- Biển số
- OF-300578
- Ngày cấp bằng
- 3/12/13
- Số km
- 2,769
- Động cơ
- 335,763 Mã lực
Đã đọc qua đường link và nó chả thể hiện được sự dẫn dắt của châu Âu ở đâu trong thời kỳ Trung Cổ.Đã đọc cái tóm tắt kia chưa? Cái ảnh nó hơi nặng tận 101MB nên load về nghiên cứu.
Trung cổ nhưng nó ra đời 1 loạt các cường quốc châu Âu dựa trên hệ thống Luật. Nổi nhất là Bộ Luật Dân sự La Mã.
Đế chế Đông La Mã vẫn thống trị thế giới. Các xung đột tôn giáo, dân tộc của châu Âu vẫn là định hình nên nhiều nhà nước và văn hóa hiện đại.
Marco Polo đã khám phá Viễn Đông từ thế kỷ 13, kiến trúc Gothic như Nhà thờ Đức Bà Paris.... vẫn là những thứ TQ chỉ biết ước ao.
Đêm trường, đêm tối là so với chính bản thân họ chứ họ vẫn vượt trội so với phần còn lại.
Trên wiki đã có. Đừng chê wiki k giá trị, nói có sách mách có chứng. Các nhận định của wiki đều có trích dẫn thì có giá trị. Còn nhận định nào k có trích dẫn thì bỏ qua..
Do k phải chuyên ngành nên k muốn tốn quá nhiều thời gian để tìm chứng cứ. Nhưng đủ để.khẳng định TQ chưa bao giờ là số 1 thế giới. Tq chỉ được xem là 1 nền văn minh lớn ở phương Đông bên cạnh Ấn Độ, Ai Cập, Ba Tư, Babylon, Ottoman... Xưa VN chưa hội nhập nên cái gì cũng TQ là nhất, nhưng giờ thì khác rồi. TQ giỏi nhưng k phải là nhất.
Châu Âu dẫn dắt thế giới là điều k phản bàn cãi. Những gì hiển hiện quanh ta hàng ngày đều có nguồn gốc sâu xa từ châu Âu.
Cũng k ngờ khi TQ chọn otofun là 1 diễn đàn để tuyên truyền. Kể ra cũng đáng nể.
Trung Cổ – Wikipedia tiếng Việt
vi.m.wikipedia.org
Về bộ luật thì châu Âu nó có luật thì TQ nó không có luật ???
Về kiến trúc tây có Gothic thì TQ nó không có kiến trúc riêng của nó chắc, vì sao nó phải thèm thuồng nhà thờ Đức Bà khi nó xây được Tử Cấm Thành ??? Mỗi kiến trúc nó có cái hay riêng của nó
Về Khoa học quân sự, đến thời này vẫn dùng Long bow, giáp tấm và mới có hỏa mai bằng tay thì làm sao so được với Tàu khi nó đã có đại bác.
TQ nó cũng là một nền văn minh, không thể vì thù ghét mà phủ nhận nó được :
Nghề in khắc gỗ và sự ra đời của kỹ thuật in chữ rời vào thế kỷ 11, đã giúp văn học, tri thức được phổ biến rộng rãi
Nhà Tống sở hữu nhiều thành phố thuộc vào dạng lớn nhất thế giới đương thời (Khai Phong và Hàng Châu có dân số hơn một triệu người)
Trong mỗi thành phố, người dân có cơ hội tham gia các hoạt động giải trí và câu lạc bộ xã hội, đồng thời được cung cấp dịch vụ giáo dục và tôn giáo thông qua nhiều trường học, đền thờ.[57] Chính quyền nhà Tống thực hiện nhiều chương trình phúc lợi xã hội, thành lập " nhà hưu trí, phòng khám công cộng, và xây dựng nghĩa trang cho người nghèo".[57] Nhà Tống hỗ trợ một dịch vụ bưu chính diện rộng mô phỏng theo hệ thống bưu chính thời nhà Hán (202 TCN–220), giúp thông tin liên lạc được cung cấp nhanh chóng trên khắp đế quốc.[59] Chính quyền trung ương tuyển dụng hàng nghìn nhân viên bưu điện ở nhiều cấp bậc khác nhau, để triển khai dịch vụ tại các bưu cục nhỏ và trạm bưu điện lớn
Hệ thống tư pháp nhà Tống giữ lại hầu hết pháp điển của nhà Đường, cơ sở cho nhiều bộ luật truyền thống ở Trung Quốc mãi cho tới thời hiện đại
Bác sĩ kiêm thẩm phán Tống Từ (1186–1249) đã viết một công trình khoa học pháp y tiên phong bàn về việc khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân cái chết (do bóp cổ, đầu độc, đuối nước, hay đánh đập, v.v). Qua đó, chứng minh nạn nhân bị giết, tự tử hay gặp tai nạn.[97] Tống Từ nhấn mạnh tầm quan trọng về tiêu chuẩn hành vi của mỗi nhân viên điều tra và việc thư ký phải ghi lại kết quả chính xác trong quá trình khám nghiệm tử thi
Có tổng cộng 347 luận thuyết quân sự được viết vào thời nhà Tống, thống kê trong Tống sử
chẳng hạn như Vũ kinh tổng yếu ra đời năm 1044. Đây là cuốn sách liệt kê công thức thuốc súng đầu tiên được biết đến,[115] đưa ra nhiều công thức thích hợp áp dụng cho một số loại bom thuốc súng khác nhau.[116] Ngoài ra, Vũ kinh tổng yếu cũng cung cấp mô tả, thông tin chi tiết, và hướng dẫn bảo trì, sửa chữa các bộ phận, thiết bị thành phần của súng phun lửa bơm pít tông đôi.[
Món ăn chính trong khẩu phần ăn của những người thuộc tầng lớp thấp vẫn là cơm trắng, thịt lợn và cá muối.[129] Năm 1011, thời Tống Chân Tông, Vương quốc Chăm Pa gửi 3 vạn giạ lúa giống làm cống vật cho nhà Tống. Lúa Chăm Pa chịu hạn tốt, phát triển đủ nhanh để nông dân có thể thu hoạch hai thay vì chỉ một vụ mùa mỗi năm
Nhà Tống có một trong những nền kinh tế thịnh vượng và phát triển nhất thế giới trung cổ. Người Trung Quốc đầu tư tiền vào các công ty cổ phần cùng rất nhiều tàu buồm, khi mà lợi nhuận tiền tệ được đảm bảo từ hoạt động thương mại trong và ngoài nước sôi động dọc theo kênh Đại Vận Hà và sông Dương Tử.[135] Doanh nghiệp tư nhân và những gia đình thương nhân có tiếng được phép chiếm lĩnh các ngành công nghiệp chưa bị nhà nước độc quyền.[29][136] Cả công nghiệp tư nhân và công nghiệp do chính quyền kiểm soát đều đủ sức theo kịp tốc độ gia tăng dân số.[29][136] Nghệ nhân, thương nhân thành lập nhiều phường hội, buộc chính quyền phải tìm cách đối phó mỗi khi tiến hành đánh thuế, trưng dụng hàng hóa, đặt giá cả tiêu chuẩn và mức lương tối thiểu cho người lao động.
Ngành công nghiệp sắt có sự tham gia của các nhà khởi nghiệp tư nhân với lò luyện của riêng họ và các cơ sở nấu luyện sắt do chính quyền giám sát.[138] Nền kinh tế nhà Tống đủ ổn định để sản xuất hơn một trăm triệu kilôgam sản phẩm bằng sắt mỗi năm.[139] Nạn phá rừng quy mô lớn ở Trung Quốc sẽ còn tiếp tục xảy ra nếu không có sự đổi mới từ thế kỷ 11, khi người ta sử dụng than đá thay cho than củi trong các lò cao nấu gang.[139] Sắt được dùng chủ yếu để chế tạo vũ khí và áo giáp cho quân đội, một phần dùng để đúc nhiều sản phẩm thiết yếu, đáp ứng nhu cầu nội địa ngày càng gia tăng. Giao thương sản phẩm bằng sắt phát triển nhờ hệ thống kênh đào mới xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi để dòng sản phẩm từ các trung tâm sản xuất có thể tiếp cận thị trường lớn ở kinh đô
Năm 1085, số lượng tiền xu mà nhà Tống đúc thường niên đã chạm mức sáu tỷ đồng.[8] Chính quyền nhà Tống là chính quyền đầu tiên trên thế giới phát hành tiền giấy.[8] Để phục vụ hoạt động in tiền, triều đình thành lập một số công xưởng do nhà nước điều hành ở Huệ Châu, Thành Đô, Hàng Châu và An Kỳ.[141] Có rất đông lao động làm việc trong các công xưởng này. Năm 1175, người ta ghi nhận hơn một nghìn nhân công làm việc trong công xưởng Hàng Châu mỗi ngày
Những tiến bộ trong công nghệ vũ khí – như súng phun lửa sơ khai, lựu đạn nổ, hỏa thương, súng thần công, và mìn
Thẩm Quát là người đầu tiên phát hiện ra độ lệch địa từ của hướng bắc trắc địa khi thử nghiệm với la bàn.[159][160] Ông đưa ra giả thuyết rằng khí hậu đang biến đổi theo thời gian.[161][162] Thẩm Quát xây dựng một lý thuyết về sự hình thành đất liền, liên quan đến các khái niệm được chấp nhận trong ngành địa mạo học hiện đại.[163] Ông là người thứ hai thí nghiệm quang học với phòng tối, chỉ vài thập kỷ sau khi người đầu tiên là Ibn al-Haytham thực hiện.[164] Thẩm Quát cải tiến thiết kế của một số dụng cụ thiên văn như ống ngắm, thứ cho phép ông cố định vị trí sao Bắc cực (vốn đã dịch chuyển sau nhiều thế kỷ).[165] Nhà bác học này cũng nổi tiếng ở lĩnh vực đồng hồ thủy lực, phát minh ra một loại đồng hồ nước bể tràn có chức năng nội suy bậc cao – hiệu quả hơn so với nội suy tuyến tính – trong việc hiệu chuẩn thước đo thời gian.[165]
Tô Tụng nổi tiếng nhất với chuyên luận về phép đo thời gian viết vào năm 1092, trong đó mô tả và minh họa chi tiết tháp đồng hồ thiên văn cao 12 m chạy nhờ thủy lực của ông, được xây dựng ở Khai Phong
Trong cuốn sách của mình, Tô Tụng xuất bản một tập bản đồ thiên thể gồm năm biểu đồ chiêm tinh. Những biểu đồ này có phép chiếu hình trụ tương tự như phép chiếu Mecrator – phát kiến được Gerardus Mercator giới thiệu trong tấm bản đồ năm 1569 của ông.[169][170]
Người Trung Quốc thời nhà Tống cũng dành thời gian để quan sát siêu tân tinh. Bình đồ địa cầu Tô Châu thạch khắc thiên văn đồ vốn được chuẩn bị vào năm 1193, để chỉ dẫn thái tử về những phát hiện thiên văn học. Vài thập kỷ sau, nó mới được khắc lên đá
Điểm đổi mới đáng chú ý nhất trong lĩnh vực hàng hải Trung Quốc thời nhà Tống có lẽ là sự ra đời của la bàn đi biển từ tính, cho phép định hướng chính xác trong môi trường biển khơi, bất kể thời tiết
Đấy liệt kê rồi đấy, có cái nào thời Trung Cổ có mà Tq không có không
Chưa liệt kê sang nhà Minh nó có đủ loại súng pháo từ thế kỷ 14 rồi mà sang thế kỷ 15 phương Tây mới có súng hỏa mai đầu tiên
Vậy thì châu Âu dẫn dắt cái gì, đừng chung chung kiến trúc với văn hóa vì những cái đó là riêng biệt, mỗi bên đều có cái riêng của nó.