Ý em là khi có vênh giữa di chúc và 3 trường hợp luật quy định mặc nhiên ý. Thông thường thì di chúc cũng chỉ loanh quanh 3 đối tượng này là chủ yếu. Ví dụ 2 vợ chồng lập di chúc dành toàn bộ tài sản (hoặc 1 tỉ lệ cao hơn tỉ lệ chia theo luật) cho 1 trong số các đứa con, dù có đứa khác vẫn dưới 18.
Ý tiếp theo của em là trong di chúc có phần cho đối tượng ngoài 3 đối tượng mặc nhiên theo luật. Thì việc phân chia sẽ thế nào chứ chắc ko phải di chúc muốn để cho đối tượng bên ngoài kia bao nhiêu thì để.
Cụ thể như này để Cụ dễ hình dung nhé:
A và B là vợ chồng, có con là A1 18 tuổi, A2 8 tuổi. Bố mẹ A còn sống là BoA, MeA
A và B có 1 cái nhà trị giá 30 tỷ trong thời kỳ hôn nhân, ngoài ra ko còn tài sản nào khác
A viết di chúc để lại toàn bộ ngôi nhà cho cháu H sugarbaby ở Hạ Long
A chết
Di chúc của A là để lại full ngôi nhà cho cháu H
Luật về kỷ phần bắt buộc phát huy hiệu lực như sau:
Nếu các bên không thỏa thuận được, thì bán ngôi nhà chia theo luật
Di sản của A chỉ là 1/2 ngôi nhà, 15 tỷ
Hàng thừa kế thứ nhất của A có BoA, MeA, B, A1,A2 là 5 người, vậy mỗi suất theo luật sẽ là 15/5 = 3 tỷ
Nhưng rất tiếc, A ĐÃ CÓ DI CHÚC, nên việc chia theo luật với hàng thừa kế ko áp dụng đc.
Cháu H sugarbaby sẽ được nhận tài sản theo di chúc sau khi trừ đi các khoản luật bắt buộc chia cho người thuộc diện quy định, giá trị mỗi người =2/3 1 suất nếu chia theo luật
Ở đây, có BoA, MeA, B và A2 (dưới 18); A1 đủ 18 nên nhịn
BoA, MeA, B và A2 được mỗi người 2/3 × 1 suất theo luật = 2/3×3 tỷ = 2 tỷ
Di sản của A sau khi trừ đi 4 người này còn: 15 - 4×2 = 7 tỷ
Cháu H sugarbaby nhận hoàn toàn 7 tỷ này