Câu trả lời rõ rồi còn gì: cả cô giáo lẫn học sinh đều quỳ được, và cuộc sống vẫn tiếp diễn.
Người quỳ vẫn quỳ và vẫn sống tiếp, còn người bắt người khác quỳ (cô giáo và phụ huynh) đều phải trả giá cho hành vi đó của mình (cô giáo phải quỳ trước phụ huynh, phụ huynh bị ném đá và kỷ luật).
Câu hỏi chưa có câu trả lời là, nếu k có hình phạt trong giáo dục như bắt quỳ chẳng hạn thì giáo dục- trong điều kiện VN bây giờ- có vận hành được không, và kết quả sẽ tốt hơn hay xấu hơn việc có hình phạt quỳ?
Các cụ phụ huynh thử lấy chính mình ra thực nghiệm xem sao: thử làm công việc của giáo viên tiểu học, quản lý+dạy chữ cho khoảng 30-50 đứa trẻ mỗi ngày mấy giờ đồng hồ, xem có cách nào để quản lý và dạy học tốt được hơn không?
Khi có đứa hay nhiều đứa trẻ không nghe lời các cụ thì các cụ hành động thế nào để đạt kết quả giáo dục?
Hoặc đơn giản hơn: đóng tiền học gấp 5 lần bây giờ để giảm tải cho giáo viên, đưa tỷ lệ học sinh/giáo viên còn 1/5 bây giờ, và đặt ra yêu cầu của mình cho xứng với số tiền đóng góp đó.
Nếu muốn nhìn thấy bế tắc thì giáo dục hiện nay quá nhiều mảng tối, nhưng nhìn cách khác thì hiện nay trong việc học hỏi, có quá nhiều cơ hội, điều kiện mà các thế hệ trước có mơ cũng không có, cùng hoàn cảnh chung nhưng kết quả của mỗi đứa trẻ tiếp nhận giáo dục lại sẽ rất khác nhau, đứa thành tài, đứa đi ăn trộm chó.