- Biển số
- OF-3680
- Ngày cấp bằng
- 7/3/07
- Số km
- 10,881
- Động cơ
- 663,247 Mã lực
- Tuổi
- 50
Nhà máy xe tăng sản xuất Amarta sắp sập tiệm .. chán thế ..
Nga có xuất khẩu tăng Armata sớm hơn?
(Vũ khí) - Uralvagonzavod - nhà sản xuất siêu tăng T-14 Armata đang đứng trước nguy cơ bị phá sản. Để tránh thảm họa này, Nga có xuất khẩu siêu tăng này sớm hơn?
Theo hãng thông tấn Interfax, ngân hàng Alfa-bank (Nga) thông báo với những cổ đông của tập đoàn Uralvagonzavod – nơi chế tạo xe tăng T-14 Armata về kế hoạch đệ đơn yêu cầu cho tập đoàn này phá sản lên toà án.
Thông tin này được đăng tải trên mục Thông tin phá sản của tờ Kommersant, theo đó: “Ngân hàng Alfa-bank thông báo về kế hoạch đệ đơn lên toà án kinh tế với yêu cầu công nhận Uralvagonzavod không còn khả năng thanh toán (phá sản)”.
Tuy nhiên, Phó tổng giám đốc Uralvagonzavod, ông Alexei Zharich chia sẻ với hãng tin RBC rằng, ngân hàng Alfa-bank sẽ đệ đơn khiếu nại vì khoản nợ quá hạn của “Uraltrac” - công ty con của Uralvagonzavod, nhưng toàn bộ khoản nợ quá hạn này đã được thanh toán xong.
Ông Alexei Zharich nhấn mạnh: “Tuy nhiên, ngân hàng vẫn giữ quan điểm không mang tính xây dựng khi yêu cầu thanh toán toàn bộ khoản nợ 6 tỷ rúp. Ban lãnh đạo Tập đoàn Uralvagonzavod thừa nhận rằng “Uraltrac” luôn gặp vấn đề về tài chính, nhưng tập đoàn đã xây dựng kế hoạch xử lý khủng hoảng với mục tiêu bao gồm cả việc thanh toán các khoản nợ tín dụng. Dự kiến, Chính phủ cũng sẽ tham gia hỗ trợ doanh nghiệp”.
Tăng T-14 Armata tại Lễ duyệt binh kỷ niệm 70 chiến thắng phát xít Đức.
Tăng T-14 Armata tại Lễ duyệt binh kỷ niệm 70 chiến thắng phát xít Đức.
Trước đó, từng có thông tin về việc ngân hàng Alfa-bank đã nộp đơn khiếu nại lên toà án kinh tế Moscow với yêu cầu truy thu của tập đoàn “Uralvagonzavod” hơn 6 tỷ rúp và 39,72 triệu USD tiền tín dụng chậm thanh toán của công ty con “Uraltrac”.
Hồi cuối tháng 4/2015, ngân hàng Alfa-bank đã nộp đơn khiếu nại lần thứ hai đối với Uralvagonzavod về khoản nợ liên quan tới chính các công ty con – công ty TNHH “Uraltrac” và công ty TNHH “Công viên công nghệ “Tractorozavodsky”.
Cổ đông nắm giữ 100% cổ phần của Tập đoàn Uralvagonzavod là Cơ quan quản lý tài sản liên bang.
Dù nguy cơ phá sản của công ty Uralvagonzavod chưa thực sự rõ ràng, nhưng tình trạng khó khăn về tài chính là vấn đề thực tế. Trước thực trạng này, theo nhận định của RIA, nhiều khả năng nhà sản xuất sẽ xuất khẩu tăng T-14 Armata sớm để tìm kiếm nguồn tài chính.
Hồi cuối tháng 4/2015, hãng thông tấn Interfax dẫn lời Phó Chủ tịch Ủy ban Công nghiệp Quốc phòng Nga Oleg Bochkarev tuyên bố: Xe tăng T-14 "Armata" cũng như các mẫu vũ khí mới của Nga chưa thuộc diện xuất khẩu ra nước ngoài.
Trong chương trình của đài phát thanh "Tiếng vọng Moscow", ông Bochakarev nói: "Chúng tôi luôn bán những mẫu xe quân sự với các tính năng thấp hơn so với mẫu được cung cấp trong nước. Đó là phương thức xuất khẩu vũ khí".
Khi được hỏi về khả năng xuât khẩu xe tăng thế hệ mới nhất của Nga "Armata", ông Bochakarev cho biết, hiện còn quá sớm để nói về việc bán các mẫu vũ khí tương lai của Nga ra thị trường bên ngoài.
Ông Bochkarev cho biết thêm rằng, lô xe tăng "Armata" đầu tiên với 100 chiếc dự kiến sẽ được bàn giao cho quân đội Nga trong năm 2016 để phục vụ công tác thử nghiệm chiến đấu.
Mặc dù ông Oleg Bochkarev đã tuyên bố khá rõ ràng về khả năng xuất khẩu của siêu tăng Armata, tuy nhiên theo RIA, rất có thể tăng T-14 Armata sẽ được xuất khẩu sơm hơn và khách hàng đầu tiên có thể sẽ là Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu một sản phẩm quốc phòng, đặc biệt là dòng tăng thế hệ mới như T-14 Armata không phải là vấn đề của riêng nhà sản xuất mà nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau.
http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nga-co-xuat-khau-tang-armata-som-hon-3267591/
Nga có xuất khẩu tăng Armata sớm hơn?
(Vũ khí) - Uralvagonzavod - nhà sản xuất siêu tăng T-14 Armata đang đứng trước nguy cơ bị phá sản. Để tránh thảm họa này, Nga có xuất khẩu siêu tăng này sớm hơn?
Theo hãng thông tấn Interfax, ngân hàng Alfa-bank (Nga) thông báo với những cổ đông của tập đoàn Uralvagonzavod – nơi chế tạo xe tăng T-14 Armata về kế hoạch đệ đơn yêu cầu cho tập đoàn này phá sản lên toà án.
Thông tin này được đăng tải trên mục Thông tin phá sản của tờ Kommersant, theo đó: “Ngân hàng Alfa-bank thông báo về kế hoạch đệ đơn lên toà án kinh tế với yêu cầu công nhận Uralvagonzavod không còn khả năng thanh toán (phá sản)”.
Tuy nhiên, Phó tổng giám đốc Uralvagonzavod, ông Alexei Zharich chia sẻ với hãng tin RBC rằng, ngân hàng Alfa-bank sẽ đệ đơn khiếu nại vì khoản nợ quá hạn của “Uraltrac” - công ty con của Uralvagonzavod, nhưng toàn bộ khoản nợ quá hạn này đã được thanh toán xong.
Ông Alexei Zharich nhấn mạnh: “Tuy nhiên, ngân hàng vẫn giữ quan điểm không mang tính xây dựng khi yêu cầu thanh toán toàn bộ khoản nợ 6 tỷ rúp. Ban lãnh đạo Tập đoàn Uralvagonzavod thừa nhận rằng “Uraltrac” luôn gặp vấn đề về tài chính, nhưng tập đoàn đã xây dựng kế hoạch xử lý khủng hoảng với mục tiêu bao gồm cả việc thanh toán các khoản nợ tín dụng. Dự kiến, Chính phủ cũng sẽ tham gia hỗ trợ doanh nghiệp”.
Tăng T-14 Armata tại Lễ duyệt binh kỷ niệm 70 chiến thắng phát xít Đức.
Tăng T-14 Armata tại Lễ duyệt binh kỷ niệm 70 chiến thắng phát xít Đức.
Trước đó, từng có thông tin về việc ngân hàng Alfa-bank đã nộp đơn khiếu nại lên toà án kinh tế Moscow với yêu cầu truy thu của tập đoàn “Uralvagonzavod” hơn 6 tỷ rúp và 39,72 triệu USD tiền tín dụng chậm thanh toán của công ty con “Uraltrac”.
Hồi cuối tháng 4/2015, ngân hàng Alfa-bank đã nộp đơn khiếu nại lần thứ hai đối với Uralvagonzavod về khoản nợ liên quan tới chính các công ty con – công ty TNHH “Uraltrac” và công ty TNHH “Công viên công nghệ “Tractorozavodsky”.
Cổ đông nắm giữ 100% cổ phần của Tập đoàn Uralvagonzavod là Cơ quan quản lý tài sản liên bang.
Dù nguy cơ phá sản của công ty Uralvagonzavod chưa thực sự rõ ràng, nhưng tình trạng khó khăn về tài chính là vấn đề thực tế. Trước thực trạng này, theo nhận định của RIA, nhiều khả năng nhà sản xuất sẽ xuất khẩu tăng T-14 Armata sớm để tìm kiếm nguồn tài chính.
Hồi cuối tháng 4/2015, hãng thông tấn Interfax dẫn lời Phó Chủ tịch Ủy ban Công nghiệp Quốc phòng Nga Oleg Bochkarev tuyên bố: Xe tăng T-14 "Armata" cũng như các mẫu vũ khí mới của Nga chưa thuộc diện xuất khẩu ra nước ngoài.
Trong chương trình của đài phát thanh "Tiếng vọng Moscow", ông Bochakarev nói: "Chúng tôi luôn bán những mẫu xe quân sự với các tính năng thấp hơn so với mẫu được cung cấp trong nước. Đó là phương thức xuất khẩu vũ khí".
Khi được hỏi về khả năng xuât khẩu xe tăng thế hệ mới nhất của Nga "Armata", ông Bochakarev cho biết, hiện còn quá sớm để nói về việc bán các mẫu vũ khí tương lai của Nga ra thị trường bên ngoài.
Ông Bochkarev cho biết thêm rằng, lô xe tăng "Armata" đầu tiên với 100 chiếc dự kiến sẽ được bàn giao cho quân đội Nga trong năm 2016 để phục vụ công tác thử nghiệm chiến đấu.
Mặc dù ông Oleg Bochkarev đã tuyên bố khá rõ ràng về khả năng xuất khẩu của siêu tăng Armata, tuy nhiên theo RIA, rất có thể tăng T-14 Armata sẽ được xuất khẩu sơm hơn và khách hàng đầu tiên có thể sẽ là Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu một sản phẩm quốc phòng, đặc biệt là dòng tăng thế hệ mới như T-14 Armata không phải là vấn đề của riêng nhà sản xuất mà nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau.
http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nga-co-xuat-khau-tang-armata-som-hon-3267591/
Chỉnh sửa cuối: