Ấy chết nhà bác này, ai lại chuyện xưa mà bác cóp pết theo kiến giải của người nay thế. Chuyện hay thế mà bác lại hiểu theo nghĩa đen lại làm tầm thường câu chuyện hay mất rồi.
Chuyện bác kể, em hiểu đấy là người xưa bằng câu chuyện ví von ngầm nhắn nhủ cho lớp hậu thế. Đối tượng nhắn nhủ đây ko ai khác mà là chính bản thân mỗi người.
Mỗi chữ bôi đỏ là một chủ đề rộng, để mổ xẻ thôi thì dành cho các cụ nhiều chữ, nhiều tgian. Em chỉ biết nôm na thế này:
"Nghiệp": Cái này là nói về mình, "Nghiệp" là do mình tạo ra, hưởng phúc hay thọ họa là tùy mình tạo nghiệp lành hay dữ.
"Hà Bá": Có ai biết ông Hà Bá mặt mũi ntn đâu. Đây là nói ẩn dụ, là dòng sông nghiệp chứ gì, mà dòng sông nghiệp ai mà chẳng có, lúc nào chẳng theo ta, có điều ta hay quên nó đó thôi.
"Tây Môn Báo": Cũng lại là mình, là chủ thể câu chuyện, sai đúng, tốt xấu, trí mê đủ cả. Chẳng ai thiếu.
"Hào trưởng, bô lão, ông đồng bà cốt": Là những thứ bên ngoài ư. Ko đâu, đấy là cái "chấp đúng" của ta.
Vậy thì câu chuyện "Hà Bá Lấy Vợ" nên hiểu ntn? Ồ có gì đâu. Là nghiệp mỗi người thôi, đừng có chấp mình đúng, vì chắc gì người khác đã sai. Kiểm đếm lại xem nếu ta đúng thì tại sao giờ đây vẫn cứ ngồi đây để chém gió.