[Funland] Vợ bị viêm gan B, em rất cần các cụ lời tư vấn!

lanhchuachaplin

Xe điện
Biển số
OF-98927
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
2,998
Động cơ
422,472 Mã lực
Nơi ở
❤❤❤-----Người giời-----❤❤❤
Em xin cám ơn cụ. Vợ em mới thử máu ở BV 103 vào tháng 5/2016. E dự định đến thứ 5 tuần này, vợ em mang thai được 7 tháng sẽ đưa vợ đi khám chuyên khoa gan mât xem thế nào. Nhưng giờ em cứ như lửa đốt ấy. Đây là những kết luận từ tháng 5, em xin gửi cụ xem giúp:

Em ko phải bác sĩ đâu, nhưng mang virus này hơn 20 năm rồi, nhà em 3/4 người có virus này.
// tên em trùng với tên ông bác sĩ trong tờ giấy =))

Bố mẹ em có virus, sinh ra em ở thời điểm tiêm phòng HBV cho trẻ mới sinh chưa phổ biến, nên em bị lây.
Lúc sinh em gái em thì có tiêm phòng sau khi sinh, nên em gái em ko bị dính virus.
Khi nào vợ cụ sinh f1, cụ cho bé tiêm phòng mũi đầu tiên sau khi sinh, bé sẽ ko bị nhiễm virus đâu (bác sĩ sẽ nhắc thôi, nếu muốn cẩn thận thì cụ nhắc trước với bác sĩ cho chắc ăn).
Hiện tại, vợ cụ đang bị VGB mạn tính ổn định, nên khả năng lây nhiễm sang cho f1 cũng đã thấp sẵn rồi. Thêm tiêm phòng sau khi sinh nữa thì gần như chắc ăn f1 sẽ ko bị nhiễm, trừ trường hợp hi hữu thôi.

Xong phần của f1, đến phần của vợ cụ.
Từ khi ko cần điều trị đến khi cần điều trị tùy thuộc vào từng người, ko có một khoảng thời gian cố định. Chỉ có định kì đi khám mới biết khi nào cần phải điều trị thôi. Khi sức khỏe đi xuống, là lúc VGB dễ chuyển sang dạng hoạt động, đến một mức nào đó, bác sĩ mới chỉ định điều trị, còn ko thì chỉ xét nghiệm để theo dõi thôi.
Hiện tại, vợ cụ đang nằm trong nhóm số đông của những người nhiễm virus VGB mạn tính, là điều mà nhóm số ít còn lại mong muốn được đạt tới (em phải mất 6 năm điều trị, đến gần đây mới có cái mục số 4 dương tính như của vợ cụ). Phần lớn của nhóm số đông đấy sẽ ko cần điều trị suốt cả đời. Trong máu và gan mang virus, nhưng gan lại ko bị ảnh hưởng, vẫn ngon lành như gan của người bình thường.
Trừ trường hợp bị chuyển sang thành viêm gan, xơ gan, ung thư gan hoặc các bệnh liên quan, tuổi thọ của người mang virus sẽ như người bình thường, vì con virus có phá hoại gì đâu. Có thể còn cao hơn vì họ ý thức được tình trạng của mình nên cố gắng sống lành mạnh hơn.

Những điều người mang virus VGB cần phải làm:
- Lo lắng ít thôi, vì cái chuyện này nó thực sự là bình thường.
- Ăn uống đủ chất, ăn nhiều hoa quả, nhất là cam, bưởi...
- Hạn chế thức khuya.
- Ko uống rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
- Hạn chế cà phê.
- Định kì đi khám 3-6 tháng/lần theo tư vấn của bác sĩ.
- Giữ lại kết quả khám, tổng hợp kết quả lại thành 1 bảng để tiện cho mỗi lần đi khám, chứ mang cả 1 tập đi thì bác sĩ ko đọc hết đâu.

Ngoài ra, đây là một số thông tin cơ bản về HBV mà em biết

Cấu tạo của virus VGB:
- Đi từ ngoài vào, cái vòng tròn ngoài cùng màu nâu là các kháng nguyên bề mặt HBsAg (là cái số 1 trong giấy xét nghiệm). Được dùng làm dấu hiệu cho sự xuất hiện của virus. Xét nghiệm dương tính với HbsAg tức là trong cơ thể có virus.
- Tiếp đến, hình hoa tiêu màu xanh da trời là kháng nguyên e HBeAg (là cái số 3 trong giấy xét nghiệm). Được dùng làm dấu hiệu cho sự hoạt động của virus. Xét nghiệm dương tính với HbeAg tức là nhiều khả năng virus đang hoạt động. Âm tính là tốt.
- Tiếp đến, các hạt màu đỏ là kháng nguyên c HBcAg (ko có trong giấy xét nghiệm). Cái này ko quan trọng lắm.
- Cái dây xoắn màu xanh da trời ở giữa là DNA của virus. Xét nghiệm định lượng HBV-DNA, hay còn gọi là đếm virus dùng để đếm xem có nhiều virus hay ko. Ít là tốt, dưới ngưỡng phát hiện càng tốt.

Đối với người đã tiêm phòng thành công, hoặc người đã điều trị thành công, hoặc cơ thể tự xử lý thành công (phần lớn người bị nhiễm virus khi đã trưởng thành sẽ tự xử lý ngon lành bọn này, và miễn nhiễm luôn, khỏi cần tiêm phòng), trong cơ thể sẽ xuất hiện đủ 3 loại kháng thể chống lại cả 3 loại kháng nguyên trên, gồm có: anti-HBsAg, anti-HBcAg, và anti-HBeAg.
Trong trường hợp của vợ cụ, đã có kháng thể của HBeAg (anti-HBe) (cái số 4, tuy nhiên, kết quả này có thể bị dao động và thay đổi) và kháng thể của HBcAg (thằng này vốn ko quan trọng lắm, vì hầu hết các trường hợp, cứ dính virus là có kháng thể này sớm thôi, xét nghiệm cái này cũng có ý nghĩa riêng của nó, nhưng em ko kể cho đỡ phức tạp).
Có kháng thể anti-HBe có thể hiểu đơn giản là hoạt động nhân lên của virus đã bị hạn chế, khả năng lây lan thấp. Tuy nhiên, phải có thêm các xét nghiệm khác chuyên sâu hơn mới kết luận được vì có một số trường hợp khá dị, nhưng ít khi xảy ra.

Virus VGB vốn ko trực tiếp phá hủy tế bào gan, mà nó chỉ xâm nhập vào bên trong tế bào gan để sinh sống trong đấy thôi. Khi nhận thấy tế bào gan bị virus này xâm nhập, cơ thể sẽ cho lính xuống xử lý và phá hủy luôn tế bào gan này. Bên trong tế bào gan có 2 enzyme là AST và ALT (tên gọi khác là SGOT và SGPT). 2 loại enzyme này sẽ được giải phóng vào trong máu khi tế bào gan bị phá hủy. Vì vậy xét nghiệm định lượng 2 enzyme này được dùng để đánh giá mức độ bị phá huỷ của gan. Rượu bia, thức khuya, vận động mạnh... cũng khiến tế bào gan bị phá huỷ, đẩy kết quả xét nghiệm lên cao. Chính vì thế, người mang virus nên tránh các tác nhân trên, vừa để tốt cho gan, vừa ko làm sai lệch kết quả xét nghiệm, gây khó khăn, nhầm lẫn cho bác sĩ trong việc chẩn đoán tình trạng sức khỏe của người mang virus.

Khi đi xét nghiệm định kì, thường có các loại xét nghiệm sau:
- Định tính HBeAg, định tính anti-HBeAg
- Định lượng anti-HBeAg
- Định lượng HBsAg
- Định lượng HBV-DNA
- Định lượng AST, ALT
- Siêu âm gan
- Xét nghiệm các thành phần có trong máu

Cụ nhớ những thông tin trên để hiểu mấy cái kết quả xét nghiệm cơ bản nó mang ý nghĩa gì thôi, còn cần xét nghiệm gì thì để bác sĩ chỉ định.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mì tôm trứng

Xe tăng
Biển số
OF-401286
Ngày cấp bằng
16/1/16
Số km
1,545
Động cơ
241,354 Mã lực
Không sao đâu cụ, khi nào con lớn tý có thời gian đi xét nghiệm chuyên xâu xem có cần điều chị không.
 

Cherry HK

Xe tải
Biển số
OF-481677
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
272
Động cơ
196,810 Mã lực
Bệnh này bây giờ rất nhiều người bị cụ ah. Đứa nhân viên làm cùng em cũng bị.. nó bị mấy năm nay.. vẫn lấy ck sinh con... Nhưng thấy cũng khổ lắm ... Những lucd như này gia đình là nơi để vợ cụ lấy niềm tin và tinh thần.. Khoa hock phát triển nên không quá lo lắng cụ ạ
 

anhcobra

Xe container
Biển số
OF-11567
Ngày cấp bằng
13/11/07
Số km
7,421
Động cơ
598,343 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
người trong giang hồ
Ôi tưởng H. B thì có gì mà gào lên thế. Hay chủ thớt nghi vợ đi linh tinh nên dính?

Gửi từ EVA-L19 của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
 

Cherry HK

Xe tải
Biển số
OF-481677
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
272
Động cơ
196,810 Mã lực
cụ cứ bình tĩnh động viên mợ.
 

lanhchuachaplin

Xe điện
Biển số
OF-98927
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
2,998
Động cơ
422,472 Mã lực
Nơi ở
❤❤❤-----Người giời-----❤❤❤
20% dân mình bị cơ ạ. Già >30 có tiêm vacxin được ko cụ.
tiêm được cụ nhé
mà có khi cụ đã từng nhiễm virus và tự động khỏi, chuyển sang miễn nhiễm luôn rồi.
Vì thường người lớn mới nhiễm virus thì cơ thể tự khỏi, tự sinh ra các kháng thể.
Cứ đi xét nghiệm là ra được hết.
 
Biển số
OF-454898
Ngày cấp bằng
21/9/16
Số km
310
Động cơ
207,188 Mã lực
Tuổi
40
bác cứ bình tĩnh kiểm tra định kỳ cho 2 mẹ con là đc thôi, đừng để vợ phải suy nghĩ thêm về bệnh tật mà ảnh hưởng tói bé vì mấy tháng cuối thai nhi phát triển rất nhanh
 

greentechbox

Xe điện
Biển số
OF-355775
Ngày cấp bằng
28/2/15
Số km
2,522
Động cơ
284,392 Mã lực
Website
greentechbox.com
Em nằm vùng trên of lâu rồi. Nick em thì chắc cũng nhiều cụ biết nhưng do chuyện không vui nên em tạo nick mới này để rất mong nhận được sự tư vấn và đồng cảm của các cụ, các mợ. E cũng đã google nhiều về nó nhưng những thông tin mang lại vẫn chưa đủ làm vơi đi những băn khoăn, thắc mắc của mình.

Sang năm mới, em có dọn dẹp nhà cửa để vài tháng nữa đón em bé sắp sinh. Bỗng nhiên thấy tờ xét nghiệm máu của vợ, kết quả là viêm gan B mạn tính ổn định. Em gần như đứng tim, mọi thứ gần như sụp lại, một cảm giác tuyệt vọng về tương lai cứ luôn hiện ra. Giờ em rất băn khoăn không biết liệu bệnh có lây sang con không? Từ giai đoạn mạn tính không cần điều trị đến lúc phải điều trị là bao xa? Và tuổi thọ của người bị viêm gan B là bao lâu?

E rất mong các cụ mợ chia sẻ với em đôi chút về bệnh này! Đặc biệt là xoay quanh những thắc mắc trên, em xin cám ơn!
Cụ xem lại xem vợ cụ nhiễm thể nào của viêm gan B? Nếu thể ẩn, tức là không có nhân thì chả làm sao đâu, còn thể hoạt động (có nhân) thì mới lo. Khi sinh em bé yêu cầu họ tiêm một mũi vacxin là cũng không lo em bé bị nhiễm.
 

hadu

Xe tăng
Biển số
OF-332775
Ngày cấp bằng
26/8/14
Số km
1,247
Động cơ
1,292,504 Mã lực
Em nằm vùng trên of lâu rồi. Nick em thì chắc cũng nhiều cụ biết nhưng do chuyện không vui nên em tạo nick mới này để rất mong nhận được sự tư vấn và đồng cảm của các cụ, các mợ. E cũng đã google nhiều về nó nhưng những thông tin mang lại vẫn chưa đủ làm vơi đi những băn khoăn, thắc mắc của mình.

Sang năm mới, em có dọn dẹp nhà cửa để vài tháng nữa đón em bé sắp sinh. Bỗng nhiên thấy tờ xét nghiệm máu của vợ, kết quả là viêm gan B mạn tính ổn định. Em gần như đứng tim, mọi thứ gần như sụp lại, một cảm giác tuyệt vọng về tương lai cứ luôn hiện ra. Giờ em rất băn khoăn không biết liệu bệnh có lây sang con không? Từ giai đoạn mạn tính không cần điều trị đến lúc phải điều trị là bao xa? Và tuổi thọ của người bị viêm gan B là bao lâu?

E rất mong các cụ mợ chia sẻ với em đôi chút về bệnh này! Đặc biệt là xoay quanh những thắc mắc trên, em xin cám ơn!
Chuyện quá bình thường. Cụ bình tĩnh đi. Vợ cụ là viêm gan B dạng ổn định tức là lượng virus không phát triển thêm nên cứ theo dõi và khám định kỳ là được. Em cũng biết trường hợp tương tự và có nghe bác sỹ tư vấn cụ thể thế này:
- Đối với em bé: khi sinh ra thì tiêm vắc xin luôn, sau đó tiêm theo đúng lịch là ok.
- Đối với cụ: xét nghiệm nếu không bị và bản thân cụ đã tiêm vắc xin từ nhỏ thì định kỳ khoảng 1-2 năm vẫn cứ tiêm 1 phát cho chắc. Còn quan hệ vc bình thường ko phải xoắn.
- Đối với vợ cụ: khám và xét nghiệm định kỳ 1 năm 1 đến 2 lần. Ko cần quá lo lắng. Hiện nay có các xét nghiệm đếm được số lượng Virus nên nếu có biến bất thường thì mới cần dùng đến thuốc ức chế virus, bình thường cứ sinh hoạt ăn uống điều độ chả sao cả.
 

Anhtraj

Xe tăng
Biển số
OF-76147
Ngày cấp bằng
23/10/10
Số km
1,324
Động cơ
431,647 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Em xin cám ơn cụ. Vợ em mới thử máu ở BV 103 vào tháng 5/2016. E dự định đến thứ 5 tuần này, vợ em mang thai được 7 tháng sẽ đưa vợ đi khám chuyên khoa gan mât xem thế nào. Nhưng giờ em cứ như lửa đốt ấy. Đây là những kết luận từ tháng 5, em xin gửi cụ xem giúp:

Cụ nên tham khảo thêm về ý nghĩa của các giá trị xét nghiệm trên, em tóm tắt nhé:
- HBsAg: Nó giống như thành phần của vacxin viêm gan B, sẽ xuất hiện trong máu thời gian đầu, sau đó mất đi, nếu tồn tại lâu dài thì chứng tỏ có virus viêm gan B. và rất ít các trường hợp này sẽ ảnh hưởng xấu đến chức năng gan.
- Anti HCV: xét nghiệm viêm gan C, âm tính là không bị.
- HBeAg: copy: "là bằng chứng của tính lây nhiễm cao . Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong trường hợp phụ nữ mang thai có HBeAg ( + ) thì khả năng lây cho con có thể lên đến 90 - 100% ( nếu HBeAg ( - ) thì nguy cơ lây cho con chỉ vào khoảng 5 - 20% ).HBeAg không có ý nghĩa về mặt chẩn đoán khi HBsAg đã ( + ) nhưng nó lại có giá trị về mặt tiên lượng :
- Khi HBeAg ( - ) có hoặc không kèm theo HBeAb ( + ) có thể là dấu hiệu cho khả năng biến mất của HBsAg sau này .Tuy nhiên , trong trường hợp đặc biệt có xuất hiện biến chủng precore , HBeAg không được tổng hợp nhưng sự nhân đôi của siêu vi vẫn tiếp diễn và điều này được chứng minh qua sự hiện diện của HBV DNA trong huyết thanh . Khi đó , HBeAg ( - ) , HBeAb ( + ) và HBV DNA ( + ).
- Nếu HBeAg tồn tại kéo dài trên 8 tuần sau khi bắt đầu có triệu chứng lâm sàng sẽ là dấu hiệu chỉ điểm sớm cho khả năng diễn tiến sang giai đoạn mãn tính.
- HBeAg thường ( + ) trong viêm gan mãn và hầu như ( - ) ở những người mang HBsAg mãn tính không triệu chứng"
- AntiHBe: Anti-HBe là kháng thể kháng HBeAg. Nếu xét nghiệm Anti-HBe dương tính chứng tỏ bệnh nhân có miễn dịch một phần. Xét nghiệm Anti-HBe âm tính chứng tỏ cơ thể chưa có miễn dịch với virus viêm gan B.

Thêm nữa là Virus Viêm gan B có thể sống chung với cơ thể người mà không gây tổn hại nếu người đó có chế độ ăn uống hợp lý, đừng rượu bia các kiểu là ok. Về cơ bản cụ k cần lo lắng quá, làm thêm các xn khác chẩn đoán chính xác hơn ạ!
 

AVANZA

Xe tăng
Biển số
OF-51447
Ngày cấp bằng
23/11/09
Số km
1,486
Động cơ
466,474 Mã lực
Nơi ở
NGOÀI ĐƯỜNG
Vợ em cũng viên gan B, mấy lần em và hai thằng con đi khám định kỳ đều không có.
 

mai.thanh10

Xe container
Biển số
OF-69839
Ngày cấp bằng
4/8/10
Số km
6,690
Động cơ
481,513 Mã lực
Nơi ở
Bãi trông xe
Của em đây. Kệ bà nó đi. Nếu cụ cẩn thận đi xét nghiệm đếm virus, ko quá ngưỡng là đc.
Nhà em cả 2 vc đều dính, may 2 f1 tiêm phòng đầy đủ nên ko sao. À năm nay em 46.



 

Bò lốp

Xe lăn
Biển số
OF-149832
Ngày cấp bằng
20/7/12
Số km
13,844
Động cơ
446,678 Mã lực
cụ lo hơi quá, hơn 1/4 dân số bị viêm gan B. mà đó là số còn thống kê được chứ ko em nghĩ còn hơn. giờ VIÊM MÀNG TÚI mới là đáng phải lo
 

namnguyen265

Xe đạp
Biển số
OF-481820
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
13
Động cơ
194,870 Mã lực
Tuổi
36
Em không biết nói gì hơn là xin chân thành cám ơn các cụ. Đặc biệt là cụ mai.thanh10 , Anhtraj , lanhchuachaplin , hadu tư vấn cho em rất nhiệt tình. Em vẫn không biết từ giai đoạn ổn định của vợ em đến khi phải điều trị thì nó có xa không? Vợ em thì ăn uống ngủ nghỉ rất điều độ.
 

namtran8686

Xe buýt
Biển số
OF-409944
Ngày cấp bằng
12/3/16
Số km
861
Động cơ
230,170 Mã lực
sau cháu lấy vợ chắc cho đi khám tổng thể. Mệt thật :(
 

tuanhvt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-118080
Ngày cấp bằng
25/10/11
Số km
6,649
Động cơ
379,343 Mã lực
Cụ đừng lo lắng quá. Sống chung với bệnh cả đời thôi.
 

thanglacceti

Xe tăng
Biển số
OF-147304
Ngày cấp bằng
27/6/12
Số km
1,103
Động cơ
368,968 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Số 5 Nguyễn Khánh Toàn-0986596666
Gấu e cũng bị viêm gan B nhưng 2 F1 nhà e có bị đâu. Sau sinh tiêm huyết thanh và vắc xin là ok mà cụ.
 

Prelax

Xe tăng
Biển số
OF-375681
Ngày cấp bằng
30/7/15
Số km
1,810
Động cơ
319,805 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Giật cả mìn, B chứ H hay K đâu mà cụ chủ hốt hoảng thế, VN ta nhậu nhoẹt suốt ngày chả khám xét định kì chứ nếu làm xn thì có mà B cả mớ ấy chứ
 

lanhchuachaplin

Xe điện
Biển số
OF-98927
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
2,998
Động cơ
422,472 Mã lực
Nơi ở
❤❤❤-----Người giời-----❤❤❤
Em không biết nói gì hơn là xin chân thành cám ơn các cụ. Đặc biệt là cụ mai.thanh10 , Anhtraj , lanhchuachaplin , hadu tư vấn cho em rất nhiệt tình. Em vẫn không biết từ giai đoạn ổn định của vợ em đến khi phải điều trị thì nó có xa không? Vợ em thì ăn uống ngủ nghỉ rất điều độ.
cái này thì chịu cụ ạ, phải có kết quả xét nghiệm chi tiết hơn như định lượng AST, ALT, HBsAg, HBV-DNA, siêu âm... thì mới biết được.
% cần phải điều trị, hoặc chuyển sang trường hợp cần điều trị thấp lắm.
Phần lớn người có VGB mạn tính là cả đời ko cần phải điều trị.
Chỉ có đi khám định kì 3-6 tháng/lần mới biết được khi nào cần phải điều trị cụ ạ.
//Như em biết mình có virus từ năm 98 mà tận 2011 em mới bắt đầu điều trị, mà đúng ra trường hợp của em lúc đấy còn chưa cần phải điều trị.
 

ah day roi

Xe đạp
Biển số
OF-454835
Ngày cấp bằng
21/9/16
Số km
35
Động cơ
205,540 Mã lực
Tuổi
36
thôi gio bia riệu it thôi cụ ah
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top