3. Em không có ý bênh xe máy hay ô tô, em chỉ ủng hộ bất cứ ai tham gia giao thông có ý thức và văn minh. Vấn đề ở chỗ hiện nay, dù ngồi trên xe máy hay ô tô thì đa phần người tham gia giao thông ở Việt Nam vẫn rất ... nói thế nào nhỉ "sơ khởi" he he ... Người ta vẫn nói, "cái áo chùng thâm không làm nên vị thầy tu". Đừng nghĩ mình ngồi trên ô tô, một phương tiện giao thông "văn minh của nhân loại" mà nghĩ mình có quyền phán xét "những người đi các phương tiện thô sơ hơn", hãy thể hiện bằng hành động cụ thể khi đi đường thì hơn là ngồi "mong ước văn minh giao thông" ở nước này hay nước khác chỉ vì ở đó nó cấm loại xe này hay xe kia. Nói cho cùng nó cũng chỉ là phương tiện mà thôi.
Đôi lời mạo muội.
Em nghĩ chúng ta vốn dĩ có điểm bất lợi là xuất phát điểm đi lên từ bao cấp lạc hâu, do đó việc giáo dục văn hóa giao thông là sơ sài,bởi thời chúng ta đã có phương tiện riêng đâu mà giáo dục, đến sau này thì bộ môn Giáo dục công dân mới đưa vào mấy cái biển báo,mà điều này không giác ngộ được là bao,đến thế hệ nhóc chúng ta thì việc giáo dục về giao thông được thể hiện qua mô hình ở nhà trẻ, trong sách vở nhiều hơn....Ý của em là ý thức phải được hằn sâu vào tiềm thức từ tấm bé thì bản thân chủ thể đó mới luôn tự giác và có ý thức cao được.Tết vừa rồi,em có đứa cháu 5 tuổi từ Sing về chơi,lúc đứa em của em dắt nó sang đường để mua bóng bay, nó nhất định không chịu đi, mà phải đòi đến chỗ vạch trắng ngang mới sang đường cơ,hành động đó của nó mà em nhớ mãi để sau này dạy con,em thấy việc đó ảnh hưởng bởi nền giáo dục rất cơ bản của họ,bé tý mà nó không bao giờ vứt một miếng rác linh tinh, ăn kẹo xong là đút vỏ vào túi quần chờ có chỗ đổ rác là vứt vào.
Việc ô tô trở nên phổ biến cũng chỉ mới manh nha được khoảng 8 năm trước và kèm theo đó với tình trạng mua bằng bán cấp ở ta thì các cụ biết rồi đấy,nhiều người cố học vẹt mấy trăm câu hỏi để thi qua phần lý thuyết,hoặc là nộp phí "chống trượt", thử hỏi như thế thì ngấm cái gì vào đầu.Đến bây giờ,có nghị định 34 mới,thì nhiều cụ phải cố mà nhớ lấy để còn biết là nó có phạt nặng hay không để mà tránh, còn đối phó,,,Tất nhiên khi cuộc sống dư dả một chút,thì dân trí cũng phải được tăng lên theo xu hướng xã hội hóa,nhưng để xét văn hóa giao thông ở nước ta thì em không dám nói, vì các cụ cũng biết là nó thế nào, chỉ xin trích dẫn một câu của người nước ngoài nói rằng " Giao thông ở VN là một mớ hỗn độn". không hỗn độn sao được khi mạnh ai người nấy chen, cứ có một người chen thì người khác lại theo.Em ví dụ như đoạn đèn đỏ từ Liễu Giai-Nguyễn Chí Thanh, trước đây thì đúng là nó rất hẹp, nhưng nay họ đã kẻ vạch cao hơn hẳn, tức là các dòng phương tiện đông như xe máy thì cũng chỉ cần chờ một lốt đèn đỏ thôi là qua được, nhưng người ta vẫn trèo hết lên vỉa hè để mà cố chen lên.Và đúng là em vẫn có ý bênh ô tô hơn là xe máy và các phương tiện thô sơ,bởi như cụ ở trên nói, ô tô họ có chế tài phạt quá cao nên họ không ẩu như xe máy và xe đạp,,,cũng giống như xe bus, vì nó quá được ưu tiên và cũng bởi XX ngại bắt xe bus vi phạm vì bắt xe bus chả khác nào Ôm rơm nặng bụng,vừa không có xèng lại dễ gây tắc đường.Hàng ngày nếu không có việc gì cần thì em luôn chọn phương tiện là xe máy để đi cho tiện,và chính vì thế nên càng có nhiều dịp so sánh dưới góc độ mình đi xe máy lưu thông với ô tô thế nào, khi đi ô tô thì xe máy bon chen ra sao,,,và đúng là xe máy,xe đạp ở ta cứ như dòng nước ấy, chỗ nào hở là tràn vào, cố sức chen vào ngay.
Đợt này về Thái Nguyên,em không hiểu sao nhiều lái xe ở đây vô ý thức hay là kém hiểu biết khi mà rất nhiều xe bật pha,hay là mình đi xe nhỏ thì họ bật như vậy, nhưng không,kể cả đi xe gầm cao thì vẫn liên tục gặp trường hợp này,vậy thử hỏi ta phán xét ai đây.Nói cho cùng,ô tô ,xe máy, xe đạp là phương tiện thật, nhưng thiết nghĩ nếu như các chủ phương tiện khi ra đường, tham gia giao thông với thái độ chan hòa thì tốt biết bao.
Đôi lời ngu ý góp chuyện với các cụ.