16 vị kia được bổ nhiệm cũng do B làm quy trình và đề xuất nên e thấy có báo phỏng vấn hỏi xoáy các TP giơ tay theo CHánh án là có lý của nó đó ạ
Sao lại có cái trò dơ tay biểu quyết như trẻ con vậy các cụ nhỉ? Đảm bảo chuẩn phải phiếu kín chứ, e nghĩ trong luật phải có điều này
cụ kg hiểu cũng phải thôi 17/17 vị kia đều là thẩm phán cao cấp . NHB chơi tất tay vụ này để cho thiên hạ thấy rõ là vụ việc này sẽ dừng ở đoạn này vì mọi phát xét đến đây là kết thúc và cũng cho đối thủ thấy rõ là vụ án này đã khép lại từ đây và mọi chứng cứ đều đã trưng ra hết ...và đáng ra phải bỏ phiếu kín thì ông NHB chơi trò cao tay hơn là bắt biểu quyết
còn 17 vị đó là nguyên băng của ông ta ..tất nhiên sẽ có nhiều vị trong số 17 này chưa chắc đã đồng thuận..nhưng kg giơ tay là kg được ...vấn đề nằm ở chỗ này
Nếu QH đồng ý đề nghị xử lại thì đưa cho 17 vị bỏ phiếu lại, và 17 đồng chí vẫn đồng loạt giơ tay 17/17 như đã từng, thì sao hả bác?
Tôi hỏi về Thủ tục thuần túy.
Nhìn cái ảnh khi biểu quyết thì cũng có rất nhiều sự biểu cảm khác nhau.
Có người thì cúi đầu, có người thì quay nhìn hướng không phải trung tâm, có người thì tập trung cao độ về hướng trung tâm...
Nên việc đưa ra biểu quyết kiểu này là gây khó khăn, vì thực tế người việt nói chung vẫn bị hay bị tính cả nể, tính ngại đấu tranh trực diện...
Trong trả lời báo Tuổi Trẻ, Thẩm phán Bùi Ngọc Hòa, ngày 12/5 cho rằng việc biểu quyết như vậy các thẩm phán (17 vị) đã hoàn toàn độc lập và không chịu áp lực gì!
Thế thì việc 17 vị thẩm phán giơ tay biểu quyết công khai như vậy, có thực sự khách quan và hoàn toàn độc lập, cùng như không bị bị áp lực gì hay không???
Đây xin nói về vấn đề này với góc độ của khoa học xã hội và theo Logic:
Trong thực tế, về chuyện ý kiến của con người trước đám đông: Thường là chúng ta không bao giờ giữ được ý kiến riêng của mình trước tác động của đám đông!
Có nghĩa là con người chúng ta luôn luôn chịu áp lực bởi đám đông!
Theo nghiên cứu, khi chứng minh sự tuân thủ theo đám đông của cá nhân trước ý kiến của đám đông, đó là thí nghiệm nổi tiếng của Solomon Asch một nhà tâm lý học Mỹ gốc Ba Lan cha đẻ của ngành tâm lý học xã hội.
Vào năm 1951, để chứng minh cá nhân có giữ được quan điểm cá nhân trước cộng đồng hay không? Ông đã tiến hành một thí nghiệm so sánh ba đường thẳng A, B, và
C với một đường
chuẩn.
Trong khi nghiệm này, người tham gia sẽ quan sát, và phải xác định được đường nào là đường tương thích hay giống với đường chuẩn.
Khi nhìn vào hình chúng ta cho dù đứa con nít cũng có thể nhận ra là đường
C là bằng hay tương thích với đường chuẩn.
Khi Salomon Asch làm thí nghiệm, ban đầu, ông ta hỏi từng cá nhân riêng lẻ thì ai cũng nhìn ra mà chọn đúng hết!
Sau đó ông mới làm một thí nghiệm khác là mời tất cả những người tham gia cuộc thí nghiệm tìm chọn trên, tham dự một buổi thảo luận của nhóm, và ông đã nhờ một số người đứng về phía mình tức là trong khi thảo luận nhóm, thì mấy người này sẽ cố tình tạo ổn ào, huyên náo đồng thời hướng mọi người chọn đáp án A hay B thay vì đáp án đúng là C.
Sau đó ông mới mời những người ngây thơ (Innocent participants), nghĩa là những người không nằm trong nhóm của ông, vào phòng và bắt đầu tiến hành bàn bạc thảo luận và dĩ nhiên những người của ông luôn luôn nói rằng đừng A hay B mới bằng với đường chuẩn, chứ không phải đừng C như chúng ta thấy!
Sau nhiều lần thí nghiệm, với nhiều nhóm người ngây thơ khác nhau, ông ta mới nhận ra được rằng, trong tất cả các cuộc thí nghiệm thì 75 % các người đều không chọn đáp án là đường C mà lại chọn theo đám đông tức là chọn không đúng với đường chuẩn!
Và chỉ có 25 % số người chọn đúng là đường C thôi. Nghĩa là có trên hai phần ba số người đã chọn sai.
Sau đó, Salomon Asch có hỏi những người chọn sai, thì họ nói rằng họ cũng cảm thấy rằng đường C là đúng nhưng họ không muốn trả lời khác với đám đông nên họ đã chọn trả lời theo đa số.
Như vậy qua thí nghiệm của chúng ta thấy rằng con người ta lúc riêng tư bình thường thì có thể có những nhận định đúng nhưng mà khi đứng trong đám đông và chị áp lực của đám đông thì con người ta sẽ đi theo đám đông!
Chính từ thí nghiệm này mà sau này, trong bình bầu, người ta mới làm thùng phiếu tách biệt trong bầu cử. Nghĩa là mọi người đều có không gian riêng của mình khi biểu quyết quyết định hầu không chịu tác động của những người khác.
Nên nếu như vị thẩm phán này nói, 17 vị thẩm phán khi giơ tay biểu quyết công khai trước đám đông họ không chịu tác động của áp lực nhóm (đám đông) cũng như áp lực từ ông sếp thì rõ ràng không có cơ sở khoa học để chứng minh là ông đã nói đúng!
Ngoài ra, con người ta còn chịu áp lực còn chịu một áp lực khác! Đó là áp lực từ, hay của, sự tuân thủ của mệnh lệnh nữa!
Khi 17 vị thẩm phán này phải giơ tay biểu quyết, về logic có hay không chịu sự áp lực hay tuân thủ mệnh lệnh???
Nếu các bác quan tâm, tôi sẽ trình bày trong bài viết sau!