- Biển số
- OF-196027
- Ngày cấp bằng
- 28/5/13
- Số km
- 1,565
- Động cơ
- 347,190 Mã lực
- Tuổi
- 46
Nghiên cứu, dự báo chi phí đầu vào. Ký hợp đồng đầu ra. Gom hàng trả hợp đồng là chuyện của hầu như của tất cả các loại hợp đồng mua bán.Gọi là bán khống khi hàng chưa có trong tay mà đã ký hợp đồng bán (xuất khẩu).
Năm nào cũng vậy, nhiều DN xuất khẩu gạo có chiêu ký hợp đồng xuất khẩu trước khi có hàng trong tay, chờ đến vụ thu hoạch giá gạo xuống sâu mới đi thu gom trả đơn hàng. Thời điểm các cụ ấy ký thì giá còn thấp hơn cả giá gạo đang bán trong nước, nhưng kinh nghiệm nhiều năm giúp họ tính toán rằng khi bà con nông dân ồ ạt thu hoạch giá sẽ giảm.
Về mặt tính toán kinh doanh, làm như vậy là khôn ngoan nhưng rủi ro. Cái rủi ro nằm ở chỗ không phải khi nào đến vụ thu hoạch giá cũng giảm, nhất là năm nay khi toàn cầu bị El Nino thiếu mưa, sản lượng lương thực giảm, giá tăng mạnh. Bồi thêm mấy cú chính trị là Ấn Độ cấm xuất và Nga rút khỏi thoả thuận ngũ cốc, hàng thiếu, giá tăng vọt, các "chuyên gia bán khống" của chúng ta giờ đang vỡ mồm vì phải đi thu gom gạo với giá trên 600$ để trả cho những hợp đồng quanh mức 500$.
Nếu kinh doanh "lành mạnh", DN nhẽ ra phải chủ động thu gom trước, có hàng trong tay mới đi bán, hoặc thoả thuận với bên mua làm giá theo công thức dựa vào giá thị trường tại thời điểm giao hàng. Có điều cách 1 thì tốn vốn, không phù hợp các cụ tay không bắt giặc. Cách 2 lãi ít, không phù hợp các cụ muốn giầu nhanh.
Đẩy mạnh xuất khẩu gạo, cơ hội không dài, nỗi lo lỗ ngược
Giá gạo toàn cầu tăng vọt nhưng dự báo không kéo dài. Bộ NN&PTNT khuyến khích các doanh nghiệp tận dụng cơ hội, song có không ít công ty đang 'lỗ ngược' vì hợp đồng xuất khẩu đã ký với giá thấp, giờ phải thu mua gạo với giá cao để trả khách.vietnamnet.vn
Không ai đi gom hàng về kho rồi mới đi thương thảo hợp đồng bán hàng. Nếu không bán được thì cả họ ăn mấy đời cho hết.
Đơn cử như các hợp đồng: Xây dựng, giao thông, sản xuất, gia công ..... đều mua trong tương lai bán giá hiện tại