Các cụ nghĩ sao? giới trẻ h tha hóa đạo đức quá
Yêu nhau 9 năm và chính thức về chung một nhà đã 4 năm, dường như anh Trịnh Nam Thái, 31 tuổi và chị Phạm Bích Ngọc, 31 tuổi, thấu hiểu đối phương từ từng ánh mắt hay cử chỉ, hành động. Anh chị quyết định dành cả đời cùng nhau để nhìn ngắm thế giới rộng lớn và không sinh con.
cafebiz.vn
Để thể hiện quan điểm cá nhân của bạn tới một quan điểm, hành vi của người khác, để khách quan thì ta nên đối chiếu các quy định của pháp luật, phong tục truyền thống gia đình, hương ước của làng xã, các quy định điều răn của tôn giáo nếu bạn tham gia tôn giáo nào đó.
Việc thể hiện quan điểm của bạn tới quan điểm, hành vi của người khác phải đảm bảo không được xâm phạm tới quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người khác.
Hiện tại dự thảo luật dân số trình quốc hội ban hành thì quy định quyền và nghĩa vụ của các cặp vợ chồng, cá nhân liên quan tới việc sinh con như sau
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc sinh con
1. Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân không tách rời nhau trong việc sinh con.
2. Cặp vợ chồng, cá nhân có quyền:
a) Quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh bảo đảm trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt;
b) Được cung cấp thông tin, tiếp cận, lựa chọn, sử dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình.
3. Cặp vợ chồng, cá nhân có nghĩa vụ:
a) Thực hiện chính sách, pháp luật về dân số;
b) Thực hiện các cuộc vận động của Đảng và Nhà nước về công tác dân số phù hợp với từng thời kỳ
Như vậy việc có sinh con hay không sinh con của 2 bạn trẻ trong bài báo là quyền của họ được quy định trong hiến pháp và pháp luật. Tuy nhiên theo chính sách nhà nước thì 2 bạn trẻ đã kết hôn, sống tại Hà Nội là địa phương có mức sinh thay thế, theo đó 2 bạn đó được khuyến khích sinh con theo mức sinh thay thế tức là sinh đủ 2 con nếu có điều kiện chăm sóc và nuôi dạy con tốt.