Hỏi khí không phải, nếu ra đường em nhặt được cái ví. Em liên lạc với chủ cái ví và bắt chuộc 20 triệu. Thế là em cũng bị công an xích vì tội "phá hoại cái *** gì tài sản của công dân" à???
Lĩnh án tù vì nhặt được của rơi không trả cho người bị mất
17/09/2014 11:32
Con trai nhặt được 4 chỉ vàng, người mẹ tiếp nhận “của trời cho” không trả lại cho người mất bởi cho rằng người mất tài sản có lời lẽ thiếu tế nhị nên đem bán, lấy tiền làm từ thiện. Như vậy đã “vô tình” vi phạm Điều 241 Bộ Luật Dân sự về xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên. Vụ việc hy hữu này đã xảy ra ở một xã ven biển thuộc huyện Hoài Nhơn (Bình Định). Chuyện bé như con kiến ấy, khiến cơ quan chức năng “đau đầu” khi giải quyết và dẫn đến hai phiên toà xét xử.
Bà Hương tại nơi mình làm rớt vàng.
Theo quy định của Bộ Luật Dân sự, người nhặt được tài sản cụ thể ở đây là “vật” không được quyền chiếm hữu mà phải có nghĩa vụ giao trả nếu biết thông tin liên hệ của chủ sở hữu hay người quản lý hợp pháp. Trong vụ việc hy hữu này mang tính “nhạy cảm” bởi người mẹ đem số vàng do con mình nhặt được bán lấy tiền làm từ thiện (chỉ nộp công an sở tại 500.000đ) nên qua hai cấp xét xử buộc bà mẹ này phải trả toàn bộ tài sản cho người bị đánh rơi. Sáng ngày 11/9/2014, Toà án nhân dân tỉnh Bình Định xử phúc thẩm, tuyên y án sơ thẩm, buộc bà Phan Thị Thanh Thuý (32 tuổi), trú tại xóm 1, thôn Ca Công Nam, xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn (Bình Định) phải trả lại 4 chỉ vàng 9999 cho bà Võ Thị Hương (34 tuổi), trú cùng xóm 1, thôn Ca Công Nam, xã Hoài Hương.
Khoảng 15 giờ 16/6/2012, trong lúc chơi ở sân cầu lông gần nhà, con trai bà Thuý là Huỳnh Văn Chí (12 tuổi) nhặt được hai chiếc nhẫn vàng (loại hai chỉ/chiếc) rồi đem về đưa cho mẹ cất giữ. Ngày hôm sau (17/6/2012), bà Hương phát hiện 4 chỉ vàng của người quen là bà Trương Thị Hùng (52 tuổi) nhờ bán giùm đã bị rơi mất trong lúc ngồi chơi ở ghế đá sân cầu lông. Khi biết cháu Chí nhặt được số vàng trên, bà Hương đến xin lại số vàng này. Tuy nhiên, bà Thuý cho rằng bà Hương có lời lẽ không tế nhị nên không chịu trả lại. Vụ việc được bà Hương trình báo công an xã Hoài Hương, đề nghị can thiệp nhưng không giải quyết được. Chúng tôi gặp nhân vật chính cũng là nhân chứng trong vụ việc “xí nhặt vàng” là cháu Huỳnh Văn Chí được cháu cho biết: “Hôm đó, con cùng vài người bạn cùng xóm có đến sân cầu lông chơi và con phát hiện thấy số vàng đó bị ai đánh rơi tại ghế đá nên nhặt được. Lúc này, con nghĩ đến mẹ con là người con muốn chia sẻ của nhặt được để mẹ có biết mà xử lý và con cũng muốn mẹ tìm người đánh rơi trả lại, nhưng mẹ mang số vàng này đem cất giữ. Con đi học cũng được thầy cô giáo ở trường khuyên nhặt được của rơi phải trả lại cho người mất. Mẹ cháu lại đem đi bán lấy tiền rồi mua gạo tặng cho những người nghèo trong xã, số tiền còn lại cho các bạn của con và nộp cho công an xã 500.000đ”. Bà Thuý cho biết, lẽ ra bà sẽ trả lại tài sản cho bà Hương, nhưng vì khi đến “xin” tài sản bị đánh rơi bà này dùng lời lẽ không lọt lỗ tai nên bà Thuý… ghét (!). Bà Thúy tỏ ra tức giận vì bà Hương còn “cả gan” đưa sự việc ra công an nên tuyên bố sẽ bán số vàng này để làm từ thiện. Bà Thuý thách thức bà Hương làm được gì mình. Nói là làm, bà Thúy đem bán 4 chỉ vàng được 15, 7 triệu đồng rồi mua gạo phát cho các gia đình nghèo ở địa phương, cho các bạn của con bốn triệu đồng, còn lại 500.000đ đem giao cho Công an xã Hoài Hương. Việc bà Thuý nếu tự bỏ tiền riêng để làm từ thiện thì việc làm đó đáng được biểu dương. Nhưng bà dùng vàng của bà Hương đanh rơi bán lấy tiền làm từ thiện như vậy là không thể chấp nhận được. Cũng vì sự việc bé mà xé ra to này không những ảnh hưởng đến an ninh trật tự địa phương mà con làm tình cảm của hai người phụ nữ trước đây đằm thắm giờ trở nên nhạt nhẽo. Theo chúng tôi vụ việc trên như vậy bà Thuý đã cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 250 triệu đồng (bà Thuý bán 4 chỉ vàng vào thời điểm đó được 15,7 triệu đồng). Nếu không trả lại tài sản đó cho người đánh rơi thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Vụ việc xảy ra gần 2 năm, ngỡ như đơn giản nếu như bà Thuý có thiện chí hơn trả lại vàng cho bà Hương thì chuyện tình làng nghĩa xóm như “bát nước đầy”. Tuy nhiên, hai bên không tìm được tiếng nói chung dẫn đến việc phải ra toà để xét xử.