Thực tế thì trong từng giai đoạn cuộc sống người ta sẽ xếp những mối ưu tiên khác nhau. Ví dụ, thời trẻ con cái còn bé thì chúng ta có xu hướng ưu tiên dành thời gian cho con cái. Khi con cái lớn lên, bố mẹ bắt đầu già đi thì chúng ta sẽ có xu hướng dành nhiều thời gian cho bố mẹ. Muốn con cái sau nó đối xử với mình như nào thì sự giáo dục của gia đình nó quan trọng lắm, nói giời nói bể mà tấm gương lù lù là bản thân mình đối xử với bố mẹ người trên chả ra gì thì con nó học ngay thôi.
F1.1 nhà cháu năm nay là 21 tuổi, trộm vía đến giờ phút này thì anh chàng cũng có vẻ biết phân biệt phải trái, các mối quan hệ cân bằng được giữa mẹ và bạn gái. Hôm trước cháu giả vờ hỏi nó là “nếu bạn gái con hỏi con câu nếu mẹ và bạn gái cùng rơi xuống nước con cứu ai thì con trả lời như nào?” Nó bẩu là con chẳng thể yêu nổi cái đứa nào có tư duy kiểu đó nên câu hỏi ấy bạn gái con chắc chắn sẽ ko hỏi để làm khó con
. Cho nên cứ tự tin với sản phẩm giáo dục của mình thôi mà chẳng cần phải quan tâm đến nó xếp mình số mấy.
và cháu đồng ý với cụ TorienT rằng, khi con cái chúng thành và nó ko thể dành nổi mỗi ngày 30 phút cho bố mẹ thì đấy là sự thất bại của giáo dục gia đình. Cháu hiểu pha trà đấm lưng chỉ là cách nói ví von thôi chứ nếu ở quá xa thì cũng phải nhắn tin gọi điện, là thể hiện mong muốn được ở gần chăm sóc bố mẹ già phải ko a?