống xói mòn, sạt lở đất tại địa hình dốc, nơi có lượng mưa cao đột ngột, tập trung thì giải pháp tốt nhất vẫn là rừng tự nhiên. Rừng tự nhiên nhiệt đới có sự đa dạng loài thực vật, gồm cây thân gỗ, cây bụi, thân thảo, dây leo... Tương quan với số tầng tán lá bên trên thì hệ rễ thực vật cũng phát triển sâu, rộng. Các tầng tán lá trước hết ngăn cản nước mưa rơi xuống trực tiếp mặt đất, làm giảm dòng chảy mặt đột ngột, chống dòng chảy mặt mạnh, chống lũ quét. Hệ rễ giúp điều hòa nước, như giữ nước vào mùa mưa, sinh nước vào mùa khô và giữ đất, chống xói mòn.
Rừng càng mất, sạt lở càng tăng (nld.com.vn)
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,663
Động cơ
159,921 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Theo post #86 trên. Nếu kè, chắc phải kè toàn tuyến. Nhờ cụ duonglamkhoa tính sơ sơ xem khả thi về nguồn lực, kinh tế không trong điều kiện hiện nay?
Tất nhiên, kè sẽ chống sạt tốt hơn không kè. Cái này nhiều người biết!
Kè chỉ là hình ảnh bề ngoài thôi.

Để tránh sạt trượt thì cần phải hạ dốc mái taluy. Sườn dốc cao thì còn phải chia làm mấy bậc. Chứ còn kè thì chỉ hạn chế được đất đá rơi vãi thôi chứ trượt cả mảng thì chịu. Cái món hạ dốc mái taluy mới là tốn tiền.

Mà vùng núi chỗ nào cũng hạ dốc mái taluy theo tiêu chuẩn thì có mà đào nguyên cả quả núi, tiền tấn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mimeo

Xe điện
Biển số
OF-443121
Ngày cấp bằng
6/8/16
Số km
2,584
Động cơ
212,787 Mã lực
Nơi ở
Neverland
Đèo núi mênh mông bể sở thế biết chỗ nào yếu mà chống cụ, bà con miền núi có đường để đi đã là niềm mơ ước rồi.
Dù có biết thì số tiền cũng quá lớn, đất nước còn nghèo biết làm sao đc.
3 năm trở lại đây em thấy mùa hè mưa nhiều đột biến. Năm 2022 mưa nhiều từ tháng 3 đến tháng 10.
Cụ nói chuẩn. Ảnh hưởng của La Nina gây mưa bão nhiều, nạn chặt phá rừng nên đồi núi yếu, dễ sạt lở. Bà con vùng cao còn khổ quá :(

Tai nạn lần này thật thương tâm vì số thương vong lớn quá. Em lỡ xem video lực lượng cứu hộ gạt bùn đất đưa cháu bé lên mà ám ảnh, xót xa bần thần từ hôm qua. Tội quá.
 

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
3,249
Động cơ
548,476 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen

Em vừa đi từ TP Bắc Kạn vào Chợ Đồn đây, đường sạt nhiều chỗ, cũng khiếp hồn :(
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,404 Mã lực
Tuổi
48
Cụ chắc phải là cụ của GS-TS khoa học. Theo cụ cứ phá hết rừng là hết sạt lở nhỉ :))
Để chống xói mòn, sạt lở đất tại địa hình dốc, nơi có lượng mưa cao đột ngột, tập trung thì giải pháp tốt nhất vẫn là rừng tự nhiên. Rừng tự nhiên nhiệt đới có sự đa dạng loài thực vật, gồm cây thân gỗ, cây bụi, thân thảo, dây leo... Tương quan với số tầng tán lá bên trên thì hệ rễ thực vật cũng phát triển sâu, rộng. Các tầng tán lá trước hết ngăn cản nước mưa rơi xuống trực tiếp mặt đất, làm giảm dòng chảy mặt đột ngột, chống dòng chảy mặt mạnh, chống lũ quét. Hệ rễ giúp điều hòa nước, như giữ nước vào mùa mưa, sinh nước vào mùa khô và giữ đất, chống xói mòn.
Rừng càng mất, sạt lở càng tăng (nld.com.vn)
Rừng ngăn xói mòn, sạt lở trên BỀ MẶT, chứ không phải là sạt lở sâu do đất ngậm nhiều nước làm mất liên kết dính giữa các lớp đất đá.


Em đang nói về trường hợp sạt lở này thôi.
 

Mss AN TÂM

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-748374
Ngày cấp bằng
1/4/20
Số km
3,375
Động cơ
118,542 Mã lực
Năm nay mưa nhiều, các đoạn đường dễ sạt lở sao không có cảnh báo để không xảy ra tai nạn thương tâm ?
Thông tin ban đầu 8 người không qua khỏi 😰
View attachment 8628721

Năm nay mưa nhiều thật, HN mà em thấy gần như ngày nào cũng có mưa.
Mưa nhiều đi lên vùng núi rất nguy hiểm vì nước đã no và nguy cơ sạt lở không biết lúc nào
 

bacthang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-863310
Ngày cấp bằng
11/7/24
Số km
143
Động cơ
1,366 Mã lực

Em vừa đi từ TP Bắc Kạn vào Chợ Đồn đây, đường sạt nhiều chỗ, cũng khiếp hồn :(
Đường từ Nà Phặc vào Chợ Đồn năm nào cũng sạt lở nhiều chỗ, toàn đồi đất mà ko chịu kè, người dân đi lại chỉ biết trông chờ vào may rủi.
 

Citronella

Xe buýt
Biển số
OF-528268
Ngày cấp bằng
23/8/17
Số km
917
Động cơ
224,196 Mã lực
Tuổi
47
Thật sự trình em lùn em không dám tranh luận hay phản biện nhưng cứ đọc đến tin này rồi vào Quán đọc bài này mà mắt em rưng rưng vì thương tâm quá, đám hỏi thành ngày giỗ của bao người :(
 

phuongmit

Xe cút kít
Biển số
OF-134398
Ngày cấp bằng
14/3/12
Số km
19,647
Động cơ
2,445,814 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thật sự trình em lùn em không dám tranh luận hay phản biện nhưng cứ đọc đến tin này rồi vào Quán đọc bài này mà mắt em rưng rưng vì thương tâm quá, đám hỏi thành ngày giỗ của bao người :(
Nói thì thành luận đề sau giờ quay, nhưng những ca cưới hỏi xa thế này cũng nên xem xét việc rút ngắn, lược bỏ bớt thủ tục, các bước so với các đám thông thường, thuận lợi di chuyển. Việc này k gặp sự cố thì cũng rất vất vả cho các bên nếu cứ phải đúng đủ quy trình thủ tục
 

Tướng cướp

Xe điện
Biển số
OF-414610
Ngày cấp bằng
4/4/16
Số km
3,289
Động cơ
266,940 Mã lực
Cụ ở HG đấy ạ, em có gần chục năm bán hàng Bắc Quang, Vị Xuyên, Đồng Văn, Su Phì, Yên Minh, Mèo Vạc, Bắc Mê, Nà Trì... đủ cả. Giờ thì thôi mỏi chân rồi :))
Vâng cụ, e ở tp Hà Giang, hàng tuần chạy xe tuyến Hà Giang-Đồng Văn.
Các cụ bảo mưa rừng bão biển, đúng là rất sợ, có chuyên đi, xe lên đến ngã 3 Phố Bảng, trời buổi trưa mà tối như bưng, đá to như quả trứng gà từ trên trời chút xuống, ngồi trên xe mọi người đều hoảng loạn, không có chỗ mà trú, ai cũng giục đi nhanh để thoát trời sập.
 

phuongmit

Xe cút kít
Biển số
OF-134398
Ngày cấp bằng
14/3/12
Số km
19,647
Động cơ
2,445,814 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ lái đi đâu vậy, cưới hỏi xa/ gần là chuyện của mỗi gia đình (chưa kể thông tin nói đó là xe ăn hỏi là không chính xác), người dân có quyền đi lại trên đường với bất kỳ mục đích nào, miễn sao cq có trách nhiệm phải đảm bảo an toàn cho người TGGT.
Nói như cụ thì khác gì: ai bảo đeo dây chuyền cho bọn cướp nó nhìn thấy, ai muốn ko bị cướp đừng ra đường nữa, khỏi mở miệng ra là chửi abc.
Tôi k lái đi đâu cả, tôi đang ví dụ nếu là cưới xin thì việc giảm thủ tục sẽ nhẹ việc cho các bên ngay cả khi k có sự cố thương tâm như này xảy ra. Còn cụ đọc và hiểu đến đâu là việc của cụ, tôi kệ cụ
 

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
4,197
Động cơ
480,486 Mã lực
Thôi cụ ạ, không tranh luận làm gì. Ngu đến nỗi đưa ra ý tưởng mưa to thì phải chặn đường không cho đi lại, thì đúng là ngu quá thể.
Riêng QL34 đoạn Hà Giang-Bắc Mê dài 60km có 42 điểm có nguy cơ sạt lở khi mưa, em chưa hình dung được chính quyền chặn đường ở 42 điểm đó bằng cách nào?
Và còn tuyến phía tây Hà Giang đi HSP và Xí Mần dài 70km, rồi Hà Giang đi Đồng Văn và Mèo Vạc nữa cũng khoảng 160km, cứ mưa là chặn đường,
Rồi các con đường khác ở vùng miền núi phía bắc của nước ta (Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng...)
Năm nay mưa diễn biến bất thường khoảng 2 tháng nay (diễn biến mưa vào đêm và rạng sáng) Mà cứ mưa là chặn thì không biết lấy lực lượng ở đâu để chặn?
Còn cái ý tưởng chính quyền phải kè taluy, hạ độ cao taluy... Em sống ở Hà Giang cũng nửa đời người rồi, chỉ mong có đường cao tốc chạy thẳng Hà Giang đến Tuyên Quang để nối cao tốc NBLC và mở rộng đường đi các huyên thêm ra và rải áp phan để đi lại cho thuận tiện mà còn khó,
Nhìn vào mấy con đường đi huyện của tỉnh em, nếu mà thực hiện được cái việc hạ độ cao taluy, kè taluy ở mấy cái chỗ có nguy cơ sạt lở chắc phải đến năm 2050 may ra mới nghĩ đến, vì họ phải mở rộng đường, cống rãnh ngon lành, áp phan ngon lành thì đồng thời họ mới tính đến việc hạ taluy, kè taluy.
Nên các cụ đang ngồi ở đồng bằng, xong tải mấy cái ảnh làm taluy đường cao tốc rồi phán chính quyền cần hạ taluy, kè taluy đường vùng cao bọn em như thế, thì ý tưởng của các cụ chỉ nằm trên giấy mà thôi.
Nhiệm vụ mà chính quyền làm được lúc này là tuyên truyền, cảnh báo người dân phải nâng cao ý thức cảnh giác khi đi lại ở những khu vực này, thế thôi.

Sự việc ở dốc Tả Mò Bắc Mê, đau lòng ở chỗ, xe 16 chỗ dính lầy ko đi qua được, nhà xe nhờ khách xuống đẩy giúp và có nhờ cả đoàn khách của xe 7 chỗ xuống đẩy, vì trách nhiệm cộng đồng mọi người nhiệt tình giúp đỡ, khi đang đẩy thì thấy đất sạt mọi người hô nhau bỏ xe chạy thoát thân, số chạy về hướng Bắc Mê theo hương đi của xe 16 chỗ thì thoát nạn, số đông còn lại chạy ngược lại về hướng Hà Giang theo phản xạ tự nhiên (do vướng chiếc xe đang đẩy trước mặt) thì đều bị đất sạt xuống đẩy mọi người xuống phía taluy âm và vùi lấp, duy nhất 1 người đất vùi còn hở phần đầu nên sống sót.
Có dự án về cảnh báo sạt lở đất đá do bộ TNMT đang làm

Đại khái sẽ dán nhãn các vị trí có nguy cơ cao, khi lượng mưa đạt tới giới hạn X với 1 địa điểm Y thì sẽ có cảnh báo, cái này hiện hình như đang ở dạng thử nghiệm ở Quảng Nam hay quảng ngãi gì đó cc ạ :)

CCCM vào link này cũng nhiều cái hay đấy ạ:


1720949727235.png



 
Chỉnh sửa cuối:

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,879
Động cơ
248,060 Mã lực
Bọn em sắp có chương trình đi Hang Pắc Bó, Thác bản giốc. Không biết tình hình đường xá từ Cao bằng đi các địa điểm này có bị rủi ro như sụt đất như ở Hà Giang không? Đường từ Hà nội lên thành phố Cao bằng thì chắc tốt phải không ạ?

Kính nhờ các cụ hay đi và ofer trên đó giúp cho bọn em ít thông tin. Em cám ơn nhiều
 

alffa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-863559
Ngày cấp bằng
14/7/24
Số km
429
Động cơ
5,593 Mã lực
Biết trước nguy cơ cao thì cq phải tạm chắn đường cấm xe cộ qua lại chứ.
Biết chỗ nào nguy cơ để tạm chắn, mấy chục km đường chắn hết à cụ? Và chờ đến lúc nào, 1-2 ngày nó chưa sạt thì vẫn chắn à?
Các cụ ngồi chắn bằng bàn phím công nhận nhanh và chuẩn.
Kè có chịu được lực đẩy của đất đá ko?
Cụ đi đoạn Mũi Dinh ở Ninh Thuận sẽ thấy kè đá chắn cát bay thôi, mà cát nó đẩy sập kè rọ đá.
Cam Lộ - La Sơn kè bê tông dầy cả mét cũng bị thổi bay.
Miền núi phía Bắc nhiều đoạn kè sườn núi đồi đều bị đè sạt hết.
Rồi liên quan đến suất đầu tư. Đất nước còn nghèo, chỉ có ngồi nhà cào phím là an toàn nhất ko lo sạt lở.
Biết chắn đoạn nào cụ :))
Cụ lên Bắc Quanh - Bắc Mê hàng chục km đèo biêt nó sụt lúc nào đoạn nào.
Chắn bằng bàn phím cũng có tác dụng đấy chứ, chắc mấy bác Bộ GTVT có vào thớt này nghe các cụ ở đây tư vấn thì phải ;)

Thứ hai, 15/7/2024, 12:36 (GMT+7)
Đề xuất cắt mái taluy dương để hạn chế sạt lở

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại cuộc họp sáng 15/7. Ảnh: Gia Chính

Về giải pháp chống sạt lở, Thứ trưởng Hiệp nói Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai nghiên cứu, nhưng chưa kịp triển khai. "Chúng ta đã nhìn thấy vấn đề ở vùng núi, nhưng tại sao vẫn để xảy ra? Rất nhiều nơi khi tôi đi khảo sát, các tỉnh đề nghị cho phép đào rộng, cắt mái hạ tải taluy dương vì hiện tại người dân thường xây nhà vào sát chân taluy", ông Hiệp nói.

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng việc đào mở rộng lề đường, cắt mái hạ tải taluy dương (giảm độ dốc) có thể thực hiện, nhưng cần nghiên cứu đảm bảo hai yếu tố. Thứ nhất là không thay đổi tính ổn định của đất do đã cắt taluy để làm đường, xây nhà. Thứ hai là đảm bảo diện tích rừng.

Về giải pháp trước mắt, Thứ trưởng Hiệp đề nghị Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu cấm phương tiện đi vào ban đêm qua vị trí xung yếu. Một ngày trước vụ sạt lở ở quốc lộ 34, tỉnh Hà Giang làm 11 người chết, tuyến đường này đã xảy ra sạt lở. Chính quyền cấm đường, sau khi khắc phục thì cho phương tiện lưu thông trở lại và đến đêm thì sạt tiếp.

"Vị trí này nguy cơ sạt lở cao, cần khuyến cáo hạn chế hoặc cấm phương tiện đi ban đêm trong mùa mưa lũ
. Nếu đi ban ngày, tai nạn có thể đã không xảy ra", ông Hiệp nói thêm.

 

Tướng cướp

Xe điện
Biển số
OF-414610
Ngày cấp bằng
4/4/16
Số km
3,289
Động cơ
266,940 Mã lực
Chắn bằng bàn phím cũng có tác dụng đấy chứ, chắc mấy bác Bộ GTVT có vào thớt này nghe các cụ ở đây tư vấn thì phải ;)

Thứ hai, 15/7/2024, 12:36 (GMT+7)
Đề xuất cắt mái taluy dương để hạn chế sạt lở

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại cuộc họp sáng 15/7. Ảnh: Gia Chính

Về giải pháp chống sạt lở, Thứ trưởng Hiệp nói Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai nghiên cứu, nhưng chưa kịp triển khai. "Chúng ta đã nhìn thấy vấn đề ở vùng núi, nhưng tại sao vẫn để xảy ra? Rất nhiều nơi khi tôi đi khảo sát, các tỉnh đề nghị cho phép đào rộng, cắt mái hạ tải taluy dương vì hiện tại người dân thường xây nhà vào sát chân taluy", ông Hiệp nói.

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng việc đào mở rộng lề đường, cắt mái hạ tải taluy dương (giảm độ dốc) có thể thực hiện, nhưng cần nghiên cứu đảm bảo hai yếu tố. Thứ nhất là không thay đổi tính ổn định của đất do đã cắt taluy để làm đường, xây nhà. Thứ hai là đảm bảo diện tích rừng.

Về giải pháp trước mắt, Thứ trưởng Hiệp đề nghị Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu cấm phương tiện đi vào ban đêm qua vị trí xung yếu. Một ngày trước vụ sạt lở ở quốc lộ 34, tỉnh Hà Giang làm 11 người chết, tuyến đường này đã xảy ra sạt lở. Chính quyền cấm đường, sau khi khắc phục thì cho phương tiện lưu thông trở lại và đến đêm thì sạt tiếp.

"Vị trí này nguy cơ sạt lở cao, cần khuyến cáo hạn chế hoặc cấm phương tiện đi ban đêm trong mùa mưa lũ
. Nếu đi ban ngày, tai nạn có thể đã không xảy ra", ông Hiệp nói thêm.

1. Trước khi tranh luận vấn đề chặn đường khi trời mưa của mấy thánh ở trên. Em đã phải soi nhanh 89 điều của VBHN số 15 Luật GTĐB và các quy định liên quan đến phòng chống thiên tai, và không soi thấy chỗ nào có dòng chữ (cấm đường trong trường hợp có nguy cơ sạt lở) mà chỉ thấy quy định cắm biển cảnh báo, Sở GTVT có văn bản (cảnh báo hạn chế đi lại tại khu vực có nguy cơ sạt lở đồng thời phải có hướng dẫn lưu thông bằng đường khác)
Việc nghiên cứu cấm đi lại ko phải lần này các cụ ấy mới bàn đến mà mỗi khi xảy ra sự cố các cụ ấy đã nghiên cứu rồi, nhưng vẫn để trên báo, vì nhiệm vụ này gần như bất khả thi, còn cố gắng thực hiện cho bằng được thì chắc sẽ là quả bóng trách nhiệm được đá cho các ông ở tỉnh ôm theo kiểu (giao cho các tỉnh nghiên cứu triển khai cấm đi lại...) và các ông ở tỉnh chắc phải nhờ thánh mới biết đoạn nào tối nay mưa sẽ sạt lở để cấm.
Khi thực hiện lệnh cấm, thì lệnh đo phải tạo lòng tin cỡ khoảng trên 70% cho người dân, chứ cấm chỗ cấm nó không sạt, nó lại sạt chỗ không cấm thì dân họ chửi cho, giống như kiểu cảnh báo bão mấy năm trước.
2. Còn cái việc hạ taluy đường vùng cao, em phán luôn là đến năm 2050 cũng không thể thực hiện được. Vì phạt độ cao của 1 quả núi ở vùng núi nó khác xa với hạ độ cao của 1 quả đồi ở vùng đồng bằng, trung du. Bao giờ VN phát triển được như TQ, chắc lúc đó sẽ có đường xiên núi, chứ không phạt núi, vì những thằng ngu nghiên cứu theo hướng phạt núi sẽ xảy ra rất nhiều hệ lụy kèm theo, hệ lụy lớn nhất là mất hết diện tích rừng hiện có, nên ý tưởng hạ taluy theo em là ngu dốt.
Các cụ off vẫn bảo nói là việc của mồm, còn làm được hay không mới là quan trọng!
 

alffa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-863559
Ngày cấp bằng
14/7/24
Số km
429
Động cơ
5,593 Mã lực
1. Trước khi tranh luận vấn đề chặn đường khi trời mưa của mấy thánh ở trên. Em đã phải soi nhanh 89 điều của VBHN số 15 Luật GTĐB và các quy định liên quan đến phòng chống thiên tai, và không soi thấy chỗ nào có dòng chữ (cấm đường trong trường hợp có nguy cơ sạt lở) mà chỉ thấy quy định cắm biển cảnh báo, Sở GTVT có văn bản (cảnh báo hạn chế đi lại tại khu vực có nguy cơ sạt lở đồng thời phải có hướng dẫn lưu thông bằng đường khác)
Việc nghiên cứu cấm đi lại ko phải lần này các cụ ấy mới bàn đến mà mỗi khi xảy ra sự cố các cụ ấy đã nghiên cứu rồi, nhưng vẫn để trên báo, vì nhiệm vụ này gần như bất khả thi, còn cố gắng thực hiện cho bằng được thì chắc sẽ là quả bóng trách nhiệm được đá cho các ông ở tỉnh ôm theo kiểu (giao cho các tỉnh nghiên cứu triển khai cấm đi lại...) và các ông ở tỉnh chắc phải nhờ thánh mới biết đoạn nào tối nay mưa sẽ sạt lở để cấm.
Khi thực hiện lệnh cấm, thì lệnh đo phải tạo lòng tin cỡ khoảng trên 70% cho người dân, chứ cấm chỗ cấm nó không sạt, nó lại sạt chỗ không cấm thì dân họ chửi cho, giống như kiểu cảnh báo bão mấy năm trước.
2. Còn cái việc hạ taluy đường vùng cao, em phán luôn là đến năm 2050 cũng không thể thực hiện được. Vì phạt độ cao của 1 quả núi ở vùng núi nó khác xa với hạ độ cao của 1 quả đồi ở vùng đồng bằng, trung du. Bao giờ VN phát triển được như TQ, chắc lúc đó sẽ có đường xiên núi, chứ không phạt núi, vì những thằng ngu nghiên cứu theo hướng phạt núi sẽ xảy ra rất nhiều hệ lụy kèm theo, hệ lụy lớn nhất là mất hết diện tích rừng hiện có, nên ý tưởng hạ taluy theo em là ngu dốt.
Các cụ off vẫn bảo nói là việc của mồm, còn làm được hay không mới là quan trọng!
Mấy năm trước thì đồng bào và các chuyên za bản Lạng Sơn, Cao Bằng, HG như cụ chắc cũng đấm ngực thùm thụp than "đến 2050 CP cũng chả đào đâu ra tiền vs kỹ thuật làm được cái đường cao tốc dài dài vừa khởi công năm nay đâu vớ, cao tốc trên giấy thôi vớ " =))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top