[Thảo luận] Vụ bắt lỗi không signal ở đoạn đường cong, xin các cụ giải thích hộ em.

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,109
Động cơ
382,682 Mã lực
Nói cho rõ là tôi khẳng định: luật GT đường bộ hiện hành dùng nhiều lần khái niệm chuyển hướng nhưng lại không định nghĩa rõ ràng khái niệm chuyển hướng là gì!

Nhiều người (CSGT, LS, lều báo) hiểu là chuyển hướng so với kim la bàn (hay so với vĩ tuyến, kinh tuyến) hoặc chuyển hướng so với hướng đang chạy. Cách hiểu như vậy là "sai", dẫn đến hệ quả hài hước là khi chạy trên đường cong, lái xe sẽ phải xi nhan suốt.
Sai là do chúng ta những người thông thái bảo cách nghĩ như vậy là "sai", chứ chiểu theo câu chữ trong Luật thì không phân định được ai đúng ai sai, vì trong Luật có định nghĩa rõ ràng "chuyển hướng" là gì đâu !

Chúng ta kiến nghị là Luật phải bổ sung định nghĩa thuật ngữ "chuyển hướng". Phải nói cho rõ chuyển hướng so với cái gì, không thể mập mờ như hiện nay, có 2 cách hiểu khác nhau:

1. chuyển hướng so với phương đang chuyển động (hoặc so với phương "tuyệt đối" của vĩ tuyến, kinh tuyến)
2. chuyển hướng so với tim đường (đường trung tuyến của đường).


Chuyển hướng hiểu đúng là chuyển hướng so với tim đường. Nếu Luật định nghĩa rõ như tôi đề nghị, thì khi vào đường cong (không giao cắt) không cần xi nhan và không thể có chuyện xử phạt tùy tiện được. Và hiểu như vậy sẽ giải quyết đúng được cách hành xử trên đường 1 chiều không phân làn, vẫn phải xi nhan khi chuyển động không song song với tim đường.

Chắc chắn là những người làm ra bộ luật còn lơ mơ, đầu óc tư duy thiếu chặt chẽ nên không hình dung ra được hậu quả rất tai hại từ các bộ luật tồi.
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,109
Động cơ
382,682 Mã lực
Ảnh tự chế đây cho các cụ dễ hiểu:

Không cần xi nhan trên đường cong vì không thay đổi hướng so với tim đường.
Điều duy nhất cần làm là phải bổ sung sớm nhất định nghĩa đúng cho thuật ngữ "thay đổi hướng" trong Luật.

Tất cả các thuật ngữ dùng trong luật phải chính xác, đơn nghĩa, để có thể phân định đúng sai.

 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,109
Động cơ
382,682 Mã lực
Ngay ở bang Texas (Mỹ), trên đường 1 chiều (độc đạo) không giao cắt với đường nào khác, ở khúc cua gần 90 độ, nếu lái xe không bật xi nhan vẫn có thể bị cảnh sát vin. Tuy không ăn vé phạt nhưng tài xế bị nhắc nhở. Hành vi này của cảnh sát tất nhiên bị số đông cho là quấy nhiễu, lạm dụng quyền. Đây cũng là vấn đề gây tranh cãi, chưa phân định thắng-thua ở Tòa, nhưng khả năng cao là cảnh sát sẽ thua và không thể có vé phạt trong trường hợp như vậy.

Link tham khảo
 

blackpaint

Xe container
Biển số
OF-28472
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
6,580
Động cơ
361,772 Mã lực
Chuyển hướng phải đuợc hiểu là muốn chuyển hướng từ đường này sang đường khác, xi nhan có tác dụng báo cho phương tiện ở cả 2 chiều thấy được để tránh. Xi nhan còn tác dụng khi chuyển làn trên đường cùng chiều.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Nói cho rõ là tôi khẳng định: luật GT đường bộ hiện hành dùng nhiều lần khái niệm chuyển hướng nhưng lại không định nghĩa rõ ràng khái niệm chuyển hướng là gì!

Nhiều người (CSGT, LS, lều báo) hiểu là chuyển hướng so với kim la bàn (hay so với vĩ tuyến, kinh tuyến) hoặc chuyển hướng so với hướng đang chạy. Cách hiểu như vậy là "sai", dẫn đến hệ quả hài hước là khi chạy trên đường cong, lái xe sẽ phải xi nhan suốt.
Sai là do chúng ta những người thông thái bảo cách nghĩ như vậy là "sai", chứ chiểu theo câu chữ trong Luật thì không phân định được ai đúng ai sai, vì trong Luật có định nghĩa rõ ràng "chuyển hướng" là gì đâu !

Chúng ta kiến nghị là Luật phải bổ sung định nghĩa thuật ngữ "chuyển hướng". Phải nói cho rõ chuyển hướng so với cái gì, không thể mập mờ như hiện nay, có 2 cách hiểu khác nhau:

1. chuyển hướng so với phương đang chuyển động (hoặc so với phương "tuyệt đối" của vĩ tuyến, kinh tuyến)
2. chuyển hướng so với tim đường (đường trung tuyến của đường).


Chuyển hướng hiểu đúng là chuyển hướng so với tim đường. Nếu Luật định nghĩa rõ như tôi đề nghị, thì khi vào đường cong (không giao cắt) không cần xi nhan và không thể có chuyện xử phạt tùy tiện được. Và hiểu như vậy sẽ giải quyết đúng được cách hành xử trên đường 1 chiều không phân làn, vẫn phải xi nhan khi chuyển động không song song với tim đường.

Chắc chắn là những người làm ra bộ luật còn lơ mơ, đầu óc tư duy thiếu chặt chẽ nên không hình dung ra được hậu quả rất tai hại từ các bộ luật tồi.
Không đến mức độ phải chính xác như cụ nói đâu. Thường có 3 trường hợp phải xin nhan (có tin hiệu) là: khi chuyển hướng, khi chuyển làn và khi dừng. Không nên hiểu cả ba trường hợp trên đều là chuyển hướng.

Đi trên đường bộ chuyển hướng phải gắn với đường, với làn đường đang đi chứ không chỉ xem xét tuyệt đối riêng phương tiện. Nếu xét tuyệt đối riêng phương tiên thì ngay cả khi chạy trên đoạn đường thẳng xe cũng có vô số lần chuyển hướng. Không tin các cụ cứ thử khóa chết tay lái để không chuyển hướng xe thấy xe chạy như thế nào (đặc biẹt với 2b).
Mặt khác ngay Khoản 1 của Điều 15. "Chuyển hướng xe" ghi rõ "1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ", cho thấy chuyển hướng gắn với rẽ. Mà thế nào là rẽ thì ai cũng rõ.

Tóm lại: Không có sự chuyển hướng khi xe đang trên một đường. Cũng như vậy không phải có tín hiệu (xin nhan) khi xe đang đi trên một làn đường.
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,109
Động cơ
382,682 Mã lực
Mặt khác ngay Khoản 1 của Điều 15. "Chuyển hướng xe" ghi rõ "1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ", cho thấy chuyển hướng gắn với rẽ. Mà thế nào là rẽ thì ai cũng rõ.

Tóm lại: Không có sự chuyển hướng khi xe đang trên một đường. Cũng như vậy không phải có tín hiệu (xin nhan) khi xe đang đi trên một làn đường.
Không chính xác rồi bác ơi.

1. Chuyển hướng không nhất thiết phải gắn với rẽ. Tôi đã đưa ra phản ví dụ khi đi trên đường 1 chiều, không giao cắt, rộng (ví dụ trên 10 m) nhưng không có phân làn, khi tài xế muốn dịch chuyển từ mép trái đường sang mép phải đường. Không xi nhan cũng có thể gây nguy hiểm cho các phương tiện khác. Bác có coi đó là chuyển hướng hay không? Theo định nghĩa chuyển hướng so với tim đường mà tôi đã đưa ra, thì như thế là chuyển hướng, và phải bật xi nhan. Nhất quán như vậy thì các nguyên tắc trong Luật trở nên logic hơn, và an toàn hơn khi áp dụng.

Tương tự như vậy, trường hợp tránh ổ voi cỡ lớn trên đường rộng không phân làn, cũng phải xem xét vấn đề bật xi nhan hay không, có bật đèn cảnh báo nguy hiểm hay không.

2. Luật phải dùng các thuật ngữ chính xác, đơn nghĩa thì mới phân định được. Luật mà tối tăm thì đừng hy vọng những người thực thi nó sáng sủa! Luật sáng sủa thì ngăn chặn được đáng kể sự lạm quyền.
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,109
Động cơ
382,682 Mã lực
Giả sử tài xế đang đi trên đường 1 chiều, không giao cắt, rộng nhưng không phân làn. Tài xế muốn dịch chuyển từ mép trái đường sang mép phải đường theo một đường xiên. Chiểu theo "Luật" hiện hành, tài xế không cần xi nhan. Tuy nhiên hành vi như thế là khá nguy hiểm cho nhưng người tham gia giao thông khác.

Nếu lấy định nghĩa mới về sự chuyển hướng (= chuyển hướng so với tim đường) thì hành vi như thế cũng sẽ phải bật xi nhan. Xi nhan 30 m trước khi thực hiện ý định đi xiên đường sẽ cảnh báo tốt cho những người xung quanh. An toàn giao thông sẽ được nâng lên.

Ảnh minh họa dễ hiểu như thế này:

 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Không chính xác rồi bác ơi.

1. Chuyển hướng không nhất thiết phải gắn với rẽ. Tôi đã đưa ra phản ví dụ khi đi trên đường 1 chiều, không giao cắt, rộng (ví dụ trên 10 m) nhưng không có phân làn, khi tài xế muốn dịch chuyển từ mép trái đường sang mép phải đường. Không xi nhan cũng có thể gây nguy hiểm cho các phương tiện khác. Bác có coi đó là chuyển hướng hay không? Theo định nghĩa chuyển hướng so với tim đường mà tôi đã đưa ra, thì như thế là chuyển hướng, và phải bật xi nhan. Nhất quán như vậy thì các nguyên tắc trong Luật trở nên logic hơn, và an toàn hơn khi áp dụng.

Tương tự như vậy, trường hợp tránh ổ voi cỡ lớn trên đường rộng không phân làn, cũng phải xem xét vấn đề bật xi nhan hay không, có bật đèn cảnh báo nguy hiểm hay không.

2. Luật phải dùng các thuật ngữ chính xác, đơn nghĩa thì mới phân định được. Luật mà tối tăm thì đừng hy vọng những người thực thi nó sáng sủa! Luật sáng sủa thì ngăn chặn được đáng kể sự lạm quyền.
Gọi là gì cũng được những không phải hành vi "chuyển hướng" được nêu tại Điều 15. Vì chuyển hướng trong Điều 15 liên quan đến rẽ. Hành vi không không liên quan đến Điều 15 thì không thế xử phạt lỗi chuyển hướng không có tín hiệu được.
Còn việc bật tìn hiệu trong khi luật không yêu cầu để bảo đảm an toàn thì luật không cấm. Thậm chí cụ bật xin nhan nhưng vẫn đi thẳng luật cũng không phạt được.
 

Kara_men

Xe buýt
Biển số
OF-94568
Ngày cấp bằng
9/5/11
Số km
981
Động cơ
411,163 Mã lực
Theo em phải xi nhan là đúng. Nếu trời tối mà người đi phía sau lạ đường thì mình phải báo cho phương tiện phía sau biết mình chuyển hướng để an toàn hơn. Cứ đánh tay lái là phải xi nhan giống như chuyển làn trên đường thẳng cũng thế. Kể cả đường thẳng không có vạch kẻ chia làn, đang đi mà cần tránh cái ổ gà cũng cần xi nhan.
Nhiều cụ Quote bài của cụ và chém chứ em thì em cũng ủng hộ ý kiến của cụ. Tuy nhiên đó là điều nên làm chứ không thể phạt nếu không làm.

Bình thường đi đường, khi muốn đi lệch một chút so với hướng thẳng, dù không chuyển làn, hương nhưn em vẫn nhòm gương và xi nhan, tạo điều kiện cho người sau chủ động giảm tốc nếu họ đang muốn đi vào vị trí mình đang sắp đến đó.
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,109
Động cơ
382,682 Mã lực
Mặt khác ngay Khoản 1 của Điều 15. "Chuyển hướng xe" ghi rõ "1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ", cho thấy chuyển hướng gắn với rẽ. Mà thế nào là rẽ thì ai cũng rõ.
Gọi là gì cũng được những không phải hành vi "chuyển hướng" được nêu tại Điều 15. Vì chuyển hướng trong Điều 15 liên quan đến rẽ.
Bình luận thêm 1 câu: Câu chữ trong luật như thế này chứng tỏ các bác viết ra Luật hoặc có trình độ rất THẤP hoặc làm việc QUÁ CẨU THẢ. Rẽ và chuyển hướng (so với cái gì ?) không nhất thiết là một. Đây chỉ là 1 ví dụ trong hàng trăm chỗ sơ hở khi viết ra luật. Quen lý luận phương hướng chính trị sáo rỗng và quen soạn luật khung, luật ống rồi nên không thể có luật tốt được. Đến bộ luật đơn giản như luật giao thông mà còn mắc một đống lỗi sơ đẳng như không giải thích thuật ngữ trước khi dùng.
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,049
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Túm lại theo khoản 1 điều 15, em không RẼ thì ko phải xi nhan, còn việc có chuyển hướng hay ko, chuyển hướng theo cách hiểu nào cũng kệ, không Rẽ đi đâu cả nên ko phải xi nhan.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Bình luận thêm 1 câu: Câu chữ trong luật như thế này chứng tỏ các bác viết ra Luật hoặc có trình độ rất THẤP hoặc làm việc QUÁ CẨU THẢ. Rẽ và chuyển hướng (so với cái gì ?) không nhất thiết là một. Đây chỉ là 1 ví dụ trong hàng trăm chỗ sơ hở khi viết ra luật. Quen lý luận phương hướng chính trị sáo rỗng và quen soạn luật khung, luật ống rồi nên không thể có luật tốt được. Đến bộ luật đơn giản như luật giao thông mà còn mắc một đống lỗi sơ đẳng như không giải thích thuật ngữ trước khi dùng.
Câu bình luận này của cụ có thể áp dụng với mọi luật ở mọi quốc gia còn có nghề Luật sư. Cái gì cũng rõ để ai đọc cũng hiểu thì luật sư thất nghiệp.
 

laixe_yeunghe

Xe đạp
Biển số
OF-301960
Ngày cấp bằng
17/12/13
Số km
24
Động cơ
306,440 Mã lực
Luật GTĐB không hề định nghĩa thế nào là "chuyển hướng", thế nào là "đường cong" cho nên mới phải nảy sinh tranh luận. Vì không định nghĩa nên ta phải hiểu theo nghĩa thông thường được công nhận. Chắc mai em phải ra mua cuốn từ điển để tra quá :)
Trở lại chủ đề, luật không hề quy định phải xi-nhan khi đường cong. Em không đồng ý với việc coi "đường cong" là "chuyển hướng" vì:
1- Như thế phải định nghĩa rõ ràng thế nào được cho là "đường cong".
2- Mọi con đường đều cong, chả nhẽ đi xe lúc nào cũng phải mở xi-nhan? Đổ đèo Bảo Lộc chắc cử xi nhan trái phải liên tục, chắc người ta bảo bị điên.
3- Đang chạy trên đường cong muốn xi-nhan tấp vào lề bị xe sau nó ủi vào *** và nói tui tưởng ông xi-nhan đường cong thì sao?
4- Ngay trong điều 15 về chuyển hướng cũng có nhắc đến "phần đường cong", có thể hiểu họ không coi đi vào đường cong là chuyển hướng.
5- Theo lô-gich của em thì em thấy như thế không đúng và thật buồn cười nếu hiểu như thế! Đây là ý kiến chủ quan và cá nhân.

Bây giờ bỏ qua vấn đề đường cong. Ta quay lại với hành vi của người điều khiển giao thông này. Anh bị bắt lỗi vì chuyển hướng không xi-nhan. Vì em đã đi qua đoạn đường này nên em mạn phép bàn. Trên làn đường xe máy có vạch kẻ đường chỉ hướng rẽ phải. Tuy nhiên, người điều khiển giao thông hoàn toàn có thể nói tôi đi thằng hoài mà không thấy hướng rẽ phải đâu. Vì thực sự là như thế, bên trái làn đường là giải phân cách cứng và cứ chạy thẳng 1 mạch luôn. Anh ấy nghĩ mình không chuyển hướng cũng hoàn toàn có lý.
Ngoài ra, trên đoạn đường này còn có biển báo "Hướng đi rẽ phải". Em không nhớ rõ nó có đúng quy chuẩn không nhưng có 1 điều chắc chắn sai quy chuẩn là nó đặt bên trái làn đường đi. Theo quy chuẩn thì không có tác dụng với làn xe máy.

Cuối cùng, kết luận của em là em sẽ không phục nếu bắt lỗi xi-nhan khi chuyển hướng ở đoạn đường này. Em chỉ có thể không phục thôi vì em không có quyền.
Tuy nhiên, em thấy vẫn nên xi-nhan vì trướ đây, khi chưa có giải phân cách cứng thì mọi người có thói quen đi thẳng. Ta nên xi-nhan để báo hiệu cho người sau biết thì tốt hơn.
Nhân tiện có bác nào có quyển từ điển tiếng Việt bên cạnh, tìm hộ em từ "chuyển hướng" xem người ta định nghĩa thế nào được không? Theo em hiểu thì chỉ có thể gọi là chuyển hướng khi có hướng rẽ khác, xe đi vào 1 con đường khác.
Bác nói bác không có quyền là không đúng rồi.
 

laixe_yeunghe

Xe đạp
Biển số
OF-301960
Ngày cấp bằng
17/12/13
Số km
24
Động cơ
306,440 Mã lực
Cái mập mờ ở đây là luật nó đ...éo định nghĩa thế nào là "chuyển hướng", có người bảo "cứ đánh lái là chuyển hướng, mặc dù đang đi trên đường thẳng, chẳng hạn, đang đi bên này đường mà muốn sang đường để vào nhà ở phía bên kia đường, đương nhiên phải xinhan trái rồi. Nhưng đi trên đường dẫn lên cầu, nó xoắn như tay mướp, chỗ này có xinhan không?[/QUOT
Đi từ làn khác rẽ vào đường dẫn lên cầu thì phải signal ạ
 

Minsk Volcano

Xe đạp
Biển số
OF-346635
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
43
Động cơ
270,430 Mã lực
mấy năm trước em cũng bị bắt lỗi này khi đi trời tối ở cầu Long Biên đoạn ga tàu, cũng cãi là em có rẽ đâu, được giải thích là : khi chuyển hướng phải xi-nhan
lâu lâu đọc thấy bài này, e lại nhớ lại. thì đôi khi chuyển hướng góc cũng gần 90 độ như ngã 4, cũng nên bật. như ở tp Hải Duơng, đoạn ven hồ Bạch Đằng, đi qua đấy ko xi-nhan thì tỷ lệ bị xxx vẫy là khá cao :D
nếu đường đèo mà thế có khi cháy đèn nhề các bác?
 

Hóa Chất

Xe hơi
Biển số
OF-348374
Ngày cấp bằng
27/12/14
Số km
157
Động cơ
270,106 Mã lực
cái t luật sư đấy cho gặp em. Em cho nó tí ... cho nó biết khi nào cong gọi là thẳng
 

doluong

Xe hơi
Biển số
OF-341335
Ngày cấp bằng
3/11/14
Số km
118
Động cơ
275,180 Mã lực
Ông Luật sư này nói chả hợp lý tý nào
 

aero_tourer

Xe tải
Biển số
OF-307638
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
460
Động cơ
304,872 Mã lực
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top