Em tha cái này từ bên Otosaigon về. Vịt đều là xe cũ cả, các kinh nghiệm này xem chừng bổ ích
http://www.otosaigon.com/forum/Mẹo-vặt-cho-xe-cũ-m1704209.aspx
http://www.otosaigon.com/forum/Tổng-hợp-tất-cả-kinh-nghiệm-chăm-sóc-xe-m3193902.aspx
Bài của bác bilong & vanquan1310 @OS
-------------------------------------------------------------------------------------------
[
] Đọc những kinh nghiệm chăm sóc xe của bác vanquan mình thấy rất hay và bổ ích nên mình muốn tổng hợp lại để anh em dễ tham khảo:
MẸO VẶT CHĂM SÓC VỢ 2
CHIÊU THỨ 1: Thường khi xe chạy lâu ngày hoặc bán ế để lâu trong bãi, các ron cao su cửa, sun roof, nhựa sẽ bị oxi hóa xuống cấp làm xe bị dột, nước len vào cửa, màu bị bạc không đẹp.
Khắc phục : khá đơn giản chỉ cần dùng bình xịt cao su mà mọi người hay xịt vào lốp để xịt vào, sau đó lau sạch sẽ thấy hiệu quả mà không cần thay mới.
Cách này cũng có thể dùng cho cần gạt nước kính lái nhưng cần lau cần gạt cẩn thận hơn để tránh làm rách phần cao su gạt.
Chiêu số 2: Xe bị xước sơn ư ?! Hãy đợi đấy !!
Ai chạy xe mah không bị xước sơn thì đó là điều kỳ diệu, hiếm có. Vì vậy bạn cứ yên tâm đi xe nào cũng xước cả. Soory bác obama chứ xe đóa thế nào cũng đã bị mấy ông mật vụ làm xước roài !
Dĩ nhiên tự xử thì chỉ làm được các vết xước có chiều rộng nhỏ và sâu đến phần sơn lót (nếu vết xước chưa sâu đến phần sơn lót thì chỉ cần đánh bát lại là hết ngay).
Đối với các vết xước sâu thì đừng nên đánh bass ngay, bạn có thế ra tiệm tạp hóa mua một lọ sơn cùng màu với sơn xe mình và dùng cọ nhỏ (càng nhỏ càng tốt, mình thường dùng lông chim ) để vẽ lên vết xước.
Chờ cho sơn vừa khô ráo thì dùng cana đánh lại khu vực đó cho đến khi bóng như mới là oki.
Nếu kỹ tính thì sau khi đánh bass xong dùng cái máy sấy tóc sấy nó một tí cho cứng chết sơn. (nhớ sấy nhẹ tay nha nếu quá lửa là toi tốt nhất là đặt tay mình bên cạnh thấy nóng quá thì ngừng đừng sấy nữa tội nghiệp em)
Vậy là nhẹ bụng hết nhìn thấy nó hàng ngày mỗi khi rửa xe nữa lại đỡ phải ra gara khi chưa cần thiết.
Chiêu số 3 : Ghế da cao cấp ư ! Hàng khủng .
Thường thì khi mua xế hộp thế nào cũng có ghế da, lái một thời gian vô lăng sẽ có vết đen, ghế bị ố, vệ sinh ghế da xem ra dường như khá đắt đỏ, một bình dưỡng da cho ghế vài trăm k là thường. Nhiều người cứ nhầm tưởng cái bình đó có tác dụng vệ sinh da nên khi da bị dơ mua về đánh hậu quả là vết dơ càng dính chặt và thấm sâu vào da hơn.
Để vệ sinh da thì tốt nhất là dùng loại xà phòng có độ PH thấp - xà bông rửa chén là lựa chọn dễ tìm luôn để đầy trong bếp, cứ kiu bà cả mang ra dùng thoải mái.
Sau khi rửa sạch các vết ố bẩn, dùng một lọ yaour lau lại để làm mềm da. Yaour có gốc sữa tươi là gốc của con bò nên rất tốt cho da cứ yên tâm mà dùng (để 30 phút rùi lau lại cho sạch nhá nếu không xe sẽ thơm mùi yaour đóa
Số 4 : Hình như xe ngày càng hao xăng và yếu hơn !!
Dĩ nhiên đối với xe cũ thì hàng hà sa số nguyên nhân làm giảm hiệu xuất làm việc của máy, điều này đồng nghĩa với việc xe sẽ ăn xăng nhiều hơn.
Mình có thể làm gì nhỉ !!! Theo kinh nghiệm thì nếu thấy xe yếu hơn, hao xăng hơn bình thường trong khi mọi thứ vẫn ổn thì thay bugi, cái này ai cũng có thể làm được. Trung bình tuổi thọ của bugi loại bình thường là 20.000 km. Sau thời gian này thì kim loại trong bugi bắt đầu bão hòa, sứ cách điện cũng không còn tốt dẫn đến hiệu xuất làm việc của máy giảm, nên thay.
So với giá xăng đang lên ào ào như bão táp thì bugi có lẽ sẽ tiết kiệm được tí nhỉ.
Số 5: Trên đường thiên lý - tối hù !!!
Xe cũ thì đèn cũng cũ, đang đi ngon lành trên đường, đèn cos đứt bóng là chuyện thường ngày, đặc biệt là khi mua nhằm đèn kém chất lượng.
Trường hợp đứt đèn cos còn đèn pha, níu bạn bật pha lên chạy luôn thì nguy cơ lụm thẻ vàng mang về rất cao, mua đèn khác thì cũng khó tìm được ngay. Để tránh không bị XXX giao thông bắt pha thì có cách mần như sau:
Dùng băng keo dán tấm bìa carton phía trên 1/2 đèn (nhớ đừng dán trực tiếp lên đèn - nóng sẽ tróc keo) sao cho đứng phía trước xe đèn pha còn lại không lên quá cao là được. Vậy là có thể bon bon về nhà thay đèn xịn mới mà ko lo bị bắt dọc đường.
Số 6: Ặc .. ặc .. hôi quá vậy anh ọt .. ọt !!!
Quả nhiên ! Gừng càng già ... càng cay.
Xe càng cũ ... càng hôi....
Cũ roài thì mỗi xe đều có một mùi hương rất đặc trưng của nó, chẳng xe nào giống xe nào. Bác tài thì bảo xe thơm thế mà chân dài lại bảo hôi ! Hôi là hôi thế nào nhỉ !
Thiệt tình là cũng có tí chút, thường thì ae nhà ta áp dụng cưỡng chế bằng cách cho vào một lọ rõ to dầu thơm hàng hiệu, đối với một số người thì sẽ cảm thấy thoải mái nhưng số còn lại thì mệt vì đủ thứ hương ngũ vị đặc quánh, lên xe chưa kịp gài cần số mà em đã ọt ọt đầy ghế tội nghiệp tại yếu hay say xe.
Rõ ràng việc giải quyết mùi trên xe khá nan giải, mỗi người mỗi cách nhưng để giải quyết hiệu quả nhất vẫn là đúng nguyên nhân của nó.
Thường thì tác nhân gây mùi bao gồm:
Thứ nhất do con người (bác tài nào lâu lâu tổng tấn công nổi dậy dội nước một lần thì để ý).
Thứ hai do xe bị dột nước, nặng mùi vi khuẩn và nấm mốc.
Thứ ba do hóa chất trong xe (đủ loại dầu thơm, keo dán, sơn, dầu nhớt, thuốc xịt muỗi ...)
Thứ tư do da kém chất lượng thuộc chưa kỹ.
Thứ năm có xác động vật không mời mà đến.
Mình giải quyết tuần tư nhé.
Cái thứ nhất : em xin thua, chỉ có bà cả trị được thui.
Cái thứ hai : Nhiều người cho rằng xe hôi là do thấm nước. Xin nói là bản thân nước không có mùi hôi nhưng vì đó là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn và nấm phát triển, vi khuẩn chết, nấm chết nên bốc mùi.
Có 2 cách xử lý:
- Nếu nhà có điều kiện có máy hút ẩm mini, lái xe ra nắng trưa, bật máy hút ẩm để khử hết nước. Sau đó dùng máy tạo ozon (bà cả thường dùng để rửa rau) cho chạy trong xe để diệt hết nấm và vi khuẩn còn lại (ozon là khí độc vì vậy trước khi lái xe cần mở hết cửa để tí cho thông thoáng)
- Nếu không có máy móc thì dàn lạnh trên xe cũng có khả năng làm khô nội thất xe, lấy một miếng vải gói một ít than trong bếp nhét vào gầm ghế để khử ẩm, đốt một cây nến to để khử mùi.
Nhớ là khi làm khô xe xong thì tìm cho ra nguyên nhân xe thấm nước, xem có dột hay bị nước len qua cửa hay dàn gầm có lỗ nào cho nước vào không, để xử lý cho hết). Trường hợp nguyên nhân là do xe bị ngập nước cống thì mau mau mang ra tiệm cho họ lột hết nội y rồi giặt hấp phơi kỹ đó nhé, đừng dùng theo các cách trên.
Cái thứ ba : Em cũng hông biết phải làm thao !!!
Cái thứ tư : Trường hợp da thuộc chưa kỹ, kém chất lượng. Nêu nghe có mùi thì dùng các bình dưỡng da để lau, một thời gian sẽ không còn mùi nữa.
Em xin bổ sung thêm chiêu số 6 của Bác chủ thớt: khử mùi xe
Vô Siêu thị Thương xá Tax, Q1, lầu 1, ngay quầy bán đồ khử mùi WC, tìm hộp khử mùi của Hàn hay Nhật gì đó (màu hồng hoặc tím), giá 79k. Cách sử dung:
Nổ máy xe, bật quạt gió số lớn (tắt A/C nhé) cho tất cả dàn lạnh trong xe và điều chỉnh lấy gió trong xe và thổi ra 2 hướng (trên táp lô và chân).
Hộp khử mùi gồm 3 phần: 1 bịch dung dịch, 1 lõi hình trụ và phần hộp nhựa bên ngoài.
Mở hộp, lấy bịch dung dịch đổ vào hộp nhựa, sau đó lấy phần lõi bỏ vào giữa hộp nhựa (để đứng theo chiều mũi tên).
Để nguyên bộ vào sát chân ghế tài xế, đóng cửa 20 phút.
Sau 20 phút, dung dịch sẽ bay hơi hết, mở cửa xe thông thoáng khoảng 20 phút. Xe sẽ hết mùi hôi.
Công dụng: khủ mùi hôi và các vi khuẩn nấm mốc trên xe (6 tháng khử 1 lần)
Số 7 : Đường nhựa và nhựa đường !!!
Không biết điều kiện đường xá ở các nước khác có tình trạng như mình hay không ! Chứ mấy con đường của mình xe chạy lên là nhựa đường bắn tung tóe lên nắp ca bô, lên vè, hông xe đầy những chấm đen lấm tấm, rà tay lên thấy nhám không được trơn láng. Rửa bình thường không hết, đánh cà na càng thì tệ hơn, lấy dao cạo thì trầy xước búa xua.
Để xử lý các hạt nhựa đường cũng khá đơn giản, các bác chỉ cần vào bếp xin bà cả một tí dầu hôi (dùng để thắp đèn mỗi khi cúp điện ) dùng khăn thấm dầu lau qua vài lần. Sau đó dùng khăn khô lau lại. Nếu kỹ tính thì sau khi lau dầu hôi sạch các bác rửa xe lại bằng xà phòng là ok sẽ thấy hiệu quả.
Số 8: Anh thì thích gió ngoài cho thoáng dễ thở, chị thì khoái gió trong cho khỏi bụi và mùi khói xe !!
Ai là người đúng nhỉ
Vấn đề sử dụng máy lạnh auto có chức năng lấy gió trong và gió ngoài đôi khi làm người lái và hành khách phân vân, có lúc chẳng biết nên lấy gió nào cho phải vì lấy gió trong thì có cảm giác ngộp ngộp, lấy gió ngoài thì sợ khói bụi.
Nhưng thiệt ra thì việc thiết kế máy lạnh lấy gió trong hay gió ngoài chủ yếu để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nhiên liệu của động cơ xe.
Tùy theo điều kiện thời tiết nếu trời lạnh quá cần sử dụng chế độ sưởi thì nên lấy gió ngoài, tận dụng hơi nóng của động cơ đưa vào cabin. Vậy là thời gian làm việc của lò sưởi hâm nóng cabin sẽ giảm xuống đồng nghĩa với việc động cơ không phải kéo lò sưởi nhiều.
Trường hợp thời tiết nóng nực thì lấy gió trong để khí lạnh được tuần hoàn bên trong cabin. Như vậy máy lạnh không phải hoạt động hết công xuất để đạt được nhiệt độ mong muốn.
Cảm giác ngộp ngộp của mấy quí ông chỉ là cảm giác mà thôi vì dù lấy gió trong thì máy lạnh cũng luôn lấy một phần gió ngoài để bà con thở cho đủ oxy.
Nếu để ý một xíu thì bạn sẽ sử dụng điều hòa tự động trong ô tô một cách hiệu quả và tiết kiệm xăng kéo máy lạnh.
Số 9 : Masage toàn thân công nghệ nano!!
Ngày xưa khi muốn xe bóng đẹp thì ngừ ta nghĩ ngay tới cà na và cái máy đánh bas chạy rồ rồ mua khá đắt tiền, chẳng cần biết xe đen xe trắng, cứ woánh ào ào. Hiệu quả thì chưa biết sao nhưng mòn sơn đều đều là điều chắc chắn. Nhược điểm là vẫn còn các vết xước li ti, nếu dùng đèn chiếu sẽ thấy rõ.
Bí quyết ở chỗ là phải biết ứng dụng ngay công nghệ mới nhất trong việc làm bóng mới sơn xe, cứ nano mà mần.
Những loại dầu bóng hiện đại không còn dùng theo cách mài cho phẳng mà sử dụng cách bù, trám chỗ lõm để tạo độ bóng, vì vậy không còn nhất thiết phải đánh mạnh, đánh nhiều hoặc phải dùng máy hay tay nghề cao nữa.
Ưu điểm là không làm mỏng lớp áo keo bên ngoài. Một số loại còn có khả năng thấm sâu, làm tươi mới màu sơn xe. Mỗi tông màu sơn sẽ có một loại dầu riêng cho nó. Giá cao lắm cũng chỉ từ 3 đến hơn 4 trăm k một bình bự xài mệt xĩu (đoán chắc đánh được 5 đến 6 lần). Bác nào thích tự tay chăm sóc xe của mình thì có thể tham khảo thêm vài lưu ý như sau:
- Khi đánh bóng phải để xe nơi mát, nắp cabô nguội.
- Khăn đánh là loại khăn mềm.
- Đánh từng vùng nhỏ từ dưới đánh lên trên.
- Động tác chậm, nhẹ nhàng vừa phải theo hình tròn.
- Chỉ đánh dầu ướt, sau khi đánh xong thì lau lại xe.
- Các vết xước nhỏ cần đánh lại 2 đến 3 lần mới hết.
- Trường hợp có vết xước tương đối sâu đánh 3 lần không hết, nếu kỹ tính thì ra mua keo 2k vẽ lên, lấy nhám 2000 đánh, sau đó đánh bóng lại.
Vậy là nhìn xe sẽ mới hơn xíu.
Số 10: Đổ sầu đổ dăng!!! Hay đổ xằng đổ dâu !!!
"Đồng tiền đi liền khúc ruột", là câu của ông chủ còn tài xế thì "Xăng dầu đi liền nhiều khúc ruột ", ruột non ruột già ruột nam ruột nữ.
Nói thế để thấy chi phí xăng dầu chiếm một phần lớn trong hoạt động của xe. Nhiều khi bị bóp cổ lúc nào cũng không hay vẫn vui cười hềnh hệch là cánh bác tài.
Tại mỹ thì vấn đề xăng dầu được tranh cãi thường xuyên và liên tục có các buổi điều trần về việc xác định nhiệt độ xăng dầu và thể tích của nó để bảo vệ người tiêu dùng. Ở mình thì chả thấy nói năng chi sất.
Khi mua vào thì các ông toàn tính theo tấn. Ấy thế mà khi bán ra họ lại tính theo lít mới choáng!! Vì sao như thế ? xin thưa là vì nhiệt độ và áp xuất thay đổi sẽ làm cho thể tích thay đổi còn trọng lượng thì nó vẫn thế, ngoài ra qui ước khi đong đo mua bán xăng dầu quốc tế xác định ở tiêu chuẩn 16 độ C.
Áp dụng cho HCM thì nhiệt độ thường từ 24 đến 34 độ C. Như vậy níu bán theo lít thì cũng chênh kha khá, cụ thế là khoảng 1,5 % nếu cùng áp xuát, còn khác áp xuất nữa thì hông biết bi nhiêu.
Để tính một bài toán đơn thuần thì khi đổ 100 lít ở buổi trưa thì chỉ nhận được 98,5 lít so với đổ vào buổi tối, vị chi mỗi lần đổ không đúng lúc sẽ mất 1 ly cà phê sữa đá và một dĩa cơm sườn ngon lành.
Số 11: Hương đồng cỏ nội!!!
Ở thành thị thì rõ ràng là cái chi cũng có chỉ thiếu một thứ là "hương đồng và cỏ nội", đâm ra lâu lâu lại thèm, đánh xe một vòng về quê hay đơn giản là ra ngoại thành đi dã ngoại.
Trường hợp xe 2 cầu thì ok ít có khả năng dính lầy riêng 1 cầu thì khả năng này khá cao. Đặc biệt là khi đi vào những con đường đất đỏ mùa mưa trơn trợt hay đường sình lầy mà nhẹ chân ga dừng lại một phát là chìm, xe đứng im như tượng luôn.
Gặp trường hợp dính lầy như trên kinh nghiệm là phải thật bình tĩnh, không nên đạp ga ào ào bánh xe sẽ đào ngập tới gầm là pó hết tay chân mà cần lập tức xuống xe để kiểm tra địa hình (phải chịu dơ roài) sau đó làm theo các bước sau:
- về mo đánh hết lái một lần sang hai bên sau đó đánh thẳng lại (mở rộng rãnh lún).
- Nếu có mang theo dụng cụ thì đào phía trước bánh xe, còn không có gì thì làm theo các bước kế tiếp.
- Xì hơi bánh xe cho gần hết hơi (tăng tiết diện rộng bánh xe, tăng độ bám).
- Nhích tới nhích lui để tạo đà leo lên.
- Lót thêm vật bám dưới bánh xe. trường hợp lún nhẹ thì lấy cành cây hoặc lá cây lót. Trường hợp đoán thấy trơn không kết quả thì dùng tấm lót chân ở sàn xe lật ngược lên lót dưới bánh xe để leo lên khỏi chỗ lún. Nhớ bỏ chạy lun đừng dừng lại, đến khi ra chỗ an toàn rùi hãy đi bộ lại nhặt tấm lót về giặt rửa.
Số 12: Cà cót cà két.
Xe chạy lâu ngày thì các cơ phận cũng bắt đầu khô dầu ví dụ như ổ bi khóa xe, bản lề cửa, khóa cửa, các cơ phận điều khiển ghế ... kêu la um sùm đôi khi làm ta khó chịu, để hạn chế tiếng kêu không mong muốn bạn có thể dùng chai WD 40 để xịt bôi trơn và chống huyen rỉ. Ưu điểm so với cách dùng dầu nhớt thông thường là sạch sẽ và có độ bám lâu dài, ít hại cho các loại vật liệu. (theo trang web của wd 40 thì nó có tới 2000 công dụng đủ mọi nghành nghề) để dùng cho xe hơi thì có một ít cái hay. Nó có thể tẩy rửa các vết ố trên kính (sunroof) ; xịt vào bộ chế hòa khí, xylanh khi xe đề khó nổ có tác dụng khá tốt ...
Mình không có ý quảng cáo cho wd40 nhưng quả thật đó là một trợ lý giỏi. Còn nhiều các công dụng khác của wd40, nếu có dịp đến các tiệm phụ tùng thì nên tậu một chai khoảng vài chục k và tự khám phá thêm nhé.
Số 13: Tầm nhìn xa trên 10 km, gió đông tây nam bắc từ máy lạnh thổi đều...
Lại nói về vấn đề kính xe, dĩ nhiên xe cũ thì kính cũng cũ, có khi vì để lâu ngày phơi sương phơi nắng kính sẽ bị ố màu, đóng một lớp mờ làm giảm độ trong hoặc dùng lâu ngày sẽ không còn bóng đẹp làm hạn chế tầm nhìn gây mỏi mắt, nếu lái ban đêm sẽ dễ bị lóa đèn nhiều lúc gây khó chịu.
Cách khắc phục cũng khá đơn giản, chỉ cần vào nhà tắm lục lọi coi còn chai kem đánh răng nào hay không, bóp một ít vào giẻ lau lên kính, làm vài lần sẽ thấy hiệu quả bóng đẹp mà ai cũng phải ngước nhìn.
Trường hợp nếu bị một ít vết xước nhỏ nhẹ (đưa móng tay qua không có cảm giác) thì có thể dùng máy massage cầm tay bọc vải đánh với kem đánh răng, nếu vết xước hơi sâu thì phải dùng máy đánh bass để đánh (máy đánh bass có độ phẳng, không làm lõm kính), Chú ý bổ sung nước liên tục, tránh nhiệt độ quá cao, trước khi đánh nhất thiết phải thực tập trước trên kính hồ cá hay kính hỏng nào đó, khi nào thấy đã thành thục thì mới thực hiện trên kính xe nhé.
Số 14 : Bugi - anh em nhà bác sĩ !!!
Ở phần số 4 mình có nói sơ về bugi và tuổi thọ của nó, có một bạn thắc mắc nên nay mình xin nói thêm một tí về bộ phận quan trọng này và những chú ý khi sử dụng.
Vậy bugi là gi : Là bộ phận tạo ra tia lửa điện làm mồi nổ cho động cơ đốt trong, cơ bản như hình vẽ:
Bugi có 2 chức năng chính : thứ nhất tạo ra tia lửa điện, thứ hai là duy trì nhiệt độ nổ cho động cơ xe (cái này cũng quan trọng không kém)
Dựa vào chức năng thứ hai người ta chia bugi cơ bản thành hai loại khác nhau gồm bugi nóng và bugi lạnh
Bugi nóng là loại bugi có phần chân điện cực dương sâu tạo ra khả năng hấp nhiệt cao, lưu trữ nhiệt độ cho bugi để tăng khả năng đốt cháy nhanh nhiên liệu, thường dùng trong những loại động cơ có tốc độ vòng quay tour máy thấp như động cơ xe máy bốn thì, động cơ xe công xuất lớn...
Bugi lạnh là loại bugi có phần chân điện cực dương ngắn áp dụng cho những loại động cơ làm việc công xuất cao, vòng tua máy nhanh như xe hai thì, động cơ máy bay... nhiệt độ máy thường khá cao nên không cần lưu nhiều nhiệt cho bugi.
Vì bugi là một bộ phận làm việc trong điều kiện rất khắc nghiệt áp xuất lớn, nhiệt độ cao vì vậy bugi phải có các tính năng là chịu được nhiệt độ nóng chảy cao, dẫn điện tốt và không bị oxy hóa nhanh vì vậy các kỹ sư đã có rất nhiều cải tiến trong việc thiết kế bugi như dùng các loại hợp kim đắt tiền để thay thế cho hợp kim sắt nhằm giảm điện trở tăng tuổi thọ của bugi, về hình dánh thì thiết kế nhiều chấu hơn để tạo ra được nhiều tia lửa điện hơn; tạo ra đầu cực dương nhỏ để tia lửa điện đi qua một điểm ổn định ... chủ yếu là để tăng tuổi thọ của bugi cũng như độ ổn định của bugi.
Cũng dựa vào chức năng của bugi mà tùy theo điều kiện cũng như thói quen của người sử dụng thì cùng một loại động cơ xe sẽ cho ra nhiều loại bugi phù hợp (ví dụ xe kiểng thường hay đậu trong gara lâu lâu lái ra rửa rồi de vào đậu tiếp thì nên dùng bugi nóng nếu muốn xe dễ nổ và chạy bốc trên đoạn đường ngắn từ nhà ra điểm rửa xe, nếu là xe cày cấy như chạy taxi hay xe đua leo lên là đạp lút cán chạy đường trường thì nên dùng loại bugi lạnh hơn) Nói chung là nhiệt độ bugi sẽ tùy theo tình hình sử dụng xe mà mình có thể linh hoạt thay đổi loại phù hợp với điều kiện xe hiện tại.
Nói đến đây thì các bạn sẽ hỏi vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu lắp không đúng loại bugi xin thưa là nếu lắp bugi nóng sai trong khi chạy nhiều máy nóng sẽ tạo ra sự nổ sớm làm nổ dội quá nhiệt máy dẫn đến xe ban, động cơ hỏng sớm ; nếu lắp bugi lạnh quá trong khi xe thì ít chạy hoặc chạy ngắn thì xe sẽ đề khó nổ, nhiệt độ không đủ để đốt hết khí nạp làm lãng phí xăng và công xuất máy yếu xìu, đôi khi làm bugi mau chết do đóng khói)
Trở lại vấn đề xe cũ, hễ xe cũ thì bugi cũng cũ, có khi đã từng thay qua nhiều bugi hoặc có thể không phải là loại bugi gin theo xe nữa mà người lái cũng không biết. Điều này sẽ dẫn đến nhiều chuẩn đoán có thể sai lầm trong khi chỉ đơn giản bugi là nguyên nhân chính. Khi ra mua bugi mới cũng vậy, thử hỏi có bao nhiêu chủ tiệm phụ tùng thuộc lòng hết các dòng xe và loại bugi để dùng cho xe đó, đôi khi hết hàng, họ bán nhầm sang loại khác nghe nói tương đương cũng là chuyện thường tình.
Vì vậy mà muốn thay bugi thì bản thân người chủ xe cũng như thợ sửa trước khi thực hiện cần kiểm tra lại manual hoặc bất kỳ tài liệu nào có nói về chuyện này để đảm bảo là mình thông hiểu và thay cho đúng chủng loại dành cho động cơ tiêu chuẩn.
Ở đây mình xin trích dẫn thêm về thông số nhiệt độ nổ bình thường của động cơ thường sẽ từ khoảng 500 đến 850 độ C tùy theo vòng tua máy nổ, Nếu chạy ít ít, chậm chậm thì nhiệt độ sẽ dao động xung quanh mức 500 độ C điều này về lâu về dài cũng không tốt vì nhiệt độ thấp sẽ làm cho bugi bị đóng chấu do không đốt hết được nhiên liệu, do đó người ta thường khuyên các bác là lâu lâu nên đạp một phát cho lút cán mục đích là để tăng nhiệt độ máy nhằm đốt cho hết carbon đóng chấu bugi. Bù lại nếu chạy mãi ở tốc độ lút cán cũng không tốt vì nhiệt độ trên 850 độ C sẽ tạo ra sự oxy hóa hai đầu cực làm cho tuổi thọ của bugi giảm nhanh chóng theo nhiều cấp số dẫn đến chết bugi, chết máy khi máy nóng.
Một số động cơ cũ sau thời gian sử dụng sẽ không còn hoàn hảo như khi mới xuất xưởng ví dụ bị hở bạc lên nhớt, bị rò rỉ sẽ không còn hoạt động tốt, khi kiểm tra thì người ta thường kiểm tra bugi trước khi quyết định là xe này có nên hạ máy sửa chữa hay không.
Phương pháp kiểm tra bugi của máy có thể so sánh với phương pháp nội soi trong y học. Một hình ảnh bugi khi mới mở máy ra sẽ cho ta biết gần như toàn bộ thông tin về tình trạng của máy. Mình ví dụ vài hình ảnh về tình trạng máy như sau:
Đây là một bugi sắp chết do bị đóng chấu than đen nhiệt độ đầu bugi thấp, dấu hiệu nhận biết sơ khởi là đề khó nổ, lâu lâu chết máy giữa chừng, đạp ga tăng tốc kém, nguyên nhân cơ bản gồm : áp xuất nổ giảm do hở supap, hở đủ thứ.. ; hỗn hợp khí nạp không phù hợp ; đầu cắm bugi bị hở rò ; động cơ nổ trễ hoặc do lắp nhầm loại bugi lạnh hơn tiêu chuẩn.
Đây là một bugi cũng sắp lên đường do quá nhiệt, nhìn sẽ thấy rất khô, cực dương trắng bạch, cực âm có màu xám cháy oxy hóa dấu hiệu nhận biết là máy chít queo khi đang chạy tốc độ cao hoặc khi đang hoạt động hết công xuất do chở quá nhiều người thừa cân. Nguyên nhân cơ bản là máy chạy trong điều kiện khắc nghiệt, nhiệt độ máy nóng ; động cơ nổ sớm có thể bị dội hoặc do lắp nhầm loại bugi nóng hơn tiêu chuẩn.
Đây là một bugi đóng dầu, mất lửa thấp nhiệt chắc chết từ đời dương nào roài, nhìn sẽ thấy ướt nhiên liệu, đóng chấu đen cả cực dương và âm của bugi. Động cơ cực kỳ khó nổ, nếu nổ thì giật cục roài tắt, mở thử thì bugi mất lửa. Nguyên nhân xe bị hở bạc hoặc piston bị đâm, lên nhớt nhiều khói xịt mù trời ; hiện đang bị ngộp xăng hoặc mới bị ngộp gần đây ; hỗn hợp khí nạp quá nhiều nhiên liệu hoặc kim xăng hỏng ; lắp sai bugi quá lạnh không phù hợp, áp xuất nổ quá thấp.
Đây là một bugi còn tốt, hoạt động bình thường nhìn sẽ thấy cực dương có màu hơi ngả vàng, đầu âm sạch, có một ít bụi xám.
Nhìn chung thì xem đầu bugi sẽ mang lại khá nhiều thông tin xác thực của động cơ.
quân
SỐ 15: vết ố trên kính
bác có 2 cách một là dùng kem đánh răng lau an toàn hơn không hại cho vật liệu cao su xung quanh kính nhưng sẽ tẩy sẽ chậm hơn một tí so với WD40 nhưng cần chú ý đừng xịt vào phần cao su hay nhựa xung quanh (theo hướng dẫn thì bảo không sao nhưng để phòng ngừa cho chắc ăn), cách dùng là xịt trực tiếp lên kính, dùng giấy báo lau một vài lần cho đến khi sạch ố sau đó dùng xà phòng rữa lại là ok. bác nào không mua ở lotte thì qua metro thấy có bán chai BS7 cũng có tác dụng tương tự.
Đối với mấy cái ống sắt bác cứ xịt rữa cho sạch hết gỉ sét rồi lau lại cho bóng đẹp.
Số 16: Nội y ư !!! ^^ chiện nhỏ !!!
Đối với nội y thì sao càh, thường thì người ta chia ra thành nhiều phần tính từ trên xuống 1 là la phông; 2 là táp lô, ghế, cửa; 3 là phần sàn xe để tính tiền cho dễ ^^ nhưng để thực hiện vệ sinh thì không chia như vậy mà cách phân loại hơi khác một chút căn cứ theo chất liệu chế tạo mà có mỗi cách vệ sinh khác nhau.
Thường thì nội y chủ yếu có 4 kiểu : 1 là các chi tiết bằng nỉ, vải, cô tôn ; 2 là các chi tiết bằng nhựa ; 3 là các chi tiết bằng da, simili ; 4 là sàn thường thì được lót thảm.
Vệ sinh nội thất sẽ tốn nhiều thời gian hơn một tí so với rửa bên ngoài nhưng theo kinh nghịm của em thì không bao giờ quá 2 giờ và lâu lâu lâu người ta mới nhậu một lần thành ra cũng không đến nỗi cực lắm.
Để chuẩn bị thì đồ nghề chuyên dụng gồm có :
1. 2 cái xô bé bé.
2. chục cái nùi giẻ thật sạch (nhiều hơn càng tốt)
3. 1 cái bàn chải đánh giày.
4. 1 bình su mô tẩy rửa
5. 1 bình nước rửa chén hàng hiệu
6. 1 cái máy hút bụi (nếu có loại hút được cả nước càng ngon, không thì loại cầm tay 300k cũng good)
Tất cả các đồ chuyên dụng trên đều có thể hỏi chỗ đại lý bà cả kiu cung cấp đầy đủ để anh làm đại sự ^^
Giờ bắt tay vào mần như sau :
* Nguyên tắc là làm từ dưới lên trên, chỗ dơ làm trước, chỗ sạch làm sau.
Bỏ tất cả các miếng lót sàn ra ngoài, mở tất cả các chi tiết nào có thể mở ra được cho đến khi không còn cái nào có thể mở được (10 phút) giao mấy cái này cho bà cả phụ trách giặt rửa bên ngoài.
Bước 1 hút bụi : dùng máy hút bụi hút tất ! hút đến khi không còn hút được nữa thì thôi (20 phút)
Bước 2: Vệ sinh sàn xe :
Lấy một cái xô cho vào một ít sumô tẩy và một xô đựng nước sạch. Dùng nùi giẻ sạch thấm su mô để lau, thấy nùi giẻ đen thì nhúng xô nước sạch giặt rồi lại lau, cứ thế lau hết sàn xe gồm 4 vị trí thảm ghế và cốp xe (45 phút)
Chú ý là vừa lau vừa vắt vừa nhúng xà bông, nước, thay nước sạch liên tục khi thấy xô nước sạch ngả màu, không nên dùng nùi giẻ dơ để lau, cứ giặt rồi vắt sạch nước. Khi mới lau sẽ thấy sậm màu hơn do ướt nhưng cứ yên tâm, để một lát khô sẽ sáng ra ngay thôi không ngại. Sau khi lau su mô nếu còn sung thì lau thêm bằng nước rửa chén để khử nước tẩy sumo, cái này cần thiết để không làm mục thảm và cho sạch xà bông. Nếu không có sumo thì cứ dùng bột giặt để vệ sinh chẳng sao cả.
Bước 2 vệ sinh ghế da, simili:
Lại tiếp tục với 2 xô vừa dùng, 1 xà bông, 1 nước sạch, dùng bàn chải đánh giày. Lật băng ghế lên (nếu được) và bắt đầu bằng sumo tẩy lau qua một vòng rồi dùng bàn chải đánh giày để vệ sinh. Cứ nhẹ nhàng không cần ra sức chi cho mệt, vệ sinh 4 ghế da từ trên xuống dưới, tựa lưng trước ghế ngồi làm sau ; Dùng sumo hay bột giặt để chà rửa sạch (chú ý lau bớt nước, không để nước chảy tràn lan lênh láng) làm cái này xong rồi mới tiếp tục đến cái kia cứ thế hết 4 cái ghế da (20 phút - 30 phút tùy theo) sau khi làm sạch thì lại đổi sumo thành nước rửa chén để lau lại, cuối cùng thì dùng nước sạch lau tiếp cho hết xà phòng. Dùng cách tương tự để lau taplo và thành cửa, tay nắm, vô lăng, vừa lau xà bông vừa lau nước không để nước chảy vào các khe có nút bấm hệ thống điện coi chừng mát dây tùm lum.
Bước 3 vệ sinh trần nỉ :
Tiếp tục y chang nhưng chú ý thay nùi giẻ sạch hoặc phải giặt nùi giẻ thật sạch rồi mới làm tiếp nếu có ít nùi giẻ. (15 phút)
Thế là xong, kiểm tra lại toàn bộ một lần rồi cứ để cửa mở chờ cho khô xe lại là xong việc, trung bình là chừng 4 tiếng xe sẽ khô.
Toàn bộ thời gian trung bình là 2 giờ để vệ sinh nội thất. Nếu có 2 người thì sẽ làm nhanh hơn, một giặt nùi giẻ, một làm vệ sinh. Nếu mà dơ quá cỡ thì phải mất đến 3 giờ mới xong hết, bác nào siêng và muốn tự chăm sóc xe thì cứ thế mà mần không phải lo.
Số 17 : Trong xanh và tinh khiết !!!
Mấy lần em có đề cập đến việc vệ sinh kiếng, đánh bóng kiếng dùng kem đánh răng, sau thì ngộ ra một chiêu mới để làm mới kính cũng khá hiệu quả. Đó là sau khi dùng kem đánh răng làm sạch, nếu kết hợp thêm tẩy sumo thì sẽ rút ngắn 50% thời gian vệ sinh tất cả các kính.
Sau khi vệ sinh sạch sẽ dùng thêm một tuýp clearview để đánh bóng. Em không có ý quảng cáo cho clearview nhưng quả thật sau khi đánh bóng bằng clearview ở khắp các mặt kính thì có cảm giác kính mới tinh sáng bóng nhìn là ghiền luôn ^^
mà không mất nhiều thời gian lắm (thời gian bôi clearview, sau đó lau lại bằng giẻ sạch mất chừng 15 phút là xong toàn bộ)
Lái xe cảm thấy nhẹ nhõm hẳn, không còn lo bị mất tầm nhìn, mờ kính khi đi mưa.
Chúc các bác một ngày vui.
Số 18 : Te tò te đây là ban kèn xe !!!
Kèn phải nói là quan trọng ^^ theo em khi lái xe ở việt nam thì kèn quan trọng tương đương với thắng, em luôn luôn sẵng sàng kèn và thắng khi lái xe trên đường. Bị cái là nó hay tèo, sau đó kiểm tra thì thấy một số xe thường hay gắn kèn ở vị trí chắn gió trước xe và quay loa ra phía trước. Nhiều lúc vô tình khi rửa xe ta xịt nước vào hoặc khi đi mưa nước lọt vào kèn thì sẽ rất mau hư.
Khắc phục lỗi này khá đơn giản, chỉ cần dùng 1 chìa khóa 10 nới lỏng kèn ra và xoay loa kèn hướng chếch xuống phía dưới đất rồi xiết ốc lại sao cho khi xịt nước hoặc khi đi mưa nước không lọt vào kèn vậy thì sẽ dùng kèn được rất lâu mà không sợ tèo bất tử.
Số 19: Một chữ "nhẫn" !
Xe cũ thì máy cũng cũ
cái này thì khỏi phải bàn, nhiều lúc mới mua xe thì nâng niu em nó kinh lắm nhưng mà lâu rồi thì bắt đầu lơ lơ ít để ý chăm sóc như thuở ban đầu. Lúc này sẽ thấy sự khác biệt về mặt máy móc nếu biết chăm sóc, có người cũng cái xe ấy nhưng vẫn êm như ru sau một thời gian, có người máy bắt đầu kêu rào rạo, khói bắt đầu nhả tơ dù cùng một chế độ bảo trì !!! Vì sao như thế ???
Nhân dịp việt nam vào mùa lạnh hơi khác thường năm nay em xin nhắc lại một việc nhỏ mà đa số ai cũng đã biết đó là việc làm nóng máy trước khi lên đường.
Mình nói chữ nhẫn ở đây là vì nhiều lúc anh em ta hễ leo lên xe ngồi thì chắc cú là đang có việc, đặc biệt những dịp tết nhất thế này nếu không thì chả ai lên xe làm giề ! Buổi sáng sẽ rất dễ quên một nguyên tắc rất quan trọng đối với việc vận hành xe đó là phải khởi động máy móc. Nó cũng giống như người ta cần tập thể dục khởi động vậy. Máy luôn cần được làm nóng trước khi cho tải. Tốt nhất là đạt ở mức 90 độ C. Các chi tiết máy lúc này có độ giãn nở chuẩn khớp cũng như giảm tối đa hệ số ma sát mài mòn động cơ.
Thông thường các xe đều có đồng hồ nhiệt kế nhưng nếu chán không thèm nhìn thì cũng có thể canh thời gian, trung bình là 1 phút. Sau một phút hãy cho xe lăn bánh, thời gian chờ này cũng rất tốt cho người lái xe định hình đường xá cũng như kiểm tra lại tổng thể xe, cài dây an toàn, chờ bà cả tô điểm phấn son...
Đối với rất nhiều người thì một phút đúng là quá dài nhưng hãy kiên nhẫn, việc khởi động cho máy là rất cần thiết dù sẽ tốn thêm một tí nhiên liệu nhưng không bao giờ là thừa nếu so với những thiệt hại âm thầm do máy bị mòn gây ra.
Số 20: Điện giật và cách xử lý:
Một số bác tài khi vào xe có hiện tượng bị điện giật tê tê gây khó chịu, khá nhiều người nhầm tưởng vấn đề do xe và mang xe đến hãng để kiểm tra nhưng thật ra thì hiện tượng này chỉ 50% là do xe còn lại là do người. Xem clip sẽ thấy điện tạo ra mạnh thế nào
Đây là hiện tượng tích điện và thường xảy ra vào các mùa đông, nguyên nhân là do khi lái xe nhiều giờ thì có sự cọ xát giữa quần áo và ghế nỉ hoặc giữa hai lớp quần áo cọ vào nhau nhất là các loại quần áo ấm hoặc loại có nhiều nilon.
Để khắc phục thì không khó, một là bọc da ghế, hiện tượng này sẽ hết hoặc nếu không thì mạ chrom các tay mở bên trong cửa (cần kiểm tra xe tay mở có nối với khung xườn xe) để khử từ tính mỗi khi xuống xe, tự động tay chạm vào tay mở cũng khử luôn tích điện.
quân.