- Biển số
- OF-98927
- Ngày cấp bằng
- 6/6/11
- Số km
- 2,998
- Động cơ
- 422,472 Mã lực
Em ko phải bác sĩ đâu, nhưng mang virus này hơn 20 năm rồi, nhà em 3/4 người có virus này.Em xin cám ơn cụ. Vợ em mới thử máu ở BV 103 vào tháng 5/2016. E dự định đến thứ 5 tuần này, vợ em mang thai được 7 tháng sẽ đưa vợ đi khám chuyên khoa gan mât xem thế nào. Nhưng giờ em cứ như lửa đốt ấy. Đây là những kết luận từ tháng 5, em xin gửi cụ xem giúp:
// tên em trùng với tên ông bác sĩ trong tờ giấy
Bố mẹ em có virus, sinh ra em ở thời điểm tiêm phòng HBV cho trẻ mới sinh chưa phổ biến, nên em bị lây.
Lúc sinh em gái em thì có tiêm phòng sau khi sinh, nên em gái em ko bị dính virus.
Khi nào vợ cụ sinh f1, cụ cho bé tiêm phòng mũi đầu tiên sau khi sinh, bé sẽ ko bị nhiễm virus đâu (bác sĩ sẽ nhắc thôi, nếu muốn cẩn thận thì cụ nhắc trước với bác sĩ cho chắc ăn).
Hiện tại, vợ cụ đang bị VGB mạn tính ổn định, nên khả năng lây nhiễm sang cho f1 cũng đã thấp sẵn rồi. Thêm tiêm phòng sau khi sinh nữa thì gần như chắc ăn f1 sẽ ko bị nhiễm, trừ trường hợp hi hữu thôi.
Xong phần của f1, đến phần của vợ cụ.
Từ khi ko cần điều trị đến khi cần điều trị tùy thuộc vào từng người, ko có một khoảng thời gian cố định. Chỉ có định kì đi khám mới biết khi nào cần phải điều trị thôi. Khi sức khỏe đi xuống, là lúc VGB dễ chuyển sang dạng hoạt động, đến một mức nào đó, bác sĩ mới chỉ định điều trị, còn ko thì chỉ xét nghiệm để theo dõi thôi.
Hiện tại, vợ cụ đang nằm trong nhóm số đông của những người nhiễm virus VGB mạn tính, là điều mà nhóm số ít còn lại mong muốn được đạt tới (em phải mất 6 năm điều trị, đến gần đây mới có cái mục số 4 dương tính như của vợ cụ). Phần lớn của nhóm số đông đấy sẽ ko cần điều trị suốt cả đời. Trong máu và gan mang virus, nhưng gan lại ko bị ảnh hưởng, vẫn ngon lành như gan của người bình thường.
Trừ trường hợp bị chuyển sang thành viêm gan, xơ gan, ung thư gan hoặc các bệnh liên quan, tuổi thọ của người mang virus sẽ như người bình thường, vì con virus có phá hoại gì đâu. Có thể còn cao hơn vì họ ý thức được tình trạng của mình nên cố gắng sống lành mạnh hơn.
Những điều người mang virus VGB cần phải làm:
- Lo lắng ít thôi, vì cái chuyện này nó thực sự là bình thường.
- Ăn uống đủ chất, ăn nhiều hoa quả, nhất là cam, bưởi...
- Hạn chế thức khuya.
- Ko uống rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
- Hạn chế cà phê.
- Định kì đi khám 3-6 tháng/lần theo tư vấn của bác sĩ.
- Giữ lại kết quả khám, tổng hợp kết quả lại thành 1 bảng để tiện cho mỗi lần đi khám, chứ mang cả 1 tập đi thì bác sĩ ko đọc hết đâu.
Ngoài ra, đây là một số thông tin cơ bản về HBV mà em biết
Cấu tạo của virus VGB:
- Đi từ ngoài vào, cái vòng tròn ngoài cùng màu nâu là các kháng nguyên bề mặt HBsAg (là cái số 1 trong giấy xét nghiệm). Được dùng làm dấu hiệu cho sự xuất hiện của virus. Xét nghiệm dương tính với HbsAg tức là trong cơ thể có virus.
- Tiếp đến, hình hoa tiêu màu xanh da trời là kháng nguyên e HBeAg (là cái số 3 trong giấy xét nghiệm). Được dùng làm dấu hiệu cho sự hoạt động của virus. Xét nghiệm dương tính với HbeAg tức là nhiều khả năng virus đang hoạt động. Âm tính là tốt.
- Tiếp đến, các hạt màu đỏ là kháng nguyên c HBcAg (ko có trong giấy xét nghiệm). Cái này ko quan trọng lắm.
- Cái dây xoắn màu xanh da trời ở giữa là DNA của virus. Xét nghiệm định lượng HBV-DNA, hay còn gọi là đếm virus dùng để đếm xem có nhiều virus hay ko. Ít là tốt, dưới ngưỡng phát hiện càng tốt.
Đối với người đã tiêm phòng thành công, hoặc người đã điều trị thành công, hoặc cơ thể tự xử lý thành công (phần lớn người bị nhiễm virus khi đã trưởng thành sẽ tự xử lý ngon lành bọn này, và miễn nhiễm luôn, khỏi cần tiêm phòng), trong cơ thể sẽ xuất hiện đủ 3 loại kháng thể chống lại cả 3 loại kháng nguyên trên, gồm có: anti-HBsAg, anti-HBcAg, và anti-HBeAg.
Trong trường hợp của vợ cụ, đã có kháng thể của HBeAg (anti-HBe) (cái số 4, tuy nhiên, kết quả này có thể bị dao động và thay đổi) và kháng thể của HBcAg (thằng này vốn ko quan trọng lắm, vì hầu hết các trường hợp, cứ dính virus là có kháng thể này sớm thôi, xét nghiệm cái này cũng có ý nghĩa riêng của nó, nhưng em ko kể cho đỡ phức tạp).
Có kháng thể anti-HBe có thể hiểu đơn giản là hoạt động nhân lên của virus đã bị hạn chế, khả năng lây lan thấp. Tuy nhiên, phải có thêm các xét nghiệm khác chuyên sâu hơn mới kết luận được vì có một số trường hợp khá dị, nhưng ít khi xảy ra.
Virus VGB vốn ko trực tiếp phá hủy tế bào gan, mà nó chỉ xâm nhập vào bên trong tế bào gan để sinh sống trong đấy thôi. Khi nhận thấy tế bào gan bị virus này xâm nhập, cơ thể sẽ cho lính xuống xử lý và phá hủy luôn tế bào gan này. Bên trong tế bào gan có 2 enzyme là AST và ALT (tên gọi khác là SGOT và SGPT). 2 loại enzyme này sẽ được giải phóng vào trong máu khi tế bào gan bị phá hủy. Vì vậy xét nghiệm định lượng 2 enzyme này được dùng để đánh giá mức độ bị phá huỷ của gan. Rượu bia, thức khuya, vận động mạnh... cũng khiến tế bào gan bị phá huỷ, đẩy kết quả xét nghiệm lên cao. Chính vì thế, người mang virus nên tránh các tác nhân trên, vừa để tốt cho gan, vừa ko làm sai lệch kết quả xét nghiệm, gây khó khăn, nhầm lẫn cho bác sĩ trong việc chẩn đoán tình trạng sức khỏe của người mang virus.
Khi đi xét nghiệm định kì, thường có các loại xét nghiệm sau:
- Định tính HBeAg, định tính anti-HBeAg
- Định lượng anti-HBeAg
- Định lượng HBsAg
- Định lượng HBV-DNA
- Định lượng AST, ALT
- Siêu âm gan
- Xét nghiệm các thành phần có trong máu
Cụ nhớ những thông tin trên để hiểu mấy cái kết quả xét nghiệm cơ bản nó mang ý nghĩa gì thôi, còn cần xét nghiệm gì thì để bác sĩ chỉ định.
Chỉnh sửa cuối: