- Biển số
- OF-185245
- Ngày cấp bằng
- 13/3/13
- Số km
- 954
- Động cơ
- 340,680 Mã lực
Hồi ở châu Âu mình bắt đầu học karate kyokushin trên trường đại học. Thời gian sau do thay lịch nên học kickboxing và có thời gian học TKD. Tuy nhiên ảnh hưởng kyokushin có thể nói là đậm nhất. Mình rút ra kinh nghiệm như này.
- Thực ra mọi loại võ đều giống nhau cả, đa phần là vậy, các đòn thế tương đồng nhau. Tuy nhiên mỗi loại lại có mức độ chú trọng khác nhau, chính sự chú trọng này đã làm nên đặc trưng của mỗi loại võ thuật. Đặc trưng ra đòn của mỗi võ thuật lâu dần tạo thói quen cho chính võ sinh học môn võ đó. Ví dụ, nếu là võ sinh karate kyokushin thì bạn sẽ có thói quen dựng tay khá cao và bảo vệ phần đầu hơn so với karate shotokan. Khi phải đấu, 1 phần do ăn đòn, 1 phần vì quá mệt, chỉ có thể do thói quen thì bạn mới giương tao cao thôi. Tương tự, võ sinh Muay Thái thường phòng thủ phần mặt và đầu rất tốt, khác hẳn TKD người ta có thói quen để tay khá thấp. Tương tự, cũng là thói quen cả, võ sĩ Muay Thái thường có thói quen đá vào ống chân và lên gối; trong khi kyokushin thường đá vào bắp chân ...
- Học võ để đánh nhau? Lúc học kyokushin, tuần nào bọn tôi cũng đánh nhau. Loại full contact này đánh rất ác, đánh không có giáp, chỉ không được đấm vào mặt và đạp thẳng vào mặt thôi. Lực đấm và đá cho phép trên 80%. Nhiều năm đánh nhau như vậy, về sau bạn sẽ thấy đánh nhau cực chán. Nói thật là vậy. Nếu đạt đến 1 trình độ nhất định và sau 1 thời gian dài nhất định học võ, bạn sẽ ít nhiều cảm nhận chữ "thuật" trong "võ thuật". Võ thuật nhiều khi như 1 môn nghệ thuật. Và bạn nhận ra giới hạn của mình. Có quá nhiều người hơn bạn, mục đích của bạn cũng không phải để trở thành nhà vô địch, người giành huy chương. Bạn nhận ra có những ngày bạn thấy khỏe, có những ngày bạn thấy mệt. Và bạn nhận ra ai cũng già đi, yếu hơn... Càng về sau, bạn sẽ cảm thấy học võ chẳng phải để đánh nhau, cũng chẳng phải vì tự vệ.
- Chiêu thức, bí quyết gia truyền này nọ trong võ thuật? Tôi nghi ngờ chuyện này. Thật ra, người ta đánh gục được nhau bởi những chiêu đơn giản hết. Người ta cũng chả giấu bài gì khi dạy các bạn. Cái chính là bạn có đủ trình độ để lĩnh hội, để thực hành không? Người ta dạy mình đá kiểu này kiểu kia, mà chân mình không đủ dẻo, không đủ mạnh thì cũng chả học được đâu.
- Năng khiếu võ thuật? Tôi nghi ngờ chuyện này. Mấy ông thầy tôi cũng nói thế. Thực ra chỉ có khổ luyện thôi. Học nhiều nó thành thói quen. Có nhiều người có xuất phát rất tốt nhưng sau bỏ bê nên cũng chẳng đi đến đâu.
- Thời gian? Tùy loại, theo tôi là vậy. Nếu học karate, như loại kyokushin, và học chăm chỉ, độ 3 năm là bạn có thể trở thành 1 võ sĩ đáng gờm, có thể đánh gục nhiều người. Tuy nhiên nếu học aikido, có khi bạn cần hàng chục năm để đạt đến trình độ nào đó. Còn đưa ông aikido 8 năm với ông kickboxing 3 năm, tôi đảm bảo ông aikido nhừ đòn?
- Thể lực? Cái này rất quan trọng. Cứ bảo chiêu này chiêu kia, dùng sức địch đánh địch. Phét cả. Nếu thể lực không có, chỉ 1 mình bạn di chuyển, bạn đã thấy mệt, đừng nói trong khi đó bạn còn có thể xuống sức vì ăn đòn từ đối phương. Bạn phải có thể lực tốt nhờ tập luyện ở võ đường. Không phải ngẫu nhiên là người ta phải hít đất, chạy, bơi lội để hỗ trợ khi học võ.
- Khả năng chịu đòn? Điều này rất quan trọng. Đây là khả năng mà bạn được rèn luyện khi tập võ. Có nhiều loại võ như kickboxing, boxing, kyokushin, Muay Thái, họ luyện đối kháng rất nhiều và lực đánh rất mạnh. Võ sinh của họ tập làm quen với khả năng chịu đòn. Không phải lúc nào bạn cũng có thể tránh được đòn. Bạn phải ăn đòn nhiều ở võ đường thì mới quen được. Nhiều thằng nếu đánh với nó, mà hạng cân mình không chênh lệch nó, nói thật chả biết nên đấm hay đá vào đâu, vì người chúng nó nó cứng quá. Nó bảo vệ đầu xong, đá hay đấm vào đâu cũng chả xi nhê gì cả.
- Nếu môi trường của bạn là võ đường, rồi thi đấu các giải thể thao thì vẫn ở dạng thể thao thôi. Bạn được bảo vệ tốt, có giáp. Nếu lên nghiệp dư, có thể ít giáp hơn. Nếu là chuyên nghiệp thì không còn giáp nữa, khắc nghiệt hơn nhiều. Hình như ở vN có cực ít võ sĩ chuyên nghiệp, có 1-2 người thường đánh giải bên Thái.
Nếu bắt đầu học võ, theo tôi không cần sớm quá. Tầm 15 tuổi mới nên cho học. Học võ chẳng như phim đâu. Không phải dăm hôm đã học chiêu này chiêu kia, nhiều khi người ta bắt mình tay ôm đầu, đứng lên ngồi xuống 50 lần thôi, sáng hôm sau có khi đi chẳng nổi. Có những thứ đơn giản nhưng học cả đời, ví dụ như đòn đấm thẳng ( thôi sơn), chỉ cần học cái này cho tử tế là hạ được khối thằng.
- Thực ra mọi loại võ đều giống nhau cả, đa phần là vậy, các đòn thế tương đồng nhau. Tuy nhiên mỗi loại lại có mức độ chú trọng khác nhau, chính sự chú trọng này đã làm nên đặc trưng của mỗi loại võ thuật. Đặc trưng ra đòn của mỗi võ thuật lâu dần tạo thói quen cho chính võ sinh học môn võ đó. Ví dụ, nếu là võ sinh karate kyokushin thì bạn sẽ có thói quen dựng tay khá cao và bảo vệ phần đầu hơn so với karate shotokan. Khi phải đấu, 1 phần do ăn đòn, 1 phần vì quá mệt, chỉ có thể do thói quen thì bạn mới giương tao cao thôi. Tương tự, võ sinh Muay Thái thường phòng thủ phần mặt và đầu rất tốt, khác hẳn TKD người ta có thói quen để tay khá thấp. Tương tự, cũng là thói quen cả, võ sĩ Muay Thái thường có thói quen đá vào ống chân và lên gối; trong khi kyokushin thường đá vào bắp chân ...
- Học võ để đánh nhau? Lúc học kyokushin, tuần nào bọn tôi cũng đánh nhau. Loại full contact này đánh rất ác, đánh không có giáp, chỉ không được đấm vào mặt và đạp thẳng vào mặt thôi. Lực đấm và đá cho phép trên 80%. Nhiều năm đánh nhau như vậy, về sau bạn sẽ thấy đánh nhau cực chán. Nói thật là vậy. Nếu đạt đến 1 trình độ nhất định và sau 1 thời gian dài nhất định học võ, bạn sẽ ít nhiều cảm nhận chữ "thuật" trong "võ thuật". Võ thuật nhiều khi như 1 môn nghệ thuật. Và bạn nhận ra giới hạn của mình. Có quá nhiều người hơn bạn, mục đích của bạn cũng không phải để trở thành nhà vô địch, người giành huy chương. Bạn nhận ra có những ngày bạn thấy khỏe, có những ngày bạn thấy mệt. Và bạn nhận ra ai cũng già đi, yếu hơn... Càng về sau, bạn sẽ cảm thấy học võ chẳng phải để đánh nhau, cũng chẳng phải vì tự vệ.
- Chiêu thức, bí quyết gia truyền này nọ trong võ thuật? Tôi nghi ngờ chuyện này. Thật ra, người ta đánh gục được nhau bởi những chiêu đơn giản hết. Người ta cũng chả giấu bài gì khi dạy các bạn. Cái chính là bạn có đủ trình độ để lĩnh hội, để thực hành không? Người ta dạy mình đá kiểu này kiểu kia, mà chân mình không đủ dẻo, không đủ mạnh thì cũng chả học được đâu.
- Năng khiếu võ thuật? Tôi nghi ngờ chuyện này. Mấy ông thầy tôi cũng nói thế. Thực ra chỉ có khổ luyện thôi. Học nhiều nó thành thói quen. Có nhiều người có xuất phát rất tốt nhưng sau bỏ bê nên cũng chẳng đi đến đâu.
- Thời gian? Tùy loại, theo tôi là vậy. Nếu học karate, như loại kyokushin, và học chăm chỉ, độ 3 năm là bạn có thể trở thành 1 võ sĩ đáng gờm, có thể đánh gục nhiều người. Tuy nhiên nếu học aikido, có khi bạn cần hàng chục năm để đạt đến trình độ nào đó. Còn đưa ông aikido 8 năm với ông kickboxing 3 năm, tôi đảm bảo ông aikido nhừ đòn?
- Thể lực? Cái này rất quan trọng. Cứ bảo chiêu này chiêu kia, dùng sức địch đánh địch. Phét cả. Nếu thể lực không có, chỉ 1 mình bạn di chuyển, bạn đã thấy mệt, đừng nói trong khi đó bạn còn có thể xuống sức vì ăn đòn từ đối phương. Bạn phải có thể lực tốt nhờ tập luyện ở võ đường. Không phải ngẫu nhiên là người ta phải hít đất, chạy, bơi lội để hỗ trợ khi học võ.
- Khả năng chịu đòn? Điều này rất quan trọng. Đây là khả năng mà bạn được rèn luyện khi tập võ. Có nhiều loại võ như kickboxing, boxing, kyokushin, Muay Thái, họ luyện đối kháng rất nhiều và lực đánh rất mạnh. Võ sinh của họ tập làm quen với khả năng chịu đòn. Không phải lúc nào bạn cũng có thể tránh được đòn. Bạn phải ăn đòn nhiều ở võ đường thì mới quen được. Nhiều thằng nếu đánh với nó, mà hạng cân mình không chênh lệch nó, nói thật chả biết nên đấm hay đá vào đâu, vì người chúng nó nó cứng quá. Nó bảo vệ đầu xong, đá hay đấm vào đâu cũng chả xi nhê gì cả.
- Nếu môi trường của bạn là võ đường, rồi thi đấu các giải thể thao thì vẫn ở dạng thể thao thôi. Bạn được bảo vệ tốt, có giáp. Nếu lên nghiệp dư, có thể ít giáp hơn. Nếu là chuyên nghiệp thì không còn giáp nữa, khắc nghiệt hơn nhiều. Hình như ở vN có cực ít võ sĩ chuyên nghiệp, có 1-2 người thường đánh giải bên Thái.
Nếu bắt đầu học võ, theo tôi không cần sớm quá. Tầm 15 tuổi mới nên cho học. Học võ chẳng như phim đâu. Không phải dăm hôm đã học chiêu này chiêu kia, nhiều khi người ta bắt mình tay ôm đầu, đứng lên ngồi xuống 50 lần thôi, sáng hôm sau có khi đi chẳng nổi. Có những thứ đơn giản nhưng học cả đời, ví dụ như đòn đấm thẳng ( thôi sơn), chỉ cần học cái này cho tử tế là hạ được khối thằng.