Em không nghĩ chồng lấy quyền gì để dạy vợ.
Các cụ ngày xưa có nói phu thê tương kính như tân là vợ chông trọng nhau như khách.
Còn chữ tòng theo đạo nho em thấy nó không phù hợp
Vâng. Tương kính như tân. Tân ở đây là khách như cụ nói. Nhưng khách ở đây không có nghĩa như cụ nghĩ. Mạn phép, nếu cụ hiểu thật sự câu Phu thê tương kính như tân.
Gợi ý chút, cũng lại là mạn phép. Bản thân từ Phu thê thì cụ cũng đã hiểu ai là chủ, ai là khách trong câu nói nói này. Không thể nói là phu là khách và thê cũng là khách được. Chồng cư xử với vợ là khách, đương nhiên, nhưng vợ thì phải coi chồng là chủ chứ? Và nếu vợ coi chồng là chủ thì phải tuân theo gia qui của chủ, hiển nhiên chứ nhỉ?
Tòng là nghĩa vậy đó ạ. Cụ thấy phù hợp hay không phù hợp thì nó vẫn cứ là như vậy.
Cụ thể thêm chút nhé. Cụ sang Arap theo đường ngoại giao, cụ là khách. Cụ sẽ được đối xử đúng như là khách. Nhưng cụ phải theo lề luật của họ, cụ không thể ngang nhiên ăn thịt (em không nhớ rõ là lợn hay bò, một trong hai loại đó) vì nếu cụ vi phạm, cụ sẽ bị xét xử theo đúng luật của họ, cụ cũng không thể ngang nhiên nhìn ngắm phụ nữ Hồi giáo ở đó, vi phạm, cụ sẽ bị xử theo luật lệ của họ. Tương kính như tân có nghĩa vậy đấy cụ ạ.
Em vừa uống chút, hơi dài dòng. Nhưng chắc cụ hiểu ạ.