[Funland] Vịnh Xuân Quyền - Trên phim và thực chiến

quochiep

Xe tăng
Biển số
OF-585461
Ngày cấp bằng
16/8/18
Số km
1,230
Động cơ
499,492 Mã lực
Có thấy quân đội Tàu học thiếu lâm hay VX gì đâu là đủ hiểu trình độ thực chiến của võ Tàu rồi . Còn phim ảnh trc giờ lúc nào chả phét , đến Hollywood làm phim cũng cho diễn viên múa võ kung phu nữa là Tàu . Còn ai xem phim mà tin khí công với chưởng lực là có thật thì khác gì dân Mẽo tin siêu anh hùng Marvel có thật đâu !!
 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
806
Động cơ
165,857 Mã lực
Nói đi phải nói lại. Nó không khóa mà nhấc quăng thẳng vào ông bạn còn lại thế là tự xoeen nhau à cụ.
Em nghĩ là cụ Felixhana nói đúng. Oánh nhau trên phố mà nằm ra đấy, dù ngửa hay sấp, thì cũng là tự rước họa vào thân.
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
6,979
Động cơ
264,158 Mã lực
Lã Cương mạo nhận là truyền nhân của Diệp Vấn
Tổng hội Vịnh Xuân quốc tế nói không biết bại tướng của Từ Hiểu Đông tại Tân Cương là ai.

Vì sao Từ Hiểu Đông phải tô mặt ở Đại hội võ thuật? / Từ Hiểu Đông hạ võ sư Vịnh Xuân trong 47 giây


Lã Cương (phải) thất bại thảm hại trong trận đấu với Từ Hiểu Đông ở đại hội võ thuật Tân Cương cuối tuần qua.

Một ngày sau khi bị Từ Hiểu Đông hạ knock-out trong vòng 47 giây tại đại hội võ thuật Tân Cương, Lã Cương tiếp tục bị bóc mẽ. Trang QQ chưng ra một thông báo có đóng dấu đỏ của Tổng hội Vịnh Xuân quốc tế gửi tháng 3/2019, trong đó viết, Lã Cương không phải đệ tử của Lương Đĩnh - chưởng môn phái Vịnh Xuân tại Hong Kong. Họ còn khẳng định, mọi hoạt động của Lã Cương không đại diện cho Tổng hội Vịnh Xuân quốc tế.


Thông báo từ Tổng hội Vịnh Xuân quốc tế về trường hợp của Lã Cương.

Trước khi thông tin này xuất hiện, Lã Cương luôn tự nhận là đệ tử đời thứ chín của Vịnh Xuân quyền. Võ sư 50 tuổi còn chỉ rõ cây phả hệ, bắt nguồn từ Nghiêm Vịnh Xuân - sư tổ và là người sáng lập môn phái. Chưởng môn hiện tại của Vịnh Xuân - Lương Đĩnh - được Lã Cương nhận là sư phụ.

Tuy nhiên, thông báo từ Tổng hội Vịnh Xuân quốc tế khiến lai lịch Lã Cương trở nên bất minh. QQ viết: "Giống như Đinh Hạo (một bại tướng khác của Từ Hiểu Đông), Lã Cương bị nghi ngờ về vai vế cũng như khả năng". Trang mạng này tiết lộ thêm, rằng Lã Cương có thể bị kiện nếu tiếp tục mạo nhận là đệ tử Lương Đĩnh.

https://vnexpress.net/the-thao/la-cuong-mao-nhan-la-truyen-nhan-cua-diep-van-3926286.html

Ngoài việc phủ nhận rằng những kẻ thất bại dưới tay của Từ Hiểu Đông không phải là đệ tử thực của VX, thì các chi phái VX đều chưa dám cử đệ tử thực lên ứng chiến với họ Từ để lấy lại uy danh.

Nghe bảo môn phái VX Nam Anh cũng là chi phái chân truyền của VX, và anh Nhái chắc chắn là đệ tử thực của VX Nam Anh.

Hóng anh Nhái đấu với họ Từ để lấy lại uy danh cho VX =))=))=))

Nhưng chắc không có trận đấu này. Đấu với Trương Đình Hoàng, anh Nhái còn chưa dám, làm sao đấu
Thế này thì không đau vì quá đau.

Tàu mà đã đau thế này, thì Việt còn đau đến đâu.

Vì đa phần võ Việt từ võ tàu mà ra. Và học tam sao thất bổn (ý tôi nó những người chỉ tập luyện mà không thực chiến, hoặc chỉ tập quyền)
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
6,979
Động cơ
264,158 Mã lực
Cụ cuồng phim quá rồi , đá 1 người 70kg bay xa 5m thì ngang với đụng xe rồi , thằng bị đá chắc cũng chết ngắc .
Tất cả các kỷ lục của anh LTL toàn là truyền miệng , chả có cái gì kiểm chứng hết cụ ạ .
Đánh nhau thì tốc độ chưa phải là tất cả , còn nhiều yếu tố nữa .
Mà anh Lý toàn đánh với đệ tử thôi .
Lý Huỳnh không phải dạng đùa đâu , ông từng thượng đài nhiều nên kinh nghiệm , lỳ đòn thì LTL không sánh được .
Các vị đang tranh cãi nhưng có vẻ nhầm lẫn 1 chút giữa 2 đối tượng là Võ Sĩ và Võ Sư

Võ sư thì dạy võ cho võ sĩ, nhưng võ sĩ là người trực tiếp đánh nhau trên võ đài nên anh ta có kinh nghiệm chiến đấu, khả năng chịu đòn và thể lực tốt hơn võ sư. Ngược lại võ sư kiến thức võ học nhiều hơn, múa quyền đẹp hơn nhưng đánh nhau như loằn nếu không tập luyện thể lực và lên đánh võ đài thường xuyên.

Giống như trong thể thao thôi, HLV điền kinh giỏi chưa chắc ngày xưa anh ta là vận động viên vô địch thế giới. Và ngược lại vận động viên điền kinh vô địch thế giới chưa chắc sẽ là 1 HLV giỏi. Mỗi đối tượng có 1 tốt chất riêng.

Giới HLV và cầu thủ bóng đá cũng thế, ai cũng thừa biết sút mạnh vào góc chết khi đá phạt đền, hoặc sút cuộn qua hàng rào khi đá phạt trực tiếp thì thủ môn không cản được, nhưng có sút được như vậy hay không, lại là chuyện khác. Và tất nhiên cầu thủ sẽ sút giỏi hơn HLV.

Nhưng có lẽ đa phần dân Việt bị lừa vì xem chưởng Tàu những năm 80-90 nhiều quá =))=))=)). Và có nhiều võ sư cũng nghĩ mình là võ sĩ.

Nếu võ sư mà giỏi đánh đài thật thì 30 tuổi + hơn 20 năm tập võ (thừa sức làm võ sư, mở võ đường), thì mời anh lên sàn MMA kiếm tiền triệu đô nhé, không ai cấm
 
Chỉnh sửa cuối:

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
6,979
Động cơ
264,158 Mã lực
- MMA tính thực chiến rất cao, rèn nhiều về thể lực, khả năng chịu đòn và đặc biệt là các võ sĩ thường xuyên thi đấu, cọ xát trên sàn nên khi thực chiến thường chiếm ưu thế hơn VX
Nhiều cụ cứ bảo võ sĩ MMA ra đường sẽ bị võ sư võ cổ truyền đánh cho tòe mỏ, lý do là võ cổ truyền bị hạn chế đòn thế nguy hiểm như điểm huyệt, tấn công hạ bộ, chọc mù mắt ...=))=))=))

Xin thưa là các võ sĩ MMA cũng đều biết những ngón này và tập luyện thường xuyên nhé, chỉ có điều lên đài họ không được sử dụng thôi.

Ra ngoài đường, võ sĩ MMA có đứng yên đâu mà võ sư võ cổ truyền đòi điểm huyệt.

Võ sĩ MMA họ cũng sử dụng thành thạo mọi chiêu thức, kể cả chiêu thức điểm huyệt, chọc mù mắt nhé Và họ có thể lực tốt hơn, kinh nghiệm chiến đầu tốt hơn nên em vẫn nghiêng về hướng võ sĩ MMA sẽ đánh tòe mỏ võ sư ngoài đường nếu xảy ra đánh nhau.

Các chiêu thức, năng lực mà các võ sư dựng lên, đa phần là huyền thoại, vì họ cần cái huyền thoại đó để mở võ đường kiếm cơm
 

lacettiGG

Xe điện
Biển số
OF-368871
Ngày cấp bằng
1/6/15
Số km
2,869
Động cơ
301,616 Mã lực
Nước tàu rộng lớn bao la với chiến tranh liên miên mấy ngàn năm thì võ học phát triển cũng là chuyện bình thường. Nhưng võ học ta hay xem trong phim với truyện chưởng thì khác xa. Chuyện chiêu thức này chưởng nọ theo em phần lớn là hư cấu vì ông viết truyện chắc gì đã biết võ?
Như có 1 cụ nào đó phân tích ở trên võ cổ truyền là đúc kết của chiến tranh và các bài quyền là đúc kết của việc sử dụng binh khí về sau rút ngắn lại chỉ dùng các động tác tay chân. Có những môn võ còn đưa những việc nhà nông như đi cày, cấy gặt vào bài quyền để răn dậy người sau chứ không chỉ có việc đánh nhau.

Cho nên võ cổ truyền thực ra là cách truyền đạt lại những kiến thức về cuộc sống mưu sinh của người đi trước. Sau này khi khái niệm "thể thao" hình thành và phát triển người ta mới nghĩ ra các môn võ mang tính đối kháng 1-1 và có tính thực dụng hơn khi thượng đài như boxing, muay thái etc.

Theo em hiểu thì khác biệt cơ bản giữa 2 trường phái là như vậy.
 
Biển số
OF-657898
Ngày cấp bằng
22/5/19
Số km
7
Động cơ
108,070 Mã lực
Tuổi
38
giải trí với thực tiễn bao giờ chả khác xa nhau ạ
 

mr.wine

Xe điện
Biển số
OF-190593
Ngày cấp bằng
20/4/13
Số km
2,135
Động cơ
346,557 Mã lực
Nơi ở
Nam Từ Liêm - Hà Nội
Chỗ em có câu, 30 năm võ tàu ko bằng cạu (rổ) đá trấy ( loại đá cuội to bằng nắm tay).
Theo em thì học môn võ nào cũng vậy, đầu tiên phải khẳng định có học có hơn. Tuy nhiên, để solo hoặc multi thì kinh nghiệm là hơn hết.
Dẫn chứng nhất là trong các cuộc chiến tranh. Tài giỏi đâu ko bằng điểm 1 hoặc 2 điểm 1.
 

Phongcach

Xe buýt
Biển số
OF-203071
Ngày cấp bằng
22/7/13
Số km
500
Động cơ
132,472 Mã lực
cái cốt yếu nhất của các môn võ là phai khỏe thì mấy ông võ sư không bằng Từ
 

darthvader

Xe điện
Biển số
OF-467380
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
3,337
Động cơ
237,858 Mã lực
Tuổi
48
Thì cũng giống mấy đợt hội thao hay biểu diễn đều có đ/c ra chọc giáo gươm vào cổ vào người theo kiểu đao thương đâm không thủng, nhưng bình thường mấy thằng ngáo cầm dao kiếm đứng ngoài đường làm loạn thì có thấy điều động ra đâu.
 

KoThich

Xe buýt
Biển số
OF-36765
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
782
Động cơ
438,508 Mã lực
Nơi ở
HN
Họ Từ này hay đó, còn hài hước nữa. Đánh Điền Đã còn cho mài đấm tao ài phát, lên gối cái chết luôn
 

Tonkin Nguyen

Xe điện
Biển số
OF-386471
Ngày cấp bằng
10/10/15
Số km
2,931
Động cơ
268,970 Mã lực
Nơi ở
P204 - 18 Yên Ninh - HN.
Website
shopyeuthuong.vn
Lý tiểu Long có nói câu: Tao không sợ thằng biết 10000 chiêu võ, tao sợ thằng chỉ biết mỗi chiêu nhưng nó tập 10000 lần.

Em đọc giai thoại về Mas Oyama (Tổ sư Karate Kyokushin) lên núi 2 năm toàn đấm vào đá với cây, xuống núi đấm chết bò tót gẫy cả sừng, và là người đầu tiên chiến thắng thử thách Kumite 100 người (đánh bại 100 đối thủ trong 3 ngày liên tục không nghỉ). Phim "Warrior in the wind" nói về ông này.
Câu này anh Lý thuổng từ "quyền ngạn" mà ra chứ có tự nghĩ quái đâu. Trước anh Lý mấy chục năm thì Lý Thư Văn tập theo cách này rồi.
Còn Mas thì em nói thật là PR cũng quá. Vụ gãy sừng là do cưa sừng sẵn với đấu toàn mấy con bò non thôi.


Toàn chém cụ a, lão flores gì gì doạ dc lão phóng điện, mma thách đấu phát chạy mất dép
Còn vụ khai trừ môn hộ nữa cơ hả cụ? Quá nhục nhã cho nền võ học tàu đặc biệt là VX.

Thằng VX chả ra gì mà còn đè được bố phóng điện, thì ko biết bang hội phóng điện ở level gì nữa cụ nhỉ?
Kiệt điện cũng ko phải dạng bá vơ đâu cụ. Chả qua lỡ đấu, thắng thì chả vẻ vang gì, thua lại bị nói là "Chưởng môn đi thua thằng vớ vẩn môn phái khác". Thế thì hết đường làm ăn rồi :))

Nhầm, ltl tập công fu luôn. Chứ ko hẳn múa may bình thường.
Đòn chân Ltl có thể đá 1 người nặng 70kg bay xe 5m- e có thể nhầm chút dữ liệu.
Tốc độ vào loại nhanh nhất , có đầy video
Ltl là1 người nghiện tập thể lực, và có thể là nguyên nhân cái chết- tập quá sức chịu đựng của cơ thể.
Lý Huỳnh thì chỉ tập 1 phần nhỏ. Ltl ông thực chiến quá nhiều rồi.
Anh Lý thực chiến chỗ nào mà cụ bảo "quá nhiều rồi" ;)) . Chắc trong phim hử? Lý có đúng 1 trận đấu võ đc ghi lại nhưng giáp quấn quanh người và đánh với ... đệ của mình :))

Sự thật về môn võ Tán Thủ của Trung Quốc

(Nguồn: http://www.photphet.info/2012/12/giang-ho-tan-thu-luan.html)

Năm 1923, Trung Quốc Quốc Dân Đảng thành lập Học viện Quân sự Hoàng Phố ở Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc nhằm đào tạo lớp lãnh đạo của Đảng và tạo ra một lực lượng quân sự hiện đại. Tháng Giêng năm 1923, Tàu thành lập liên minh chiến lược với Liên bang Xô Viết và các học viện sử dụng phương pháp của Liên Xô như thiết lập kỷ luật Đảng, truyền bá chính trị và đào tạo cán bộ quân sự....

Năm 1923 Tiến sĩ Sun Yat-Sen, lãnh đạo của Quốc dân đảng cho biết "Vì chúng tôi muốn tìm hiểu nghệ thuật quân sự của Liên Xô nên tôi đã đề nghị Liên Xô gửi những cố vấn quân sự sang học viện Hoàng Phố để giảng dạy "

Các cố vấn Liên Xô đã tới Trung Quốc vào năm 1924, để hỗ trợ đào tạo. Đại tá Borodin, trưởng đoàn cố vấn được phong ngay làm trưởng khoa đào tạo. Và dĩ nhiên, trong giáo trình thì cận chiến tay không là ko thể thiếu.

Thế nhưng, môn võ Sambo với những kỹ thuật cận chiến được đại tá Borodin mang sang lại vấp phải thái độ thờ ơ của những học viên Trung Quốc.

Họ rõ ràng cũng có lý khi nói rằng: Trung quốc đã có nền võ học lâu đời và cao siêu. Các môn võ khác chỉ là những bản sao mờ nhạt và cái môn Rambo kia cũng chỉ là ánh đom đóm so với đèn măng xông Thiếu Lâm Tự.

Đại tá Borodin không tỏ ra tức giận. Trái lại, ngài đánh cuộc với toàn thể học viên rằng: ko ai có thể hạ được võ sĩ Sambo tên I. Vasilevich - hiện đang là sĩ quan cận vệ của ngài - trong những trận đấu đối kháng tay không cả.

Tinh thần đại hung Hán bị xúc phạm. Những trận thư hùng ngay sau đó liên tục diễn ra giữa học viên trường quân sự Hoàng Phố và I. Vasilevich. Tuy nhiên kết quả thì thật đáng buồn.

Những võ sinh Trung quốc không ai chịu nổi hai hiệp cho dù đều xuất thân từ những lò võ danh tiếng và đã trải qua quá trình luyện công phu từ nhỏ.

Ấm ức làm lu mờ nhận thức. Họ cho rằng sự thảm bại của bản thân là do công phu tu tập chưa đến nơi chốn, và đương nhiên, kết quả cuộc đấu không thể phản ánh đúng thực lực môn phái của họ.

Chuyện thách đấu chẳng mấy chốc lan tới tai Khâm thủ trưởng. Vốn là đệ tử chân truyền của Hồng Gia quyền, ngài mang trong mình dòng máu Trung Hoa anh hùng, đương nhiên là rất hiếu chiến. Sự thất bại của các môn sinh làm ngài thấy mất mặt. Một cuộc họp cấp tốc toàn thể học viên được ngài triệu tập. Mệnh lệnh ban ra rất ngắn ngủi:
Ngay lập tức! Lên đường! Dùng mọi mối quen biết của mình mời những võ sĩ giỏi nhất về đây! Không thể để nền võ học ngàn năm Tủng Kủa lả bị khinh rẻ như thế được!

Hai tháng sau, các học viên lần lượt trở về với những cao thủ của môn phái mà họ đang theo học. Vậy mà, kết quả cũng ko khác gì.

Chả có cao thủ nào chịu nổi những cú đấm vũ bão của tay Sambo, I. Vasilevich kia ...

Tình hình thực tế đó gây hoang mang và bất an tột độ cho toàn bộ học viên học viện quân sự Hoàng Phố. Đột nhiên tất cả đều nhận ra rằng nền võ học ngàn năm chói lọi của mình bỗng dưng chả dùng được cái quái gì để đánh với tay mũi lõ kia cả.

Đương nhiên, có những người phải chịu trách nhiệm nhiều hơn những người khác. Và Khâm thủ trưởng cũng đã ko còn cách nào ngoài việc đặt vấn đề với đội ngũ cố vấn Liên Xô.

Ông triệu tập ngài Borodin và sau đây là cuộc nói chuyện giữa hai người mà đã được lưu trong quân sử của học viện quân sự Hoàng Phố.

Câu chuyện được bắt đầu với lịch sử chiến tranh của Xô Viết:

Trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905), lực lượng Nga đã thiệt hại nặng nề trong những trận đánh với Nhật Bản. Theo kết quả báo cáo của quân ủy trung ương thì những tổn thất ghê gớm này đến từ những trận đánh giáp lá cà. Lưỡi gươm samurai và kỹ năng chiến đấu tay không của người Nhật làm quân Nga sợ vãi cứt.

Sau những tổn thất này, một số tướng lĩnh chỉ huy của Nga đã phải đánh giá lại phương pháp luyện tập cho binh sĩ. Đồng thời nghiên cứu phương pháp huấn luyện của người Nhật và rút ra cho riêng mình những bài học bổ ích. Phương án huấn luyện kỹ thuật mới này được đệ trình lên ************* và quân ủy trung ương, rồi chính thức được phê duyệt là một dự án tuyệt mật với bí danh S.A.M.B.O.

Đến năm 1917, dự án này hoàn thiện và được thống nhất thực hiện trong toàn bộ học viện quân sự Xô Viết - đặt dưới sự lãnh đạo và kiểm tra của ************* liên bang Xô Viết. Đây là một dự án hoàn chỉnh và kết quả của dự án này chính là môn võ Sambo dành cho quân đội hiện nay.

Những võ sư trong dự án nhận ra rằng môn Sambo có thể biến đổi để tạo ra một môn thể thao đối kháng an toàn, cho nên Sambo đã được thực hành một cách thường xuyên và liên tục trong giai đoạn huấn luyện. Quá trình thi đấu Sambo thể thao đã trở thành một phần thiết yếu của chương trình huấn luyện.

- Chúng tôi không cần võ thể thao. Chúng tôi cần võ để giết người. Khâm thủ trưởng cắt lời. Đại tá Borodin nói:
- Thưa Khâm thủ trưởng. Sự biến đổi để SAMBO trở thành môn thể thao có lý do riêng của nó và tôi xin trình bày ngay sau đây :

Môn võ cổ truyền của ngài rất phức tạp và phải nói thẳng ra là hết sức vô dụng. Trong chiến đấu thực tế mọi phương pháp cận chiến phải căn cứ vào tình hình CÓ THẬT. Các chiến binh phải có những vũ khí của mình để tấn công hay phòng thủ. Nếu là đánh nhau tay không thì vũ khí ở đây chính là những kỹ thuật đấm đá. Sự phức tạp của môn võ cổ truyền Trung Hoa chính là yếu điểm vì tính chất rối rắm đó đã làm tăng thời gian luyện tập những thứ không cần thiết, lẽ đương nhiên là do vậy mà bỏ qua những thứ rất quan trọng. Một trong những thứ rất quan trọng đó chính là khả năng ứng biến.

Thời gian luyện các bài múa may vô ích làm người tập bị chết cứng vào chiêu thức, phá hủy sự phản ứng linh hoạt trong chiến đấu thực sự.

Liệu người ta có sử dụng được những kỹ thuật này đối với một đối thủ cũng có kiến thức, kỹ thuật, khả năng phản công, và tự phát động đòn tấn công lại ko? Để làm được điều này, đòi hỏi ko chỉ phải hoàn thiện kỹ thuật, mà phải phát triển được cả cảm giác về không gian và phạm vi trong giao đấu, phải biết nhìn thấy những kẽ hở, hay tạo được kẽ hở để tấn công, rồi phản ứng lại nó bằng các phương thức khác nhau.

Hơn hết, liệu một người có thể có cả điều kiện về thể chất lẫn tinh thần để tiến hành cuộc đấu như vậy ko? Ai có thể có cả sức mạnh, khả năng chịu đựng, lẫn tính linh hoạt và quyết đoán đây? Họ sẽ sụp đổ dưới sự vội vã căng thẳng, bị tê liệt phản xạ và quên toẹt hết những gì được học. Đó là điều chắc chắn đã xảy ra với rất, rất nhiều người tập võ.

Chúng ta cần phải nhớ rằng, nếu chưa từng bị đánh thẳng tay và ném bẹp dí xuống sàn, thì chả ai biết sẽ phải phản ứng thế nào trong những trường hợp thế cả.

Đó cũng là ví dụ, vì sao mà một võ sĩ quyền Anh đã bị tẩn quá nhiều nên ko còn bị đông cứng khi một quả đấm bay tới. Một đô vật đã bị ném xuống đất quá nhiều nên đã trở nên quen thuộc với điều đó.

Tất cả những yếu tố riêng lẻ kia đều phải được phối hợp, trao đổi và đấu luyện với đối thủ, những người cũng có khả năng tấn công và phòng thủ tương tự. Người tập cũng phải làm quen với việc phải giao đấu trong những trường hợp đầy áp lực, bị nhiều người cùng chứng kiến và trong một thời gian dài, liên tục. Họ sẽ được hưởng lợi từ kinh nghiệm thu được qua thi đấu, điều này đồng nghĩa với việc sự thích ứng trong môn thể thao lại cũng chính là những gì đúng trong phương pháp chiến đấu và tự vệ. Vì vậy, các môn thể thao chiến đấu cho phép người tập phát triển những phẩm chất của một chiến binh, bao gồm cả thái độ tinh thần thích hợp và - " sự tàn bạo ".

Cuộc nói chuyện trên đã làm mở mắt ngài Khâm thủ trưởng, mở mắt rất nhiều Huấn Luyện Viên cũng như các Võ sư danh tiếng. Đồng thời nó cũng giáng một đòn chí mạng đập tan mọi sự huyễn hoặc ảo tưởng đối với các võ phái Trung Hoa.

Đó cũng chính là lý do mà ngay lập tức, ko chậm trễ, dưới sự cố vấn của Liên Xô, TQ đã nỗ lực để tạo ra một phương pháp tương tự Sambo đào tạo lực lượng quân sự trong cận chiến. Và đối với Trung Quốc - lúc đó còn thua kém nhiều mặt về công nghiệp, quân sự và các công nghệ chiến tranh, niềm tự hào và tự tôn dân tộc trong chiến đấu duy nhất chính là nền tảng võ học lâu đời - cái đã bị chứng minh một cách đau đớn rằng: nó ko thực tế, việc cấp bách phải có phương pháp mới thậm chí còn nghiêm trọng và quan trọng hơn rất nhiều .

Sau chục năm nghiên cứu, dự án này đã hoàn thiện với phần đầu tiên là Tán Thủ dành cho quân đội , được đưa vào chương trình huấn luyện từ năm 1934. Việc cải tiến những kĩ thuật nguy hiểm trong Tán Thủ quân đội để biến nó thành một môn thể thao thì mãi đến 30 năm sau mới hoàn thành. Và theo như các cấp lãnh đạo và đội ngũ nghiên cứu trong dự án này công bố, họ đã tạo nên San Shou từ những gì tinh túy nhất dựa trên nền tảng võ cổ truyền.

Nhưng có thật Tán Thủ là những gì tinh túy nhất của võ học ngàn năm Tủng Kủa lả ko?
Thử nghiên cứu kết quả báo cáo tuyệt mật của dự án này xem sao đã.

Sau cuộc nói chuyện với đại tá Borodin. Khâm thủ trưởng ngay lập tức bắt tay vào tiến trình xây dựng những kỹ thuật chiến đấu dành cho quân đội. Dự án này được biết đến với cái tên SD22.

Tháng 10 năm 1928. Dưới sự chỉ đạo của quân ủy trung ương Tung Kủa.

Hàng trăm võ sư, võ sĩ trên khắp Trung Quốc được mời đến Nam Kinh. Lôi đài được thiết lập nhằm tìm ra những người có kỹ thuật chiến đấu tốt nhất từ mọi môn phái. Giang tướng quân (Zhang Zhi Jiang) được chỉ định làm trưởng ban tổ chức. Cuộc thư hùng đẫm máu nhất trong lịch sử lôi đài Trung Quốc với hàng trăm võ sĩ bị thương nặng và vài người đã tử vong. 12 người còn trụ vững được mời về học viện võ thuật Nam Kinh để bắt tay vào việc soạn thảo ra những kỹ thuật đầu tiên của Tán thủ. Trong số 12 người này nổi bật nhất là năm võ sư được biết đến với ngoại hiệu Giang Nam ngũ hổ. Năm nhân vật này được Kim Dung lấy cảm hứng để xây dựng nên hình tượng võ lâm ngũ bá sau này. Họ là:

Zhang Gu Ru (1893-1952) Cao đồ của Thiếu lâm bắc phái.

Wan Lai Sheng (1903-1995) Cao đồ của Thiếu lâm bắc phái.

Fu Zhensong (1881-1953) cao đồ của Bát cực quyền.

Wang Shao Zhou cao đồ của Thiếu lâm bắc phái.

Li Xian Wu: Nội gia quyền.

Năm vị này được nghiên cứu toàn bộ tài liệu của dự án Sambo do Nga cung cấp. Tài liệu này đã có đầy đủ những nghiên cứu của các khoa học gia người Nga về vật lý, giải phẫu và tâm lý ứng dụng trong chiến đấu. Tài liệu này mổ xẻ toàn bộ kỹ thuật của người Nhật Bản với môn Karate, người Tây phương với môn Boxing, người Thái lan với môn MoayThai và người Mông Cổ với môn vật, người Pháp với môn Savate, thậm chí cả những môn hóc hiểm được cho là của Thành Cát Tư Hãn truyền lại cho dân bản địa quanh bờ sông Đa núyp. Những môn võ này được soi rọi dưới góc nhìn khoa học và tất cả các số liệu trong tài liệu đó đều là những tư liệu quí giá cho Giang nam Ngũ hổ bắt tay vào dự án xây dựng nên bộ môn Tán thủ dành cho quân đội.

Không có môn võ Trung Quốc nào được nghiên cứu cả. Điều đó làm Giang nam Ngũ hổ không khỏi thất vọng, nhưng thực tế đó là không thể chối cãi. Năm vị này đã vò đầu bứt tai để biến đổi về kỹ thuật cho phù hợp với vóc dáng nhỏ con của người Trung Quốc. Họ đưa thêm tuyệt kỹ cầm nã của Thiếu lâm vào cho thêm phần sinh động.

Còn phần chính thì vẫn giữ nguyên.

Clip dưới đây là tài liệu dạy tán thủ quân đội nhưng vẫn lấy toàn bộ đồ hình của tài liệu của Nga về môn Sambo.( Hãy xem trang phục của đồ hình, đó là trang phục của sambo)

http://www.youtube.com/watch…

http://www.youtube.com/watch…

Đây là một số kỹ thuật tán thủ quân đội

http://www.youtube.com/watch…

Vâng, đó là lịch sử và đó là sự thật về Tán thủ. Không còn tấn pháp, khinh công, khí khọt gì nữa. Không còn múa may kình lực, chỉ trảo ỳ xoẹt nữa, nội công nội keo gì nữa.

Người Trung Quốc đã được người Nga mở mắt về võ thuật. Nhưng ngoài mồm thì họ nói sao:

Tán thủ là tinh hoa của võ cổ truyền dân tộc.

Có mà tinh hoa cổ truyền cái .... ấy!

-----------------------------------------------

(Tác giả: KO)
Cái này em thấy nó giống bôi nhọ hơn là sự thật. Đúng là võ Tàu ko mạnh thật nhưng cũng có 1 số người ở mức khá.
Hơn nữa, tên trong bài kiểu này chả biết là ai với ai, em luận đc mỗi "Zhang Gu Ru" là "Cố Như Chương" (người này bị viết ngược tên).

1928 thì Tôn Lộc Đường, Lý Thư Văn còn sống đó, sao ko đấu với họ :))

Các vị đang tranh cãi nhưng có vẻ nhầm lẫn 1 chút giữa 2 đối tượng là Võ Sĩ và Võ Sư

Võ sư thì dạy võ cho võ sĩ, nhưng võ sĩ là người trực tiếp đánh nhau trên võ đài nên anh ta có kinh nghiệm chiến đấu, khả năng chịu đòn và thể lực tốt hơn võ sư. Ngược lại võ sư kiến thức võ học nhiều hơn, múa quyền đẹp hơn nhưng đánh nhau như loằn nếu không tập luyện thể lực và lên đánh võ đài thường xuyên.

Giống như trong thể thao thôi, HLV điền kinh giỏi chưa chắc ngày xưa anh ta là vận động viên vô địch thế giới. Và ngược lại vận động viên điền kinh vô địch thế giới chưa chắc sẽ là 1 HLV giỏi. Mỗi đối tượng có 1 tốt chất riêng.

Giới HLV và cầu thủ bóng đá cũng thế, ai cũng thừa biết sút mạnh vào góc chết khi đá phạt đền, hoặc sút cuộn qua hàng rào khi đá phạt trực tiếp thì thủ môn không cản được, nhưng có sút được như vậy hay không, lại là chuyện khác. Và tất nhiên cầu thủ sẽ sút giỏi hơn HLV.

Nhưng có lẽ đa phần dân Việt bị lừa vì xem chưởng Tàu những năm 80-90 nhiều quá =))=))=)). Và có nhiều võ sư cũng nghĩ mình là võ sĩ.

Nếu võ sư mà giỏi đánh đài thật thì 30 tuổi + hơn 20 năm tập võ (thừa sức làm võ sư, mở võ đường), thì mời anh lên sàn MMA kiếm tiền triệu đô nhé, không ai cấm
Võ khác thể thao cụ ạ. Chẳng ai đi học võ của 1 anh ko biết đánh nhau cả. Nó giống như thầy dạy toán của cụ, làm toán phải giỏi thì mới dạy đc. Tất nhiên sau này, cụ có thể tự nghiên cứu toán để vượt thầy mình nhưng ko có nghĩa là cụ ban đầu đi học 1 ông ko biết làm toán mà chỉ biết lí thuyết suông.

Vì thế nguyên tắc võ sư phải là võ sĩ trước đã, phải biết đánh lộn cái đã.

Nước tàu rộng lớn bao la với chiến tranh liên miên mấy ngàn năm thì võ học phát triển cũng là chuyện bình thường. Nhưng võ học ta hay xem trong phim với truyện chưởng thì khác xa. Chuyện chiêu thức này chưởng nọ theo em phần lớn là hư cấu vì ông viết truyện chắc gì đã biết võ?
Như có 1 cụ nào đó phân tích ở trên võ cổ truyền là đúc kết của chiến tranh và các bài quyền là đúc kết của việc sử dụng binh khí về sau rút ngắn lại chỉ dùng các động tác tay chân. Có những môn võ còn đưa những việc nhà nông như đi cày, cấy gặt vào bài quyền để răn dậy người sau chứ không chỉ có việc đánh nhau.

Cho nên võ cổ truyền thực ra là cách truyền đạt lại những kiến thức về cuộc sống mưu sinh của người đi trước. Sau này khi khái niệm "thể thao" hình thành và phát triển người ta mới nghĩ ra các môn võ mang tính đối kháng 1-1 và có tính thực dụng hơn khi thượng đài như boxing, muay thái etc.

Theo em hiểu thì khác biệt cơ bản giữa 2 trường phái là như vậy.
Ko phải đâu cụ.

Nếu cụ nghiên cứu sâu sẽ thấy đại để võ thuật thế giới hình thành ra các trường phái lớn:
+ Võ Tàu và các vùng ảnh hưởng (Tàu, Việt, Triều-Hàn)
+ Võ Nhật và các vùng ảnh hưởng (Nhật, Brazil)
+ Võ phương Tây (Savate, Sambo, Krav Maga)
+ Võ Nam Á
+ Võ Đông Nam Á (Muay, Sillat, Arnis ...)

Trong các trường phái này, có đúng võ Tàu có bài quyền :)) . Đó là điểm mấu chốt để võ Tàu trở nên ... vô dụng :))
 

Hoa Vi

Xe máy
Biển số
OF-657466
Ngày cấp bằng
21/5/19
Số km
67
Động cơ
108,703 Mã lực
Em thấy karate, teakwondo, silat, judo... đều có bài quyền mà, vẫn thi olympic, seagames đấy thôi
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
15,540
Động cơ
434,773 Mã lực
Cụ cuồng phim quá rồi , đá 1 người 70kg bay xa 5m thì ngang với đụng xe rồi , thằng bị đá chắc cũng chết ngắc .
Tất cả các kỷ lục của anh LTL toàn là truyền miệng , chả có cái gì kiểm chứng hết cụ ạ .
Đánh nhau thì tốc độ chưa phải là tất cả , còn nhiều yếu tố nữa .
Mà anh Lý toàn đánh với đệ tử thôi .
Lý Huỳnh không phải dạng đùa đâu , ông từng thượng đài nhiều nên kinh nghiệm , lỳ đòn thì LTL không sánh được .
Họ Lý đá that, có phim tư lieu, một ông đứng sau cái khiên chắn bằng túi bạt nhồi, trên iu tup có khi cũng có.
Cơ bản là họ Lý oánh nhau hồi trẻ ở HK, thấy đồn oánh phải con trùm bên khác nên cả hội bên Lý phải cho tiền để cậu chuồn sang Mỳ, đã thế sang đấy lại dạy hết cả nghề cho da trắng.
Thế là cả mấy hội bên này lại lôi cậu về cho oánh chén thoải mái rồi...tèo sớm.
Ấy là em nghe ông bán bát bảo lường xà chém thế.
 

peterhauser

Xe tải
Biển số
OF-505695
Ngày cấp bằng
19/4/17
Số km
319
Động cơ
187,395 Mã lực
Họ Lý đá that, có phim tư lieu, một ông đứng sau cái khiên chắn bằng túi bạt nhồi, trên iu tup có khi cũng có.
Cơ bản là họ Lý oánh nhau hồi trẻ ở HK, thấy đồn oánh phải con trùm bên khác nên cả hội bên Lý phải cho tiền để cậu chuồn sang Mỳ, đã thế sang đấy lại dạy hết cả nghề cho da trắng.
Thế là cả mấy hội bên này lại lôi cậu về cho oánh chén thoải mái rồi...tèo sớm.
Ấy là em nghe ông bán bát bảo lường xà chém thế.
Em nghĩ là diễn thôi chứ đá sao được thế. Thử để một cái bao cát 70kg xem ông nào đá bay xa 5m được đấy. Đây lại là một thằng người đang xuống tấn. Theo định luật 3 Newton về phản lực thì để đối thủ bay 5m thì ông đá cũng chịu một lực mạnh tương đương theo chiều ngược lại thì chân trụ thế nào để mà không bị bay theo hướng ngược lại, hay là bắt vít giầy xuống đất. Giống hồi trước có giai thoại đạn bắn trúng thì bay cả người, bọn Myth Buster nó test luôn bằng đủ loại súng, AR15, hoa cải, AK47... bắn vào xác lợn treo lên mà chả xi nhê gì luôn.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
15,540
Động cơ
434,773 Mã lực
Em nghĩ là diễn thôi chứ đá sao được thế. Thử để một cái bao cát 70kg xem ông nào đá bay xa 5m được đấy. Đây lại là một thằng người đang xuống tấn. Theo định luật 3 Newton về phản lực thì để đối thủ bay 5m thì ông đá cũng chịu một lực mạnh tương đương theo chiều ngược lại thì chân trụ thế nào để mà không bị bay theo hướng ngược lại, hay là bắt vít giầy xuống đất. Giống hồi trước có giai thoại đạn bắn trúng thì bay cả người, bọn Myth Buster nó test luôn bằng đủ loại súng, AR15, hoa cải, AK47... bắn vào xác lợn treo lên mà chả xi nhê gì luôn.
Cái này bí truyền lắm ;))
Thực ra là em chả đá được nên không biết, phim quay từ thời LTL để làm tư lieu riêng ắt không giả. Cũng có thể chân ổng gắn lò xo chăng.
 

ChungKien386

Xe hơi
Biển số
OF-631698
Ngày cấp bằng
12/4/19
Số km
133
Động cơ
113,230 Mã lực
Tuổi
38
Cái này bí truyền lắm ;))
Thực ra là em chả đá được nên không biết, phim quay từ thời LTL để làm tư lieu riêng ắt không giả. Cũng có thể chân ổng gắn lò xo chăng.
Tư liệu cũng nhiều cái ảo lắm cụ a, đến giờ vẫn ảo ấy là.
 

Tonkin Nguyen

Xe điện
Biển số
OF-386471
Ngày cấp bằng
10/10/15
Số km
2,931
Động cơ
268,970 Mã lực
Nơi ở
P204 - 18 Yên Ninh - HN.
Website
shopyeuthuong.vn
Em thấy karate, teakwondo, silat, judo... đều có bài quyền mà, vẫn thi olympic, seagames đấy thôi
Em có nói ở trên đó, võ Tàu và vùng ảnh hưởng mới có bài quyền. Còn các trường phái khác thì ko có.

VD như Karate vốn từ đảo Okinawa, môn này thoát thai từ võ thuật do người Tàu sang truyền bá, trước cách viết Karate khác bây giờ, "Kara" ko phải là "trống không" mà là "Đường", Karate dịch là Đường thủ đạo - môn võ của nhà Đường. Thế nên mới có bài quyền.
Teakwondo thì nằm trong vùng ảnh hưởng của Tàu như Việt mình nên cũng có bài quyền, trong 3 hệ phái thì 2 hệ gần như là Karate rồi, 1 hệ còn lại thì tổ sư cũng là võ sĩ Karate nốt.

Judo thì ko có bài quyền nào cả, chỉ có các đòn số 1, 2, 3 gì đó ...
Pencak Sillat cũng ko có bài quyền, chỉ có các thế thôi. Nó có 1 số tư thế đẹp để biểu diễn, ko phải bài quyền.
 

Tonkin Nguyen

Xe điện
Biển số
OF-386471
Ngày cấp bằng
10/10/15
Số km
2,931
Động cơ
268,970 Mã lực
Nơi ở
P204 - 18 Yên Ninh - HN.
Website
shopyeuthuong.vn
Võ Tàu thực ra ko vô dụng lắm.

Nguồn gốc của nó là 3 môn: thủ bác (sau phát triển thành võ tay không), giốc để (sau thành vật) và kiếm kích (tức sử binh khí).
Cơ mà nó bị dính 1 cái là sinh ra thứ vô dụng và ... ngu si là bài quyền. Nhiều người nhận định bài quyền là do mấy vị sư phụ ban đầu nghĩ ra để tập đối kháng khi ko có người đối luyện cùng. Học trò nhìn lén tưởng hay, sau cũng bắt chước mà ko nhận ra cái tinh yếu của nó. Môn này bắt chước môn kia, tự nghĩ ra bài quyền riêng để tạo sự khác biệt. Giờ hay gọi là trend đó các cụ.

Lâu dần, môn phái nào cũng có bài quyền, thậm chí bài rất dài, lên đến hàng trăm tư thế, động tác => vừa mất thời gian để nhớ, vừa mất công học mà ko có tác dụng gì.

Các cụ có thể nhìn Taolu của Wushu biểu diễn. Đẹp mắt đó nhưng những đòn đó chẳng bao giờ áp dụng đc, kể cả đánh nhau với người ko biết võ. Vậy mất 10 năm tập cái đó ko bằng 1 năm tập chuyên luyện các đòn thế thực dụng rồi.

Chứ ban đầu, thủ bác của Tàu cũng chỉ có đòn thế và toàn đòn hiểm vì nó là thứ xài trên chiến trường sống chết. Đấy, mấy anh nho sĩ xen vào là hỏng hết.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top