Nguồn tin riêng của
Pháp Luật TP.HCM cho hay: Phiên họp toàn thể của UBTP về vụ Hồ Duy Hải đã có những điểm chung giữa các thành viên.
Có nhiều thành viên UBTP nhận định rằng kháng nghị của VKSND Tối cao không đề cập việc Hồ Duy Hải có oan hay không oan, mà chỉ kháng nghị về những vi phạm tố tụng. Chẳng hạn như có việc bỏ sót những chứng cứ vụ án, chậm trưng cầu giám định vết máu, không đưa một số lời khai của Hồ Duy Hải và người làm chứng vào hồ sơ vụ án, dẫn đến sai lầm trong việc giải quyết vụ án.
Ban Nội chính Trung ương cũng đang nghiên cứu
Cùng thời điểm này, Ban Nội chính Trung ương cũng được giao nghiên cứu, đánh giá để tham mưu cho Ban Bí thư về hướng giải quyết vụ án Hồ Duy Hải, vốn đang gây phản ứng khác nhau trong dư luận và các cơ quan tố tụng trung ương, cơ quan giám sát tư pháp.
Các nguồn tin độc lập cho biết tổ chức đảng của TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Bộ Công an, cũng như Đảng đoàn QH sẽ phải có báo cáo, nêu quan điểm. Trên cơ sở đó, Ban Nội chính Trung ương mới có báo cáo chính thức gửi cấp có thẩm quyền, trên cơ sở đó sẽ có định hướng cho các bước xử lý tiếp theo. Đây là cách thức để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan tư pháp trong giải quyết các vụ việc phức tạp, dư luận quan tâm.
NGHĨA NHÂN |
Cụ thể, có những vật chứng có thể mang dấu vết tội phạm nhưng không được thu thập, có chụp ảnh nhưng không lưu giữ, một điều tra viên cùng lúc vừa khám nghiệm tử thi, vừa khám nghiệm hiện trường.
Đặc biệt, có cả việc một số biên bản nhận dạng không có người chứng kiến; một số biên bản ghi lời khai, hỏi cung có sửa chữa nhưng người khai không xác nhận; lời khai đầu tiên của bị cáo không nhận tội thì không đưa vào hồ sơ vụ án cũng như không có trong hồ sơ lưu trữ của cơ quan điều tra.
Nhân chứng đầu tiên phát hiện ra vụ án không được lấy lời khai, các dấu vân tay tại hiện trường chưa được xác định; mâu thuẫn trong lời khai, chứng cứ, dấu vết chưa được làm rõ…
Mặt khác, đa số thành viên UBTP cũng đồng tình rằng trong bối cảnh hiện nay, việc kiến nghị lên các cấp thẩm quyền xem xét lại bản án giám đốc thẩm là cần thiết. Điều này là phù hợp với quy định tại Điều 404 BLTTHS 2015.