[Funland] Vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

hóng với

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508488
Ngày cấp bằng
5/5/17
Số km
2,106
Động cơ
204,553 Mã lực
ĐỌC NHỮNG LỜI BÌNH CỦA CÁC CỤ CHÁU MỪNG QUÁ.
TƯỞNG CON NGƯỜI VIỆT MÌNH GIỜ SỐNG HỜI HỢT, NÔNG CẠN, CHỈ VẬT CHẤT.
HÓA RA VẪN CÒN NHỮN TÂM HỒN SÂU LẮNG
VODKA CÁC CỤ.
 
Chỉnh sửa cuối:

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,105
Động cơ
458,597 Mã lực
em kết câu này nhất ah, chắc nhiều cụ cũng vậy: "Sống dễ lắm ! Cứ nhìn vào mắt bọn trẻ con mà sống "
Sống dễ lắm

Là một truyện ngắn giai đoạn cuối của NHT truoc khi ông gác but không lâu

Một truyện hiếm hoi mà cái nhìn của nhà văn không màu xám

Đọc nhưngz truyện khác thấy cuộc đời u ám và đểu cáng bao nhiêu

Thì đọc Sống dễ lắm lại thấy cuộc đời đáng yêu và đáng sống biết chừng nào
 

Tinibrio

Xe đạp
Biển số
OF-766315
Ngày cấp bằng
15/3/21
Số km
17
Động cơ
41,770 Mã lực
Tuổi
33
ĐỌC NHỮ LỜI BÌNH CỦA CÁC CỤ CHÁU MỪNG QUÁ.
TƯỞNG CON NGƯỜI VIỆT MÌNH GIỜ SỐNG HỜI HỢT, NÔNG CẠN, CHỈ VẬT CHẤT.
HÓA RA VẪN CÒN NHỮN TÂM HỒN SÂU LẮNG
VODKA CÁC CỤ.
Bác xem sửa cái Tiêu đề cho đúng tên của Nhà văn được ko?
 

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
915
Động cơ
320,291 Mã lực
Bị ném đá là đúng. Riêng vấn đề này em không bênh ông được. Có thế nào phải nói thế.
Nhưng nếu cụ nhớ lại đoạn Bình (Nguyễn Huệ) vào yết kiến vua Lê trong “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” của Ngô Gia Văn Phái thì sẽ không sốc vì cách ăn nói như vậy!
 

ngoibet

Xe điện
Biển số
OF-64611
Ngày cấp bằng
21/5/10
Số km
4,154
Động cơ
467,832 Mã lực
Nơi ở
HN
Website
facebook.com
"Đặc điểm lớn nhất của xứ sở này là nhược tiểu. Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhã, vừa căm thù nó. Vua Gia Long hiểu điều ấy và đấy là nỗi cay đắng lớn nhất mà ông cùng cộng đồng phải chịu đựng. Nguyễn Du thì khác, ông không hiểu điều ấy. Nguyễn Du là con của cô gái đồng trinh kia, dòng máu chứa đầy điển tích của tên đàn ông khốn nạn đã cưỡng hiếp mẹ mình."
NHT
RiP Ông!
 

hóng với

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508488
Ngày cấp bằng
5/5/17
Số km
2,106
Động cơ
204,553 Mã lực
Bác xem sửa cái Tiêu đề cho đúng tên của Nhà văn được ko?
Sửa thế nào, cháu không biết cách.
Có nhờ min, mod rồi.
Giờ này khua rồi, mai chắc min, mod mới để ý đến.
Thank cụ.
Chả là cháu nghĩ chả ai quan tâm. Nên lập thớt hơi hấp tấp
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,105
Động cơ
458,597 Mã lực
ĐỌC NHỮ LỜI BÌNH CỦA CÁC CỤ CHÁU MỪNG QUÁ.
TƯỞNG CON NGƯỜI VIỆT MÌNH GIỜ SỐNG HỜI HỢT, NÔNG CẠN, CHỈ VẬT CHẤT.
HÓA RA VẪN CÒN NHỮN TÂM HỒN SÂU LẮNG
VODKA CÁC CỤ.
Thật may mắn cho thế hệ chúng em thôi ạ

Lớn lên với những áng văn in sâu in đậm vào tâm trí

Thay vì những dòng cụt lủn với những còm những like trên Phây của đám con trẻ

Mà chính chúng quên ngay vào hôm sau

Giả thử NHT viết văn bắt đầu từ 2017 thay vì 1987 , không hiểu ông sẽ viêt gì đây
 
Chỉnh sửa cuối:

putinobama

Xe tải
Biển số
OF-487509
Ngày cấp bằng
8/2/17
Số km
247
Động cơ
193,828 Mã lực
Bác xem sửa cái Tiêu đề cho đúng tên của Nhà văn được ko?
Có thể vì cái tên thớt viết vội mà nhiều cụ lại quan tâm ạ. Các cụ nhớ đến chi tiết truyện, cách dùng từ của nhà văn là quý rồi ah
 

hóng với

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508488
Ngày cấp bằng
5/5/17
Số km
2,106
Động cơ
204,553 Mã lực
"Đặc điểm lớn nhất của xứ sở này là nhược tiểu. Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhã, vừa căm thù nó. Vua Gia Long hiểu điều ấy và đấy là nỗi cay đắng lớn nhất mà ông cùng cộng đồng phải chịu đựng. Nguyễn Du thì khác, ông không hiểu điều ấy. Nguyễn Du là con của cô gái đồng trinh kia, dòng máu chứa đầy điển tích của tên đàn ông khốn nạn đã cưỡng hiếp mẹ mình."
NHT
RiP Ông!
Cháu thích cụ rồi đây.
Chưa bao giờ cháu thích Nguyễn Du.
Cháu không dám phản đối vì mình cô đơn quá.
 

putinobama

Xe tải
Biển số
OF-487509
Ngày cấp bằng
8/2/17
Số km
247
Động cơ
193,828 Mã lực
Đêm nay, em sẽ tưởng nhớ nhà văn bằng việc đọc chậm lại một truyện bất kỳ của ông.

 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,370
Động cơ
3,262,315 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
...
Cuối cùng, mệt lả, lão già kiệt sức phải lết về nhà. Đến con suối đầu bản, lão dừng lại nhìn về nhà mình. Nhà lão có ánh lửa, cái ánh lửa xanh lét, chắc là vợ lão vẫn thức đợi chồng. Lão nhắm nghiền đôi mắt đục và sâu hoắm lại. Ngẫm nghĩ một lát, lão lộn lại rừng. Mũi lão đã đánh hơi thấy mùi thú...Lão gặp may thật. Lão đã nhìn thấy nó. Cái con công ấy đang múa. Kìa, đôi chân con công di chuyển nhẹ nhàng về phía bên phải, cái đuôi xòe thành đường tròn lại dịch về phía bên trái, cái ánh xanh gay gắt trên túm lông dầu của nó rực rỡ làm sao! Lão già giương súng lên: “Đùng! Phát súng nổ. Lão nghe thấy tiếng rú thất thanh. Lão chạy lại con thú bị bắn ngã. Đấy là vợ lão. Mụ đi ra rừng đợi lão, tay mụ còn cầm bộ lông chim công.

Lão thợ săn nằm sấp xuống, úp mặt vào vũng máu trên lớp lá mục nồng nồng, ngái và hoi như mùi chuột.

Miệng lão hộc lên như tiếng lợn lòi. Lão nằm thế rất lâu. Mây đen sà xuống thấp, khu rừng tối sẫm, nóng hâm hấp như da người sốt. Gần sáng, lão già.. bỗng đứng phắt dậy nhanh như con sóc. Lão nảy ý định lấy xác vợ lão làm mồi để săn con thú, con thú lớn nhất đời mình. Lão nằm trong bụi cây gần cái xác thối rữa của vợ lão một sải tay, đạn lên nòng, khắc khoải chờ đợi. Nhưng Then đã trừng phạt lão. Không có con thú nào đến với lão, chỉ có cái chết đến với lão.

Ba ngày sau, người ta lôi cái xác còng queo của lão ra khỏi bụi cây. Một vết đạn xuyên qua trán lão. Lão đã bắn được con thú lớn nhất đời mình.

(Con thú lớn nhất - Những ngọn gió Hua Tát)
 

search

Xe điện
Biển số
OF-437
Ngày cấp bằng
21/6/06
Số km
2,544
Động cơ
595,359 Mã lực
Thời sv đọc tuổi 20 yêu dấu thấy rất cuốn hút. Vĩnh biệt cụ.
 

lancaster

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-437031
Ngày cấp bằng
14/7/16
Số km
1,314
Động cơ
225,840 Mã lực
Tuổi
46
Em nhớ truyện ngắn Qua sông của ông
 

Vumath

Xe hơi
Biển số
OF-719221
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
161
Động cơ
80,690 Mã lực
Tuổi
38
Hay lắm, cảm ơn các cụ
 
Biển số
OF-710603
Ngày cấp bằng
16/12/19
Số km
160
Động cơ
106,663 Mã lực
Sống dễ lắm
Nguyễn Huy Thiệp​

Trường Sư phạm tỉnh miền núi mở lớp tập huấn cho giáo viên vùng cao vào cuối tháng 7. Có 11 người và họ đều là những giáo sinh trẻ lần đầu đi dạy học. Bạn đọc ở đô thị
chắc hiểu ít về các trường học vùng cao cách đây ba, bốn mươi năm.Tôi chỉ có thể nói với bạn rằng không ở đâu buồn tẻ hơn và ít vụ lợi hơn ở đấy, còn việc hình dung và dành
tình cảm cho nó ra sao tuỳ bạn.
Cuối tháng 7, ở Tây Bắc mưa nhiều và những đợt lũ quét bất ngờ có thể gây nên những tai hoạ không thể lường trước được. Người ta cử ông giáo Chi mang những tài liệu sách
vở đến giảng cho lớp tập huấn nhưng trên đường từ tỉnh lị về trường, khi qua suối, ông giáo Chi bị nước cuốn sạch đồ đạc. Mười một giáo sinh ra đón ngài thanh tra giáo dục,
họ nửa khóc nửa cười khi thấy một ông già gày gò, mình trần thân trụi ướt như chuột lột đang ngồi rét run cầm cập.
Tất cả những nghi lễ và dự định cho lớp tập huấn giáo dục bỗng vứt đi hết vì lí do bất ngờ, những qui định ứng xử giữa ông giáo Chi và đám trẻ bỗng xoay ra hướng khác hẳn.
Ông giáo Chi được các cô con gái thân mật gọi là " bố " mặc dầu ông nửa đùa nửa thật nói rằng mình thích được coi là " bạn thân " hoặc " anh giai " hơn. Các cô con gái trổ tài
may vá và ông giáo Chi lập tức có ngay hai bộ quần áo được " cải tạo " từ đám quần áo cũ của họ. Hai cậu con trai không tỏ ý thân thiện gì với " bố ", dưới mắt họ ngài thanh
tra giáo dục " xuống cấp ", trở thành một tay dấm dớ chẳng ra gì.
Tuy nhiên, đúng ngày đúng giờ, lớp tập huấn giáo dục vẫn được bắt đầu như thường lệ, y như qui định của Bộ giáo dục tận mãi Thủ đô. Ông giáo Chi vốn xuất thân là lính, ông
coi nhiệm vụ trên hết và không có gì ngăn cản ông làm nhiệm vụ được giao.
Không có giấy bút gì, ông giáo Chi đĩnh đạc đứng lên bục giảng có các cô con gái vây quanh, hai cậu con trai bất đắc dĩ phải ngồi cùng, không phải vì nể ông giáo mà vì nể các
cô con gái.
- Dạy học là nghề sống dễ lắm ! - Ông giáo Chi bắt đầu bài giảng của mình.
- Nếu lương ít, lại không có thực phẩm thì làm sao ? Ở các vùng cao lấy đâu ra chợ ? - Các cô giáo trẻ lần đầu sống xa nhà lo lắng hỏi ông.
- Phải trồng rau chứ ! - ông giáo Chi trả lời. Nuôi lấy vài con gà... Ngày xưa, tớ (ông giáo Chi xưng " tớ " chứ không xưng " bố ")... tớ nuôi cả lợn. Chiều ba mươi Tết thịt lợn,
đánh tiết canh... thật không có gì vui như thế... vui như Tết !
- Tất cả là do tự nhiên điều chỉnh hết ! - ông giáo Chi nói - Mình cứ sống thôi ! Sống dễ lắm ! Cứ nhìn vào mắt bọn trẻ con mà sống...Cũng cần phải biết một ít kĩ năng, như
cách thiến gà... Phải biết một số cây thuốc cầm máu, biết phân biệt các thứ nấm độc...Tớ có kinh nghiệm không nên tin cái gì đẹp đẽ quá...
Ông giáo Chi đưa bọn trẻ vào rừng, ông chỉ cho họ cách tìm các cây rau ăn được, các cây thuốc, cách tìm phương hướng khi lạc rừng nhờ vào việc xác định rễ ở các gốc cây.
Buổi tối, họ ngồi tập hát, ông giáo Chi dạy họ bài hát về nghề dạy học :
" Tôi không quên những giờ lên lớp đầu tiên
Khi bước về ngôi trường xa
Trang sách trắng tinh
Với nét phấn đơn sơ vụng về
đừng hỏi vì sao tôi yêu dấu... "
- Dạy học không có gì khó cả ! Sống dễ lắm ! - Ông giáo Chi lại nói - Mình cứ hình dung mình là đứa bé, đứa bé cần gì thì dạy thứ ấy... đừng dạy nó thứ không cần...
- Sống dễ lắm ! - Ông giáo Chi lại nói - Giáo dục... nghĩa là tha bổng... Hễ có tội là tha... trẻ con không có tội gì... Sống nghĩa là sai lầm, là mắc tội... Mình phải yêu mạng sống
của chúng như yêu mạng sống của mình...
- Thế còn tình yêu ? - Những cô gái trẻ náo nức hỏi.
- Tớ không biết... - ông giáo Chi lúng túng trả lời - Nhưng có sự hi sinh... nghĩa là cay đắng...Tình yêu là mang cho nhau lời nguyện cầu tốt đẹp, những cử chỉ thân tình âu yếm,
dục vọng, lòng ham sống... tóm lại là cảm giác...
- Nói dối ! - Một trong hai cậu con trai sầm mặt lại, chửi thề rồi nói khẽ qua kẽ răng. Đấy là Dân, tay thanh niên sinh ra ở thành phố - Nó hơn thế nhiều...
- Cậu thì bao giờ cũng coi cậu đúng còn mọi người là dối trá hết ! - Ông giáo Chi buồn bã nói
- Cậu không dạy học được.Cậu chỉ đi chiếm đoạt và áp chế người...Cậu giống " sếp " của tôi.
- Để xem - Anh chàng Dân trả lời - Nhưng dạy học đâu có phải là nghề tốt nhất trên đời phải không ?
- Tớ không biết ! - Ông giáo Chi thừa nhận - Có lẽ thế thật !
- Nhưng chúng ta đang nói chuyện về tình yêu cơ mà ? - Các cô giáo trẻ vẫn không bằng lòng với cách giải thích của ông giáo Chi.
- Hỏi làm gì ? Rồi trước sau ai cũng biết hết... - Cậu con trai tên là Hiếu bẽn lẽn chen vào. Khác với Dân, anh chàng Hiếu là một thanh niên nông thôn rụt rè.
- Đúng đấy ! Trước sau gì ai cũng biết hết... Rồi sẽ được ăn đòn cả thôi ! Đừng có vội ! Đừng có sốt ruột ! - Anh chàng Dân nói xong thì cười nửa miệng.
Các cô gái trẻ đòi ông giáo Chi kể về tình yêu. Ông giáo Chi từ chối mãi không được, cuối cùng ông đành nói :
- Có lẽ tớ đã yêu rất sớm... - Ông giáo Chi đỏ mặt thú nhận - Từ khi tớ còn là học trò...Mà người tớ yêu lại là cô giáo. Cô giáo đi vào lớp, tớ ngắm nghía như muốn nuốt chửng
cô ta. Sau này tớ rất xấu hổ, rất ân hận...
Hai cậu con trai tỏ vẻ khinh bỉ đứng lên bỏ ra khỏi lớp. Ông giáo Chi ngồi im. Ông biết ông đã dại dột nói ra điều không nên nói. Ông là một nhà giáo dục thất bại. Các cô gái
an ủi ông :
- Bố lại bịa, phải không ? Sao bố lại đi bịa như thế để cho người ta coi thường bố ? Chúng con biết bố có một tình yêu cao thượng, có phải không ?
- Ừ ừ... - Ông giáo Chi trả lời - Cao thượng... riêng tư... nhưng tớ có lỗi... tớ ích kỉ... mà lại hèn...Cô ấy là người rất kiên nhẫn mà cuối cùng cũng phải chán tớ.
- Cũng tại bọn đàn bà hay đòi hỏi cơ ! - Các cô gái than thở - Người ta vẫn nói đàn bà với tiểu nhân là một...
- Không phải thế đâu... - Ông giáo Chi cười đau đớn - Đấy là Khổng Tử. Ông ấy là tay say mê chính trị, hắn không có tình yêu, hắn yêu lễ hơn cả tình yêu... mà tình yêu là thứ
vô lễ nhất. Tình yêu rốt ráo thậm chí còn là vô luân...
- Thế cũng phải dạy cho bọn trẻ con những điều như thế phải không ? - Các cô gái lại hỏi.
- Phải dạy chứ ! - Ông giáo Chi nói - Nhưng tốt nhất cứ để tự nhiên điều chỉnh là hơn... Sống dễ lắm ! Cứ nhìn vào mắt bọn trẻ con mà sống.Có điều phải trung thành với công
việc... Đừng có như hai thằng trời đánh kia ! Tớ thề rằng chúng nó sẽ phản bội nghề dạy học. Cô nào yêu chúng rồi sẽ đau khổ... Chúng nó thì có dạy ai ?Bọn đàn ông, tớ biết
rất rõ... Một phần cũng bởi tại giới nữ các cô kích động nữa cơ, chúng nó là bọn láo khoét, không có phúc đức gì đâu... " Phúc đức tại mẫu ", đã hiểu chưa ? Không hiểu thì rồi
sẽ hiểu.
Trong lớp học có Mạ là cô gái mà ông giáo Chi yêu mến nhất. Cô gái nhà nghèo, bỏ quê lên vùng cao dạy học, lúc nào cũng nhường nhịn mọi người, lúc nào cũng tranh làm
những việc nặng. Mạ ít tuổi nhất lớp nhưng cô lại có vẻ đàn chị nhất lớp. Sớm mồ côi, phải nuôi hai em nhỏ nên Mạ sớm tháo vát hơn người.
- Con ạ... Sao mày cứ đi làm tranh việc của người khác như thế ? - Ông giáo Chi hỏi cô.
- Con không biết... tại số con nó thế...
- Thôi cũng được... - Ông giáo Chi ngậm ngùi thở dài - Nhưng cũng phải thương lấy thân mình.Thương người là rồi rước hoạ vào thân...
Cứ như thế, từng ngày một, trong nửa tháng trời ông giáo Chi truyền cho đám giáo sinh trẻ những kinh nghiệm, những nguyên tắc sơ khai về giáo dục theo cách của ông. Ông
đã từng sống một mình trong gian khó, phải đấu tranh với cái đói, sự hiểm nguy. Ông là giáo viên tiểu học, một viên chức thấp nhất trong ngành giáo dục, ông rất dễ bị tổn
thương, rất dễ bị người khác sỉ nhục hoặc coi thường, ông nói ra những kinh nghiệm của ông để bảo vệ thân phận, bảo vệ miếng ăn cũng như nhân cách của ông. Đơn giản mà
kiên quyết, không có chút gì khoa trương và khoan nhượng hết.
- Không nên tin ai ! Sống dễ lắm ! Trong gian khó mà tin người là chết ! Tất cả mọi người có khả năng phản bội, kể cả phản bội những đức tính cao quí nhất, vì thế mới có cái
chết chứ... Chỉ có một sự bất tử duy nhất là huyền thoại... trong huyền thoại thì tình yêu là thứ huyền thoại vĩ đại và cay đắng nhất...
Khi lớp học tan thì mọi người đã thân thiết với nhau lắm, thậm chí anh chàng Dân còn khoe rằng đã hôn được tất cả các cô gái ở trong lớp học. Họ ghi vào sổ tay của nhau
những lời chúc tụng tốt đẹp, những bài thơ... Các cô con gái chép cho nhau cả những bài hát để khi về trường dạy lũ trẻ con... Rồi khóc lóc... Rồi chia tay... Rồi tiễn nhau ra bờ
suối. những cánh chim bay đi. Vùng cao xa mờ trong mây núi. Các thày cô giáo trẻ tuổi bịn rịn lên đường, vừa háo hức, vừa sợ hãi, cả vui với buồn lẫn lộn. Ông giáo Chi lội
suối trở lại tỉnh lị báo cáo với trên về việc mở lớp " tập huấn " của mình.
- Không có tài liệu ! Không có sách vở ! Không có chương trình ! Mình trần thân trụi ! Thế ông làm những trò gì cho những giáo sinh ở vùng cao ấy ? - Người ta hỏi ông.
- Tôi nhen lửa... nghĩa là thổi vào lòng họ vài ngọn gió... Tôi bảo họ sống dễ lắm ! Chỉ có thế thôi !
Người ta cười phá lên :
- Ngọn gió ! Thật là đồ ngu ! Đồ dối trá ! Sống dễ lắm ! Ông đã làm hỏng toàn bộ phương pháp. Rồi ông sẽ biết thế nào là sống dễ lắm !
Ông giáo Chi bị cách chức, bị chuyển đi làm việc khác. Người ta bảo ông :
- Mắt xích giáo dục, ông già ạ, trong chuỗi mắt xích giáo dục thì ông đã làm cho mắt xích vùng cao mất toi, chẳng ra cái gì...
Ông giáo Chi ngậm ngùi xếp đồ đạc vào chiếc ba lô bạc màu ngày trước của ông. Người lính già cảm thấy lòng mình tan nát. Ông đành thôi việc về quê. Sống dễ lắm chẳng
phải là một câu nói đùa cửa miệng cho vui sao ? Vùng cao xa xôi trong ông chỉ còn mơ hồ là những đám mây trắng trong dãy núi xa xôi, tiếng cười vô tư lự của đám giáo sinh
trẻ tuổi, hình ảnh cô bé Mạ năm nào, cái cô giáo cấp một chịu thương chịu khó có thân hình gầy gò bé nhỏ trông chẳng khác gì một đứa trẻ chăn trâu ở trong xóm núi...
Ba mươi năm sau, ông giáo Chi khi ấy đã thành một ông lão quá tuổi " thất thập cổ lai hi " chỉ loanh quanh nơi vườn nhà. Một hôm ông có khách, khách là hai mẹ con nhà kia từ
nơi xa xôi đến chơi. Chưa bao giờ ông vui như thế : cô giáo Mạ ngày nào đưa con gái về thành phố đi thi đại học ghé lại thăm thày giáo cũ.
Ông giáo Chi cười không thành tiếng :
- Thế nào ? Vẫn còn nhớ ta ư con ? Sống dễ hay khó hả con ?
Cô giáo Mạ vừa lôi trong túi xách ra những gói quà đặt lên mặt bàn vừa cười :
- Kể cũng thất điên bát đảo nhưng xét cho cùng thì sống dễ lắm ! Bố có nhớ không ? Lớp học ngày ấy có 11 người... chết mất một nửa rồi... Ông Dân bây giờ lên chức to lắm
nhưng không còn làm trong ngành giáo dục. Ông Hiếu nghiện nặng, nghiện thuốc phiện, bị đuổi khỏi ngành vì đi sàm sỡ với cả học trò...
- Tớ biết ngay mà ! - Ông giáo Chi than thở - Thằng Dân tham vọng quá, nghề dạy học là nghề quá bé nhỏ với nó. Những tên lưu manh bao giờ cũng phải khua khoắng ở nơi
đất rộng có người chen chúc. Thằng Hiếu thì tình cảm quá, không thắng được những bản năng...Chà ! Lũ đàn ông ! Thày bậy thày bạ ! Phúc đức gì lũ chúng mày !
Ông giáo Chi khổ sở, bận rộn với những ý nghĩ trong đầu y như trước mặt ông đang có 11 đứa con giống như ở trên lớp học vùng cao ngày nào.Ông mỉm cười với người học
trò mà ông yêu mến nhất, đứa con gái trung thành của ông :
- Hãy kể chuyện đi, con gái... Sống dễ là như thế nào ?
- Cũng đói... Cũng rét... Cũng khổ đủ đường nhưng rồi cứ nhìn vào mắt bọn trẻ con mà sống...
- Thế những đứa khác thế nào ?
- Cũng thế...Bố còn nhớ con bé Thảo không ?
- Cái con bé trắng trẻo, vẫn hay nói lắp chứ gì ?
- Đúng rồi ! Nó yêu ông Dân...Tình yêu đơn phương... Nó bỏ vào rừng, nó cứ đi mãi, nó sa vào tổ ong đất rồi chết. Chỗ ấy mặt đất rất sạch, lại rất phẳng phiu, bên trên không
có một ngọn cỏ nào... Cái hố toàn ong là ong sâu hơn bốn mét...
- Khổ ! đã bảo không được tin vào cái gì sạch sẽ cơ mà ! - Ông giáo Chi rên rỉ, nước mắt ròng ròng - Cái con bé xinh thế ! Thật tội nghiệp ! Thế bây giờ mộ nó ở đâu ?
- Vẫn ở trên ấy, bố ạ... Bố còn nhớ dãy núi Đầu Hổ không ? Nó nằm ở đấy 30 năm rồi...
- Thế những đứa khác thế nào ?
Cô giáo Mạ ngồi im một lát như muốn nhớ lại từng người bạn cũ ngày xưa, cô nói :
- Được cái không ai bỏ nghề dạy học... Nhưng hễ đứa nào dính đến yêu đương là chết... Khổ thế đấy ! Đứa nào an phận thủ thường thì cũng vung vinh hơn người...
- Ta đã bảo mà ! - Ông giáo Chi gật đầu - Cứ để cho tự nhiên điều chỉnh là hơn ! Cứ mơ mộng hão huyền là chết... Đừng có lãng mạn viển vông gì cả... Thế còn con ? Con gái
của con năm nay thi vào đại học ? Thế bố nó đâu ? Bố nó làm gì ?
Cô giáo Mạ đưa mắt nhìn cô con gái.Cô con gái biết ý bẽn lẽn đi ra ngoài sân.
- Bố nó ngày xưa cũng là thanh tra giáo dục - Cô giáo Mạ thì thào - Anh ấy đi về trường con có mỗi một lần... cũng y như bố, buồn cười, mình trần thân trụi...
Ông giáo Chi cảm thấy nghẹt thở, nước mắt chảy ra ràn rụa. Ông cười không thành tiếng :
- Ừ... Vậy nó là thanh tra giáo dục...Thế nó nói gì ?
- Không nói gì cả...
- Thằng ông mãnh ! Thế là nó khôn...
- Được cái thật thà...Mà khoẻ lắm ! Cứ như lực điền...
- Đúng rồi...Tất cả là ở cảm giác...
- Hồi ấy mùa thu...Hoa cúc nở vàng như mê như man trong thung lũng. Mật ong thì nhiều vô kể... Lũ học trò mang đến cho con bao nhiêu là hoa với mật ong...
- Ừ ừ... ta hiểu... Thế cũng xơi chứ ?
- Vâng... Ăn tham không tưởng tượng được. Toàn mật ong rừng thuộc loại ác chiến...
- Có phải nó đặc sánh mà lại vàng như ánh nắng ở dưới mặt trời phải không ?
- Vâng... vàng như hổ phách... Mà trong suốt.
Cô giáo Mạ ngồi lặng im một lát không nói năng gì. Mãi lúc sau ông giáo Chi mới húng hắng ho. Ông nói nho nhỏ :
- Ở vùng cao ấy, con ạ, không khí rất sạch, rất tốt cho trẻ con đấy !
Cô giáo Mạ như bừng chợt tỉnh, mỉm cười :
- Vâng... được cái không khí thì sạch lắm. Hồi đẻ con bé, con tự làm lấy hết... tự cắt rốn cho nó, tự may vá lấy...
- Thế lúc ấy không có ai à ?
- Không có ai... May mà cũng không nhiễm trùng... Hôm ấy trời mưa rất to...
Ông giáo Chi đỡ lấy chén nước mà cô giáo Mạ vừa rót cho ông, ông nói :
- Con bé của con xinh lắm ? Thế nó ngoan chứ ? Có hiếu chứ ?
- Vâng... Được cái cháu nó cũng ngoan, cũng biết thương mẹ. Con nghĩ thi được đại học thì thi, không được thì thôi...
- Ừ... phải nói với nó là sống dễ lắm... đừng làm nó sợ...
- Con hiểu... - Cô giáo Mạ tần ngần nhìn ông giáo Chi, tự dưng nước mắt ứa ra - Bố già rồi... Thế bố có còn nhớ gì về những nơi ở ngày xưa của bố hay không ?
Ông giáo Chi gật đầu, ông nói rất khẽ cứ như là ông tự nói để cho mình nghe :
- Có... nhớ chứ ! Toàn núi là núi nhỉ ? Mà toàn núi xanh mây trắng...
Một lúc sau, hai mẹ con cô giáo Mạ từ biệt ông giáo Chi để trở về nhà, trở về trường học cũ của họ. Giống như ngày xưa : lại nước mắt, những lời li biệt...
Ông giáo Chi tiễn người học trò rồi mà cứ thẫn thờ tần ngần đến suốt mấy tiếng đồng hồ. Hôm sau, hôm sau nữa ông cứ lơ lửng như người mất hồn. Nhiều lúc, ông giáo Chi
bỗng thấy người mình tựa như nhẹ bỗng, nhẹ đến nỗi tưởng như có thể bay lên được kia ! Chao ôi ! Ước gì ông có thể bay lên trời được ! Như những ngọn gió ! Nếu bay lên
được thì ông sẽ bay đến những dãy núi xanh xa xôi tít tắp kia, nơi ấy lẩn khuất trong mây trắng và sương mù, nơi ấy không khí rất sạch và khoáng đạt, nơi mà hoa cúc dại nở
vàng rực rỡ như mê như man đầy trong những thung lũng hoang vắng không có một bóng người nào.
Phải ! Điều cốt nhất là phải không có một bóng người nào ! Như thế thì sống dễ lắm ! Nhất định rồi ông sẽ về đấy mà ! Ông sẽ về đấy... Ông nghĩ như thế ? Cho ngày
mai...Mai...
Hà Nội, tháng 12.1999
Nguyễn Huy Thiệp​
 

Messi33

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-767444
Ngày cấp bằng
18/3/21
Số km
357
Động cơ
45,261 Mã lực
Tuổi
37
"Đặc điểm lớn nhất của xứ sở này là nhược tiểu. Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhã, vừa căm thù nó. Vua Gia Long hiểu điều ấy và đấy là nỗi cay đắng lớn nhất mà ông cùng cộng đồng phải chịu đựng. Nguyễn Du thì khác, ông không hiểu điều ấy. Nguyễn Du là con của cô gái đồng trinh kia, dòng máu chứa đầy điển tích của tên đàn ông khốn nạn đã cưỡng hiếp mẹ mình."
NHT
RiP Ông!
Giọng văn NHT là điển hình của tinh cách người Việt, đời sau phải nói xấu, bôi bác tượng đài cũ để hòng nâng mình lên. Ko ăn thua đâu. Thói hám danh và tự tôn là đặc tính của người văn nghệ sỹ, ai cũng thế, nhưng ở NHT được đẩy cao hơn bằng việc ông liên tục công kích hoặc phủ nhận tiền nhân hay những cả những nhà thơ văn cùng thời với mình.

NHT cháu chả đọc bao giờ, trước cấp 3 cũng loáng thoáng được nghe giảng về ông này, nhưng đọng lại lời thày chỉ là chút miêu tả về một anh giáo viên ở vùng rừng thiêng nước độc Sơn La ji đó, bất đác chí, nghiện ngập thuốc phiện, có giọng văn sâu cay, hay chửi đời chửi XH qua văn vì ông ấy bị bất lực yếu sinh lý sớm, theo phân tâm học Freud thì ô NHT là 1 người đàn ông mang bệnh tình dục, 1 dạng ức chế tình dục..Khả năng của NHT cũng chỉ vừa phải, sức tư duy cũng chỉ vừa vừa ở mức độ truyện ngắn viết từ chút kinh nghiệm sống cóp nhặt, vụn vặt ở vùng cao, ko ở tầm nhà văn lớn với tầm tư duy, sức tưởng tượng lớn để viết nên những tiểu thuyết dài, cấu trúc phức tạp có nhiều tuyến nhân vật, sự kiện, lớp lang.

Dù sao ô NHT cũng mất rồi, RIP ông.
 

lodudu

Xe điện
Biển số
OF-759865
Ngày cấp bằng
13/2/21
Số km
2,368
Động cơ
188,346 Mã lực
Xin chia buồn với gia quyến nhà văn
 

putinobama

Xe tải
Biển số
OF-487509
Ngày cấp bằng
8/2/17
Số km
247
Động cơ
193,828 Mã lực
Giọng văn NHT là điển hình của tinh cách người Việt, đời sau phải nói xấu, bôi bác tượng đài cũ để hòng nâng mình lên. Ko ăn thua đâu. Thói hám danh và tự tôn là đặc tính của người văn nghệ sỹ, ai cũng thế, nhưng ở NHT được đẩy cao hơn bằng việc ông liên tục công kích hoặc phủ nhận tiền nhân hay những cả những nhà thơ văn cùng thời với mình.

NHT cháu chả đọc bao giờ, trước cấp 3 cũng loáng thoáng được nghe giảng về ông này, nhưng đọng lại lời thày chỉ là chút miêu tả về một anh giáo viên ở vùng rừng thiêng nước độc Sơn La ji đó, bất đác chí, nghiện ngập thuốc phiện, có giọng văn sâu cay, hay chửi đời chửi XH qua văn vì ông ấy bị bất lực yếu sinh lý sớm, theo phân tâm học Freud thì ô NHT là 1 người đàn ông mang bệnh tình dục, 1 dạng ức chế tình dục..Khả năng của NHT cũng chỉ vừa phải, sức tư duy cũng chỉ vừa vừa ở mức độ truyện ngắn viết từ chút kinh nghiệm sống cóp nhặt, vụn vặt ở vùng cao, ko ở tầm nhà văn lớn với tầm tư duy, sức tưởng tượng lớn để viết nên những tiểu thuyết dài, cấu trúc phức tạp có nhiều tuyến nhân vật, sự kiện, lớp lang.

Dù sao ô NHT cũng mất rồi, RIP ông.
"Người yêu người sống để yêu nhau
...
Thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà bay!"

Thơ TH
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top