Hôì bé bà em toàn kể ông Thiệu mang vàng bay đi
Sống lưu vong ở đất quan thầyBác nói thế em chưa chịu. Vụ 16 tấn vàng là nhửng tin vỉa hè, bỉ bôi ông Thiệu của phe không ủng hộ ông. Có một vài phóng viên không hiểu gì cứ theo lời rỉ tai vỉa hè rồi đưa tin kiểu:" Có người nói... theo tin từ a, b c...". Chứ thực chất các vị tai to ở ngân hàng không ai phát ngôn đổ vấy cho ông Thiệu.
Trời biết, đất biết. Các ông to biết và ông Thiệu biết rất rõ. Vậy cho nên ông Thiệu chả hơi đâu thanh minh, thanh nga.
Có lẽ, ông Thiệu cũng là một kẻ sĩ mà sau khi lưu vong đầy tự trọng cóc thèm vương vấn với quan thầy (kẻ bán đứng mình là Chú Sam). Ông ấy lặng lẽ rồi qua đời mà không hoắng như ông Kỳ và cũng không hô hào chi chi nữa.
Còn thua trận thì ai mà không đau.
1 kí lô được 26 lượng vậy 16 tấn được 416.000 lượng, mỗi cây thế giới khoảng 31tr vậy 16 được độ 13.800 tỷ VND thôi, anh Dũng (Dương) nhà e đã làm thiệt hơn chỗ đó rồisố này tính ra usd thì được bao nhiêu xiền các cụ nhỉ
Cụ nói bộ phận nhỏ tiếp cận kho tiền hay chung cho tất cả ông giải phóng mnNhững ô đi gp miền nam về ô nào cũng có vàng chắc nó vãi từ đống 16t ra.
Em xin ghi nhận và cảm ơn cụ. Em rất yêu thích vàng .Bí mật 16 tấn vàng trong ngày giải phóng
- 16 tấn vàng dự trữ của chế độ cũ cũng được bảo quản nguyên vẹn. Việc tiếp quản các ngân hàng với tiền, vàng còn nguyên vẹn là một chuyện ngoạn mục.
Đầu tháng 3/1975, ông Lữ Minh Châu, khi đó là Phó Ban Tài chính đặc biệt của Trung ương Cục, trong vỏ bọc là cán bộ một ngân hàng chính quyền Sài Gòn, được gọi ra căn cứ, ông Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục giao nhiệm vụ: nắm chắc hệ thống ngân hàng của miền Nam, đặc biệt là ngân hàng quốc gia, bộ máy phát hành tiền, kho tiền và kim khí quý… để đón quân giải phóng vào chốt giữ.
Trở vào Sài Gòn, Ban Tài chính đặc biệt ráo riết thực hiện nhiệm vụ được giao, chiến thắng càng đến gần, mọi công việc càng gấp gáp, chiều 30/4/1975, tại ngã tư Bảy Hiền, ông Lữ Minh Châu đón đoàn cán bộ tài chính của Ủy ban quân quản, phần lớn gồm các đồng chí thuộc Ban Kinh tài của Trung ương Cục do đồng chí Hai Xô làm trưởng ban vào tiếp nhận hệ thống Ngân hàng quốc gia của chính quyền Việt Nam cộng hòa và một số đơn vị quân giải phóng vào làm nhiệm vụ bảo vệ.
Do đã chủ động chuẩn bị trước, nên mọi việc được khá suôn sẻ.Toàn bộ tiền và vàng dự trữ trong ngân hàng được tiếp quản nguyên vẹn cùng với đầy đủ hồ sơ sổ sách. Theo thống kê, thời điểm đó có 615 tỷ đồng tiền mặt lưu thông, 440 tỉ còn lại nằm trong tài khoản tiền gửi.
ngân hàng, giải phóng, tấn vàng, dự trữ, tín dụng, ông chủ, miền Nam, tiền, vàng, ngân-hàng, giải-phóng, tấn-vàng, dự-trữ, tín-dụng
Ông Lữ Minh Châu
Trong kho dự trữ còn có 125 tỉ tiền in theo kiểu mới chưa phát hành, số này được lệnh phải thiêu hủy, vì đó là giấy bạc mà chính quyền Sài Gòn chuẩn bị để đổi tiền nhưng chưa kịp thực hiện.
Cùng với đó 16 tấn vàng dự trữ của chế độ cũ cũng được bảo quản nguyên vẹn. Việc tiếp quản các ngân hàng với tiền, vàng còn nguyên vẹn là một chuyện ngoạn mục.
Đêm 30/4, Ban Quân quản các ngân hàng ra lời kêu gọi tất cả các quan chức, nhân viên các ngân hàng đúng 8h ngày 1/5 có mặt tại 17 Bến Chương Dương, trụ sở Ngân hàng quốc gia của chính quyền cũ. Tại đây, thay mặt Ủy ban quân quản, ông Lữ Minh Châu công bố lệnh tiếp quản và lệnh cho các ngân hàng ngưng hoạt động.
Đồng thời công bố chính sách của cách mạng sẽ tiếp quản toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ trong quan hệ đối nội, đối ngoại của các ngân hàng của chế độ cũ. Trong đó bao gồm cả việc xác nhận nợ, tiếp quản các kho thế chấp, trả lại tiền gửi cho nhân dân và các tổ chức trong ngoài nước. Lúc đó Thống đốc Ngân hàng quốc gia Lê Quang Uyển và một số phó thống đốc, các giám đốc ngân hàng thương mại khu vực Sài Gòn – Gia Định cũng có mặt. Những người có liên quan trực tiếp đến việc quản lý, bảo vệ tài sản được giữ lại làm việc, anh chị em khác về nhà chờ, khi cần sẽ gọi.
Sau khi tiếp quản, tài sản thuộc Ngân hàng Trung ương được bàn giao toàn bộ cho Ngân hàng Trung ương của Chính phủ Cách mạng lâm thời, do ông Trần Dương làm Thống đốc. Ông Lữ Minh Châu được chính thức bổ nhiệm trưởng ban tiếp quản hệ thống ngân hàng thương mại khu vực Sài Gòn – Gia Định và Trưởng ban thành lập ngân hàng thành phố Sài Gòn (Sau này là ngân hàng Công thương thành phố).
ngân hàng, giải phóng, tấn vàng, dự trữ, tín dụng, ông chủ, miền Nam, tiền, vàng, ngân-hàng, giải-phóng, tấn-vàng, dự-trữ, tín-dụng
Trụ sở ngân hàng quốc gia của chính quyền Sài Gòn
Dưới sự chỉ huy của Lữ Minh Châu, việc kêu gọi nhân viên ngân hàng chế độ cũ quay lại làm việc cũng như việc kiểm kê đối chiếu sổ sách được tiến hành nhanh chóng. Nhờ đó mà đến ngày 9/5/1975, các ngân hàng đã hoạt động trở lại. Cùng với đó, ông đã tham gia thành lập ngân hàng mới của Chính phủ Cách mạng lâm thời để thực hiện quyền phát hành, quản lý chính sách tiền tệ, tín dụng, ngân hàng miền Nam vừa giải phóng, tiến tới ngân hàng thống nhất đất nước.
Ngày 6/6/1975, năm tuần sau ngày giải phóng, Chính phủ Lâm thời cách mạng Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã ra Nghị định 04/ PCT – 75 về thành lập Ngân Hàng quốc gia. Việc giữ nguyên tên gọi cũ đã giữ được "chân đứng" cho chúng ta tại các tổ chức tài chính quốc tế, vì "Ngân hàng quốc gia Việt Nam" của chính quyền Sài Gòn là thành viên sáng lập Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và là thành viên của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng như của Ngân hàng thế giới (WB), giúp ta kế thừa được quan hệ tín dụng quốc tế của ngân hàng cũ. Lúc này tiền gửi của chế độ Việt Nam Cộng hòa ở nước ngoài vẫn còn hơn 100 triệu USD. Lịch sử đã chứng minh tính linh hoạt và đúng đắn của sự kiện này.
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/234654/bi-mat-16-tan-vang-trong-ngay-giai-phong.html
Cụ nào biết số tài sản này về sau được sử dung như thế nào không ạ?
em cũng được nghe chuyện này nhưng mà qua lời kể thành ra cũng ko hấp dẫn là mấy. mới lại hồi nhỏ chửa biết tiêu vàng nên cũng ko hào hứngCó hẳn 1 truyện tình báo về 16 tấn vàng này nhé, hồi bé đọc thấy hay lắm
Hơn 500.000 ( năm trăm triệu) đôsố này tính ra usd thì được bao nhiêu xiền các cụ nhỉ
Thì cứ nói thẳng ra. Làm thế này ng khác lại bị oan gia cả đời họ.Em cũng nghe nói là ông Thiệu cắp số vàng đó bay đi. Hôm rồi đọc báo mạng thấy nói sau giải phóng thiếu thốn đủ bề, lại bị Mỹ và 1 số nước khác cấm vận nên chính phủ đã nhờ Liên Xô hóa giải số vàng đó thành USD để mua gạo, lúa mì, bo bo, tấm...cứu đói. Em và các cụ cũng sống sót tới nay nhờ mấy thứ đó. Có thực mới vực được đạo các cụ ạ. Nếu vì đói kém mà ...tèo rồi thì còn đâu hôm nay mà...chém gió chứ
Thằng đổ vỏ thì đã rõ.Bao nhiêu năm bác Thiệu bị oan vì tin đồn cuỗm 16 tấn vàng này đấy ạ.
Thằng ăn ốc là thằng đại diện cho hội mò cua bắt ốc.Thằng đổ vỏ thì đã rõ.
Còn thằng ăn ốc là thằng nào?
Nghe nói gã ăn ốc con cháu mở BankThằng ăn ốc là thằng đại diện cho hội mò cua bắt ốc.
E chỉ xin 10 kg thôi cụ à , những 1 tấn thì nhều quáMệt nhẻ, giờ mà có 1 tấn là hơi bị ngon
Cụ này không biết có ăn được con ốc nào không?Số vàng đó sau lại phải trả nợ của VNCH cho Mỹ chứ ăn được đồng nào.
Cụ cứ tính 1kg = 27 "cây" là ra ngay.số này tính ra usd thì được bao nhiêu xiền các cụ nhỉ
Đòi anh Mẽo đền bù vụ Đi ô xin còn chả xong nữa là ... đưa ngược lạiSố vàng đó sau lại phải trả nợ của VNCH cho Mỹ chứ ăn được đồng nào.