Các cụ mợ đi vắng, rỗi rãi lại gõ tí vậy...
Từ xưa đến nay, để tiếp cận Đạo Trời (cái này lớn hơn bầu trời chúng ta thường thấy nhé), thì ngoài việc là phải có tâm trí và tài liệu để nghiên cứu, người ta còn phải có phương pháp (phương tiện) để tiếp cận nguồn kiến thức vô cùng to lớn đó.
Nguồn kiến thức thì rất đa dạng, công khai hoặc hư ảo, đầy rẫy hoặc quý hiếm, phổ biến hoặc bí truyền...với các thế hệ hậu sinh như chúng ta chẳng hạn, thì cứ gạn lọc mà chọn cái phù hợp, nói chung tìm được tài liệu của cỡ Đại sư thì tốt hơn, tuy khó hiểu hơn nhiều so với tài liệu phổ thông. Còn việc đưa kiến thức đó vào đầu thì lại tùy duyên, không thầy thì nhất định là không thành, và nó sẽ đi vào nhận thức của người ta bằng 2 cách: Công truyền và Tâm truyền.
Tuy nhiên em lại đang muốn nói về các phương tiện để có thể nhập các kiến thức kiểu đó vào đầu, tức là các hình thức khác nhau để thâu nạp kiến thức rồi ngộ ra Đạo Trời, từ đó mà tự khám phá thêm trên căn bản kiến thức đã ngộ ra (tùy level, chứ chẳng ai giống ai).
Xưa đã phân định, và nay cũng chưa có cách nào khác ngoài 5 hình thức: Sơn, Y, Mệnh, Tướng, Bốc.
+ Sơn: Là lánh trần đoạn tục (trong khi nghiên cứu thôi nhé), như kiểu mật thất hoặc núi cao rừng thẳm. Đây là hình thức mang lại kết quả cao nhất.
+Y: Là nghiên cứu về Y thuật phương Đông. Con người là tiểu vũ trụ, nghiên cứu vũ trụ cũng ra con người mà nghiên cứu con người thì cũng ra vũ trụ. Đây là nói về sự đồng nhất giữa con người và vũ trụ ở mọi khía cạnh bản thể, rõ nhất như âm dương ngũ hành can chi bát quái chẳng hạn. Chữa bệnh cách này chính là chữa từ gốc, gốc vũ trụ cũng nằm trong một cơ thể và ngược lại. Vì Y thuật liên quan đến sinh mạng, nên người tìm hiểu và áp dụng y thuật phương Đông cũng phải hiểu rất sâu sắc về nguyên lý, vì vậy Y xếp hạng cao như vậy. Nó sâu sắc, nên nếu chỉ hiểu Can là Gan hay Tâm là Tim thời chết người chứ không đơn giản đâu...
+Mệnh: Không chỉ là mệnh người, mà là vận mệnh nói chung. Có thể bao gồm mệnh loài người, mệnh quốc gia, mệnh một vùng hay mệnh người. Có nhiều môn liên quan đến cái thứ 3 này lắm, nếu mở chủ đề riêng thì em thống kê sau.
+Tướng: Dễ hiểu rồi, là xem người.
+ Bốc: Là các môn chiêm bói cho cả người, vật, việc. Riêng cái này được chia làm 2, là Bốc và Phệ.
Bốc là môn chiêm bói bằng kinh nghiệm, nên đã mai một và thất truyền nhiều, hình như giờ chỉ còn Xem chân gà và xem Trầu cau. Riêng xem chân gà thì có hình thành cơ sở lý luận và in sách truyền lại. Còn Phệ lại dựa vào Kinh Dịch nên phát triển rất mạnh, mang tính hàn lâm, rất nhiều môn phổ biến hiện nay đang phát triển trên cơ sở lý luận của Dịch và ứng dụng rất đa dạng.
Hè hè, em là hóng thế chứ lại chẳng có duyên đi vào 5 con đường trên, cũng chẳng thông môn nào. Thôi thì gõ cho vui, mỏi tay roài...