[Funland] Vũ khí Liên Xô - Nga. Sự kiện, tin tức và chém gió.

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,711
Động cơ
473,646 Mã lực
Úi đạn súng trường cũng Mách 2 là cùng. Trừ khi bay vào bầu khí quyển đậm đặc chứ thế này mà cũng đỏ thì máy bay dư lào
Theo cụ tầm nào thì khí quyển đậm đặc? không lẽ mấy ông bắn súng ôm hết súng lên núi bắn à cụ? :))
Đừng đùa, bay với vận tốc M2 là sinh nhiệt do ma sát cũng gớm đấy, không phải vừa đâu :)). Rỗi rãi ngồi tính thử biết ngay, dưng đang nghỉ lễ nên hơi lười :D
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Theo cụ tầm nào thì khí quyển đậm đặc? không lẽ mấy ông bắn súng ôm hết súng lên núi bắn à cụ? :))
Đừng đùa, bay với vận tốc M2 là sinh nhiệt do ma sát cũng gớm đấy, không phải vừa đâu :)). Rỗi rãi ngồi tính thử biết ngay, dưng đang nghỉ lễ nên hơi lười :D
Đạn súng trường toàn bay trên Mach2 đến gần mach 3.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,821
Động cơ
606,590 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
He he, đạn vạch đường hay còn gọi là trace rounds được phát minh ra để đánh dấu đường đạn, giúp người lính căn chỉnh đường đạn mà ko phải ngắm. Viên đạn thường ko phát sáng nên ko thể căn đường đạn mà phải ngắm. Trong nhiều trường hợp chiến đấu ko thể ngắm bắn nên phải dùng đạn vạch đường:
- Đạn vạch đường thường được nạp vào băng theo thứ tự cứ sau 4 viên đạn thường là nạp 1 viên đạn vạch đường để xạ thủ chỉnh đường đạn.
- Chỉ huy đơn vị có thể nạp vào súng của anh ta toàn bộ đạn vạch đường để chỉ thị mục tiêu cho lính.
- Một số quân đội quy định phải nạp vào cuối băng đạn 2-3 viên vạch đường để lính biết súng anh ta sắp hết đạn.
Mấy bức ảnh trên đây có tia sáng rạng rỡ ko đúng với thực tế đâu vì người chụp ảnh đã chọn chế độ phơi sáng lâu + photoshop tạo ra giả sáng rực rỡ. Trong khi thực tế bắn thì cách quãng lại có đạn vạch đường vọt ra khỏi nòng trông như một đốm đỏ lừ lừ bay. Ko đẹp như ảnh đâu.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,682
Động cơ
536,693 Mã lực
Theo cụ tầm nào thì khí quyển đậm đặc? không lẽ mấy ông bắn súng ôm hết súng lên núi bắn à cụ? :))
Đừng đùa, bay với vận tốc M2 là sinh nhiệt do ma sát cũng gớm đấy, không phải vừa đâu :)). Rỗi rãi ngồi tính thử biết ngay, dưng đang nghỉ lễ nên hơi lười :D
Đấy là so sánh cho nhà @ellacos hình dung, ma sát với không khí để vật phát sáng như sao băng chỉ có thể ở tầng khí quyển đậm đặc. Mạch 2 mà đã đỏ rực thế thì vỏ nhôm máy bay chịu sao nổi :))
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Mình ít khi tranh luận với những người ít hiểu biết vì đơn giản cứ nghĩ theo cách thiển cận nhất và cực kỳ bảo thủ nên mình chỉ lược trích từ sách vở cho tiện tìm hiểu , miễn phản biện vì mất thời gian
Trích từ sách First Strike!: The Pentagon's Strategy for Nuclear War của Robert C. Aldridge ( có thể tìm trên google book )

Phương pháp phóng lạnh ( cold launch ) nghĩa là tên lửa được ném khỏi ống phóng hoặc silo bằng bộ phát khí gas , một động cơ nhỏ không phải là 1 phần của tên lửa , động cơ chính của tên lửa được kích hoạt sau khi ra khỏi silo . Công nghệ này được sử dụng bởi hải quân Mỹ từ những năm 60 . Ưu điểm chính của phóng lạnh là năng lượng kích đẩy tên lửa được loại bỏ , gọi là zero-stage , đồng nghĩa với việc nhiên liệu được tiết kiệm nhằm mục đích tăng tải trọng hoặc khoảng cách
Trích từ sách Weapons of Mass Destruction

Phương pháp phóng lạnh gia tăng tải trọng lên 10%
2. S-400 vừa thử nghiệm thành công tên lửa có tầm bắn 400km là tên lửa phòng không có tầm bắn lớn nhất thế giới , đối thủ SM-6 chỉ có khoảng cách 320km nhưng vận tốc tên lửa S-400 luôn gấp 2-3 lần SM-6
Đây là minh chứng rõ rệt ưu thế của phương pháp phóng lạnh
3. Nói vật liệu bệ phóng rẻ tiền không chịu nổi nhiệt thì mắc cười , đám ống phóng S-xxx đều thiết kế bằng gì mà bảo rẻ tiền ?
Công nhận nhà heo dạo nì chịu khó gúc ..

Phần S400 & SM6 đã mất công tra thì tra cho nó cụ thể xem loại mã tên lửa gì, tầm bắn & khoảng cách bao nhiêu ... toàn thông số linh tinh kiểu tung hê hay dìm hàng thía lày thì Heo đi mà tranh cãi với .... Heo nhá .. :-o

Chỉ thối 1 quả đạn lên dăm chục mét mà đỡ được những 10% quãng đường .. trong trường hợp Heo đang mô tả là cỡ 30 km ở trên với S400 thì quả là .. sáng kiến quá hay.. cái link Heo đưa nó nói chung chung chứ không đề cập đích danh là loại nào nhá .. chém kiểu học thuật ruồi ấy thì .. chém cả ngày .. :)).

Phóng nóng & lạnh đều có ưu & nhược mỗi nước tùy điều kiện & năng lực của mình mà làm cho phù hợp ... không cái nào có tính tuyệt đối cả .. chỉ có các chú cuồng phát thích đồ này đồ nọ mới ta tụng nó lên .. chân mây .. :))
 

Haddtrang

Xe hơi
Biển số
OF-364096
Ngày cấp bằng
22/4/15
Số km
100
Động cơ
258,000 Mã lực
qs nga e thấy luôn dẫn đầu trên thế giới, mẽo thì được trang bị tận răng nhưng về sức mạnh e nghĩ nga vẫn nhỉnh hơn đúng k ạ?
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Đi theo trường phát của Phương Tây là hướng đúng đắn của a Ngố ..


Thứ năm, 30/04/2015 | 22:23 GMT+7
Giải mã xe tăng thế hệ mới Armata của Nga
QĐND - Thứ ba, 28/04/2015 | 11:17 GMT+7

QĐND Online - Gần đây, giới chuyên gia quân sự đang rất quan tâm tới thế hệ xe thiết giáp hạng nặng đa dụng Armata và dòng xe tăng thế hệ mới có số hiệu T-14 của Nga. Từ những thông tin ít ỏi được tiết lộ và những hình ảnh giới thiệu về xe tăng T-14, có thể đánh giá Armata là bước đột biến thay đổi hoàn toàn về tư duy chế tạo xe tăng của Nga so với các dòng xe tăng Liên Xô và Nga phát triển trước đó. Sự khác biệt của Armata nằm chủ yếu ở thiết kế khung gầm đa dụng chung cho nhiều phương tiện chiến đấu, kết cấu mô-đun, tự động hóa và tối ưu hơn khả năng sống sót của tổ lái trên chiến trường. Báo QĐND Online xin được giới thiệu tới bạn đọc một số yếu tố chính cấu thành nên dòng xe tăng Nga nhiều ẩn số này.

Bước ra khỏi khuôn mẫu truyền thống

Tới trước thời điểm T-14 Armata xuất hiện, xe tăng Nga vẫn ảnh hưởng lớn từ theo thiết kế có từ thời Liên Xô. Điều này là do thực tế xe tăng Nga hiện nay vẫn chịu ảnh hưởng của lối thiết kế phục vụ chiến tranh tổng lực với việc tối ưu giữa hỏa lực và tiêu hao khí tài quân sự trong chiến tranh.


Hai dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 và T-80 phát triển theo tư duy truyền thống.

Hướng thiết kế này xuất hiện từ thời Thế chiến thứ 2 tới nay với việc quân đội Liên Xô và Nga luôn duy trì 2 dòng xe tăng chiến đấu. Một loại đáp ứng hỏa lực cộng đồng, yểm trợ hỏa lực lục quân. Loại còn lại được thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ đấu tăng và là nắm đấm thép trong tác chiến cơ động tổng lực. Có thể nhìn thấy rõ xu hướng này qua các dòng tăng T-34, IS; T-62, T-64, T-72, T-80. Gần đây nhất là xe tăng T-90 tuy định hướng phương thức tác chiến mới, nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của thiết kế xe tăng cũ.

Theo lối thiết kế này, xe tăng cần đơn giản trong chế tạo, hỏa lực mạnh, tối giản tiện nghi của kíp lái ở mức tối đa. Điều này cho phép xe tăng Nga có thể sản xuất ở quy mô lớn, bù đắp thiệt hại trên chiến trường dù có bị thiệt hại lớn. Tư duy này hợp với phương thức chiến tranh tổng lực khi vòng đời của vũ khí ngắn hơn rất nhiều so với thông số thiết kế. Tuy nhiên, thiết kế đơn giản, vòng đời ngắn lại là gánh nặng hậu cần khi duy trì hoạt động của các đơn vị xe tăng dạng này trong…thời bình.

Khi đã có trong tay khả năng răn đe hạt nhân, Nga không bao giờ phải đối mặt với một cuộc chiến tổng lực, mà chỉ có thể là xung đột nhỏ hoặc các cuộc chiến ủy thác. Đây cũng là yếu tố cần để các tổ hợp thiết kế Nga cho ra đời dòng xe tăng mới khác xa truyền thống đáp ứng được khả năng phản ứng nhanh, tin cậy và hậu cần đơn giản. Thực tế đã thể hiện hướng thiết kế xe tăng của Nga từ xe tăng T-90S, T-90MS và hiện tại là T-14 Armata.

Tuy nhiên, những khó khăn khách quan và chủ quan như: Liên Xô tan vỡ, các tổ hợp thiết kế cấu thành lên hệ thống xe tăng Liên Xô, sau này là Nga nằm rải rác ở các nước SNG, khó khăn kinh tế… đã làm tiến trình thay đổi và phát triển dòng xe tăng mới của Nga, trong đó có T-14 Armata bị chậm trễ tới tận thời điểm hiện tại.

Sự ra đời của Armata

Ngay từ khi được giới thiệu, Armata đã mang trong mình nhiều công nghệ chưa từng có tiền lệ trong tư duy chế tạo xe tăng không chỉ của Nga, mà còn trên tầm thế giới. Vậy xe tăng Armata có đặc điểm gì đáng nổi bật:

* Thiết kế dạng mô-đun hóa toàn bộ các kết cấu: Mặc dù Nga là nước đi sau so với phương Tây ở mảng công nghệ này, nhưng T-14 đi sau tỏ ra có nhiêu ưu việt hơn đối thủ. Kết cấu xe T-14 chia thành 3 phần rõ ràng: Khoang tổ lái, khoang động lực và khoang hỏa lực. Tư duy thiết kế các khoang dạng hộp xếp nên có thể thay đổi vị trí các khoang trên cùng khung gầm xe Armata mà không cần thay đổi lại nhiều thiết kế của xe. Đây cũng là nền tảng giúp từ khung gầm Armata có thể phát triển nhiều dạng xe chiến đấu: Xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, pháo tự hành, xe bảo trì-kỹ thuật…. Việc đồng bộ hóa các tiêu chuẩn kỹ thuật trên cùng một khung xe chung giúp đơn giản hóa quá trình bảo trì, bảo dưỡng và tính đa dụng trên chiến trường.

Bản cắt được cho là thiết kế chuẩn của xe tăng Armata.

Toàn bộ kíp lái được ngồi trong 1 khoang bọc thép kín ở phía trước thân xe.

Thép tấm 44S-sv-Sh trong một lần thử nghiệm.

Hình ảnh mô phỏng nguyên tắc hoạt động của hệ thống Aghanit.

Hình dáng chính thức của Aramta.

Nguyên mẫu xe tăng Armata tham gia lễ tổng duyệt Ngày Chiến thắng.

Việc bố trí các khoang riêng biệt cũng giúp nâng cao khả năng sống sót của tổ lái khi khoang hỏa lực trúng đạn.

* Kết cấu mở “để ngỏ” khả năng nâng cấp trong tương lai: Khung gầm Armata về hình dáng lớn hơn hẳn so với các dòng xe tăng Nga truyền thống với kết cấu 7 bánh chịu lực dàn đều trọng tại trên khung xe kết hợp với cụm giảm xóc dạng cản (theo nhiều nguồn tin là dạng thủy lực điều khiển chủ động) giúp xe mang vác được khối lượng trọng tải lớn, có độ ổn định và tự cân bằng cao nhất là khi mang các loại pháo lớn.

Từ các hình dáng được công bố, xe tăng Armata có thể vẫn mang pháo chính cỡ 125mm, nhưng là loại cải tiến (có thể là 2A82) với tính năng gấp 1,2-15 lần, tăng độ chính xác tới 15% so với các dòng pháo tăng hiện tại của Nga.

Tuy nhiên, với nền tảng khung gầm hiện tại, Armata trong tương lai đủ khả năng được trang bị các loại pháo tăng cỡ lớn 140 hoặc 152mm. Đây là yếu tố cần thiết để mở đường cho việc áp dụng các loại đạn pháo tăng có khả năng tự dẫn mới và tăng sức mạnh hỏa lực cơ bản của xe tăng.

Nhiều khả năng, Armata vẫn dùng hỏa lực thứ cấp là súng máy đồng trục 7,62mm và súng máy hạng nặng 12,7mm điều khiển từ xa trên nóc tháp pháo với trục quay độc lập với pháo chính.

* Áp dụng các công nghệ bảo vệ chủ động, thụ động tân tiến nhất: Có thể nói chắc chắn xe tăng Armata sẽ được trang bị hệ thống giáp chính từ hợp kim thép 44S-sv-Sh phát triển bởi OJSC"NII Steel. Theo giới thiệu của nhà sản xuất, công nghệ thép mới cho phép duy trì khả năng bảo vệ tương đương loại giáp cũ, nhưng trọng lượng giảm từ 15-20%. Nhờ đó, Armata dù có tăng kích thước nhưng chắc chắn tổng trọng lượng toàn xe vẫn không tăng quá nhiều so với truyền thống xe tăng nặng chưa tới 50 tấn của Nga (giới chuyên gia nhận định Armata có thể nặng khoảng 55 tới 58 tấn ở trạng thái trang bị đầy đủ, sẵn sàng chiến đấu).

Kết hợp với lớp giáp chính, cần phải nhắc tới lớp giáp phản ứng nổ (ERA) thế hệ mới (chưa rõ tên định danh) với 2 khối chính bảo vệ tháp pháo, thân xe. Với tổng khối lượng khoảng 1 tấn, hệ thống giáp này giúp Aramta đối phó tốt với các loại đạn hóa năng sử dụng hiệu ứng nổ lõm và ngăn chặn 1 phần sức xuyên phá động năng của đạn chống tăng dưới cỡ dạng thanh xuyên.

Phần đuôi xe, phía sau tháp pháo được lắp giáp lồng làm từ thép thanh được gia cường giúp giảm thiểu khả năng thiệt hại trong các môi trường tác chiến chật hẹp như đô thị, đồi núi…

Một yếu tố đặc biệt khi nhắc tới xe tăng Nga đó là hệ thống bảo vệ chủ động. Armata được giới thiệu sẽ mang tổ hợp Aghanit với nhiều tính năng độc đáo. Aghanit ngăn chặn loại đạn chống tăng hóa năng tấn công xe tăng bằng đầu đạn hạt nhân với hiệu ứng nổ định hướng khác biệt so với đạn chùm của hệ thống Arena (E) thế hệ trước. Bộ phận phóng đạn bao gồm giá trục quay 3 bậc tự do, theo mặt phẳng thẳng đứng và mặt phẳng ngang cung cấp khả năng bảo vệ hoàn toàn bán cầu trước của xe tăng. Sử dụng sóng ra-đa băng tần mm, Aghanit đảm bảo khả năng ngăn chặn các loại đạn chống tăng có sơ tốc tới 1.700m/giây ở khoảng cách 15-20m. Điểm mới nữa là người Nga đã thành công khi giải quyết thuật toán phóng nhiều đạn để ngăn chặn nhiều mục tiêu bắn vào xe tăng cùng lúc (các hệ thống trước đó chỉ có thể ngăn chặn từng mục tiêu và có thời gian trễ giữa các lần bắn). Nếu điều này được khẳng định trên chiến trường thì sẽ là lợi thế lớn của xe tăng Nga.

* Tháp pháo tự động hóa và quản lý các thiết bị trên xe hoàn toàn tự động: Đây chính là bước đột phá của xe tăng Armata. Việc 3 thành viên kíp lái ngồi trong khoang kín đặt thấp trong thân xe buộc Armata phải có hệ thống quan sát và điều khiển hỏa lực từ xa. Các cảm biến lắp đặt ở các hệ thống trên xe sẽ cung cấp thông tin về máy tính trung tâm xử lý rồi hiển thị tới kíp lái. Bất kỳ hỏng hóc hay trục trặc của xe đều được tính toán phương án xử lý rồi thông báo lại tới kíp lái.

Hệ thống điều phối hỏa lực đa kênh tổng hợp các thông số qua kênh quan sát quang, ảnh nhiệt kết hợp đo xa la-de và máy tính đạn đạo đưa ra tham số bắn chính xác giúp xạ thủ và trưởng xe có thể phân quyền tác xạ khi cần. Từ các nguồn tin không chính thức, Armata có thể phát hiện mục tiêu ở điều kiện ban ngày cách 5km, ban đêm là 3,5km.

Hệ thống ổn định tháp pháo 3 trục giúp Armata khai hỏa tốt trong điều kiện hành tiến.

* Động cơ mạnh mẽ và tin cậy: Armata được lắp khối động cơ diesel turbo-piston 1.200 mã lực A-85-3A có thể đặt phía trước hoặc đặt phía sau thân xe. Dự trữ giờ hoạt động là 2000 giờ. Dung tích động cơ đạt đến 4m3. Đây là dòng động cơ tăng áp chủ động với 12 xy lanh đặt hình chữ X cung cấp tới 1.200-1.500 mã lực. Động cơ A-85-3A được hoàn thiện từ năm 2011 và đã được thử nghiệm trên Object 195 trong các điều kiện ngặt nghèo nhất với độ tin cậy cao.

TUẤN SƠN (tổng hợp)
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/quan-su-nuoc-ngoai/giai-ma-xe-tang-the-he-moi-armata-cua-nga/357153.html
 

heocon0504

Xe tải
Biển số
OF-130305
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
477
Động cơ
378,202 Mã lực
Công nhận nhà heo dạo nì chịu khó gúc ..

Phần S400 & SM6 đã mất công tra thì tra cho nó cụ thể xem loại mã tên lửa gì, tầm bắn & khoảng cách bao nhiêu ... toàn thông số linh tinh kiểu tung hê hay dìm hàng thía lày thì Heo đi mà tranh cãi với .... Heo nhá .. :-o

Chỉ thối 1 quả đạn lên dăm chục mét mà đỡ được những 10% quãng đường .. trong trường hợp Heo đang mô tả là cỡ 30 km ở trên với S400 thì quả là .. sáng kiến quá hay.. cái link Heo đưa nó nói chung chung chứ không đề cập đích danh là loại nào nhá .. chém kiểu học thuật ruồi ấy thì .. chém cả ngày .. :)).

Phóng nóng & lạnh đều có ưu & nhược mỗi nước tùy điều kiện & năng lực của mình mà làm cho phù hợp ... không cái nào có tính tuyệt đối cả .. chỉ có các chú cuồng phát thích đồ này đồ nọ mới ta tụng nó lên .. chân mây .. :))
Tóm lại ưu điểm của phóng lạnh làm tăng quãng đường chiến đấu và giảm thời gian khai triển có gì sai mà anh mod này cứ cãi cùn mãi ? Tăng 30km cũng là tăng chứ nó có phải lùi đâu , đúng không ?
Rõ ràng cái gì đúng thì phải thừa nhận đúng còn cãi bừa người ta mang sách ra độp vào mặt thì bắt đầu lươn lẹo , thay vì thời gian cậu lươn leọ thì kiếm cái nguồn nào đó mà phản biện tôi hoặc im lặng lại đi cho xong :-@
Còn link tôi nói là kỹ thuật cold launch ( ưu điểm ) của nó , lại còn loại nào , bản thân nó đã viết như thế còn chả mở mắt ra mà đọc mà gật gù đúng còn chê " học thuật ruồi " ? Cold launch cho tên lửa đạn đạo hay tên lửa phòng không thì nguyên lý nó cũng thế chứ khác mẹ gì
Ờ học thuật ruồi thì ngon phản biện đi hay to mồm =))
Chả ai cuồng gì cả , chỉ có những đứa kiến thức thì ít nhưng rất hay phán nhảm và vạch mặt thì đi chụp mũ này nọ
 
Chỉnh sửa cuối:

heocon0504

Xe tải
Biển số
OF-130305
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
477
Động cơ
378,202 Mã lực
Thông số linh tinh thì mời anh mod mèo gúc thử xem có đúng không ? ( tôi lấy từ brochure hãng sản xuất đấy )
Có cái đầu lẫn cái tay thì tự đi phục vụ bản thân hay không dám , cãi nhau kiểu chê nguồn , chụp mũ ( lâu lâu bỏ bóng đá người ) và cố ý không tập trung vào vấn đề chính thì thôi ^:)^^:)^
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Thông số linh tinh thì mời anh mod mèo gúc thử xem có đúng không ? ( tôi lấy từ brochure hãng sản xuất đấy )
Có cái đầu lẫn cái tay thì tự đi phục vụ bản thân hay không dám , cãi nhau kiểu chê nguồn , chụp mũ ( lâu lâu bỏ bóng đá người ) và cố ý không tập trung vào vấn đề chính thì thôi ^:)^^:)^

Hai cái link này ở trang web xịn của nhà sx chả thấy thông số đâu cả .. cụ Heo lấy thông số của nhà sx ở đâu chỉ cho nhà cháo mở mắt cái .. :-o
http://www.almaz-antey.ru/en/catalogue/millitary_catalogue/
http://www.raytheon.com/capabilities/products/sm-6/

Còn lấy tạm ở uy ki mấy thông tin về nó .. dùng để chém cho đỡ nhàm .. :))
http://en.wikipedia.org/wiki/S-400_(missile)
http://en.wikipedia.org/wiki/RIM-174_Standard_ERAM

Copy & Paste nhà cháo ngại lắm .. cụ Heo cop ra rồi so sánh lại về tầm & tốc độ của tên lửa hai loại cho nó có tí chữ nhé .. \:D/

Đây thấy bàn về phóng đứng có nói về phóng nguội & lạnh với các ưu & nhược của nó ..
http://en.wikipedia.org/wiki/Vertical_launching_system

An advantage of a hot-launch system is that the missile propels itself out of the launching cell using its own engine, which eliminates the need for a separate system to eject the missile from the launching tube. This potentially makes a hot-launch system relatively light, small, and economical to develop and produce, particularly when designed around smaller missiles. A potential disadvantage is that a malfunctioning missile could destroy the launch tube.

The advantage of the cold-launch system is in its safety: should a missile engine malfunction during launch, the cold-launch system can eject the missile thereby reducing or eliminating the threat. For this reason, Russian VLSs are often designed with a slant so that a malfunctioning missile will land in the water instead of on the ship's deck. As missile size grows, the benefits of ejection launching increase. Above a certain size, a missile booster cannot be safely ignited within the confines of a ship's hull. Most modern ICBMs and SLBMs are cold-launched.

Ở đây có bài viết khá hay mô tả chi tiết hệ thống Mk41 của Mẽo cũng có đoạn bàn về phóng nóng & lạnh . ..
https://www.dsiac.org/resources/dsiac_journal/fall-2014-volume-1-number-2/promising-future-us-navy-vertical-launching

The VLS "cold launch vs. hot launch" debate has been gaining new momentum in recent years. Both system designs have their advantages and disadvantages. Hot launch systems have much faster engagement times as the missile is released from the ship almost immediately after the motor is ignited, whereas with a cold launch system, the missile must first be ejected from the launch cell and then ignited, thus extending the launch time. Further, cold launch systems do not require a hot exhaust gas management system but do require a gas, piston, or elevator ejection system, which could introduce additional mechanical reliability concerns. The primary hazard with hot launch systems is the risk of a restrained firing (i.e., the missile rocket motor is ignited, but the restraint bolt do not release). Likewise, cold launch systems have the risk of ejecting the missile without subsequent rocket motor ignition, potentially resulting in the ejected missile falling back onto the deck of the ship.

Mẽo h cũng đang ngâm cứu phóng nguội cho đống CAMM & Sea Ceptor .. chắc .. cho nó rẻ .. \:D/



Khả năng tăng tầm ở phương pháp phóng nguội ít được chú ý do nó chả cải thiện được là bao nhiêu .. người ta dùng phóng nguội vì lý do khác cơ.. các nhà thiết kế của Ngố & Mẽo họ khôn gấp vạn nhà .. Heo đấy .. :))
 

heocon0504

Xe tải
Biển số
OF-130305
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
477
Động cơ
378,202 Mã lực
Hai cái link này ở trang web xịn của nhà sx chả thấy thông số đâu cả .. cụ Heo lấy thông số của nhà sx ở đâu chỉ cho nhà cháo mở mắt cái .. :-o
http://www.almaz-antey.ru/en/catalogue/millitary_catalogue/
http://www.raytheon.com/capabilities/products/sm-6/
)
Trình độ tìm kiếm quá dở , đã nói brochure thường là thông cáo báo chí , vào trang này sao mà thấy
Trang chủ thông tin của almaz-antey là chỗ này cơ mod ạ
http://old.raspletin.ru/
Còn thông tin chính thức của Almaz-Antey về S-400 đây ( dùng google transtlate mà đọc )
http://old.raspletin.ru/press-centre/news/2008/080603/
Đây là thông tin mới nhất về tên lửa có tầm bắn 400km của S-400
The new missile will almost double the system’s range. «After putting into service the new missile, which is undergoing state testing at the moment, the range of S-400 air defense system will reach 400 km,» the General said. He added that current configuration of the system allows it to destroy targets at a distance of 250 km or less.
http://www.ruaviation.com/news/2015/4/22/3110/
Trang Raytheon có brochure cho SM-6 thật nhưng đáng tiếc không có specs theo kèm ( còn wiki cái spec nó lấy từ HS Janes nói chung cũng đáng tin cậy )
https://www.scribd.com/doc/23416813/Standard-Missile-6-Extended-Range-Active-Missile

Thứ nữa tôi để ý thấy mod luôn lái câu chuyện sang vấn đề khác , ở đây đang nói ưu điểm của phóng lạnh ( cold launch ) , ngoài 2 ưu điểm tôi nêu thì mod bảo vì nguyên nhân khác thì xin mời phát biểu
Tự nhiên đăng cái ưu điểm hot launch rồi khoe Mỹ cũng phát triển phóng nguội bla bla làm gì ??
 

heocon0504

Xe tải
Biển số
OF-130305
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
477
Động cơ
378,202 Mã lực
Khả năng tăng tầm ở phương pháp phóng nguội ít được chú ý do nó chả cải thiện được là bao nhiêu .. người ta dùng phóng nguội vì lý do khác cơ.. các nhà thiết kế của Ngố & Mẽo họ khôn gấp vạn nhà .. Heo đấy .. :))
Vâng đúng chủ đề rồi đấy ạ , xin hãy nói cái lý do khác cho " học thuật ruồi " nghe với , lý do tại sao ạ ? Tại sao mà sách nào cũng dẫn cái ưu điểm mà tôi nói ra từ sách Tây đến sách Tàu
Xin hầu độ cùn của mod này đến độ nào \:D/\:D/
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Nhà heo đọc kỹ những đoạn nhà cháo trích ở trên rồi hãy chém ... ít chữ không biết đọc thì bàn chuyện tiến sỹ nà seo ... câu chuyện phóng nóng & lạnh xin dừng ở đây ... chém cho vui với người cùng tầm hiểu biết ... ăn thua cãi nhau kiểu trẻ con thì ... về chuồng heo nhá ......
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
16,994
Động cơ
591,104 Mã lực
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Các bác cho em hỏi tý. Theo thông tin ở đây http://soha.vn/quan-su/bao-nga-2-tau-gepard-moi-cua-viet-nam-co-the-lap-thiet-bi-duc-20150406211001598.htm thì hai tàu chiến của Nga bán cho ta sẽ lắp máy của Đức. Như vậy là Nga không sản xuất được động cơ của tàu chiến hay là vì quân ta không tín nhiệm máy Nga sản xuất?
Nhà cháo đồ rằng máy này làm ở Ucraina mà đang oánh nhau đùng đùng ntn .. các cụ nhà mình sợ khả năng sx nên chuyển sang hàng của Đức .. cũng là ý hay ..
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Amata đã lộ diện ...


Thứ tư, 06/05/2015 | 17:29 GMT+7

Nga công khai hình ảnh chính thức của các phương tiện chiến đấu mới
QĐND - Thứ ba, 05/05/2015 | 10:48 GMT+7

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/quan-su-nuoc-ngoai/nga-cong-khai-hinh-anh-chinh-thuc-cua-cac-phuong-tien-chien-dau-moi/357977.html

QĐND Online - Ngày 4-5, Bộ Quốc phòng Nga đã chính thức công khai hình dáng chính thức của các phương tiện chiến đấu lục quân mới sẽ tham gia cuộc duyệt binh Ngày chiến thắng Phát xít 9-5 tới tại Quảng trường Đỏ. Các bức ảnh mô tả hình dạng chính thức của xe tăng Armata T-14, xe chiến đấu hộ vệ tăng T-15, xe chiến đấu bộ binh Kurganets -25, xe bọc thép chở quân Boomerang, tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet-E nâng cấp tích hợp trên xe bọc thép Tiger và tổ hợp pháo tự hành Coalisia SV đã được công khai trên website của Bộ Quốc phòng Nga.


Xe tăng Armata T-14 được trang bị tháp pháo đặc, toàn bộ thiết bị trên xe đều được điều khiển từ xa bởi kíp lái ngồi trong khoang bọc thép. Armata được giới thiệu được trang bị hệ thống ra-đa có khả năng phát hiện vào theo dõi 40 mục tiêu trên bộ, 25 mục tiêu trên không ở khoảng cách 100km.


Xe chiến đấu hộ vệ tăng T-15 được giới thiệu áp dụng công nghệ mô-đun hóa và tách biệt toàn bộ khoang chiến đấu, khoang chứa đạn và khoang chứa kíp lái. Các mô-đun giáp bảo vệ trên xe có thể thay thế tùy theo nhiệm vụ chiến đấu. Ở phiên bản hạng nặng, T-15 hoàn toàn có khả năng sống sót kể cả trúng đạn pháo tăng.




Xe chiến đấu bộ binh Kurganets -25 phiên bản hỏa lực mạnh và hỏa lực hỗ trợ.


Xe bọc thép chở quân bánh hơi Boomerang được kỳ vọng sẽ thay thế dòng xe BTR-80 trong tương lai gần.


Pháo tự hành Coalisia với nhiều công nghệ độc đáo của Nga giúp tăng khả năng hoạt động động lập và có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 70km.


Phiên bản Kornet nâng cấp được tích hợp hệ thống ngắm bắn điện tử kết hợp hệ thống ngắm quang, đo xa la-de và thiết bị ảnh nhiệt thế hệ 3. Trang bị hỗn hợp trên giúp tổ hợp có khả năng kháng nhiễu cao và tấn công chính xác các mục tiêu ở khoảng cách lớn tới 1.300m.

TUẤN SƠN (theo RIAN)
 
Chỉnh sửa cuối:

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
16,994
Động cơ
591,104 Mã lực
Nhà cháo đồ rằng máy này làm ở Ucraina mà đang oánh nhau đùng đùng ntn .. các cụ nhà mình sợ khả năng sx nên chuyển sang hàng của Đức .. cũng là ý hay ..
Em xem một số báo thấy bẩu lúc đầu định mua máy của Nauy hay Phần lan gì đó, sau đổi qua Đức. Nhưng em hỏi về năng lực sản xuất động cơ của Nga. Nga không làm được động cơ này phỏng ạ?
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Em xem một số báo thấy bẩu lúc đầu định mua máy của Nauy hay Phần lan gì đó, sau đổi qua Đức. Nhưng em hỏi về năng lực sản xuất động cơ của Nga. Nga không làm được động cơ này phỏng ạ?
Thời Liên Xô phân công lao động rõ ràng .. động cơ này làm ở .. Ucraina ..
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top