- Biển số
- OF-159482
- Ngày cấp bằng
- 5/10/12
- Số km
- 12,256
- Động cơ
- 482,365 Mã lực
Đã vodka cụ về cách truyền đạt.Lợi số 1: tận dụng được tiền nhàn rỗi. Vốn lưu động khi nhàn rỗi ít ai dám mang ra gửi kỳ hạn, lỡ cần gấp thì sao? Nếu đưa thành sổ tiết kiệm rồi thế chấp vay ra thì toàn bộ vốn lưu động luôn có lãi kỳ hạn, dùng phần nào vay ngân hàng phần đó, ko bị lãng phí. Ngoài ra, lãi suất vay ngắn hạn luôn thấp hơn lãi suất gửi kỳ hạn trung và dài, kể cả có vay full hạn mức thì vẫn có lợi.
Lợi số 2: giảm được thuế TNDN phải nộp. Phần lãi trả ngân hàng được tính là chi phí hợp lệ, trong khi phần lãi gửi kỳ hạn thì vào túi mình.
Lợi số 3: Minh bạch. Thực ra mình vẫn có thể đưa tiền vào DN theo hình thức cho vay cá nhân nhưng như cụ nào nói ở trên, vừa không minh bạch - dễ bị thuế hạch sách, nghi ngờ nguồn tiền ảo - vừa phải nộp 5% thu nhập cá nhân trên lãi vay. Ngoài ra hồ sơ giải ngân đưa lên ngân hàng cũng được soi kỹ nên phần nào giúp mình tránh được những lỗi thiếu sót ko đáng có.
- Lợi số 4: Có thể được cấp tín dụng cao hơn lượng tiền mình có. Nhiều ngân hàng cho vay full sổ tiết kiệm, ngoài ra còn cho thêm một tỷ lệ nào đó vài chục % dùng để mở LC, làm bảo lãnh thanh toán...
- Lợi số 5: Được ngân hàng ưu đãi các dịch vụ, lên khách VIP và free nhiều thứ.
Tuy nhiên cái gì cũng có 2 mặt, không phải phương án này là hay ho tuyệt đối.
Cái dở 1: tự trói tay mình khi ngân hàng xiết tín dụng. Như hiện nay nhiều DN vẫn còn hạn mức nhưng ko giải ngân ra được. Như vậy vốn lưu động bị mắc trong ngân hàng, sổ tiết kiệm không thể lấy ra nếu chưa trả hết nợ để giải chấp.
Cái dở thứ 2: Các sổ TK này khi đáo hạn không được hưởng lãi suất thoả thuận, nhất là khi gửi và vay tại cùng 1 chỗ. Vì ngân hàng đang cho vay, nắm đằng chuôi là sổ TK nên mình buộc phải để gia hạn tự động, lãi suất thấp hơn mặt bằng chung một chút.
Cái dở thứ 3: lãi suất tiền vay có thể bị cao hơn tiền gửi. Giai đoạn hiện nay vay ngắn hạn hay dài hạn đều bị đẩy lãi suất lên rất cao, vượt cả gửi TK dài hạn nên nếu vay full hạn mức là âm lãi.
Cái dở thứ 4: Rủi ro về chấp nhận sổ. Thông thường một số ngân hàng chấp nhận thế chấp sổ của nhau, tức là mình có thể gửi lãi suất cao ở ngân hàng A nhưng thế chấp để vay ở ngân hàng B có lãi suất vay/gửi thấp hơn. Nếu ngân hàng A có rủi ro (như kiểu SCB) thì B có thể tìm cách hạ hạn mức được vay của mình, hoặc ép mình phải thay thế bằng sổ khác. Những lúc đang dùng full hạn mức mà cứ rút ra nhập vào rất khó điều chỉnh dòng tiền.
Cái dở thứ 5: Phức tạp về giấy tờ so với việc đưa tiền mặt vào làm vốn lưu động. Mỗi lần giải ngân là một lần làm hồ sơ, sau đó định kỳ còn phải nộp báo cáo tài chính, lưu chuyển tiền tệ... để ngân hàng giám sát và xét duyệt cấp lại hạn mức. Nói chung ngốn nhiều thời gian sức lực hơn đáng kể so với việc không đi vay.
Không có gì mới nhưng không phải ai cũng diễn đạt tường minh được như cụ.