[Funland] Vụ cô giáo quỳ gối: Những đứa trẻ đang bị bỏ quên!

thichduthu2011

Máy Bay
Biển số
OF-126262
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
49,707
Động cơ
803,127 Mã lực
Sao em học được là sau Diệt giặc dốt, trên 95% người VN biết chữ.
À còn sự phát triển, cụ phải so với sự mất mát thì mới đánh giá được.
Xóm em từ hồi mở đường, nhà cửa hoành tráng, xe ga điện thoại sịn, có cả oto... Ai cũng đánh giá là phát triển vượt bậc.
Lý do: Do bán đất. Được mấy năm lại quay về, thậm chí khổ hơn xưa.
Cụ cứ lấy chuyện của cụ, của xóm cụ để suy diễn em e giống như thầy bói mù tả voi :))
 

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
28,292
Động cơ
1,653,577 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
5 điều mừ Bác nói mí TNNĐ như thế nào em quên mất gồi :(
 

The Tank

Xe container
Biển số
OF-349857
Ngày cấp bằng
8/1/15
Số km
5,510
Động cơ
511,299 Mã lực
Bé ko vin, lớn gãy cành. Giờ con vàng con bạc nhiều quá.
Mấu chốt dạy trẻ con cư xử là ở gia đình, đừng ỷ cho nhà trường rồi chửi.
E thấy rất nhiều cụ chửi ngành GD, trong khi nó là con mình - phá chính gđ mình thì líu dạy đc, tìm cách đổ thừa. :))
 

damhai

Xe buýt
Biển số
OF-136623
Ngày cấp bằng
31/3/12
Số km
672
Động cơ
374,783 Mã lực

Đây là kết quả của việc cô giáo phạt học sinh nhé.
-------------------
Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, bà Tuyền xác nhận chứng kiến sự việc cô giáo bị phạt quỳ từ đầu đến cuối.

Từ những ngày đầu học kỳ II, bà Tuyền thấy con về nhà lúc nào cũng đòi mang tập ra để làm bài. Có những hôm, cháu bắt cha chở đi mua tập sách. Đối với việc học của con, bà Tuyền cho là sự bất thường và có thay đổi lớn. Từ năm học lớp 1 cho đến hết học kỳ I của lớp 4, con bà Tuyền về nhà không khi nào phải mang sách vở và luôn luôn để trên lớp. Cháu nằng nặc đòi mua để ở nhà viết, nếu không sẽ bị cô phạt. Bà Tuyền hỏi cặn kẽ con thì nghe cháu kể lại sự việc hay bị cô phạt trên lớp.


Cụ thấy hậu quả nó tai hại chưa?
Hậu quả quá tai hại và quá bất thường, tự nhiên học sinh về nhà đòi làm bài tập, trong khi từ năm học lớp 1 cho đến hết học kỳ I của lớp 4 không biết bài tập về nhà là cái gì.
 
Chỉnh sửa cuối:

tuanduc80

Xe tải
Biển số
OF-348836
Ngày cấp bằng
30/12/14
Số km
316
Động cơ
258,840 Mã lực
Hậu quả quá tai hại và quá bất thường, tự nhiên học sinh về nhà đòi làm bài tập, trong khi từ năm học lớp 1 cho đến hết học kỳ I của lớp 4 không biết bài tập về nhà là cái
gì.
Em chưa hiểu cái này là xấu có nghĩa là xấu hay tốt ? Hs về nhà làm bài tập vì bị phạt có thể là do học kém mà phụ huynh còn kêu la vậy có cụ mợ nào thông não giúp e với ạ thế là xấu hay tốt vậy cccm
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,857
Động cơ
479,063 Mã lực
Cụ lẫn lộn giữa hậu quả của sai lầm và bạo hành. Khi sai thì phải trả giá còn bé là những cái roi vào mông, bằng quì gối úp mặt vào tường, nhưng khi lớn lên, sai sẽ phải trả giá bằng tù tội hoặc nặng hơn nữa là án tử hình

Vậy con cụ nó nghịch hư phá làng phá xóm, cụ nói nó không nghe thì làm gì. Mang quyển quyền trẻ em ra đập vào đầu nó hay mặc cho nó đến 18 tuổi để pháp luật trị tội nó
Cụ cứ dạy con cụ theo triêt lý cổ lỗ của cụ đi, đừng lôi kéo người khác làm như vây.

Kiểu dạy như cụ, thì con cụ sau này chỉ làm nô lệ cho người khác mà thôi.

Không Không Thấy
 

Dâu đất

Xe tải
Biển số
OF-527293
Ngày cấp bằng
17/8/17
Số km
359
Động cơ
175,340 Mã lực
Pháp luật ko nghiêm thì nhiều ng dân sẽ bức xúc và tự hành xử thôi
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,857
Động cơ
479,063 Mã lực
Nhà cháu C&P vào đây hộ cụ, tác giả nêu cảm nhận của chính mình nên hay và sâu sắc, mời các cụ thưởng lãm.

Quỳ nơi học đường

Thứ bảy, 10/3/2018 | 14:15 GMT+7 49 Lưu

Mối tình đầu của tôi đã bay đi trong một buổi chào cờ, khi tôi học lớp 8 ở thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Trước đó, Khối trưởng khối 8, cô Trinh, yêu cầu đội “Sao đỏ” đi kiểm tra xem những ai có tóc dài. Cuối buổi chào cờ, cô yêu cầu một số nam sinh bước lên bục. Các học sinh xếp hàng, mặt đứa nào cũng xanh mét vì chưa được nhà trường thông báo về quy định mới với tóc, cũng không biết tiêu chí thế nào được coi là có tóc dài. Không ai biết trước mình sẽ bị cắt tóc.

Cô Trinh đi lại ngang dọc như một chiến binh. Cô trực tiếp cầm kéo cắt ngang từng đuôi tóc của đám con trai đang đứng giữa sân trường, trong đó có tôi, dù đuôi tóc tôi không dài quá gáy.

“Xoẹt!”, tiếng kéo giống như tiếng cắt vào mơ ước làm nghề giáo của tôi. Nó cũng cắt đi mối tình đầu vừa chớm của tôi. Vì lúc đó, bạn gái tôi cảm mến đang ngồi phía dưới.

Tôi nhớ như in cảm giác mình là một tội phạm trước ánh mắt của hàng trăm bạn học. Tôi cảm thấy xấu hổ, nhục nhã và sợ hãi. Từ nhỏ, tôi luôn là học sinh giỏi, nếu bị nhắc tên trước toàn trường cũng để biểu dương. Cả đời đi học, đây là lần duy nhất tôi bị bêu riếu trước sân trường.

Sự việc hôm ấy đã thay đổi thái độ của tôi với trường học. Từ một học sinh ngoan, tôi trở thành một học sinh lầm lì, không phát biểu trong suốt năm học lớp 9. Và cuối năm cấp hai, tôi quyết định thi vào trường trung học chuyên nghiệp thay vì vào cấp ba. Tôi đã vất vả hơn rất nhiều để hoàn thành con đường học vấn của mình so với bạn bè.

Cô giáo Trinh chắc chắn không bao giờ biết mình đã làm thay đổi cuộc sống của một cậu học sinh giỏi thế nào. Thậm chí, tôi còn biết cô luôn tự tin mình là một cô giáo tốt. Còn trong ký ức của cậu học sinh ấy, dáng đi hơi giật giật của cô tiến đến cùng tiếng xoẹt sau tai luôn làm tôi nghẹt thở đến bây giờ.

Giờ đây, làm trong ngành giáo dục, tôi biết rằng nếu chuyện này xảy ra, học sinh hay phụ huynh có thể kiện cô giáo ấy về tội làm nhục người khác theo điều 155 của Luật Hình sự năm 2015.

Thời thế bây giờ dường như đã đảo ngược so với thập niên 80 của cậu học sinh lớp 8 là tôi. Một cậu học sinh cũng lớp 8 mới đây chỉ vì bênh bạn nữ đã bóp cổ cô giáo của mình. Hay một cô giáo phải quỳ vì áp lực của phụ huynh.

Lỗi của ai? Cô bé học sinh là nguyên nhân khiến cậu bạn bóp cổ cô giáo hay cô giáo kia đã bắt học sinh quỳ trước đó; vị phụ huynh đã bắt cô giáo quỳ hay thầy hiệu trưởng đã không quản lý việc giảng dạy của giáo viên, để xảy ra việc cô bắt học sinh quỳ? Đang có rất nhiều tranh luận quanh những sự việc như thế này. Nhưng sau tất cả những tranh luận, về lỗi tại ai, có lẽ mọi người đều đồng ý với tôi ở một điểm: những sự bạo hành trong học đường, tuyệt đối không nên xuất hiện, dù ở mức độ nào, hay là từ ai. Một khi cái “mầm” của bạo lực xuất hiện dù là từ ai, nó có thể nảy nở thành những bi kịch.

Chắc chắn là cả thầy hiệu trưởng, cô giáo đều biết rằng hành vi này vi phạm Thông tư Ban hành điều lệ trường tiểu học (khoản 1, điều 38), Luật Giáo dục (khoản 1, điều 75, chương 4). Thế nhưng tại sao sự việc bắt quỳ vẫn xảy ra? Phải chăng nó cũng giống những câu bình luận đầy tha thiết “Ngày xưa nhờ thầy phạt quỳ tôi mới nên người; Cái tát của thầy tôi khiến tôi tỉnh ra…” mà tôi đọc được về sự kiện này. Những suy nghĩ còn rơi rớt ấy có gián tiếp cổ xúy cho bạo lực học đường?

Thế còn các em học sinh bị phạt quỳ thì sao? Tôi muốn mượn lời của vị phụ huynh tạo áp lực cho cô giáo quỳ để hỏi lại. Giả sử bạn là bạn học sinh bị quỳ, hay là cậu học sinh bị cắt tóc như tôi, giả sử con bị phạt quỳ 40 phút, bạn nghĩ thế nào? Có phải giáo viên có quyền sỉ nhục người khác nhân danh mục đích giáo dục, còn người khác thì không được sỉ nhục giáo viên?

Không ai có quyền sỉ nhục ai vì bất cứ lí do gì. Tôi luôn tin như thế. Muốn có một môi trường giáo dục không bạo lực thì chính những hành vi nhuốm màu bạo hành phải được xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

Việc nào phải ra việc đó. Quay lại hành vi phụ huynh ép cô giáo quỳ, tôi cho rằng đương nhiên hành vi của ông cần bị xử lý theo pháp luật nếu cấu thành yếu tố phạm tội.

Tuy nhiên chính cô giáo, thầy hiệu trưởng và có thể cả phòng giáo dục cũng phải bị xử lý hoặc xem xét trách nhiệm trong việc vi phạm thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Luật Giáo dục cũng như Luật Trẻ em và kể cả Luật Hình sự. Tôi cũng ủng hộ việc xem xét điều tra hành vi của cậu học sinh bóp cổ cô giáo kể cả việc áp dụng Luật Hình sự. Người trên 14 tuổi đã phải chịu trách nhiệm hình sự.

Năm 2006, tôi sang Thụy Điển và phỏng vấn một thanh niên về việc bạn đã được tuyên truyền phòng chống trừng phạt thân thể và tinh thần như thế nào. Thanh niên đó trố mắt nhìn tôi rồi cũng trả lời: “Chúng tôi được học điều đó từ khi là trẻ nhỏ. Chúng tôi đều biết rằng không ai có quyền sỉ nhục ai, không ai có quyền gây bạo lực cho ai.”

Tôi mong sớm thôi, nếu còn có giáo viên bắt quỳ, một học sinh Việt Nam sẽ dõng dạc đứng dậy: “Thưa cô, cô không có quyền phạt chúng em quỳ. Điều này là phạm pháp".

Trần Ban Hùng
 

deeplearning

Xe điện
Biển số
OF-417775
Ngày cấp bằng
21/4/16
Số km
2,634
Động cơ
236,390 Mã lực
Nhà cháu C&P vào đây hộ cụ, tác giả nêu cảm nhận của chính mình nên hay và sâu sắc, mời các cụ thưởng lãm.

Quỳ nơi học đường

Thứ bảy, 10/3/2018 | 14:15 GMT+7 49 Lưu

Mối tình đầu của tôi đã bay đi trong một buổi chào cờ, khi tôi học lớp 8 ở thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Trước đó, Khối trưởng khối 8, cô Trinh, yêu cầu đội “Sao đỏ” đi kiểm tra xem những ai có tóc dài. Cuối buổi chào cờ, cô yêu cầu một số nam sinh bước lên bục. Các học sinh xếp hàng, mặt đứa nào cũng xanh mét vì chưa được nhà trường thông báo về quy định mới với tóc, cũng không biết tiêu chí thế nào được coi là có tóc dài. Không ai biết trước mình sẽ bị cắt tóc.

Cô Trinh đi lại ngang dọc như một chiến binh. Cô trực tiếp cầm kéo cắt ngang từng đuôi tóc của đám con trai đang đứng giữa sân trường, trong đó có tôi, dù đuôi tóc tôi không dài quá gáy.

“Xoẹt!”, tiếng kéo giống như tiếng cắt vào mơ ước làm nghề giáo của tôi. Nó cũng cắt đi mối tình đầu vừa chớm của tôi. Vì lúc đó, bạn gái tôi cảm mến đang ngồi phía dưới.

Tôi nhớ như in cảm giác mình là một tội phạm trước ánh mắt của hàng trăm bạn học. Tôi cảm thấy xấu hổ, nhục nhã và sợ hãi. Từ nhỏ, tôi luôn là học sinh giỏi, nếu bị nhắc tên trước toàn trường cũng để biểu dương. Cả đời đi học, đây là lần duy nhất tôi bị bêu riếu trước sân trường.

Sự việc hôm ấy đã thay đổi thái độ của tôi với trường học. Từ một học sinh ngoan, tôi trở thành một học sinh lầm lì, không phát biểu trong suốt năm học lớp 9. Và cuối năm cấp hai, tôi quyết định thi vào trường trung học chuyên nghiệp thay vì vào cấp ba. Tôi đã vất vả hơn rất nhiều để hoàn thành con đường học vấn của mình so với bạn bè.

Cô giáo Trinh chắc chắn không bao giờ biết mình đã làm thay đổi cuộc sống của một cậu học sinh giỏi thế nào. Thậm chí, tôi còn biết cô luôn tự tin mình là một cô giáo tốt. Còn trong ký ức của cậu học sinh ấy, dáng đi hơi giật giật của cô tiến đến cùng tiếng xoẹt sau tai luôn làm tôi nghẹt thở đến bây giờ.

Giờ đây, làm trong ngành giáo dục, tôi biết rằng nếu chuyện này xảy ra, học sinh hay phụ huynh có thể kiện cô giáo ấy về tội làm nhục người khác theo điều 155 của Luật Hình sự năm 2015.

Thời thế bây giờ dường như đã đảo ngược so với thập niên 80 của cậu học sinh lớp 8 là tôi. Một cậu học sinh cũng lớp 8 mới đây chỉ vì bênh bạn nữ đã bóp cổ cô giáo của mình. Hay một cô giáo phải quỳ vì áp lực của phụ huynh.

Lỗi của ai? Cô bé học sinh là nguyên nhân khiến cậu bạn bóp cổ cô giáo hay cô giáo kia đã bắt học sinh quỳ trước đó; vị phụ huynh đã bắt cô giáo quỳ hay thầy hiệu trưởng đã không quản lý việc giảng dạy của giáo viên, để xảy ra việc cô bắt học sinh quỳ? Đang có rất nhiều tranh luận quanh những sự việc như thế này. Nhưng sau tất cả những tranh luận, về lỗi tại ai, có lẽ mọi người đều đồng ý với tôi ở một điểm: những sự bạo hành trong học đường, tuyệt đối không nên xuất hiện, dù ở mức độ nào, hay là từ ai. Một khi cái “mầm” của bạo lực xuất hiện dù là từ ai, nó có thể nảy nở thành những bi kịch.

Chắc chắn là cả thầy hiệu trưởng, cô giáo đều biết rằng hành vi này vi phạm Thông tư Ban hành điều lệ trường tiểu học (khoản 1, điều 38), Luật Giáo dục (khoản 1, điều 75, chương 4). Thế nhưng tại sao sự việc bắt quỳ vẫn xảy ra? Phải chăng nó cũng giống những câu bình luận đầy tha thiết “Ngày xưa nhờ thầy phạt quỳ tôi mới nên người; Cái tát của thầy tôi khiến tôi tỉnh ra…” mà tôi đọc được về sự kiện này. Những suy nghĩ còn rơi rớt ấy có gián tiếp cổ xúy cho bạo lực học đường?

Thế còn các em học sinh bị phạt quỳ thì sao? Tôi muốn mượn lời của vị phụ huynh tạo áp lực cho cô giáo quỳ để hỏi lại. Giả sử bạn là bạn học sinh bị quỳ, hay là cậu học sinh bị cắt tóc như tôi, giả sử con bị phạt quỳ 40 phút, bạn nghĩ thế nào? Có phải giáo viên có quyền sỉ nhục người khác nhân danh mục đích giáo dục, còn người khác thì không được sỉ nhục giáo viên?

Không ai có quyền sỉ nhục ai vì bất cứ lí do gì. Tôi luôn tin như thế. Muốn có một môi trường giáo dục không bạo lực thì chính những hành vi nhuốm màu bạo hành phải được xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

Việc nào phải ra việc đó. Quay lại hành vi phụ huynh ép cô giáo quỳ, tôi cho rằng đương nhiên hành vi của ông cần bị xử lý theo pháp luật nếu cấu thành yếu tố phạm tội.

Tuy nhiên chính cô giáo, thầy hiệu trưởng và có thể cả phòng giáo dục cũng phải bị xử lý hoặc xem xét trách nhiệm trong việc vi phạm thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Luật Giáo dục cũng như Luật Trẻ em và kể cả Luật Hình sự. Tôi cũng ủng hộ việc xem xét điều tra hành vi của cậu học sinh bóp cổ cô giáo kể cả việc áp dụng Luật Hình sự. Người trên 14 tuổi đã phải chịu trách nhiệm hình sự.

Năm 2006, tôi sang Thụy Điển và phỏng vấn một thanh niên về việc bạn đã được tuyên truyền phòng chống trừng phạt thân thể và tinh thần như thế nào. Thanh niên đó trố mắt nhìn tôi rồi cũng trả lời: “Chúng tôi được học điều đó từ khi là trẻ nhỏ. Chúng tôi đều biết rằng không ai có quyền sỉ nhục ai, không ai có quyền gây bạo lực cho ai.”

Tôi mong sớm thôi, nếu còn có giáo viên bắt quỳ, một học sinh Việt Nam sẽ dõng dạc đứng dậy: “Thưa cô, cô không có quyền phạt chúng em quỳ. Điều này là phạm pháp".

Trần Ban Hùng
Mong manh dễ vỡ vãi lúa. Cắt có tí tóc thì có cái éo gì. Gọi lên bục chào cờ nghe kỉ luật với em có lẽ nhiều lần hơn số lần em được khen. Em nghịch thì đúng nhưng không hề mất dạy và cũng chả thù hằn gì thầy cô khi bị phạt cả vì cơ bản là ít bị oan lắm. Giờ toàn con vàng con bạc, éo dám dạy cái đống vàng bạc này nữa. Sắp CM 4.0 rồi để cho các vàng bạc này nhận máy tính làm thầy cô, láo phát là shut down thầy cô luôn.
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,857
Động cơ
479,063 Mã lực
Mong manh dễ vỡ vãi lúa. Cắt có tí tóc thì có cái éo gì. Gọi lên bục chào cờ nghe kỉ luật với em có lẽ nhiều lần hơn số lần em được khen. Em nghịch thì đúng nhưng không hề mất dạy và cũng chả thù hằn gì thầy cô khi bị phạt cả vì cơ bản là ít bị oan lắm. Giờ toàn con vàng con bạc, éo dám dạy cái đống vàng bạc này nữa. Sắp CM 4.0 rồi để cho các vàng bạc này nhận máy tính làm thầy cô, láo phát là shut down thầy cô luôn.
Cụ hãy tỉnh ngộ lại đi! Bây giờ cụ đầu mấy x rồi? Lời cụ nói là lời của người lớn đã từng trải qua gian khó rồi, Tâm Hồn Cụ Đã Chai Sạn Và Có Đầy Sỏi rồi!

Chúng ta đang nói đến ở đây là Tâm Hồn Trong Trắng Của Con Trẻ. Cụ nên thận trọng với lời nói và suy nghĩ của mình nếu không sẽ mang Ý (suy nghĩ xấu) Nghiệp và Khẩu Nghiêp (lời nói xấu) Bất Thiện đấy!!!

Kính Cụ!
 

Đá Ốp Lát

Xe điện
Biển số
OF-374233
Ngày cấp bằng
18/7/15
Số km
2,995
Động cơ
267,676 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai Hà Nội
Cụ chuẩn.
Trong việc này, có 2 đối tượng có thể liệt vô cần được bảo vệ: học sinh và cô giáo. Nhưng khác biệt ở chỗ, cô giáo là người trưởng thành, cô ta là người quyết đinh phải quỳ trong khi cô ta có thể ko làm thế. Còn học sinh thì tụi nhỏ nó là trẻ con, về cơ bản khả năng tự vệ kém (hoặc nó ko dám, vì có mấy đứa dám cãi cô đâu). Không phải ngẫu nhiên mà luật bảo vệ cho trẻ em hơn người trưởng thành. Nói thế có nghĩa là cô ta bắt học sinh quì (kể cả đứa có lỗi) thì là lỗi của cô ta, và việc cô ta chấp nhận quì là quyết định của cô ta. Dư luận chỉ biết bênh cô này, vậy học sinh có lỗi cô ta bắt quì (cô ta cho là đúng) thì cô ta cũng có lỗi, quì có gì sai????? (Suy luận theo logic của cô này). Lên báo chí là bi kịch hóa quá.
Các cụ đừng so với ngày xưa, thời đại khác rồi, xã hội càng phải phát triển, quyền của con người được đề cao là hoàn toàn đúng. Cha mẹ thấy con mình bị phạt như vậy ko đau thì mới là ác. Đừng dễ dãi những lỗi này, đều là tiền đề của bạo hành, xâm hại hết đấy ạ. Với em, trẻ em là cứ bảo vệ nó đã.
 

infantryno1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105055
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
3,326
Động cơ
417,210 Mã lực
Nơi ở
Khu đô thị Xa La, Hà Đông, Hà Nội
Website
casca.vn

infantryno1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105055
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
3,326
Động cơ
417,210 Mã lực
Nơi ở
Khu đô thị Xa La, Hà Đông, Hà Nội
Website
casca.vn
Bác gạch đầu dòng cho em 5 giải pháp ở cấp quản lý nhà nước để nâng cao chất lượng giáo dục và 5 giải pháp gạch đầu dòng quy mô cấp ngành (giáo dục) để nâng cao chất lượng giáo dục xem bác có thực sự tâm huyết và hiểu bản chất vấn đề không?:D
Úi, việc của em là lo cho nhóc nhà em thôi. Em có thi đấu làm bộ trưởng đâu mà cụ yêu cầu như vậy?
Mỗi 1 công dân phát biểu dựa trên điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân. Lãnh đạo tổng hợp lại và đưa ra quyết sách phù hợp nhất cho tất cả.
 

infantryno1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105055
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
3,326
Động cơ
417,210 Mã lực
Nơi ở
Khu đô thị Xa La, Hà Đông, Hà Nội
Website
casca.vn
Em chưa hiểu cái này là xấu có nghĩa là xấu hay tốt ? Hs về nhà làm bài tập vì bị phạt có thể là do học kém mà phụ huynh còn kêu la vậy có cụ mợ nào thông não giúp e với ạ thế là xấu hay tốt vậy cccm
Quan điểm của em, HS có từ 4-8h học trên lớp là quá đủ rồi.
Ngoài kiến thức, các cháu còn phải học thêm nhiều cái nữa mới trưởng thành được. Học giỏi mà ko biết nấu cơm thì để làm gì?
Trên lớp GV chỉ dạy kiến thức ( học vẹt là chính) thôi, còn quá nhiều thứ cần học hơn: kỹ năng sống ( nấu cơm, nhóm lửa, sử dụng đồ đạc, quan hệ với họ hàng làng xóm bạn bè, thậm chí là làm việc giúp gia đình...). Hiện tại, GV muốn nắm 12h/ ngày của các cháu là ko được.
Ví dụ phát: Mấy đứa cháu bị cô giáo bắt luyện chữ đẹp, chữ phải y như cô viết mẫu mới được. Thế là ra bài về nhà cả chục trang, bắt các cháu còng lưng còng tay viết cả buổi, cả T7 CN ko xong. Em đánh giá đấy là ngu dân. Mỗi người 1 nét chữ, đọc được là OK.
 

Kappuccino

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-386254
Ngày cấp bằng
9/10/15
Số km
4,581
Động cơ
275,833 Mã lực
Tuổi
49
Sai thì phải trả giá, em vẫn dạy con em như thế. Ăn roi lằn mông lằn chân lằn tay là bình thường.
Còn quì ư, đối với các cụ cho rằng quì là cái gì đó ghê gớm lắm, xúc phạm lắm nhưng trẻ con nó khác. Ngày xưa oánh tú quì thì sao, đến bây giờ ngay trên OF này vẫn tuyên truyền là sao ngày xưa không quì gối trước Pháp, trước Mỹ đi để giàu có như Hàn, như Nhật thì quì cái đầu gối học sinh nhằm nhè gì.
Thế cụ đi làm sếp đã bắt cụ quỳ bao giờ chưa? Nếu có chắc cụ cũng quỳ nhỉ?

Bé mà quỳ được thì lớn cũng quỳ, cả lớp quỳ thì cả trường quỳ, cả nước quỳ...

Xót xa trước việc một con bé giáo viên tự quỳ xuống và thấy bình thường trước việc nó bắt 40 cháu học sinh phải quỳ, trong đó có những đứa không hề phạm lỗi.

Xã hội này điên cmnr.
 

deeplearning

Xe điện
Biển số
OF-417775
Ngày cấp bằng
21/4/16
Số km
2,634
Động cơ
236,390 Mã lực
Cụ hãy tỉnh ngộ lại đi! Bây giờ cụ đầu mấy x rồi? Lời cụ nói là lời của người lớn đã từng trải qua gian khó rồi, Tâm Hồn Cụ Đã Chai Sạn Và Có Đầy Sỏi rồi!

Chúng ta đang nói đến ở đây là Tâm Hồn Trong Trắng Của Con Trẻ. Cụ nên thận trọng với lời nói và suy nghĩ của mình nếu không sẽ mang Ý (suy nghĩ xấu) Nghiệp và Khẩu Nghiêp (lời nói xấu) Bất Thiện đấy!!!

Kính Cụ!
Em đang nói tiếp chuyện với ai vậy ? Một nhà đạo đức tâm lí tôn giáo siêu thần học. Đừng lôi tâm hồn trong trắng gì của con trẻ ra doạ ma nữa, thích không bị ảnh hưởng của thầy cô thì cứ homeschool mà làm, đừng có được vài tháng thì bỏ cuộc lại mang đến trường cấp cứu nữa. Nói thì dễ hơn làm đó, làm người “bán chữ” dễ lắm, thầy cô cũng sợ các cục vàng bạc lắm rồi.
 

thichduthu2011

Máy Bay
Biển số
OF-126262
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
49,707
Động cơ
803,127 Mã lực
Thế cụ đi làm sếp đã bắt cụ quỳ bao giờ chưa? Nếu có chắc cụ cũng quỳ nhỉ?

Bé mà quỳ được thì lớn cũng quỳ, cả lớp quỳ thì cả trường quỳ, cả nước quỳ...

Xót xa trước việc một con bé giáo viên tự quỳ xuống và thấy bình thường trước việc nó bắt 40 cháu học sinh phải quỳ, trong đó có những đứa không hề phạm lỗi.

Xã hội này điên cmnr.
Bó tay sự suy diễn : bé mà ị ra quần được thì ... :))
 

infantryno1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105055
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
3,326
Động cơ
417,210 Mã lực
Nơi ở
Khu đô thị Xa La, Hà Đông, Hà Nội
Website
casca.vn
Em đang nói tiếp chuyện với ai vậy ? Một nhà đạo đức tâm lí tôn giáo siêu thần học. Đừng lôi tâm hồn trong trắng gì của con trẻ ra doạ ma nữa, thích không bị ảnh hưởng của thầy cô thì cứ homeschool mà làm, đừng có được vài tháng thì bỏ cuộc lại mang đến trường cấp cứu nữa. Nói thì dễ hơn làm đó, làm người “bán chữ” dễ lắm, thầy cô cũng sợ các cục vàng bạc lắm rồi.
Vậy em homeschool thì có được trừ bớt thuế VAT hay gì đó ko cụ? Ví dụ các cụ mua hàng chịu 10% thì em 9% thôi, OK?
Thầy cô thích thì về tự mở trường mà dạy, giống thầy đồ ngày xưa ấy!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top