Đại tướng với Trường Sa năm 1988 - http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131011/dai-tuong-voi-truong-sa-nam-1988.aspx
…Chuyện chưa kể năm 1988
Điều mà có lẽ ít người biết được là sau khi xảy ra sự kiện 14.3.1988, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã có những ý kiến chỉ đạo chiến lược hết sức sáng suốt, quan trọng giúp cho việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Trong sự kiện ấy, Trung Quốc đã nổ súng xâm lược chiếm đóng khu vực bãi đá Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) khiến 64 cán bộ, chiến sĩ hải quân của Việt Nam hy sinh.
Lực lượng của ta lúc đó rất mỏng và chấp hành không nổ súng trước để không mắc mưu khiêu khích của đối phương.
Thời điểm đó mặc dù Đại tướng không còn giữ vị trí Tổng tư lệnh nhưng tình cảm của Đại tướng với toàn quân không gì đo đếm được.
Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương lúc đó một mặt báo cáo cơ quan cấp trên nhưng đồng thời, với sự tôn trọng cũng như tình cảm gắn bó đã điện xin ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng đã gợi ý một mặt nên tổ chức nghi binh hút lực lượng đối phương quanh khu vực đá Gạc Ma, một mặt huy động tất cả lực lượng ở các vùng Hải quân tức tốc ra chiếm giữ các đảo nổi, đảo chìm thuộc chủ quyền Việt Nam chưa có quân đồn trú.
Từ gợi ý ấy của Đại tướng, được sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quân ủy T.Ư, cùng với nỗ lực quyết tâm rất lớn của Tư lệnh Giáp Văn Cương cũng như Quân chủng Hải quân, ta đã một mặt nghi binh để đối phương cho rằng ta chuẩn bị đánh chiếm lại Gạc Ma, mặt khác thực hiện theo ý kiến của Đại tướng. Việc chúng ta bảo vệ thành công các đảo, đá sau sự kiện 14.3.1988 thực sự có thể coi là một kỳ công chiến lược của Hải quân Việt Nam.
Đại tá, TS Vũ Tang Bồng, cho biết sau này có điều kiện được tiếp xúc và làm việc với Đại tướng, ông đã nhận thấy Đại tướng hết sức quan tâm đến việc bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Đại tá, TS Vũ Tang Bồng nhớ lại, vào năm 1995 trong một dịp chuyện trò, Đại tướng đã nói: “Theo mình, Bộ Chính trị nên sớm có một nghị quyết chuyên đề về xây dựng Hải quân”. Những ý kiến của Đại tướng về vấn đề biển đảo sau này cũng đã đưa đến các cấp có thẩm quyền. Đến 2007, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành T.Ư **** (khoá X) đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”.
…Chuyện chưa kể năm 1988
Điều mà có lẽ ít người biết được là sau khi xảy ra sự kiện 14.3.1988, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã có những ý kiến chỉ đạo chiến lược hết sức sáng suốt, quan trọng giúp cho việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Trong sự kiện ấy, Trung Quốc đã nổ súng xâm lược chiếm đóng khu vực bãi đá Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) khiến 64 cán bộ, chiến sĩ hải quân của Việt Nam hy sinh.
Lực lượng của ta lúc đó rất mỏng và chấp hành không nổ súng trước để không mắc mưu khiêu khích của đối phương.
Thời điểm đó mặc dù Đại tướng không còn giữ vị trí Tổng tư lệnh nhưng tình cảm của Đại tướng với toàn quân không gì đo đếm được.
Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương lúc đó một mặt báo cáo cơ quan cấp trên nhưng đồng thời, với sự tôn trọng cũng như tình cảm gắn bó đã điện xin ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng đã gợi ý một mặt nên tổ chức nghi binh hút lực lượng đối phương quanh khu vực đá Gạc Ma, một mặt huy động tất cả lực lượng ở các vùng Hải quân tức tốc ra chiếm giữ các đảo nổi, đảo chìm thuộc chủ quyền Việt Nam chưa có quân đồn trú.
Từ gợi ý ấy của Đại tướng, được sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quân ủy T.Ư, cùng với nỗ lực quyết tâm rất lớn của Tư lệnh Giáp Văn Cương cũng như Quân chủng Hải quân, ta đã một mặt nghi binh để đối phương cho rằng ta chuẩn bị đánh chiếm lại Gạc Ma, mặt khác thực hiện theo ý kiến của Đại tướng. Việc chúng ta bảo vệ thành công các đảo, đá sau sự kiện 14.3.1988 thực sự có thể coi là một kỳ công chiến lược của Hải quân Việt Nam.
Đại tá, TS Vũ Tang Bồng, cho biết sau này có điều kiện được tiếp xúc và làm việc với Đại tướng, ông đã nhận thấy Đại tướng hết sức quan tâm đến việc bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Đại tá, TS Vũ Tang Bồng nhớ lại, vào năm 1995 trong một dịp chuyện trò, Đại tướng đã nói: “Theo mình, Bộ Chính trị nên sớm có một nghị quyết chuyên đề về xây dựng Hải quân”. Những ý kiến của Đại tướng về vấn đề biển đảo sau này cũng đã đưa đến các cấp có thẩm quyền. Đến 2007, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành T.Ư **** (khoá X) đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”.